SKKN Một số giải pháp trong việc sử dụng, khai thác kênh hình khi dạy Bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại - Lịch sử lớp 10 - tiết 15, nhằm gây hứng thú học tập của học sinh

SKKN Một số giải pháp trong việc sử dụng, khai thác kênh hình khi dạy Bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại - Lịch sử lớp 10 - tiết 15, nhằm gây hứng thú học tập của học sinh

Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.

 Việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của nhiều phương pháp và mỗi phương pháp đều có vị trí, vai trò nhất định. Trong đó có phương pháp khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Bởi vì, quan niệm về chức năng, tác dụng của kênh hình trong sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới. “Trước kia chúng ta thuần túy quan niệm kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên sinh động. Ngày nay ngoài chức năng, tác dụng đó, kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử còn là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử” [5]. Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng, học sinh có điều kiện chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất.

 Hiện nay sách giáo khoa lịch sử nói chung và sách giáo khoa lịch sử lớp 10 nói riêng số lượng kênh hình được bổ sung nhiều hơn, nội dung phong phú hơn, thuận lợi cho cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy, việc khai thác kênh hình của học sinh còn nhiều bất cập, lúng túng, các em chưa biết khai thác kênh hình để phục vụ cho bài học, nhiều khi giáo viên gọi học sinh phân tích lược đồ hay tranh ảnh các em không biết làm như thế nào, trả lời điều gì? Không phải một bài mà rất nhiều bài các em chỉ xem hình ảnh để bình luận ảnh đó, lược đồ đó xấu hay đẹp, không liên tưởng gì đến bài học. Vấn đề này không phải lỗi của người học mà một phần trách nhiệm của người dạy. Vì vậy để khai thác tối đa hệ thống kiến thức bài học trong sách giáo khoa, thì việc hướng dẫn học sinh phương pháp khai thác kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên lịch sử. Với những lí do đó và để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp trong việc sử dụng, khai thác kênh hình khi dạy Bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại - lịch sử lớp 10 - tiết 15, nhằm gây hứng thú học tập của học sinh.

 

doc 20 trang thuychi01 7313
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong việc sử dụng, khai thác kênh hình khi dạy Bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại - Lịch sử lớp 10 - tiết 15, nhằm gây hứng thú học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M ỤC L ỤC
Trang
1. Mở đầu..............................................................................................
1
1.1. Lí do chọn đề tài:............................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu: ....................................................................
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................
2
2.1. Cơ sở lí luận............................................................................
2
2.2. Thực trạng vấn đề:..
3
2.2.1. Đối với giáo viên.
3
2.2.2. Đối với học sinh...
3
2.3. Giải pháp khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại.
5
2.3.1. Những kĩ năng cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại...
5
2.3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại
6
2.3.3. Giải pháp cụ thể khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại.
7
2.3.3.1. Đối với guyên nhân, điều kiện phát kiến địa lí
8
2.3.3.2. Đối với những cuộc phát kiến tiêu biểu
11
2.3.3.3. Đối với hệ quả của cuộc phát kiến địa lí
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..
17
3. Kết luận và kiến nghị
18
3.1. Kết luận...........................................................................................
18
3.2. Kiến nghị.........................................................................................
18
Tài liệu tham khảo
19
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài
	Đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đang trở thành yêu cầu cấp thiết hiện nay. Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học.
	Việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử là sự kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của nhiều phương pháp và mỗi phương pháp đều có vị trí, vai trò nhất định. Trong đó có phương pháp khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Bởi vì, quan niệm về chức năng, tác dụng của kênh hình trong sách giáo khoa đã có nhiều đổi mới. “Trước kia chúng ta thuần túy quan niệm kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên sinh động. Ngày nay ngoài chức năng, tác dụng đó, kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử còn là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử” [5]. Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng, học sinh có điều kiện chủ động, tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất.
