SKKN Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8 - 9

SKKN Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8 - 9

 Cùng với các bộ môn khoa học khác, môn Lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học, môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.

 Như vậy bộ môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng không kém các môn

khoa học khác. Trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử và phát huy tính tích cực học tập của học sinh, việc cải tiến phương pháp dạy học vô cùng quan trọng bởi việc giáo dục phải tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải thông qua hành động mà hành động của bản thân là quan trọng nhất. Vì thế việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí năng lực, bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như các môn học khác, học lịch sử không chỉ để biết mà còn để hiểu cội nguồn dân tộc đúng như Bác Hồ đã dạy:

"Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc ngọn mới người Việt Nam"

 

doc 21 trang thuychi01 6410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8 - 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 	Cùng với các bộ môn khoa học khác, môn Lịch sử trong trường THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng, giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết về lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc làm cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Hơn nữa, học sinh biết tự hào về truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, biết quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến thức đã học, môn lịch sử còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
 	Như vậy bộ môn lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng không kém các môn
khoa học khác. Trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Lịch sử và phát huy tính tích cực học tập của học sinh, việc cải tiến phương pháp dạy học vô cùng quan trọng bởi việc giáo dục phải tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải thông qua hành động mà hành động của bản thân là quan trọng nhất. Vì thế việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí năng lực, bồi dưỡng rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như các môn học khác, học lịch sử không chỉ để biết mà còn để hiểu cội nguồn dân tộc đúng như Bác Hồ đã dạy:
"Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc ngọn mới người Việt Nam"
 Do vậy việc nghiên cứu để không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh trong việc học tập Lịch sử là việc làm vô cùng cần thiết của người giáo viên trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay. Xuất phát từ lí do đó tôi muốn đóng góp kinh nghiệm nhỏ của bản thân vào công tác giảng dạy lịch sử ở trường THCS hiện nay với đề tài : "Một số biện pháp sư phạm trong giảng dạy lịch sử nhằm phát triển tư duy cho học sinh lớp 8 - 9".
 2. Mục đích nghiên cứu:
- Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của công tác giảng dạy lịch sử trong các trường học nói chung và trường THCS Định Liên nói riêng.
- Tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng của việc dạy học lịch sử tại trường THCS Định Liên để có những phương pháp dạy học phù hợp.
- Đề xuất một số giải pháp thiết thực, có hiệu quả trong công tác dạy học lịch sử tại trường THCS Định Liên.
 	 3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về thực trạng, nhu cầu học tập lịch sử của học sinh lớp 8-9 tại trường THCS Định Liên.
- Nghiên cứu về phương pháp nhằm phát triển tư duy cho học sinh thong qua việc học tập bộ môn lịch sử
- Tổng kết, đánh giá các phương pháp tối ưu trong giảng dạy lịch sử để thực hiện có hiệu quả công tác giảng dạy lịch sử trong các trường học nói chung và trường THCS Định Liên nói riêng.
 	4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thực nghiệm.
- So sánh.
- Phiếu điều tra, phỏng vấn.
- Trao đổi với đồng nghiệp
- Nghiên cứu thực tế việc học tập lịch sử của học sinh.
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết công cuộc cải cách giáo dục đã và đang được triển khai ở các trường phổ thông, đòi hỏi đồng thời tiến hành cải cách hệ thống giáo dục, cải cách nội dung, phương pháp dạy học.
 	C¸c bé m«n khoa häc x· héi trong ®ã cã bé m«n lÞch sö ngµy cµng ®­îc nhËn thøc ®óng vai trß vµ ý nghÜa cña nã trong viÖc ®µo t¹o thÕ hÖ trÎ. Nh÷ng biÕn chuyÓn to lín s©u s¾c trong thêi ®¹i chóng ta cµng chøng tá sù ®æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc, còng cÇn ph¶i ®æi míi ph­¬ng ph¸p chuÈn bÞ bµi gi¶ng trong gi¶ng d¹y lÞch sö nãi riªng còng nh­ ®èi víi c¸c m«n khoa häc kh¸c nãi chung. §ã lµ yÕu tè quyÕt ®Þnh ®Õn sù thµnh c«ng cña mét giê häc, t¹o niÒm høng thó, say mª, t×m tßi cho häc sinh.
