SKKN Một số biện pháp sử dụng sơ đồ trống để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 10 trường THPT Trần phú - Nga sơn

SKKN Một số biện pháp sử dụng sơ đồ trống để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 10 trường THPT Trần phú - Nga sơn

 Sinh thời chủ tịch Hồ chí Minh luôn quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục coi “nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang” vì xây dựng kinh tế văn hóa không có cán bộ thì không làm được, người cán bộ có tài mà không có đức thì cũng vô dụng. Trong bối cảnh hiện nay sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, xu thế hợp tác toàn cầu đòi hỏi các quốc gia quan tâm hơn nữa đến giáo dục. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã xác định mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ tri thức có tay nghề có năng lực thực hành, tự chủ năng động và sáng tạo, có tinh thần yêu nước, giáo dục là động lực của sự phát triển đưa đất nước tiến tới giàu mạnh, dân chủ văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Vì vậy đổi mới để nâng cao hiệu quả giáo dục đang là vấn đề được toàn Đảng, toàn dân quan tâm.

doc 10 trang thuychi01 5575
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng sơ đồ trống để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 10 trường THPT Trần phú - Nga sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1. MỞ ĐẦU 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Mục đích nghiên cứu 3 
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.2 Thực trạng vấn đề 3
2.3 Các biện pháp để giải quyết vấn đề 4
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 8
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 9
3.1 Kết luận 9
3.2 Kiến nghị, đề xuất 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
1 . MỞ ĐẦU
 Sinh thời chủ tịch Hồ chí Minh luôn quan tâm, chăm lo sự nghiệp giáo dục coi “nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang” vì xây dựng kinh tế văn hóa không có cán bộ thì không làm được, người cán bộ có tài mà không có đức thì cũng vô dụng. Trong bối cảnh hiện nay sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, xu thế hợp tác toàn cầu đòi hỏi các quốc gia quan tâm hơn nữa đến giáo dục. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã xác định mục tiêu của giáo dục là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài hình thành đội ngũ tri thức có tay nghề có năng lực thực hành, tự chủ năng động và sáng tạo, có tinh thần yêu nước, giáo dục là động lực của sự phát triển đưa đất nước tiến tới giàu mạnh, dân chủ văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Vì vậy đổi mới để nâng cao hiệu quả giáo dục đang là vấn đề được toàn Đảng, toàn dân quan tâm.
1.1 Lí do chọn đề tài
 Đổi mới giáo dục nước ta hiện nay là cải cách căn bản và toàn diện để giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội , bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế. Việc đổi mới diễn ra đồng bộ ở tất cả các cấp học, ngành học, nội dung và phương pháp trong đó có bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông
 Mục đích của giáo dục phổ thông không chỉ rèn luyện cho học sinh năng lực nhận thức mà khuyến khích định hướng cho các em năng lực hành động. Việc dạy học lịch sử góp phần thực hiện khả năng này.Vì qua những sự kiện lịch sử cụ thể cung cấp cho học sinh những mẫu hình, những cách hành động khác nhau, có tác dụng gợi ý mở ra những hướng khả năng hành động cụ thể .Sức mạnh của tri thức lịch sử là khuyến khích thúc đẩy và định hướng hành động của học sinh đúng, độc lập chủ động. Thông qua các bài học lịch sử giáo viên giúp học sinh khôi phục quá khứ rút ra kết luận đánh giá bài học kinh nghiệm cho cuộc sống ngày nay vậy nên bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vai trò hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử phát triển hợp quy luật xã hội loài người . Trên cơ sở đó giáo dục các em lòng tự hào dân tộc lý tưởng độc lập tự do, rèn luyện kĩ năng vận dụng trí thức đã học hành động trong thực tiễn , phù hợp với trình độ, nhiệm vụ của mình.