	Hiện nay sách giáo khoa lịch sử nói chung và sách giáo khoa lịch sử lớp 10 nói riêng số lượng kênh hình được bổ sung nhiều hơn, nội dung phong phú hơn, thuận lợi cho cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy cho thấy, việc khai thác kênh hình của học sinh còn nhiều bất cập, lúng túng, các em chưa biết khai thác kênh hình để phục vụ cho bài học, nhiều khi giáo viên gọi học sinh phân tích lược đồ hay tranh ảnh các em không biết làm như thế nào, trả lời điều gì? Không phải một bài mà rất nhiều bài các em chỉ xem hình ảnh để bình luận ảnh đó, lược đồ đó xấu hay đẹp, không liên tưởng gì đến bài học. Vấn đề này không phải lỗi của người học mà một phần trách nhiệm của người dạy. Vì vậy để khai thác tối đa hệ thống kiến thức bài học trong sách giáo khoa, thì việc hướng dẫn học sinh phương pháp khai thác kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên lịch sử. Với những lí do đó và để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp trong việc sử dụng, khai thác kênh hình khi dạy Bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại - lịch sử lớp 10 - tiết 15, nhằm gây hứng thú học tập của học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp trong việc sử dụng, khai thác kênh hình khi dạy Bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại - lịch sử lớp 10 - tiết 15, tôi muốn hướng tới một số mục đích sau:
	Thứ nhất, đối với bản thân: tìm ra được ra được phương pháp dạy tối ưu cho bài học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môn lịch sử, đồng thời nâng cao được năng lực chuyên môn.
	Thứ hai, đối với học sinh: 
	+ Thông qua việc sưu tầm, sử dụng và khai thác kênh hình như lược đồ, tranh ảnh các cuộc phát kiến địa lí sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh.
	+ Học sinh sẽ hứng thú hơn trong học tập, đồng thời khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học.
	+ Hướng các em ngày càng yêu thích môn lịch sử hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10 trường THPT Triệu Sơn 4.
	- Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài, trong thực tế giảng dạy tôi chọn 4 lớp của trường THPT Triệu Sơn 4, đó là:
 	+ Lớp 10A1 và lớp 10A3 năm học 2016-2017 làm lớp đối chứng.
 	+ Lớp 10A20 và 10D20 năm học 2017-2018 làm lớp thực nghiệm. 
	Trong bốn lớp này thì hai lớp 10A1 và 10A20 là lớp thuộc ban khoa học tự nhiên, hai lớp còn lại là 10A3 và 10D20 thuộc ban cơ bản. 
	- Với đối tượng nghiên cứu đó, mong muốn lớn nhất của đề tài là nhằm gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
	- Phương pháp đọc và sưu tầm tài liệu:
	Là phương pháp nghiên cứu sưu tầm các tài liệu có liên quan đến những vấn đề cần nghiên cứu, tập hợp các dữ kiện liên quan đến đề tài này như: lược đồ, tranh ảnh, tư liệu về các nhân vật phát kiến địa lí.
	- Phương pháp tra khảo thực tế, thu thập thông tin:
	Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Dùng phương pháp này để quan sát học sinh qua tiết dạy xem thái độ học tập, thói quen và hành vi học tập. Qua đó tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu:
	Qua thời gian nghiên cứu, giáo viên tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu cũ với số liệu mới để thấy được kết quả nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
	Hiện nay, trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, việc sử dụng thiết bị dạy học là một trong những nội dung trọng tâm được Bộ GD – ĐT hết sức quan tâm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, tại Quyết định số 41/2000/QĐ/BGD&ĐT ngày 24/3/2000 của BGD & ĐT nhấn mạnh: “Thiết bị dạy học phải được sử dụng hiệu quả nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục” [6].
	Kênh hình có hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học. Những hình ảnh đa màu sắc từ sách giáo khoa đến màn hình Power Point không chỉ giúp học sinh nhận thức được sự vật hiện tượng lịch sử một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác, phát hiện ra những kiến thức lịch sử còn ẩn dấu trong kênh hình. Theo đó, kênh hình đập trực tiếp vào thị giác nên có sức lưu giữ hình ảnh cao. Bằng chứng từ kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Đặng Văn Đức cho thấy: “học sinh nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu cả nghe, lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức” [2].