Thực trạng của vấn đề: Trường THCS Định Liên nằm trên địa bàn xã Định Liên cách trung tâm huyện Yên Định khoảng 2,5 km dọc theo quốc lộ 45 về hướng Tây Bắc. Đời sống nhân dân tương đối ổn định, chính quyền địa phương rất quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp phát triển, xây dựng quê hương đất nước. Song, trong những năm gần đây có một bộ phận phụ huynh học sinh có biểu hiện sai lệch trong việc định hướng học tập cho con cái mình. Họ cho rằng cần phải đầu tư cho con em họ học các môn tự nhiên như Toán- Lý- Hoá- Sinh mà coi nhẹ các môn khoa học xã hội như: Văn- Sử - Địa- GDCD.... Điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Và như vậy đã làm mất cân bằng đến việc giáo dục toàn diện học sinh. Làm thế nào để phối kết hợp nâng cao hiệu quả giáo dục đó là trách nhiệm của các nhà giáo chúng ta?
 	Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học ở trường THCS Định Liên, để đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục thì dạy học Lịch sử đang gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn như điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn,trang thiết bị hiện đại chưa đầy đủ... Trong khi việc dạy học hiện nay lại hướng tới xu hướng “hội nhập thế giới” và tư tưởng chiến lược về giáo dục của Đảng ta là “nhìn ra thế giới”, “Hướng tới tương lai”, “học để ngày mai lập nghiệp”.
 	Trên thực tế giảng dạy lịch sử hiện nay ở các trường THCS trong những năm qua còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một kiểu dạy phổ biến là: giáo viên trình bày những kiến thức trong sách giáo khoa còn học sinh chỉ nghe và ghi chép. Có khác chăng chỉ là ở mức độ truyền thụ của giáo viên hấp dẫn hay tẻ nhạt, sinh động hay khô khan. Học sinh được tổ chức làm việc chung chưa được hoạt động theo nhóm hoặc có hoạt động thì mới chỉ là hình thức. Vì vậy, dạy học lịch sử hiện nay chưa thể nâng cao trí lực của học sinh mà chỉ dừng lại ở tiếp thu sự kiện. Mặc dù Bộ giáo dục đã tiến hành cải cách rầm rộ, đổi mới phương pháp giáo dục song chất lượng dạy và học chưa được nâng lên.
 	Tóm lại, một số giờ dạy lịch sử ở bậc THCS hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp nhằm phát triển tư duy cho học sinh; chưa hiểu được bản chất của sự kiện, của vấn đề do vậy chưa có sự đối chiếu, so sánh, liên hệ để nhìn nhận rõ bản chất của sự kiện.
 	2. Kết quả của thực trạng trên.
 	Qua điều tra khảo sát thực trạng việc chuẩn bị bài mới môn Lịch sử, đặc biệt vào tháng 10 năm 2017 được sự thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường tôi đã tiến hành khảo sát điều tra chất lượng môn Lịch sử 8- 9 kết quả như sau:
Khôi/ lớp
Tổng số học sinh
Số HS có năng lực
 tư duy lịch sử
Số HS không có năng lực tư duy lịch sử
8
90
20 = 22,2%
70 =77,8%
9
100
22 = 22%
88 = 88%
	 Nhận xét: Đa số các em không có hứng thú học tập bộ môn lịch sử, phần lớn học sinh chưa có phương pháp học tập và chuẩn bị bài tốt cho môn học. Vì vậy kết quả khảo sát còn quá thấp.