 Để nâng cao hiệu quả học tập lịch sử, học sinh có hứng thú chủ động sáng tạo lĩnh hội kiến thức của môn học đòi hòi tất cả thầy cô phải đổi mới phương pháp dạy và học, sử dụng phương pháp phù hợp, tổ chức hoạt động phải linh hoạt để học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, Thông thường trong giảng dạy lịch sử ở trường THPT giáo viên sử dụng phương pháp phù hợp với môn học như lược thuật, miêu tả, sử dụng tranh ảnh đồ dùng trực quan, so sánh, phân tích, sử dụng tư liệu hay sử dụng các phương pháp mới như sơ đồ tư duy, thảo luận để học sinh hiểu rõ hơn một sự kiện, hiện tượng lịch sử . Việc sử dụng sơ đồ, đặc biệt các sơ đồ trống đưa lại kết quả cao hơn . Sử dụng sơ đồ trống không phải là đánh đố học sinh mà giúp các em phát triển tư duy tìm tòi khám phá , hiểu lịch sử sâu sắc hơn từ đó có ý nghĩa giáo dục lớn . 
 Học sinh lớp 10 ở trường phổ thông nói chung năng lực học tập môn sử còn chưa tốt, các em thụ động trong việc tiếp thu bài giảng, chưa biết cách khai thác kiến thức sách giáo khoa phục vụ cho giờ học một cách có hiệu quả. Mặt khác nhiều giáo viên giảng dạy còn tham kiến thức chưa đưa ra phương pháp kích thích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh nên kết quả kiểm tra chưa cao. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng như tạo hứng thú cho học sinh học môn lịch sử, tôi đã sử dụng phương pháp học tập tích cực: “Một số biện pháp sử dụng sơ đồ trống để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử 10 trường THPT Trần phú - Nga sơn.”
1.2 Mục đích nghiên cứu 
 - Giúp học sinh chủ động , tích cực tìm tòi và hoàn thiện kiến thức
 - Giúp học sinh hiểu , nhớ lâu bài học qua đó tạo hứng thú , say mê đối với môn học. Nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
- Đề tài này sẽ nghiên cứu về vấn đề các biện pháp sử dụng sơ đồ trống nhằm tạo sự hứng thú trong học tập, kiểm tra theo nhóm, cặp, cá nhân trong nội dung lịch sử lớp 10 THPT.
- Học sinh lớp 10A, 10G trường THPT Trần Phú - Nga Sơn
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử
- Kiểm tra kết quả học sinh, đối chiếu so sánh điều tra chất lượng
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
- Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế. Thực hành giảng dạy
2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận
 Phát triển tư duy học sinh đối với môn sử ở trường trung học không phải chỉ biết ghi nhớ các sự kiện hiện tượng lịch sử mà quan trọng các em phải nắm được bản chất của sự kiện, giải thích được các sự kiện , hiện tượng lịch sử, phát triển tư duy logic cho học sinh rất quan trọng. 
 Làm thế nào để nâng cao bộ môn lịch sử trong trường phổ thông , để phát huy tính tích cực chủ động và sự hứng thú đối với môn học rất nhiều nhà giáo dục , các thầy cô giáo trăn trở tìm tòi áp dụng phương pháp có hiệu quả nhất phù hợp với đối tượng học sinh của mình . Như nhà giáo dục Đai-si đã nói : Dạy học lịch sử cũng như dạy học bấy cứ thứ gì , đòi hỏi người thầy khêu gợi cái thông minh chứ không phải bắt buộc cái trí nhớ làm việc bắt ghi chép rồi trả lời . Để phát triển trí thông minh lôgic bằng năng tự tìm tòi của học sinh . Việc sử dụng phương pháp sơ đồ trống có hiệu quả rất lớn bởi đây là phương pháp dạy học trực quan , kiến thức cơ bản được sắp sếp dưới dạng mô hình và có tính biểu tượng được xây dựng trên cấu trúc lôgic bên trong sự kiện hiện tượng lịch sử một cách khái quát , các em tự tìn tòi kiến thức một cách chủ động , từ đó góp phần phát triển năng lực nhận thức tư tưởng , nhân cách cho các em.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Hiện nay nhiều học sinh trung học phổ thông nói chung, học sinh lớp 10 nói riêng năng lực học môn sử còn yếu , nhiều em có quan điển giống nhau là chì cần học thuộc, học vẹt mà chưa có sự yêu mến, khám phá môn học giống như những môn học khác . Bản thân các em chưa chưa có một phương pháp học cụ thể để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên . Mặt khác giáo viên giảng dạy một số trường một phần nào đó chưa định ra được phương pháp dạy học và chưa truyền niềm say mê cho học sinh nên chất lượng các kì thi còn thấp, tỉ lệ yếu kém nhiều . Từ thự tế trên bản thân tôi đã tự học tự nghiên cứu phương pháp dạy học mới phù hợp từng nội dung bài dạy , đối tượng học tập để đạt hiệu quả nhất , đó là hướng cho các em tư duy độc lập tự tìm tòi khám phá sự kiện lịch sử , vì thế tôi chọn đề tài sử dụng sơ đồ trống trong dạy học lịch sử 10 trung học phổ thông
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Sơ đồ trống là đồ dung trực quan không có kí hiệu được sử dụng trong từng bài, mục hoặc một phần của mục nhằm phát huy năng lực hành động tìm tòi suy nghĩ của các em.
