SKKN Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu tại địa phương trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường thpt Dtnt Tỉnh

SKKN Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu tại địa phương trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường thpt Dtnt Tỉnh

Lịch sử là “thầy giáo của cuộc sống, tấm gương của muôn đời”. Lịch sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử nhân loại, hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam là một đất nước có truyền thống lịch sử hơn 2000 năm dựng nước và giữ nước, trải qua những nấc thăng, trầm. Hơn bao giờ hết, lịch sử càng giữ vai trò quan trọng, là linh hồn, gắn liền với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

 Là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước, gắn với niềm tự hào và tự tôn dân tộc nhưng đáng buồn là hiện nay giới trẻ đang quay lưng đối với lịch sử nước nhà. Chính vì vậy, dạy và học lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay đang là một vấn đề nóng của ngành Giáo dục. Qua khảo sát của Bộ giáo dục và Đào tạo, số lượng học sinh chọn môn lịch sử để thi tốt nghiệp phổ thông năm 2014 rất đáng buồn: Hà Nội hơn 8%, Hải Phòng: 8,7%, Đà Nẵng: 6,5%, TP. Hồ Chí Minh 6%. Học sinh ngày càng thờ ơ, không hứng thú trong việc lĩnh hội tri thức lịch sử. Bởi thế, giáo sư Văn Như Cương cũng cho rằng: “Không giáo dục lịch sử chu đáo được cho thế hệ trẻ, chúng ta sẽ tạo ra cho xã hội tương lai một thế hệ công dân mất gốc, thờ ơ với vận mệnh dân tộc”.

 Là một giáo viên dạy lịch sử, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp nhằm lôi cuốn các em vào bài giảng của mình, nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn. Trên con đường tìm tòi và sáng tạo ấy việc khai thác các nguồn tư liệu lịch sử trong dạy học luôn là một nội dung đặc biệt quan trọng. Trong đó di sản văn hóa là một trong những nguồn tư liệu quí giá.

Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đối với dân tộc Việt Nam DSVH là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Bởi vậy trong DHLS, việc lồng ghép kiến thức về DSVH có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ giúp tạo biểu tượng, ghi nhớ sự kiện mà còn giúp học sinh hiểu bản chất, khái niệm và rút ra quy luật và bài học lịch sử. Qua đó giáo dục học sinh hướng về các giá trị văn hóa truyền thống ,làm cốt lõi cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Mặt khác việc việc vận dụng tốt DSVH vào quá trình dạy học còn có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất , năng lực người học.

 

doc 19 trang thuychi01 11892
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu tại địa phương trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường thpt Dtnt Tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lịch sử là “thầy giáo của cuộc sống, tấm gương của muôn đời”. Lịch sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử nhân loại, hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam là một đất nước có truyền thống lịch sử hơn 2000 năm dựng nước và giữ nước, trải qua những nấc thăng, trầm. Hơn bao giờ hết, lịch sử càng giữ vai trò quan trọng, là linh hồn, gắn liền với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.
 Là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục lòng yêu nước, gắn với niềm tự hào và tự tôn dân tộc nhưng đáng buồn là hiện nay giới trẻ đang quay lưng đối với lịch sử nước nhà. Chính vì vậy, dạy và học lịch sử trong các trường phổ thông hiện nay đang là một vấn đề nóng của ngành Giáo dục. Qua khảo sát của Bộ giáo dục và Đào tạo, số lượng học sinh chọn môn lịch sử để thi tốt nghiệp phổ thông năm 2014 rất đáng buồn: Hà Nội hơn 8%, Hải Phòng: 8,7%, Đà Nẵng: 6,5%, TP. Hồ Chí Minh 6%. Học sinh ngày càng thờ ơ, không hứng thú trong việc lĩnh hội tri thức lịch sử. Bởi thế, giáo sư Văn Như Cương cũng cho rằng: “Không giáo dục lịch sử chu đáo được cho thế hệ trẻ, chúng ta sẽ tạo ra cho xã hội tương lai một thế hệ công dân mất gốc, thờ ơ với vận mệnh dân tộc”.
 Là một giáo viên dạy lịch sử, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp nhằm lôi cuốn các em vào bài giảng của mình, nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn. Trên con đường tìm tòi và sáng tạo ấy việc khai thác các nguồn tư liệu lịch sử trong dạy học luôn là một nội dung đặc biệt quan trọng. Trong đó di sản văn hóa là một trong những nguồn tư liệu quí giá.
Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đối với dân tộc Việt Nam DSVH là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Bởi vậy trong DHLS, việc lồng ghép kiến thức về DSVH có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ giúp tạo biểu tượng, ghi nhớ sự kiện mà còn giúp học sinh hiểu bản chất, khái niệm và rút ra quy luật và bài học lịch sử. Qua đó giáo dục học sinh hướng về các giá trị văn hóa truyền thống ,làm cốt lõi cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Mặt khác việc việc vận dụng tốt DSVH vào quá trình dạy học còn có tác dụng kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất , năng lực người học. 
 	Với vị trí, ý nghĩa quan trọng như vậy, vấn đề khai thác và sử dụng DSVH nói chung, DSVHPVT nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Từ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài 
“SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TIÊU BIỂU TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 – 2016 của mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, cá nhân tôi mong muốn:
Một lần nữa nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị và thực trạng của việc sử dụng DSVH nói chung và DSVHPVT nói riêng trong dạy học lịch sử hiện nay
Lựa chọn một số DSVHPVT tiêu biểu ở địa phương lồng ghép vào các tiết dạy nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử
3. Đối tượng nghiên cứu
 	Một số di sản VHPVT tiêu biểu ở Thanh hóa và sử dụng trong các tiết dạy học sinh lớp 10 trường DTNT Tỉnh
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp, liên ngành
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của học sinh, rút kinh nghiệm cho bản thân.
 II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
- Khái niệm di sản văn hóa
Theo từ điển Tiếng Việt di sản là “cái của thời trước để lại”. Đó chính là tất cả những tài sản con người trong quá khứ để lại. Còn văn hóa, cho đến nay có hàng trăm định nghĩa, trong đó định nghĩa của UNESCO (1982) phổ biến hơn cả. Theo đó “văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng”. Như vậy văn hóa được định nghĩa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Đó là một khái niệm rộng, bao trùm.
Trên cơ sở quan niệm của UNESCO, Luật di sản văn hóa Việt Nam nêu rõ: “DSVH bao gồm DSVHPVT và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị kịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước CHXHCN Việt Nam”
Như vậy, DSVH bao gồm hai loại hình di sản vật thể và phi vật thể, là những tài sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng được lưu truyền từ quá khứ. 
- Khái niệm di sản văn hóa vật thể
 “DSVH VT là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” (Điều 4, Luật Di sản) 
- Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể
Về mặt thời gian khái niệm DSVHPVT xuất hiện khá muộn và mỗi quốc gia có những quan niệm khác nhau. Tháng 10/2013, UNESCO đã thông qua công ước: “ về bảo vệ di sản phi vật thể” đánh dấu sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, lần đầu tiên khái niệm di sản văn hóa phi vật thể được bàn đến một cách toàn diện, cụ thể “DSVHPVT được hiểu là các tập quán, hình thức biểu hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ”. Với cách hiểu này, rõ ràng DSVHPVT chính là phần cốt lõi bên trong, là phần hồn của văn hóa, tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Trên cơ sở công ước của Liên Hợp Quốc, mỗi nước lại đưa ra những khái niệm về DSVHPVT của riêng mình. Năm 2009, Việt Nam đã chỉnh sữa một số điều của Luật di sản và khái niệm DSVHPVT được trình bày lại một cách xúc tích như sau: “ DSVHPVT là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng , không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” 
Có các loại hình DSVHPVT sau:
Tiếng nói, chữ viết
Ngữ văn dân gian
Nghệ thuật trình diễn dân gian
Tập quán xã hội và tín ngưỡng
Lễ hội truyền thống
Nghề thủ công truyền thống
Tri thức dân gian
1.2. Ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh
+ DSVHPVT tại địa phương góp phần cụ thể hóa, làm sáng tỏ kiến thức cơ bản trong sách giáo khóa, hỗ trợ quá trình hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh. Những tài liệu này góp phần khôi phục lại bức tranh quá khứ, cụ thể hóa sự kiện, nhân vật giup học sinh có những biểu tượng sinh động nhất, từ đó nhớ kiến thức lâu hơn