Từ thực tế đó tôi thấy để hiệu quả giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn tôi xin trình bày những biện pháp sư phạm mà bản thân tôi hay áp dụng để phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS Định Liên víi mong muèn ®­îc Héi ®ång khoa hoc c¸c cÊp tham kh¶o vµ ®ãng gãp ý kiÕn cho t«i ®Ó b¶n th©n t«i cè g¾ng h¬n n÷a trong lÜnh vùc chuyªn m«n.
 	3. Các giải pháp thực hiện:
 	3.1- Những yêu cầu chung của việc sử dụng phương pháp dạy học
Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật. Không có một phương pháp nào tối ưu và duy nhất trong phương pháp dạy học vì vậy cần có sự phối hợp đồng thời các phương pháp. Ví dụ: tường thuật, thuyết minh chỉ có hiệu quả khi nó được kết hợp với các phương pháp dạy học khác, trong đó phương pháp chủ đạo sẽ đem lại hiệu quả cho giờ học.
 	a. Đặc điểm bộ môn:
Môn lịch sử ở các trường nói chung, ở trường THCS nói riêng được giảng dạy như một môn khoa học mà đặc trưng của môn học này không giống các môn khoa học thực nghiệm khác vì học sinh không được trực tiếp quan sát. Sự kiện lịch sử là cơ sở nhận thức của học sinh. Muốn học sinh nắm vững kiến thức thì người thầy phải cung cấp cho các em một hệ thống các sự kiện cơ bản, đầy đủ và khái quát nhất. Sự kiện lịch sử phải được thể hiện một cách sinh động, cụ thể, có hình ảnh. Không khí của giờ học lịch sử phải được tạo ra bởi chính sự sống động của sự kiện lịch sử. Vì vậy các biện pháp sư phạm trong giờ học phải nhằm mục đích khôi phục lại bức tranh quá khứ. Người thầy phải biết định hướng giúp các em từng bước thông qua sự kiện lịch sử để khám phá bản chất của sự kiện đó để hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng.
 	b. Yêu cầu cấu trúc giờ học.
Tiết học lịch sử ở các trường THCS theo quy định là 45 phút, có nội dung cụ thể được quy định ở sách giáo khao theo phân phối chương trình. Tuy nhiên người thầy cần linh hoạt, mềm dẻo, gây bất ngờ tạo hứng thú cho học sinh bằng cách: không nhất thiết cứ đầu tiết học là kiểm tra bài cũ. Có thể thay bằng việc kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh như: sưu tầm tài liệu, vẽ bản đồ, lược đồ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mớiCũng có thể kiểm tra bài cũ ngay khi tiến hành cung cấp kiến thức mới. Yêu cầu phải phối hợp được các biện pháp nhằm phát triển tư duy cho học sinh, gây hứng thú cho học sinh tránh gây căng thẳng. Có như vậy giờ học mới sôi nổi, đạt hiệu quả cao cho giờ học. 
c. Chú ý đối tượng học sinh
Nhà sư phạm muốn đạt kết quả cao trong giáo dục nói chung phải luôn chú ý đối tượng là người học. Người thầy phải xem xét khả năng nhận thức của học sinh mà chọn cho mình một phương pháp dạy học thích hợp. Học sinh lớp 6,7 sự tiếp nhận lịch sử khác với học sinh lớp 8,9 về tư duy. Vì thế thầy phải chú ý đến các cấp độ tư duy từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: từ tư duy kiểu tái tạo lịch sử, tưởng tượng lịch sử đến tư duy kiểu phân tích, so sánh, tổng hợp lịch sử. Từ đó người thầy sẽ phân loại các sự kiện, hiên tượng lịch sử, xem xét kiến thức để phát triển tư duy cho học.
 	3.2. Sử dụng sách giáo khoa nhằm phát triển tư duy cho học sinh.
 	a. Sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài.