Các giải pháp sử dụng sơ đồ trống trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT: 
+ Tổ chức tìm hiểu kiến thức mới
+ So sánh các sự kiện hoặc hiện tượng lịch sử 
+ Luyện tập củng cố kiến thức.
2.3.1 Sử dụng sơ đồ trống khi tìm hiểu kiến thức mới.
- Vận dụng: Bài 5. Trung Quốc thời phong kiến sách giáo khoa lịch sử 10 THPT,
khi tìm hiểu về sự hình thành của xã hội phong kiến .
- Mục đích: giúp học sinh tìm hiểu xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành gồm những giai cấp nào, mối quan hệ các giai cấp mới .
- Tổ chức thực hiện: 
+ Bước 1: Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ.
 Sau khi giới thiệu những việc làm của nhà Tần với ý nghĩa thống nhất đất nước, giáo viên dẫn dắt cùng với việc thống nhất lãnh thổ, sản xuất phát triển xã hội Trung Quốc có sự thay đổi như thế nào? Xã hội phong kiến được hình thành ra sao các em đọc sách giáo khoa và hoàn thiện sơ đồ về sự phân hóa của xã hội Trung Quốc theo mẫu sau.
 Xã hội Trung Quốc cổ đại Xã hội phong kiến Trung Quốc
+ Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận theo cặp hoàn thiện sơ đồ 3 phút, giáo viên gợi ý kiến thức bài xã hội phương đông cổ đại.
+ Bước 3: Giáo viên gọi một học sinh lên bảng hoàn thiện bảng phụ, học sinh khác bổ sung (nếu cần) sau đó giáo viên nhận xét kết hợp với sử sụng sơ đồ chuẩn bị trước . 
 Xã hội Trung Quốc cổ đại Xã hội phong kiến Trung Quốc
Địa chủ
Qúi tộc
Nông dân giàu 
Nông dân tự canh 
Nông dân nghèo 
 RĐ Tô
Nông dân lĩnh canh
Nông dân công xã
Nô lệ 
 + Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ và chỉ ra giai cấp mới, mối quan hệ của các giai cấp mới. Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận: Như vậy quan hệ bóc lột của quí tộc với nông dân công xã bắt đầu tan vỡ nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh xã hội phong kiến hình thành.
2.3.2 Sử dụng sơ đồ trống khi so sánh các sự kiện hiện tượng lịch sử
- Vận dụng: Bài 17 Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV) sách giáo khoa lịch sử 10 THPT, khi tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI - XV hoặc có thể vận dụng ở bài 25 Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX khi so sánh bộ máy nhà nước thời Gia Long và Minh Mạng.
- Mục đích: giúp học sinh so sánh điểm giống và khác nhau của tổ chức bộ máy nhà nước thời Lí, Trần, Hồ với bộ máy nhà nước thời Lê sơ rồi rút ra sự phát triển của tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
- Tổ chức thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị 2 sơ đồ trống theo mẫu sau, 2 tờ giấy Ao, băng dính 2 mặt, bút dạ.
 Sau khi học sinh tìm hiểu những việc làm của nhà Lý có ý nghĩa to lớn mở ra thời kì phát triển mới của đất nước Đại Việt, giáo viên dẫn dắt từ thế kỉ XI -XV tổ chức bộ máy nhà nước được xây dựng phát triển hoàn chỉnh. Vậy qua các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ tổ chức bộ máy nhà nước phát triển hoàn chỉnh như thế nào? Em hãy đọc sách giáo khoa và hoàn thiện sơ đồ sau:
 Sau đó giáo viên chia lớp thành 2 nhóm rồi yêu cầu : 
Nhóm 1 hoàn thiện sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ . 
