SKKN Một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Xuân Lộc đạt chuẩn Quốc gia năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Xuân Lộc đạt chuẩn Quốc gia năm học 2017 - 2018

 Như chúng ta đã biết. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập và phát triển, tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào học phổ thông.

 Ngày nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng công tác giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng nhu cầu về học tập, và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng. Giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo”. Nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược “ Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới Giáo dục và Đào tạo góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của đất nước.

 

docx 21 trang thuychi01 7043
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Xuân Lộc đạt chuẩn Quốc gia năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học vô cùng quan trọng, là cơ sở nền tảng cho quá trình học tập và phát triển, tư duy của trẻ, hình thành những cơ sở ban đầu nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào học phổ thông.
 Ngày nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng coi trọng công tác giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới, phát triển đáp ứng nhu cầu về học tập, và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII đã khẳng định “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng cường tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo, coi trọng quản lý chất lượng. Giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục và Đào tạo”. Nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược “ Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủ trương, định hướng đổi mới Giáo dục và Đào tạo góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XII và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của đất nước.
 Đối với giáo dục mầm non việc đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng là yêu cầu cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhằm mục tiêu phát triển chiến lược giáo dục mầm non. Để đạt được mục tiêu trên, việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học của nhà trường. Muốn nâng cao chất lượng trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng dạy học, vì đây là điều kiện, phương tiện để truyền tải kiến thức tư duy cho trẻ.
 Ở địa phương hiện tại nơi tôi đang công tác trước đây điều kiện kinh tế rất khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều, công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế, phòng học chủ yếu là các nhà kho, đình làng thậm trí có nơi còn phải mượn nhà dân để cho các cháu học, bàn ghế chưa theo quy chuẩn, có nơi các cháu phải ngồi học dưới sàn đất hoặc kê miếng gỗ để làm bàn học. Đồ dùng, đồ chơi còn thiếu nhiều và đơn giản nên chất lượng của nhà trường hầu như rất thấp. Hiện nay với sự phát triển kinh tế của địa phương nên cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi ở bậc học mầm non đã và đang đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong quá trình xây dựng Giáo dục và Đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất là trách nhiệm của người hiệu trưởng, muốn chất lượng chăm sóc giáo dục được nâng lên thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đầy đủ từ phòng học, các phòng chức năng, các loại đồ dùng trang thiết bị, vì đây là điều kiện cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh hơn và đầy đủ hơn. Trong công tác chỉ đạo quản lý, có lẽ đề tài này đã được nhiều nhà quản lý giáo dục nghiên cứu. Nhưng đối với bản thân tôi là một người quản lý đang làm việc tại địa phương, ở đây người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và một số làm nghề nuôi trồng thủy sản, điều kiện kinh tế của địa phương còn rất nhiều khó khăn, nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục còn rất hạn hẹp. Đây chính là vấn đề làm tôi quan tâm và chăn trở nhiều hơn. Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhiều năm qua, các cháu phải chịu thiệt thòi vì không được học trong một ngôi trường khang trang, sạch sẽ, thoáng mát như các cháu ở vùng có điều kiện kinh tế phát triển. Với tôi đây là một đề tài vừa có tính thực tiễn, vừa có tính chiến lược lâu dài góp phần to lớn vào quá trình xây dựng và hoàn thiện về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu về giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia trong năm 2017.
 Nhưng trên thực tế hiện nay cho thấy chúng ta muốn giúp trẻ phát huy được tính tích cực thì đòi hỏi giáo viên mầm non vừa là người mẹ hiền thứ hai của trẻ vừa là nhà chăm sóc giáo dục và là nhà thiết kế ra những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ, đứng trước những đòi hỏi ấy mà trường mầm non Xuân Lộc còn gặp muôn vàn khó khăn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trường được thành lập từ năm 1995 với 10 nhóm lớp, các lớp được phân bố ở các thôn trong toàn xã, hầu hết phòng học là nhà tạm, nhà mượn, trang thiết bị bên trong đồ dùng, đồ chơi hầu như không có gì. Trong khi đó nhu cầu gửi trẻ đến trường mầm non lại rất lớn vì vậy nhà trường phải huy động nhà tạm và mượn các kho đội cũ để làm phòng học ở các thôn trên toàn xã. Năm học 2009 - 2010 nhà trường được sự quan tâm của nhà nước hỗ trợ vốn từ trái phiếu chính phủ đã đầu tư xây mới được 6 phòng học kiên cố, các phòng chức năng như: Khu nhà bếp và công trình vệ sinh. Nhà trường đã từng bước khắc phục những khó khăn, cùng với các ban ngành đoàn thể và đặc biệt là hội phụ huynh nhà trường đã mua sắm thêm được một số trang thiết bị phục vụ dạy và học, từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng đổi mới của giáo dục mầm non. Đặc biệt là trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi bên trong phục vụ cho các hoạt động góc, hoạt động có chủ định, hoạt động ngoài trời vv. Bản thân là một hiệu trưởng, là người đứng mũi chịu sào, tôi rất băn khoăn chăn trở. Làm thế nào để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, làm đồ dùng đồ chơi cho các nhóm lớp để các cháu có đủ đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ hoạt động, để các cô chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi đi đến quyết định chọn giải pháp nâng cao chất lượng tăng cường cơ sở vật chất. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: "Một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Xuân Lộc đạt chuẩn Quốc gia năm học 2017 - 2018”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Đề ra một số biện pháp để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ phù hợp với xu thế phát triển giáo dục mầm non nói chung và địa phương Xuân Lộc nói riêng. Nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non Xuân Lộc đạt chuẩn Quốc gia năm học 2017 – 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là học bằng chơi, chơi mà học.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Đúc rút kinh nghiệm công tác quản lý của bản thân qua các năm.