Trước khi dạy người giáo viên phải đọc sách giáo khoa để xác định kiến thức của bài, hiểu rõ kiến thức, tư tưởng, kĩ năng của bài học. Từ đó có cái nhìn toàn cục, khái quát, cần đi sâu từng mục nhằm tìm ra kiến thức cơ bản, mối liên hệ hữu cơ giữa các phần kiến thức trong toàn bài để xác định thời lượng phù hợp cho từng phần, chỗ nào cần đi sâu chỗ nào cần lướt qua. Xác định rõ tư tưởng giáo dục cần đạt của tiết bài từ đó xác định kĩ năng cần rèn cho học sinh.
 Ví dụ khi chuẩn bị bài 2 lịch sử lớp 8: Cách mạng tư sản Pháp (1789- 1791) trong phần I- Nước Pháp trước cách mạng, vấn đề đặt ra là cần làm rõ các khái niệm, thuật ngữ “Đẳng cấp”, “Giai cấp”.
 	Đẳng cấp là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ phong kiến, do luật pháp hay tục lệ quy định về trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ. “Đẳng cấp thứ ba” là đẳng cấp thấp nhất trong xã hội Pháp trước năm 1789, gồm: công nhân, nông dân, dân nghèo thành thị và tư sản. Họ không có quyền lợi gì ngược lại bị phong kiến thống trị và phải đóng mọi thứ thuế.
“ Giai cấp” là những tập đoàn đông đảo người trong xã hội, khác nhau về địa vị, vai trò trong hệ thống sản xuất xã hội nhất định, về việc hưởng thụ của cải làm ra trong xã hội tùy theo địa vị xã hội. Do đó, trong xã hội có giai cấp, giai cấp này có thể chiếm đoạt sức lao động, áp bức bóc lột, thống trị giai cấp khác. Vì vậy nảy sinh mâu thuẫn đấu tranh giai cấp.
 (Theo từ điển lịch sử phổ thông).
 	Giáo viên có thể giải thích bức tranh biếm họa về tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng bằng sơ đồ sau:
Quý tộc
Tăng lữ
®¼ng cÊp thø 3
 - Có mọi quyền hành
 - Không phải đóng thuế
 Nông dân
 Tư sản
 Các tầng lớp nông dân khác
- Không có quyền gì
- Phải đóng thuế và làm nghĩa vụ với phong kiến
Qua sơ đồ này cần thấy rõ vai trò, vị trí, quyền lợi khác nhau của các đẳng cấp và giai cấp.
 	Hoặc ở bài 26 tiết 40, Lịch sử lớp 8: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX. Trong mục I phần 1: Cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến ở kinh thành Huế tháng 7 năm 1885, giáo viên cần cho học sinh biết tính chất chính nghĩa trong hành động chống Pháp của phe chủ chiến sự liên hệ hữu cơ giữa những hành động này với phong trào kháng chiến của nhân dân, sự chuyển biến về tư tưởng của các sĩ phu yêu nước. Mục này chỉ dành thời gian ngắn.
 	Phần phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng, giáo viên cần khảng định: Việc làm của Tôn Thất Thuyết là hành động tự vệ chính đáng. Sau đó chuyển sang phát động toàn quốc kháng chiến. Cần giải thích khái niệm “Cần Vương”: (giúp vua cứu nước. Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân dưới ngọn cờ của ông vua yêu nước). Về tinh thần cơ bản của chiếu Cần Vương thể hiện việc cố gắng gắn quyền lợi của triều đình với quyền lợi của dân tộc. Do đó, đã cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến. Từ đó khẳng định tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Giáo viên cũng cần khẳng định : mặc dù diễn ra dưới danh nghĩa Cần Vương nhưng thực tế đây là một phong trào yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta vì thời kì này thiếu vắng hoàn toàn sự tham gia của triều đình.