 	Để phù hợp với đặc trưng môn học, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực, chủ động của học sinh thì việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, trong đó có việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như vậy, là vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan, minh họa cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. 
2.2. Thực trạng của vấn đề.
	2.2.1. Đối với giáo viên.
	Việc sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nói chung và kênh hình trong bài Tây Âu hậu kì Trung đại nói riêng là một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi thấy vẫn còn giáo viên chỉ quan tâm đến kênh chữ mà ít nhận thấy kênh hình - nguồn kiến thức quan trọng có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng đó?
	Thứ nhất: nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính chất hình thức, minh họa cho bài giảng.
	Thứ hai: có không ít giáo viên hiểu chưa hết nội dung, ý nghĩa của các kênh hình, nên chưa vận dụng chưa đúng vào trong bài giảng, vì vậy hiệu quả bài giảng không cao.
	Thứ ba: có giáo viên lại sưu tầm nhiều hình ảnh sinh động, có nội dung liên quan đến kênh hình trong bài, nhưng chỉ mang tính giới thiệu, chứ chưa mang tính chất khai thác để nâng cao chất lượng dạy học.
	Với thực trạng đó, trong những năm qua, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn, bản thân tôi đã và đang cố gắng sưu tầm tranh ảnh tư liệu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tích cực tìm ra những phương pháp mới để sử dụng, khai thác tốt kênh hình trong bài Tây Âu hậu kì Trung đại đạt hiệu quả cao nhất.
	2.2.2. Đối với học sinh.
	Ở trường THPT Triệu Sơn 4 sau khi dạy xong bài Tây Âu hậu kì Trung đại, tôi tiến hành kiểm tra kết quả và mức độ hứng thú học tập của học sinh lớp 10A1 và 10A3 năm học 2016-2017. 
	- Cách thức tiến hành. Tôi điều tra bằng 2 mẫu phiếu: 
	+ Mẫu phiếu thứ nhất: điều tra về mức độ hứng thú học tập của học sinh. (học sinh tích dấu X vào cột mình lựa chọn)
 Mức độ
Lớp
Thích
Bình thường
Không thích
Ghi chú
(lưu ý phiếu điều tra không ghi tên người được điều tra để đảm bảo yếu tố khách quan). 
	+ Mẫu phiếu thứ hai: điều tra kết quả học tập của học sinh. Hình thức nối cột A với cột B cho đúng: (nối đúng mỗi ý được 2,5 điểm. Thời gian làm 5 phút)
A
B
B. Đi-a-xơ (1450-1500)
Đi vòng quanh thế giới bằng đường biển
C. Cô-lôm-bô (1451?-1506)
Đến được cực Nam của châu Phi
Va-xcô đơ Ga-ma (1469?-1524)
Tìm ra châu Mĩ
Ph. Ma-gien-lan (1480-1521)
Đến được Ca-li-cút của Ấn Độ
	- Sau khi phát phiếu và nhận được kết quả như sau:
	+ Đối với mức độ hứng thú học tập:
Năm học 2016-2017
 Lớp
Mức độ
10A1
10A3
Số lượng
%
Số lượng
%
Thích
7
17,07
6
14,28
Bình thường
15
36,58
15
35,71
Không thích
19
46,34
21
50,0
Tổng
41
100
42
100
 Qua bảng điều tra ta thấy, số lượng học sinh thích môn lịch sử nói chung và bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại là khá khiêm tốn chỉ chiếm hơn 15%, còn lại đa số học sinh được điều cảm thấy bình thường hoặc không thích. Đáng chú ý là ở cả lớp 10A1 và 10A3 học sinh không thích học bài này chiếm đến 48,19%. Đó thực sự là một thách thức lớn đối với mỗi giáo viên lịch sử.