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp trao đổi
 - Phương pháp thống kê
 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
 Giáo dục mầm non là bậc học nền tảng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trước những thời cơ và thách thức mới đặt ra cho bậc học mầm non trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non cũng dành nhiều tâm huyết quan tâm, tìm hiểu nghiên cứu về các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách. Từ sau đại hội lần thứ XII của Đảng vấn đề giáo dục trong đó có giáo dục mầm non luôn được đảng quan tâm. Tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục. Chuẩn hóa về đội ngũ, về cơ sở vật chất trường lớp, các trang thiết bị dạy học. Xã hội hóa giáo dục coi sự nghiệp giáo dục không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà là nhiệm vụ của toàn xã hội, động viên sự tham gia của xã hội vào làm công tác giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất môi trường giáo dục, đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình, tạo sự bình đẳng trong tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục và tăng cường cơ hội học tập cho trẻ em (Luật giáo dục năm 2005, cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình và các cơ sở giáo dục mầm non điều 28). Quyết định số 149/2006/QĐ-TTG ngày 23 tháng 6 năm 2006 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 nêu rõ : Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục mầm non, hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi và cơ chế chính sách để mọi tổ chức cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non, từng bước đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục mầm non, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục.
 Với trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể của trẻ chưa ổn định, các cơ quan đang dần hoàn thiện, vì vậy cần phải có sự hỗ trợ chăm sóc, nuôi dạy trẻ một cách khoa học hợp lý. Chúng ta không thể bỏ lỡ thời cơ phát triển của trẻ và đòi hỏi từ gia đình đến nhà trường và toàn xã hội phải giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện một cách đúng đắn ở các giai đoạn lứa tuổi tiếp theo. Hãy biến môi trường vật chất là “người giáo viên thứ hai” của trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ được trải nghiệm và lĩnh hội những gì tốt đẹp nhất để có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với trẻ ở bậc học mầm non.
 Xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất ở ngành học mầm non là một quá trình xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục mầm non của nước ta. Đây cũng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để giáo dục tạo ra lớp người lao động mới phát triển toàn diện, năng động sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện tốt nghị quyết số 29/-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của hội nghị lần thứ 8 ban chấp hành trung ương đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện, giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế. Đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng Giáo dục và Đào tạo của đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục, gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống, đổi mới phương pháp mạnh mẽ dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Giáo dục con người phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo. Từng bước chuẩn hoá hệ thống giáo dục mầm non, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
 Trường mầm non Xuân Lộc trước đây là trường mầm non bán công Xuân Lộc. Năm 2012 thực hiện chủ trương của nhà nước về việc chuyển đổi nhà trường đã được chuyển sang trường công lập. Cơ sở vật chất của nhà trường trước đây rất nghèo nàn, các lớp mẫu giáo và nhà trẻ phải học nhờ ở các nhà văn hoá thôn, các nhà dân, lớp học phải học ghép các độ tuổi, phòng học không đủ ánh sáng, chặt hẹp, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học còn thiếu thốn nhiều, chủ yếu là các cô tự tìm kiếm và tự làm, đồ dùng đồ chơi hầu như không có, chế độ của cán bộ giáo viên không đảm bảo hàng tháng do hợp tác xã và uỷ ban nhân xã cấp bằng thóc, sau đó hưởng chế độ theo hợp đồng nhưng mức thu nhập rất thấp. Năm 2008 được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và đã đầu tư xây dựng được 6 phòng học, địa phương xây dựng tường rào, khuôn viên, nhà bếp tại thôn 13 và đến năm 2017 địa phương đã đầu tư xây dựng thêm 6 phòng học nhà hai tầng, khu nhà hiệu bộ, khu nhà bếp 1 chiều, nhà trực, cổng, tường rào, nhà vệ sinh chung, nhà xe cho cán bộ giáo viên nhân viên, khuôn viên sạch đẹp đảm bảo tốt cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non của địa phương. Tháng 11 năm 2017 UBND tỉnh, sở Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra thẩm định 5 tiêu chuẩn và được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của Đảng bộ chính quyền và nhân dân xã Xuân Lộc đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo cho điều kiện chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ mầm non. Bên cạnh đó hội phụ huynh và các đoàn thể chính trị, xã hội thường xuyên theo dõi làm tốt công tác phối kết hợp với nhà trường trong cuộc vận động toàn dân chăm lo cho giáo dục mầm non của địa phương. Nhà trường có 24 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đặc biệt đội ngũ giáo viên luôn đoàn kết, nêu cao vai trò trách nhiệm trong công việc, lãnh đạo nhà trường luôn năng động, sáng tạo, biết lắng nghe và chỉ đạo kịp thời đội ngũ cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
 Năm học 2017 – 2018 nhà trường có 12 nhóm lớp được phân chia ở các độ tuổi với tổng số 307 học sinh, có 12 phòng kiên cố, đảm bảo cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
* Thuận lợi.