Như vậy, khi sử dụng sách giáo khoa giáo viên cần chú ý: sách giáo khoa là công cụ cơ bản trong việc xác định kiến thức trọng tâm của tiết bài, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh trong giờ học để phát huy tính tích cực của học sinh.
 	b. Sử dụng sách giáo khoa trong quá trình dạy học trên lớp
Đối với học sinh, sách giáo khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lĩnh hội kiến thức. Các em đã được tiếp xúc với sách giáo khoa ở nhà, khi lên lớp được nghe giảng, ghi chép và theo dõi. Vì vậy giáo viên cần chú ý: trong giờ học sinh chú ý nghe giảng, tái tạo hình ảnh của sự kiện lịch sử và ghi chép đó là lúc tư duy của học sinh phát triển. Tính tích cực của học sinh sẽ được biểu hiện qua nét mặt, ánh mắt, các thao tác của các giác quan khác và bằng sự nhạy cảm khác. Học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên, đối chiếu so sánh với sách giáo khoa nên bài giảng của giáo viên không nên mô phỏng lại sách giáo khoa mà nên diễn bằng ngôn ngữ của mình.
Ví dụ, khi dạy bài I, lịch sử lớp 8: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, phần III: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Giáo viên cần có Bản đồ châu Mỹ hoặc lược đồ 13 thuộc địa Anh để xác định: vị trí địa lí nằm ven bờ Đại Tây Dương, có tiềm năng thiên nhiên như: đất đai màu mỡ phì nhiêu, giàu tài nguyên khoáng sản phong phú. Thực dân Anh bắt đầu xâm lược từ thế kỉ XVI-XVIII và lập ra 13 thuộc địa ở đây. Khu vực này, kinh tế phát triển nhanh chóng theo con đường TBCN nhưng bị thực dân Anh kìm hãm bằng chính sách thuế khóa, độc quyền buôn bán. Giáo viên có thể cung cấp thêm số liệu về ách áp bức bóc lột của thực dân Anh và cuộc sống cơ cực của nhân dân 13 thuộc địa. Học sinh quan sát lược đồ, nghe và theo dõi sgk từ đó hình thành kiến thức: Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh và tự lí giải vì sao. Đây là cơ sở các em tư duy và tư duy học sinh đã phát triển. Từ đó học sinh có tư duy tiếp theo là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Kết quả cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thắng lợi: Một nước CNTB ra đời và vai trò vô cùng quan trọng của nhân dân là quyết định thắng lợi cho cách mạng nhưng thực chất lại là một cuộc cách mạng tư sản vì lực lượng lãnh đạo là quý tộc mới nhằm đánh đỏ chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu mở đường cho CNTB phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản. Quần chúng nhân dân có vai trò to lớn đưa đến thắng lợi của cách mạng nhưng không được hưởng chút quyền lợi gì.
 	c. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở nhà.
Hiện nay đa số học sinh khi ở nhà chỉ học theo vở ghi vì ở ghi ngắn gọn, nhưng nếu chỉ học ở trong vở ghi thì kiến thức chưa đầy đủ và chi tiết trong khi theo xu hướng hiện nay các môn khoa học xã hội chưa được nhìn nhân khách quan. Đặc biệt hơn nữa đây lại là một môn học vừa dài vừa khó thuộc (Đó là tôi chưa kể học sinh vùng sâu vùng xa, điều kiện học tâp còn thiếu thốn) nên học sinh dễ chán nản. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh có hứng thú, có nhu cầu học ở nhà.
Theo kinh nghiệm của bản thân sau 20 năm đứng lớp ở bộ môn này tôi thấy người giáo viên không thể dặn dò chung chung rằng: về nhà các em học bài cũ và chuẩn bị bài mới. Nếu dặn như vậy sẽ có rất ít hoặc thậm chí là không có em nào học nhà nếu có thì cũng không chất lượng. Vì vậy giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể, vừa sức và phải kiểm tra việc hoàn thành của các em Không nhất thiết giờ nào cũng giao bài tập nhưng nếu giao là phải kiểm tra, đánh giá. Từ đó, sẽ hình thành thói quen học tập ở nhà.
