SKKN Một số biện pháp tham mưu đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Thành Vân đạt chuẩn quốc gia mức độ I

SKKN Một số biện pháp tham mưu đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Thành Vân đạt chuẩn quốc gia mức độ I

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”[4]. Thấm nhuần lời dạy đó của Bác Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục, điều đó đã được thể hiện qua việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Năm học 2016 - 2017 là năm thứ tư Ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQTƯ, ngày 4 tháng 11 năm 2013. Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”[1]. Muốn có nguồn lực con người tốt thì phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì vậy giáo dục không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo ra vật chất mà hiện nay kinh tế tri thức đang chiếm ưu thế và chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh.

 Đồng thời cũng là cơ sở để hình thành nền văn hóa dân tộc, làm nền tảng vững chắc cho việc hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bởi “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Giúp trẻ hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào phổ thông một cách vững chắc” [2] và Bác Hồ đã từng nói “ Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho cho một nền giáo dục tốt”[4]. Như vậy Giáo dục nói chung, Giáo dục mầm non nói riêng có tác dụng to lớn đối với đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội.

 

doc 21 trang thuychi01 6952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tham mưu đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Thành Vân đạt chuẩn quốc gia mức độ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THAM MƯU ĐẦU TƯ CƠ SỞ 
VẬT CHẤT XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON THÀNH VÂN 
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA MỨC ĐỘ I
 Người thực hiện: Bùi Thị Tốt
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thành Vân
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
 Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3
2.2.1. Thuận lợi
4
2.2.2. Khó khăn
4
2.2.3. Kết quả thực trạng
5
2.3. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
5
2.3.1. Nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương và nhà trường.
6
2.3.2. Thực hiện tốt công tác tham mưu.
7
2.3.3. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
10
2.3.4. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giáo viên.
12
2.3.5. Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
13
2.3.6. Tổ chức xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn.
14
2.4. Hiệu quả áp dụng sau khi thực hiện các biện pháp
16
3. Kết luận kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài 
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”[4]. Thấm nhuần lời dạy đó của Bác Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác giáo dục, điều đó đã được thể hiện qua việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Năm học 2016 - 2017 là năm thứ tư Ngành Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQTƯ, ngày 4 tháng 11 năm 2013. Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”[1]. Muốn có nguồn lực con người tốt thì phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Vì vậy giáo dục không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo ra vật chất mà hiện nay kinh tế tri thức đang chiếm ưu thế và chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh.
 Đồng thời cũng là cơ sở để hình thành nền văn hóa dân tộc, làm nền tảng vững chắc cho việc hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bởi “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm của trẻ. Giúp trẻ hình thành cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào phổ thông một cách vững chắc” [2] và Bác Hồ đã từng nói “ Giáo dục mẫu giáo tốt sẽ mở đầu cho cho một nền giáo dục tốt”[4]. Như vậy Giáo dục nói chung, Giáo dục mầm non nói riêng có tác dụng to lớn đối với đời sống vật chất cũng như tinh thần của xã hội.
Song để đạt được chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu chung của Giáo dục mầm non hiện nay, đặc biệt là các trường mầm non đang thực hiện chương trình Giáo dục mầm non thì đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ phải đầy đủ, mang tính thẫm mỹ, tính giáo dục cao và đặc biệt phải an toàn đối với trẻ.
Mà như chúng ta đã biết: Cơ sở vật chất của trường mầm non là toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nó bao gồm các phòng học, phòng chức năng, các đồ dùng, đồ chơi, môi trường giáo dục, môi trường thiên nhiên xung quanh trường lớp Đây có thể nói là yếu tố quyết định cơ bản và phát triển sự nghiệp giáo dục của các trường mầm non. 
Đối với trường mầm non Thành Vân 2009 được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, các cấp, các ngành nhà trường được cấp 3600 m2 đất tại trung tâm khu dân cư Thôn Phố Cát, nhà nước đầu tư xây dựng 6 phòng học kiên cố và khu bếp ăn đủ để tổ chức 6 lớp học bán trú. Nhà trường đang còn điểm lẻ cách khu trung tâm 1,2 km. Từ điểm lẻ đến các thôn 4 km, trời mưa đường trơn trượt khó khăn cho phụ huynh đưa trẻ đến trường. Khu lẻ có 2 phòng học cấp 4 không đủ diện tích và đã xuống cấp. Các phòng chức năng, phòng hiệu bộ chưa có, cơ sở vật chất sân vườn còn thiếu, không đảm bảo so với quy định. trang thiết bị bên trong còn thiếu và không đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện nay.