Nhóm 2 hoàn thiện sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ.
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lí,Trần, Hồ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ
 Trung 
 ương
 Địa
 phương
+ Bước 2: Học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận theo cặp và hoàn thiện sơ đồ trong thời gian 3 phút.
+ Bước 3: Giáo viên gọi mỗi nhóm một học sinh lên bảng chọn và dán vào sơ đồ trống các từ đúng, học sinh khác nhận xét bổ xung.
Giáo viên nhận xét, kết luận sử dụng sơ đồ chuẩn bị trước như sau:
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lí,Trần, Hồ. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ
Vua
Vua
 Trung
Đại hành khiển
Tể tướng
 ương
Hàn lâm viện
Ngự sử đài
6 bộ
Sảnh
Viện
Đài
 Đạo thừa tuyên
Lộ, Trấn
Phủ, Huyện, Châu
Phủ, Huyện, Châu
 Địa 
 phương
 Xã
 Xã
+ Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát 2 sơ đồ hãy rút ra điểm giống và khác nhau giữa tổ chức bộ máy nhà nước thời thời Lí,Trần, Hồ với tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ .
Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung. 
Giáo viên kết luận: dựa vào sơ đồ rút ra điểm giống và khác.
Giống nhau: ở Trung ương đều có vua đứng đầu, ở Địa phương vẫn giữ nguyên cấp phủ, huyện, châu và xã. 
Khác nhau: ở Trung ương thời Lê sơ chức Tể tướng và Đại hành khiển bị bãi bỏ thay vào đó là 6 bộ, ở Địa phương thời Lê sơ không còn Lộ, Trấn thay vào đó là 13 Đạo thừa tuyên.
Như vậy tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ đã hoàn chỉnh hơn, quyền lực của chính quyền trung ương nhất là quyền lực của nhà vua cao hơn. Chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đễn mức độ cao và hoàn thiện.
2.3.3 Sử dụng sơ đồ trống khi luyện tập, củng cố kiến thức.
- Vận dụng: khi dạy bài 29 Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh và các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại sách giáo khoa lịch sử 10 THPT 
- Mục đích: Giúp học sinh nắm đặc trưng từng cuộc cách mạng tư sản từ đó rút ra khái niệm cách mạng tư sản .
- Tổ chức thực hiện:
+ Bước 1: Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập.
 Sau khi kết thúc bài Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh, giáo viên sử dụng sơ đồ trống để luyện tập củng cố bài theo mẫu sau:
Cách mạng tư sản Anh
Thời gian
Người lãnh đạo
Giai cấp lãnh đạo
Hình thức
Mục tiêu
Nhiệm vụ
+ Bước 2: Học sinh tự hoàn thiện phiếu học tập thời gian 2 phút sau đó giáo viên gọi mỗi học sinh hoàn thiện một ô trống.
+ Bước 3: Học sinh hoàn thiện ô trống, giáo viên nhận xét kết luận và sử dụng sơ đồ đã chuẩn bị trước.
Cách mạng tư sản Anh
Hình thức
Thời gian
Giai cấp lãnh đạo
Người lãnh đạo
Mục tiêu
Nhiệm vụ
Nội chiến
Ô. Crôm-oen
1642 -1688
Tư sản và quí tộc mới
Mở đường 
CNTB phát 
triển
Lật đổ chế độ phong kiến
+ Bước 4: Sau khi hoàn thiện sơ đồ giáo viên nhấn mạnh các đặc trưng của cuộc cách mạng tư sản Anh như nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, mục tiêu . Học sinh quan sát sơ đồ rút ra kết luận cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo làm nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến và mục tiêu là mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Có thể sử dụng sơ đồ này cho các cuộc cách mạng tư sản đầu thời cận đại như chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Cách mạng tư sản Pháp, vận động thống nhất Đức, nội chiến ở Mĩđể hoàn thiện khái niệm cách mạng tư sản.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi thực hiện ở 2 lớp: 10A. 10G trong năm học 2017 - 2018 tôi thấy đạt được những kết quả rất khả quan.
- Bài giảng lịch sở bớt nặng nề khô khan nhàm chán mà cuốn hút học sinh hơn.