Ví dụ khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X- XV” GV có thế sử dụng tài liệu về lễ hội Lam Kinh (diễn ra vào ngày 21,22/8 âm lịch tại khu di tích Lam Kinh). Việc sử dụng tài liệu này có giá trị lớn trong việc cụ thể hóa kiến thức về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và anh hùng Lê Lợi, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức của bài học
+ Sử dụng DSVHPVT nâng cao tính trực quan, giúp học sinh hình thành biểu tượng lịch sử một cách sinh động. Những tư liệu tranh ảnh, phim, các loại hình nghệ thuật dân gian, lễ hội, các làng nghề thủ côngnếu được sử dụng trong dạy học sẽ huy động được toàn diện các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác để nhìn, nghe, cảm nhận, từ đó tiếp thu một cách hiệu quả nhất kiến thức 
- Về kỹ năng
Sử dụng DSVHPVT trong dạy học lịch sử tạo điều kiện cho học sinh phát triển nhiều kỹ năng quan trọng : kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức; kỹ năng quan sát; kỹ năng sống, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề
Ví dụ khi dạy bài 14 “ Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam”, ở mục đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về các tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Sau đó GV yêu cầu học sinh liên hệ thực tế ở địa phương mình, đưa ra đánh giá nhận xét về những cái hay, cái đẹp và những cái chưa hay của một số tục lệ ở địa phương
Từ đó giáo dục các em ý thức trân trọng, bảo vệ những giá trị tốt đẹp của văn hóa Việt Nam
- Về giáo dục
Sử dụng DSVHPVT trong dạy học lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục học sinh về các mặt như giáo dục nhân cách, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó rèn luyện các em thói quen làm việc nghiêm túc, khoa học, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 
 	Với ý nghĩa to lớn đó, việc sử dụng DSVHPVT vào dạy học lịch sử ở các nhà trường phổ thông đã và đang được các cấp, ngành quan tâm. Điều đó thể hiện qua các công văn liên ngành của Bộ giáo dục và Bộ Văn hóa thể thao du lịch ngày 16/1/2013 về “ Hướng dẫn sử dụng DSVH trong dạy học ở trường phổ thông, TTGDTX”. Trên cơ sở đó Sở giáo dục – đào tạo Thanh Hóa cũng đã tổ chức tập huấn cho giáo viên về giá trị của DSVH trong dạy học vào tháng 11/2013.
 	Tóm lại DSVH nói chung và DSVHPVT tại đại phương nói riêng có một vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học lịch sử. Là những người giáo viên dạy lịch sử chúng ta cần quan tâm hơn nữa về vấn đề này, huy động đối đa khả năng của bản thân mình, vận dụng sự hiểu biết về các DSVHPVT tiêu biểu của quê hương để truyền đạt tới các thế hệ học sinh, giúp các em hiểu rõ hơn truyền thống của quê hương đất nước và góp phần đào tạo nên các thế hệ học sinh phát triển toàn diện trong tương lai.
2. Thực trạng của việc dạy và học ở nhà trường
2.1. Những thuận lợi:
 - Tại Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh, BGH nhà trường tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư trang thiết bị, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, tổ chức ngoại khóa...
 - Giáo viên nhận thức được rằng bộ môn lịch sử vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay nên đầu tư soạn giáo án, sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu, tài liệu tham khảo, tạo sự hứng thú trong bài giảng, giúp các em yêu thích môn lịch sử.
 - Một số học sinh rất hứng thú với môn lịch sử. 
2.2 Những khó khăn:
 - Tài liệu tham khảo còn nghèo, hiếm; cơ sở vật chất phục vụ cho chiếu phim tư liệu còn thiếu hoặc đã cũ 
 - Giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu tham khảo, chỉ dạy những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, làm cho bài giảng khô khan, cứng nhắcTrong quá trình lên lớp, giáo viên còn nặng về lý thuyết, thuyết trình
 - Việc sử dụng DSVH và DSVHPVT tại địa phương trong dạy học bộ môn chưa tốt, giáo viên còn lúng túng khi phân loại, lựa chọn, sử dụng di sản vào bài học cụ thể
 - Nhiều học sinh có suy nghĩ môn Sử là môn phụ, học đối phó, không đọc thêm tài liệu, ít tham gia phát biểu ý kiến
 Xuất phát từ thực trạng trên, chúng ta cần nhìn nhận tầm quan trọng của việc lồng ghép nội dung về di sản văn hóa tại địa phương vào các bài học lịch sử làm cho bài giảng phong phú, hấp dẫn, đem đến niềm vui, sự hứng thú cho học sinh, đồng thời bồi đắp tâm hồn trong sáng để học sinh biết nâng niu, trân trọng giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển nhân cách đạo đức học sinh. Các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương.