Đứng trước thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường nói trên là một Hiệu trưởng nhà trường tôi rất băn khoăn trăn trở: Làm thế nào để các cấp lãnh đạo hiểu, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị cho nhà trường để các nhóm, lớp các cháu có được nơi sinh hoạt, học tập đảm bảo theo quy định, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động, để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Chính vì lý do đó mà tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp tham mưu đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường Mầm non Thành Vân đạt chuẩn Quốc gia mức độ I” 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Là tìm ra các biện pháp nâng cao cơ sở vật chất để xây dựng trường mầm non Thành Vân đạt chuẩn quốc gia mức độ I
Đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất nhà trường theo thông tư số 02/2014-TT-BGD&ĐT, ngày 08 tháng 02 năm 2014 như: Hệ thống sân, vườn, tường rào, cổng, phòng học, phòng chức năng, nhà hiệu bộ và các công trình phụ trợ khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non Thành Vân đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Để nhà trường làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi tại địa phương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. 
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Phương pháp thực hành, trắc nghiệm.
Phương pháp thống kê sử lý số liệu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận:
Cùng với các nước tiên tiến trên thế giới, Việt Nam chúng ta đang trên con đường đổi mới, con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Đây cũng chính là mong muốn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta, sinh thời hằng mong muốn, Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[4]. Tết Canh Tý năm 1960, Bác lại khuyên dạy chúng ta: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đó là thông điệp vĩnh hằng trong đời sống xã hội của đất nước ta đến nay vẫn giữ nguyên giá trị sâu sắc về sự nghiệp “Trồng người”. 
Như phần mở đầu của đề tài đã trình bày cơ sở vật chất trường mầm non là yếu quan trọng góp phần quyết định việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo mục tiêu của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định. Vì vậy để đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu thì đòi hỏi cơ sở vật chất, các phương tiện thiết bị dạy và học, tổ chức bán trú cho trẻ tại trường phải đảm bảo và đầy đủ, môi trường trong và ngoài lớp học phải xanh, sạch, đẹp, an toàn, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi mầm non.
Theo thông tư 02/2014-TT-BGD&ĐT, ngày 08 tháng 02 năm 2014 ban hành kèm theo Quy chế xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn Quốc gia Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra 5 tiêu chuẩn mà các nhà trường phải phấn đấu đạt tới, đây là nội dung rất cơ bản có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ với nhau, hỗ chợ nhau để xây dựng nhà trường phấn đấu đạt được.
Qua tìm hiểu đã có rất nhiều trường mầm non trong huyện, trong tỉnh xây dựng thành công trường Chuẩn Quốc gia. Thực tế cho ta thấy rằng khi đã xây dựng thành công cả 5 tiêu chuẩn thì phong trào giáo dục toàn diện của các nhà trường đều phát triển nhanh. Tỷ lệ học sinh ra lớp của trường đạt chuẩn cao hơn hẳn so với các trường chưa đạt chuẩn bởi vỉ cơ sở vật chất phòng học và các trang thiết bị đáp ứng nhu cẩu huy động trẻ ra lớp. 
Đặc biệt trẻ lứa tuổi nhà trẻ, bên cạnh đó chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ nâng lên rõ rệt như: Chất lượng học sinh khá, giỏi nhất là chất lượng mũi nhọn. Học sinh giỏi cấp tỉnh hầu hết tập trung ở những trường đạt chuẩn. Khi đã xây dựng thành công trường đạt chuẩn Quốc gia thì uy tín của nhà trường được nâng cao, phụ huynh, nhân dân tin tưởng tín nhiệm nhà trường. 