 Nhà trường luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đây là động lực mạnh mẽ giúp tôi tự tin hơn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Công tác nâng cao chất lượng giáo dục luôn được phòng Giáo dục và Đào tao Hậu Lộc quan tâm và trực tiếp chỉ đạo. Cơ sở vật chất đảm bảo tương đối đầy đủ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Nhà trường đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 vào tháng 12 năm 2017, đây là một động lực to lớn tạo tiền đề cho nhà trường duy trì và phát triển chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non của địa bàn xã Xuân Lộc và là địa chỉ tin cậy của phụ huynh có các cháu ở độ tuổi mầm non.
 Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, năng động, có trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
 Cơ sở vật chất của nhà trường hiện tại đã đầy đủ như khu nhà hiệu bộ, các phòng học cho các nhóm lớp, phòng giáo dục thể chất và nghệ thuật, Khu nhà bếp 1 chiều có đầy đủ các phòng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng như khu bếp nấu, phòng kho, phòng nhân viên, phòng thay đồ của nhân viên, kho ga, khu sơ chế, khu chế biến thực phẩm, khuôn viên có đủ các loại đồ dùng đồ chơi ngoài trời, có góc phát triển vận động của bé đảm bảo cho hoạt động chơi, khuôn viên nhà trường rộng rãi thoáng mát luôn sạch sẽ, có cây xanh bóng mát tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động học và chơi.
* Khó khăn.
 Là một địa phương chủ yếu là nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, nguồn thu nhập thấp chủ yếu là làm nông nghiệp và một số làm nghề nuôi trồng thuỷ hải sản, làm công nhân công ty may, phần lớn dựa vào sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Về cơ sở vật chất yêu cầu đối với giáo viên mầm non phải luôn ngăn nắp, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn vì cường độ làm việc so với quy định quá nhiều, việc khai thác sử dụng đồ dùng đồ chơi vẫn còn hạn chế, chưa sáng tạo, giáo viên đứng lớp còn thiếu so với định biên nên công việc rất vất vả, chế độ của cô nuôi không có sự hỗ trợ của nhà nước, 100% lấy từ nguồn huy động hỗ trợ của phụ huynh, cán bộ văn thư, y tế học đường không có nên phần nào gây áp lực cho cán bộ quản lý của nhà trường.
* Kết quả khảo sát thực trạng.