Ví dụ khi hướng dẫn học sinh học tự học ở nhà bài : Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, phần III: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương, lịch sử 8- giáo viên dành một ít thời gian để hướng dẫn các em lập bảng sau:
STT
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Người lãnh đạo
Diễn biến
Kết quả,
ý nghĩa
1
2
3
Khi dạy bài 3, lịch sử lớp 8: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới. Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Tên phát minh
Người phát minh
ý nghĩa, công dụng
1765
1769
1785
1769- 1784
Tóm lại, giáo viên phải dành một khoảng thời gian nhất định để hướng dẫn học sinh học ở nhà. Nhiệm vụ càng cụ thể kết quả càng cao. Đó là điều kiện để tư 
duy học sinh phát triển.
 	3/ Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy cho học sinh.
Sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng đặc biệt để phát triển tư duy cho học sinh.
Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:
	1. Câu hỏi và bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, đúng đối tượng. Không đặt câu hỏi quá khó, vượt quá khả năng tư duy của học sinh. Với học sinh lớp 6 không nên đặt câu hỏi yêu cầu đánh giá, phân tích nhận xét. Và cũng không nên đặt câu hỏi đơn giản quá như: Ai lãnh đạo? Chiến thắng nào? Năm nào?. Cần tránh việc giáo viên chưa giảng, học sinh chưa có hiểu biết gì về vấn đề đó mà giáo viên đã đặt câu hỏi.
2. Mỗi bài học không nên đặt quá nhiều câu hỏi ở dạng tình huống có vấn đề mà chỉ cần khoảng 8- 10 câu hỏi. Câu hỏi phải đa dạng, phong phú từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Các câu hỏi phải tạo thành hệ thống hoàn chỉnh có mối quan hệ logic, chặt chẽ làm nổi bật nội dung, tư tưởng của toàn bài.
3. Cần triệt để khai thác các loại câu hỏi trong SGK để lựa chọn nội dung, phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể. Sử dụng câu hỏi SGK kết hợp với câu hỏi sáng tạo phải đảm bảo tính khoa học đồng thời phải phát triển được tư duy, rèn luyệ được kĩ năng cho học sinh.
Xuất phát từ những yêu cầu trên , trong dạy học lịch sử ở trường THCS người giáo viên thường sử dụng hệ thống câu hỏi sau:
a. Nêu câu hỏi đầu giờ học.
Giáo viên có thể kiểm tra hoặc không kiểm tra bài cũ nhưng nhất định trước khi cung cấp kiến thức mới cần nêu câu hỏi dạng định hướng nhận thức của học sinh. Việc nêu câu hỏi này nhằm xác định rõ việc nhận thức của học sinh trong giờ học. Đồng thời hướng học sinh vào kiến thức trọng tâm của giờ học. Huy động cao nhất các hoạt động cá nhân như: nghe, nhìn, tư duy. Tuy nhiên, khi đặt câu hỏi giáo viên không nên yêu cầu học sinh trả lời ngay, chỉ sau khi cung cấp đầy đủ các thong tin, sự kiện mới yêu cầu học sinh trả lời. Câu hỏi này giáo viên có thể ghi lên góc phía trên của bảng.
Ví dụ, khi dạy bài 24, phần I, lịch sử lớp 9, giáo viên có thể nêu câu hỏi: Tại sao nói nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc?”. Trong quá trình dạy học, giáo viên tuân thủ theo trình tự SGK để khai thác. Khi đã cung cấp đầy đủ kiến thức, giáo viên mới yêu cầu học sinh trả lời. Trả lời được tức là hoc sinh đã hiểu được kiến thức của tiết bài.
 	 b. Giáo viên cần xác định mối liên hệ giữa câu hỏi và sự kiện lịch sử.
Ta biết để có hiệu quả trong giờ dạy học lịch sử, phát triển năng lực tư duy cho học sinh cần sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học. Ngoài việc nêu câu hỏi (đã nói ở trên) cần xá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_pham_trong_giang_day_lich_su_nham_p.doc