Như vậy có thể khẳng định việc xây dựng trường Chuẩn Quốc gia là hoàn toàn có thể làm được.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trong thời gian nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tham mưu đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường Mầm non Thành Vân đạt chuẩn Quốc gia múc độ I” tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
2.2.1. Thuận lợi 
Năm học 2015-2016 Trường mầm non Thành Vân được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND, Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thành; Đảng uỷ, HĐND, UBND Xã Thành Vân, trường đã có khu đất rộng bằng phẳng, khuôn viên thoáng mát tại trung tâm khu dân cư Thôn Phố cát, diện tích 3600 m2. Công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường được phát triển sâu rộng. 
Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến trẻ và ủng hộ các hoạt động của nhà trường. Đã phối hợp và tạo mọi điều kiện để nhà trường ngày càng phát triển. 
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đã đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo, (trong đó 63,33% trên chuẩn) năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, đoàn kết một lòng cùng nhau xây dựng nhà trường. Hiện nay nhà trường đang có 3 đồng chí tham gia học đại học tại chức.
Hàng năm nhà trường đều đạt chỉ tiêu về huy động trẻ ra lớp, trẻ đến trường được phân chia độ tuổi theo quy đinh. Hiện tại nhà trường có 19 nhóm, lớp trong đó nhà trẻ 5 nhóm: 73 cháu; mẫu giáo 14 lớp: 392 cháu được học 2 buổi/ngày theo chương trình Giáo dục mầm non. 
Chất lượng chăm sóc giáo dục hàng năm luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục đại trà hàng năm trên 97% đạt yêu cầu. Chất lượng mũi nhọn luôn duy trì 6-16 học sinh giỏi cấp huyện. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm đều dưới 6%.
2.2.2. Khó khăn 
Trình độ của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên tuổi đã cao nên việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giáo dục trẻ còn chậm và kết quả chưa cao. Số giáo viên trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn lúng túng. Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ.
Trong những năm qua mặc dù đã được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất song so với nhu cầu thực tế cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đầu năm học 2015 - 2016 trường vẫn còn điểm lẻ đặt tại Trạm Quản lý bảo vệ rừng Thành Vân gồm 01 nhóm trẻ và 1 lớp mẫu giáo. Khoảng cách đến khu chính 1,2km. Từ điểm trường đến các thôn 4 km, trời mưa đường lầy lội khó khăn cho phụ huynh đưa trẻ đến trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Khu lẻ có 2 phòng học cấp 4 đã xuống cấp. Các phòng chức năng, phòng hiệu bộ chưa có, khuôn viên cảnh quan, sân chơi chưa được quy hoạch, đồ chơi ngoài trời chưa có. 
Trang thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu cụ thể: 
Bàn ghế, sạp ngủ một số đồ dùng khác đã xuống cấp hư hỏng hiện tại nhà 
trường còn thiếu so với yêu cầu đạt chuẩn là: 100 cái bàn; 200 cái ghế, 38 cái sạp ngủ, Tủ đựng đồ dùng 21 cái, Bảng từ 5 cái
2.2.3. Kết quả thực trạng
Từ thực trạng nêu trên đối chiếu với 5 tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia tôi đã có số liệu cụ thể sau khi khảo sát thực trạng năm học 2015-2016 dưới đây :
TT
Các tiêu chuẩn
 Kết quả thực trạng
Ghi chú
1
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý
Đã đạt
2
Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên, nhân viên
Đã đạt
3
Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Đã đạt
4
Tiêu chuẩn 4: Qui mô trường lớp, CSVC
Chưa đạt: Thiếu 6 phòng học, phòng chức năng văn phòng, nhà hiệu bộ, nhà bảo vệ
Hệ thống sân, vườn, cảnh quan trường lớp chưa đạt.
Trang thiết bị 
Còn thiếu: Đồ chơi ngoài trời, Bàn: 100 cái, Ghế 200 cái; Sạp nằm 38 cái ; Tủ đựng đồ dùng: 21 cái; Bảng từ: 5 cái 
5
Tiêu chuẩn 5: Thực hiện xã hội hoá giáo dục
Đã đạt
Đứng trước thực trạng trên với tinh thần trách nhiệm của một Hiệu trưởng tôi luôn suy nghĩ, trăn trở phải làm thế nào để tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất mua sắm thêm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để nhà trường đạt các tiêu chuẩn về xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
2.3. Các biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề
Để nâng cao hiệu quả công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường Mầm non Thành Vân đạt chuẩn Quốc gia mức độ I đạt kết quả cao tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