- Phần lớn các em đã có ý thức học tập, có phương pháp học tốt hơn chủ động tìm hiểu kiến thức, hứng thú hơn khi tìm ra kiến thức mới.
- Cơ bản các em biết quan sát sử dụng sơ đồ lịch sử để rút ra những kiến thức cần nắm. Do đó chất lượng tiết học cao hơn, học sinh tiếp thu bài tốt hơn
- Để đánh giá sự hứng thú của học sinh tôi đã khảo sát ở 2 lớp và kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số học sinh 
Kết quả khảo sát
Hứng thú
Không hứng thú
10A
42
41
1
10G
39
37
2
TỔNG
81
78 ( 96 % )
3 ( 4 % )
- Kết quả khảo sát 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng được thể hiện như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thực nghiệm
10A
42
16
38
15
36
10
24
1
2
0
0
10G
39
12
31
14
36
11
28
2
5
0
0
Đối chứng
10B
40
9
23
10
25
14
35
7
17
0
0
10C
42
10
24
12
29
14
33
6
14
0
0
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
- Sơ đồ trống là một loại dụng cụ trực quan đơn giản có sức khái quát hệ thống hóa kiến thức một cách cô đọng. Nhưng trước khi sơ đồ vào giảng dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung, mực đích yêu cầu của từng tiết học để lựa chọn những sơ đồ phù hợp mới khai thác hết nội dung bài học, không được sử dụng nhiều sơ đồ trong tiết học tránh dàn trải. Sử dụng sơ đồ trong tiến trình bài học phải đúng lúc đúng chỗ, đúng cường độ phải có sự say mê, tích cực của học sinh, các em phải cảm thấy hứng thú khi tìm hiểu kiến thức. 
- Sự quan tâm hướng dẫn kịp thời của giáo viên cũng giúp các em tự tin trong tự tìm hiểu kiến thức cũng như trong kiểm tra đánh giá.
- Qua quá trình tổ chức nghiên cứu, tôi đã tìm ra các biện pháp sử dụng sơ đồ trống nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập môn lịch sử lớp 10 THPT. Khi áp dụng vào giảng dạy tôi thấy rất hiệu quả, đã xây dựng được cho các em thói quen chủ động tìm hiểu kiến thức, có tác phong nhanh nhẹn, góp phần nâng cao hiệu quả môn học.
3.2 Kiến nghị, đề xuất
- Do thời gian nghiên cứu ngắn cho nên cần có thời gian để thực hiện nhiều hơn.
- Số lớp tham gia thực hiện ít nên cần phải áp dụng rộng rãi ở nhiều lớp hơn
- Triển khai thực hiện đồng bộ cho đồng nghiệp trong tổ.
- Luôn luôn tạo được sự hứng thú cho học sinh.
- Cần có sự quan tâm hỗ trợ hơn nữa của ngành, nhà trường về trang thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác dạy và học.
- Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn tìm tòi những phương pháp mới thích hợp với tiết dạy để cuốn hút học sinh vào bài học.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút để viết sáng kiến kinh nghiệm này, nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Tôi mong cần có sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này thực sự hiệu quả, áp dụng vào thực tiễn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG 
Thanh hóa, ngày 25 tháng 5năm 2018 Tôi xin cam đoan sáng kiến là sản phẩm trí tuệ của cá nhân, không có sự sao chép. Nếu sai phạm Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
 Người viết
Hoàng Thị Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phương pháp giảng dạy Lịch Sử. Của tác giả Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị,Trịnh Tùng, nguyễn Thị Côi, nhà xuất bản giáo dục Năm 1998
2. Sách giáo khoa Lịch sử 10. Của nhóm tác giả Phan ngọc Liên, Lương Ninh, Trương Hữu Quýnh,Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Cảnh Minh, Nghiêm Đình Vì nhà xuất bản giáo dục. Năm 2007
3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Lịch sử. Của Bộ giáo dục và đào tạo do Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường biên soạn . Nhà xuất bản giáo dục năm 2007.
4. Sách giáo viên môn Lịch sử lớp 10 . Của nhóm tác giả Phan ngọc Liên, Lương Ninh, Trương Hữu Quýnh,Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Hồng Liên, Nguyễn Cảnh Minh, Nghiêm Đình Vì . Nhà xuất bản giáo dục năm 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_so_do_trong_de_phat_huy_tinh_t.doc