 Trường thành lập từ lâu nên cơ sở vật chất trang thiết bị ban đầu hầu như đã bị hỏng, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp rất nghèo nàn. Bên cạnh đó điều kiện sống của nhân dân ở địa phương cũng chỉ tương đối ổn định. Nhận thức của một số bậc phụ huynh về ngành học đã có chiều sâu, nhưng đâu đó vẫn còn nhiều bậc phụ huynh nhận thức về ngành học còn nhiều hạn chế, coi trường mầm non chỉ là nơi trông nom, chăm sóc trẻ nên phó mặc mọi việc chăm sóc - giáo dục trẻ cho các cô giáo mầm non. Về trang thiết bị đồ dùng dạy học đồ chơi ít được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện, phụ huynh lại phó mặc và trông chờ vào nhà nước. Chính vì vậy trang thiết bị đồ cùng đồ chơi nhà trường ngày càng xuống cấp cụ thể là: 
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường
TT
Danh mục các phòng và trang thiết bị theo thông tư 02
Hiện có
Tỉ lệ 
Thiếu so với quy định
Tỉ lệ 
1
Số phòng học tập
5
42%
7
58%
2
Phòng giáo dục âm nhạc và thể chất
0
0%
1
100%
3
Khu bếp nấu
1
Chưa đạt 1 chiều
1
50%
4
Nhà bảo vệ
0
0%
1
100%
5
Nhà vệ sinh cho các nhóm lớp
5
40%
6
60%
6
Nhà vệ sinh chung
1
Chưa đảm bảo
1
50%
7
Nhà tắm
0
0%
1
100%
8
Nhóm trẻ có đủ đồ dùng, đồ chơi
1
25%
3
75%
9
Lớp mẫu giáo có đủ đồ dùng, đồ chơi
4
50%
4
50%
10
Góc phát triển vận động của bé
0
0%
1
100%
11
Phòng y tế
0
0%
1
100%
12
Thiết bị đồ chơi ngoài trời
4
57,1%
3
42,8%
13
Khu sơ chế
0
0%
1
100%
14
Khu chế biến thực phẩm
0
0%
1
100%
15
Nhà kho
0
0%
1
100%
16
Phòng nhân viên
0
0%
1
100%
17
Phòng thay đồ của nhân viên
0
0%
1
100%
18
Phòng họp hội đồng
0
0%
1
100%
19
Phòng hiệu trưởng
0
0%
1
100%
20
Phòng phó hiệu trưởng
0
0%
1
100%
21
Phòng hành chính
0
0%
1
100%
22
Nhà xe cho cán bộ giáo viên, nhân viên
0
0%
1
100%
23
Sân chơi giao thông 
0
0%
1
100%
24
Kho ga
0
0%
1
100%
25
Góc thiên nhiên
0
0%
1
100%
 Qua các nội dung khảo sát trên có thể thấy rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường còn thiếu thốn rất nhiều so với quy định. Nhất là phòng học, phòng chức năng, khu nhà hiệu bộ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của trẻ hầu như không có và thiếu, đồ dùng đồ chơi nghèo nànkhông đảm bảo cho hoạt động chơi học đối với trẻ.
 Khuôn viên trường lớp chưa gọn gàng, trang thiết bị đồ chơi ngoài trời còn thiếu so với quy định, đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc chơi của trẻ còn ít, đồ dùng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chưa đầy đủ, các hoạt động chơi tập chưa được thường xuyên, chưa gây hứng thú cho trẻ vì vậy mà chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế.
 Xuất phát từ thực trạng trên, là một người cán bộ quản lý nên tôi đã quyết tâm xây dựng đề tài này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của địa phương nơi công tác.
2.3. Các biện pháp thực hiện
*Biện pháp 1: Nghiên cứu thu thập các tài liệu liên quan đến quy định chuẩn về cơ sở vật chất trang thiết bị ở trường mầm non.
 Đây là giải pháp đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng đối với người đứng đầu, phải nghiên cứu đầy đủ các tài liệu và nắm chắc được những yêu cầu tối thiểu, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non. Để xây dựng được kế hoạch có tính khả thi tôi đã tập trung nghiên cứu quyết định số 05/VBHN – BGD&ĐT ngày 13 tháng 02 năm 2014 của bộ giáo dục và đào tạo ban hành điều lệ trường mầm non. Thông tư số 02/2014/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 02 năm 2014 của bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Thông tư số 02/2010/TT-BGD&ĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010 ban hành danh mục đồ dùng đồ - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, các văn bản quy định tiêu chuẩn cụ thể về cơ sở vật chất cần thiết đối với trường mầm non như phòng học diện tích phải đạt được 55m2, diện tích hiên chơi rộng phải được 2m, lan can tầng trên 0,8m. Ví dụ: Diện tích các phòng chức năng như phòng giáo dục âm nhạc phải đạt 60m2, phòng y tế phải đạt 12m2, phòng làm việc của hiệu trưởng diện tích tối thiểu phải đạt được 15m2, phòng họp tối thiểu 30m2, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính tối thiểu cũng phải đạt được 15m2, các phòng như y tế diện tích phải đạt 12m2, nhà bảo vệ phải đạt 6m2, nhà vệ sinh của trẻ, các đồ dùng trong nhà vệ sinh phục vụ cho trẻ như bệ sí, chậu rửa tay, vòi rửa phù hợp với kích thước của trẻ, nhà vệ sinh phải được ngăn nam riêng, nữ riêng để giáo viên giáo dục giới tính cho trẻ, nhà vệ sinh chung của cán bộ giáo viên cũng phải đảm bảo theo đúng quy định theo thô

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_co_so_vat_chat_xay_dung_tru.docx