2.3.1. Nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương và nhà trường.
Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trước hết tôi phải nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương và nhà trường. Để có được thông tin về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương tôi đã sắp xếp công việc khoa học, hợp lý để tham gia đầy đủ các hội nghị của các ban ngành đoàn thể trong xã tổ chức. Trong hội nghị tôi chủ động nghiên cứu các báo cáo, lắng nghe ý kiến thảo luận tại hội nghị để nắm bắt thông tin. Qua đó tôi nắm được xã nhà đang tập trung hoàn thiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới. Đây là cơ hội, là thuận lợi để nhà trường bám sát các chỉ tiêu và xây dựng kế hoạch tham mưu. Bên cạnh đó bản thân tôi cùng với nhà trường tích cực tham gia các phong trào hoạt động văn hóa, giao lưu văn nghệ với các thôn xóm và các đoàn thể tổ chức. Trong các cuộc giao lưu tôi đã tạo cơ hội để trò chuyện với phụ huynh, nhân dân ở các thôn xóm để tìm hiểu đời sống của nhân dân, lắng nghe ý kiến, nắm bắt thông tin, tâm tư nguyện vọng của phụ huynh.
 Được biết nhu cầu của nhân dân gửi trẻ đi học tại trường mầm non ngày càng tăng. Hầu hết phụ huynh đều mong muốn có một ngôi trường khang trang, sạch đẹp, có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi để trẻ được học tập, sinh hoạt trong môi trường sư phạm lành mạnh. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và trực tiếp tham gia các hoạt động phong trào tôi đã có những hiểu biết nhất định về tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của phụ huynh, của địa phương.
Trong những năm qua lãnh đạo địa phương đã đầu tư xây dựng kiên cố hoá cho cả 3 trường học. Trường Tiểu học đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Trường THCS cũng đang có kế hoạch xây dựng thêm phòng học kiên cố và nhà hiệu bộ và các công trình phụ trợ khác. 
Nắm bắt được các thông tin trên tuy địa phương còn gặp nhiều khó khăn nhưng mục tiêu và nghị quyết của Đảng uỷ và HĐND bằng mọi nguồn lực từng bước tập trung xây dựng hoàn thành các tiêu chí đạt Chuẩn nông thôn mới, tập trung đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục và bản thân tôi đã tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia là đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của phụ huynh và nhân dân trong xã. 
Đối với tình hình của nhà trường căn cứ vào Thông tư Số: 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư Ban hành Quy chế công nhận trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia gồm 5 tiêu chuẩn:
- “Tiêu chuẩn 1: Tổ chức cán bộ.
- Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giáo viên và nhân viên.
- Tiêu chuẩn 3: Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tiêu chuẩn 4: Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị.
- Tiêu chuẩn 5: Thực hiện xã hội hóa giáo dục”[3] 
Nội dung 5 tiêu chuẩn trên có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ với nhau. Hỗ trợ nhau để xây dựng và phát triển toàn diện chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. chính vì thế sau khi rà sát tôi thấy các tiêu chuẩn 1,2,3,5 nhà trường đã đạt đến 95 % duy nhất chỉ có tiêu chuẩn 4 là trường chưa đạt như thực trạng đã nêu về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị. 
Ở tiêu chuẩn này tôi đã có kế hoạch báo cáo cụ thể về thực trạng cơ sở vật chất tại thời điểm, thiếu cái gì, cần bổ xung cái gì, những hạng mục nào thuộc về nhà nước và địa phương đầu tư, hạng mục nào huy động xã hội hóa giáo dục. Tôi xây dựng kế hoạch cụ thể để lãnh đạo địa phương biết và chủ động đề xuất nhu cầu cơ sở vật chất chuẩn mức độ I trình lãnh đạo xem xét và thống nhất kế hoạch đầu tư. 
Với diện tích khuôn viên nhà trường 3600m2, rộng, đủ diện tích bình quân mỗi trẻ 10m2. Sau khi đã khảo sát thực trạng tôi đề xuất lập tờ trình xây dựng khu nhà 2 tầng gồm:
6 phòng học diện tích 55m2/phòng;
1 phòng chức năng diện tích 60m2 ; 
1 văn phòng diện tích 70m2 ;
1 phòng hiệu trưởng diện tích 23m2; 
1 phòng phó hiệu trưởng diện tích 23m2; 
1 phòng y tế diện tích 24m2;
1 phòng nhân viên diện tích 24m2; 
1 nhà bảo vệ diện tích 12m2;
1 nhà để xe cho giáo viên diện tích: 90 m2; 
2 nhà vệ sinh cho giáo viên diện tich 20m2.