3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
3.1 Một số nguyên tắc lựa chọn DSVHPVT ở địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
- Lựa chọn nội dung DSVHPVT tại địa phương trong DHLS cần phải đảm bảo tính tư tưởng. Đây là nguyên tắc nền tảng, đòi hỏi các tài liệu khi lựa chọn phải phản ánh đúng sự thật lịch sử khách quan, không xuyên tạc hay bóp méo lịch sử. Muốn vậy người GV cần đứng trên lập trường chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng để lựa chọn di sản
- Khi lựa chọn cần đảm bảo tính khoa học. Đó là tư liệu phải đảm bảo tính chính xác, ưu tiên những di sản đã được xếp hạng, những di sản chưa được xếp hạng nhưng phải có tính điển hình, có vị trí, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương
- Phải đảm bảo tính sư phạm khi lựa chọn. Cần lựa chọn di sản phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, thời lượng tiết học, trình độ và khả năng nhận thức của học sinh
 	Tài liệu về DSVHPVT ở địa phương vô cùng phong phú, để việc sử dụng đạt được kết quả tốt nhất thì người giáo viên cần lựa chọn những di sản tiêu biểu nhất, gần gũi nhất đối với nhân dân địa phương đồng thời việc sử dụng vào nội dung nào của bài học cũng phải được lựa chọn, tính toán kỹ càng giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc trong dòng chảy của thời đại
3.2 Các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Thanh Hóa cần lựa chọn sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 ( chương trình chuẩn)
 	Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa. Vì vậy nơi đây có hệ thống các DSVH vô cùng phong phú, trong đó phải kể đến các DSVHPVT với nhiều loại hình thể hiện. Với đề tài này, tôi lựa chọn các loại hình DSVHPVT sau
- Văn học dân gian
- Nghệ thuật trình diễn dân gian
- Tập quán, tín ngưỡng
- Lễ hội truyền thống
- Làng nghệ thủ công truyền thống
 Mỗi DSVHPVT tại địa phương có vị trí, ý nghĩa khác nhau đối với mỗi bài học, dưới đây là những DSVHPVT tiêu biểu nhất được lựa chọn phù hợp với nội dung của mỗi bài học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở bậc phổ thông
Tên bài dạy
Nội dung bài học có sử dụng di sản
Tài liệu DSVHPVT ở Thanh Hóa được sử dụng
Bài 14: “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam”
Mục 1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc
- Lễ hội cổ truyền xứ Thanh như lễ hội bánh chưng, bánh dày ở Sầm Sơn
- Hình ảnh về các tín ngưỡng (thờ cúng tổ tiên, các anh hùng) và phong tục tập quán ( ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu). 
Bài 15 “ Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ( từ thế kỷ II trcn – thế kỷ X)
Mục 2: Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội
Văn hóa Việt vẫn được bảo tồn 
Dân ca, nghi lễ, trò diễn dân gian Thanh Hóa:
- Hò Sông Mã
- Diễn xướng múa đèn Đông Anh (Đông Sơn ) bài ca Đi cấy.
Bài 16: “ Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập ( tiếp theo ) 
 Mục 1: Khái quát phong trào đấu tranh từ TK I đến đầu thế kỷ X
Các phong trào đấu tranh của nhân dân quận Cửu Chân.
- Truyện kể dân gian như truyền thuyết bà Triệu
- Lễ hội đền bà Triệu ( 21-23/2 AL)
Bài 17: “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thể kỷ X – XV
Mục 1: Mở rộng và phát triển nông nghiệp
- Sự phát triển nông nghiệp thời Lê sơ
Mục 2: Phát triển thủ công nghiệp
- Nhiều làng nghề thủ công được hình thành
- Thơ ca dân gian Thanh Hóa về thời Lê sơ
- Giới thiệu nghề đúc đồng ở Trà Đông ( Thiệu Hóa )
Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XIX
Mục 1: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê
- Lê Hoàn và cuộc kháng chiến chống Tống 
Mục III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Lễ hội tại đền thờ Lê Hoàn ( Thọ Xuân ) 
- Lễ hội Lam Kinh
- Những giai thoại dân gian về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và anh hùng Lê Lợi
Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV 
Mục I. Tư tưởng tôn giáo
Phật giáo phát triển mạnh trong các thế kỷ X – XV
Mục II. Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật sân khấu phát triển
- Giới thiệu chùa Giáng
 ( Vĩnh Lộc) 
- Nghệ thuật sân khấu chèo Thanh Hóa
Bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII
Mục 3: Nhà nước phong kiến ở Đàng Ngoài
- Thể chế nhà nước vua Lê chúa Trịnh 
- Những giai thoại dân gian về Trạng Quỳnh
Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI – XVIII 
Mục 2: Sự phát triển của thủ công nghiệp
Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển
Nghề thủ công ở Thanh Hóa: nghề rèn sắt ở Tiến Lộc – Hậu Lộc; Nghề mộc – Hoằng Hóa, dệt chiếu Nga Sơn
Bài 24. Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI – XVIII 
Mục II. Sự phát triển giáo dục và văn học
2. Văn học
Văn học dân gian phát triển mạnh mẽ 
Mục III. Nghệ thuật và khoa học – kỹ thuật
Sự phát triển của nghệ thuật sân khấu
- Văn học dân gian Thanh Hóa: truyện Trạng Quỳnh, giai thoại về Đào Duy Từ
- Nghệ thuật chèo Thanh Hóa
3.3 Một số phương pháp sử dụng DSVHPVT tại địa phương trong dạy học lịch sử trường THPT 
3.3.1 Sử dụng DSVHPVT tại địa phương trong giờ học nội khóa trên lớp
Đây là hình thức dạy học cơ bản nhất, gồm nhiều bài học cụ thể, có những quy định chặt chẽ về nội dung, thời gian, địa điểm, học sinh. Bản thân DSVHPVT tại địa phương là nguồn tư liệu vô cùng quan trọng giúp khôi phục lại bức tranh quá khứ, cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, giúp học sinh có những biểu tượng sinh động nhất về những gì đã xảy ra
Ví dụ khi dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV”, GV có thể sử dụng các tài liệu (tranh ảnh, băng đĩa) về hai lễ hội lớn ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đó là Lễ hội Lê Hoàn (từ 7-9/3 âm lịch) và lễ hội Lam Kinh (ngày 21 và 22/8 âm lịch). Mục đích của việc sử dụng các tài liệu về lễ hội đó là cụ thể hóa kiến thức cơ bản về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đồng thời học sinh cũng cảm nhận được tài năng, đức độ của các anh hùng dân tộc trên quê hương xứ Thanh: Lê Hoàn và Lê Lợi. Với phương pháp dạy học như vậy giúp học sinh dễ dàng lĩnh hội kiến thức, đồng thời giáo dục các em thái độ biết ơn đối với cha ông, có ý thức bảo vệ giữ gìn di sản văn hóa của quê hương, đất nước.
 Ảnh: Lễ hội Lam Kinh 2015 Lễ hội Lê Hoàn 2015 
3.3.2 Sử dụng DSVHPVT tại địa phương khi giao bài tập cho học sinh 
Đây là một phương pháp có nhiều ưu điểm nhất là trong giai đoạn hiện nay phần lớn học sinh vẫn học thụ động, lười biếng, chưa có sự sáng tạo. GV có thể sử dụng phương pháp này trước hoặc sau khi tiến hành bài học trên lớp, tùy vào yêu cầu của từng bài học . Qua đó rèn luyện ở các em thái độ học tập tích cực, năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu và góp phần tiết kiệm thời gian của tiết học trên lớp. Khi thực hiện phương pháp này GV phải lựa chọn, phân công nhiệm vụ rõ ràng, tính khả thi và kiểm tra đánh giá quá trình làm việc của học sinh một cách toàn diện, công bằng
Chẳng hạn khi dạy bài 14: “ Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” , GV có thể đưa ra bài tập cho các nhóm chuẩn bị như sau
Nhóm 1: Sưu tầm tranh ảnh và các hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn
Nhóm 2: Sưu tầm các câu chuyện dân gian tại địa phương phản ảnh đời sống của cư dân Việt cổ thời kỳ này
Nhóm 3: Tìm hiểu các phong tuc tập quan của người Việt cổ còn tồn tại ở địa phương
Nhóm 4: Tìm hiểu một số giải pháp của địa phương nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quê hương
 Trong quá trình tiến hành bài học trên lớp, khi dạy mục 1 “ Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc” GV yêu cầu HS trình bày trước lớp sự chuẩn bị của nhóm mình. Sau đó GV nhận xét, đánh giá. Với phương pháp này đã thu hút được đông đảo HS cả lớp tham gia, rèn luyện khả năng làm việc nhóm ở các em và các kỹ năng tìm kiếm, sưu tầm tài liệu
3.3.3 Sử dụng DSVHPVT tại địa phương để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu vô cùng quan trọng trong đổi mới giáo dục hiện nay. Để việc dạy học đạt kết quả cao, GV có thể kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, sử dụng nhiều dạng câu hỏitrong đó phải kể đến một hình thức rất hiệu quả đó là sử dụng đồ dùng trực quan là các băng hình về

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_di_san_van_hoa_phi_vat_the_tieu_bieu_tai_dia_ph.doc