Đồng thời quy hoạch 1500m2 làm sân chơi, sân giáo dục thể chất, vườn hoa, vườn cổ tích, công trình vệ sinh cho giáo viên.phù hợp với Giáo dục mầm non và tình hình thực tế của địa phương. 
2.3.2. Thực hiện tốt công tác tham mưu.
Sau khi nắm bắt được tình hình thực tế của địa phương và nhà trường tôi căn cứ vào Nghị quyết của Đảng Bộ xã Thành Vân về xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia, tôi chủ động báo cáo với Chủ tịch UBND xã, Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia về tiêu chuẩn 4 Quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị là chưa đạt vì thế UBND xã phải đầu tư xây dựng mới công trình kiên cố là 6 phòng học và các công trình phụ trợ trên khuôn viên nhà trường, quy hoạch sân trường phù hợp với diện tích của nhà trường, ngoài ra tôi còn Tham mưu với ban chỉ đạo xã xây dựng phương án huy động xã hội hóa huy động các nguồn lực trong và ngoài trường nhà ngoài ra tôi còn tham mưu xây dựng khuôn viên, cảnh quan mua sắm trang thiết bị đảm bảo theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia, đồng thời xây dựng cụ thể kế hoạch tham mưu hạng mục nào làm trước, hạng mục nào làm sau để đạt Chuẩn mức độ I nhưng phải phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương đảm bảo đầu tư đạt chuẩn và sử dụng lâu dài.
Để làm tốt công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia ngoài việc tham mưu xây dựng về cơ sở vật chất thì việc chỉ đạo tạo xây dựng môi trường lớp học thân thiện, gần gũi với trẻ trong trường mầm non cũng rất quan trọng. Môi trường giáo dục là nơi trẻ tiếp xúc hàng ngày bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. 
Để tạo được môi trường mang tính chất bền vững đồng thời phù hợp với lứa tuổi mầm non thì môi trường phải gần gũi, khuyến khích trẻ ham muốn đến trường. Trước hết môi trường giáo dục phải đảm bảo an toàn về mặt tâm lý tạo thuận lợi để giáo dục các kỹ năng xã hội cho trẻ vì vậy tôi xin ý kiến chỉ đạo, góp ý của các đồng chí ở Sở GD& ĐT; Phòng GD& ĐT Thạch Thành và trực tiếp mời lãnh đạo địa phương cùng với ban giám hiệu nhà trường và một số giáo viên đi tham quan một số trường trong tỉnh: Trường mầm non Tân Sơn, trường mầm non Vân Du, trường mầm non TT Kim Tân, trường mầm non Thành Hưng trong huyện về tạo môi trường trong và ngoài lớp học.
Trên cơ sở đi thăm quan thực tế của các trường bạn trong Tỉnh, về trường tôi đề nghị giáo viên chủ nhiệm các nhóm, lớp nêu ý tưởng về cách trang trí của lớp mình sau đó tôi tổ chức họp ban giám hiệu thống nhất các hình thức trang trí từng nhóm, lớp cho phù hợp với chủ đề và lứa tuổi, các góc phải bố trí gọn gàng, hợp lý, có chỗ cho trẻ hoạt động với nội dung phong phú, đẹp và các tên gọi các nhau như; “ Công trình của bé”, “Những con vật đáng yêu”, “Những nốt nhạc vui ”; “Bé vui khám phá” “ Thời trang bé yêu”,thiết kế vừa tầm tạo điều kiện để trẻ có thể xem bất kỳ lúc nào tại nhiều thời điểm trong ngày. Bên ngoài môi trường vườn hoa, cây cảnh được quy hoạch hợp lý, xen lẫn các thảm có xanh mát để tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ. Ở các mảng tường lớn tôi trang trí những hình ảnh tranh vẽ về các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tham_muu_dau_tu_co_so_vat_chat_xay_dun.doc