+ Đối với kết quả học tập:
Năm học 2016-2017
 Lớp
Xếp loại
10A1
10A3
Số lượng
%
Số lượng
%
Giỏi
6
14,63
5
11,90
Khá
9
21,95
8
19,04
Trung bình
17
41,16
18
42,85
Yếu - kém
9
21,95
11
26,19
Tổng
41
100
42
100
	Nhìn vào kết quả tiếp thu bài học của học sinh ta nhận thấy, số lượng học sinh khá, giỏi còn ít, cả hai lớp chỉ đạt hơn 33%, trong khi đó học sinh yếu kém còn chiếm số lượng lớn trên 24%. Điều này cũng phản ánh gần sát thực với phiếu đánh giá về mức độ hứng thú học tập của học sinh. Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng trên?
 	Trước những kết quả điều tra, tôi đã giành thời gian tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em không thích học lịch sử nói chung và bài 11: Tây Âu hậu kì Trung đại nói riêng, để có những biện pháp khắc phục giúp các em yêu thích môn lịch sử hơn. Qua tìm hiểu lớp 10A1 và 10A3 tôi thu được kết quả như sau:
 Năm học 2016-2017
Lớp
Sĩ số
Nguyên nhân
Do phương pháp giảng dạy khô khan, buồn tẻ, nặng về trình bày, diễn thuyết.
Do kiến thức trong sách giáo khoa nặng nề, nhiều mốc thời gian, sự kiện.
- Do học sinh không theo khối C chỉ tập trung học các môn khối A.
- Do Áp lực từ gia đình và xã hội.
Ý kiến khác
10A1
41
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
18
43,90
8
19,51
12
29,26
3
7,31
10A3
42
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
19
45,23
12
28,57
9
21,42
2
4,76
Tổng
83
37
44,57
20
24,59
21
25,30
5
6,02
	Qua bảng thống kê trên ta thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không hứng thú khi học bài Tây Âu hậu kì Trung đại, trong đó nguyên nhân học sinh lựa chọn nhiều nhất là do phương pháp giảng dạy khô khan, buồn tẻ, nặng về trình bày, diễn thuyết (chiếm 44,57%). Trong tiết dạy giáo viên chưa thực sự khai thác tốt các kênh hình sách giáo khoa, điều đó khiến cho tiết học trở thành buổi liệt kê những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, nhiều học sinh cảm thấy “sợ” mỗi khi học bài Tây Âu hậu kì Trung đại.
2.3. Giải pháp sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại. 
	2.3.1. Những kĩ năng cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại. 
	Thứ nhất: Nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình. 
	Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò quan trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình trên lớp. Trong bài 11 số lượng kênh hình không có nhiều chỉ có lược đồ hình 27 – Những cuộc phát kiến địa lí [4]. Vì vậy, giáo viên cần phải sưu tầm thêm một số kênh hình khác có liên quan đến bài học: ảnh minh họa chân dung của B. Đi-a-xơ, C. Cô-lôm-bô, Va-xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan, ảnh về sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: tàu Ca-ra-ven, la bàn... . Hầu hết cách kênh hình và những thông tin liên quan đến bài học này đều đã có trên một số trang Web của Internet, nên việc tìm thông tin không gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên và học sinh.
	Thứ hai: Nắm được phương pháp khai thác các loại kênh hình.
	Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong bài Tây Âu hậu kì Trung đại có hai loại: 
	Loại 1: Tranh ảnh minh họa chân dung của B. Đi-a-xơ, C. Cô-lôm-bô, Va-xcô đơ Ga-ma, Ph. Ma-gien-lan, ảnh về sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: tàu Ca-ra-ven, la bàn,
	Loại 2: Lược đồ những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỷ XV-XVI.
	Để khai thác có hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh giáo viên cần phải thực hiện tốt các bước sau:
	- Đối với tranh ảnh:
	Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung cần khai thác.
	Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn nội dung tranh ảnh.
	Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi quan sát, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài.
	Bước 4: Giáo viên nhận xét, hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh.
	Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung trong bài học.
	- Đối với lược đồ:
	Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, ranh giới và các kí hiệu của các cuộc phát kiến địa lí.
	Bước 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý học sinh tìm hiểu nội dung lược đồ.
	Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh lược đồ.
	Bước 4: Giáo viên nhận xét, hoàn thiện nội dung lược đồ mà học sinh cần tìm hiểu cung cấp cho học sinh.
	Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác lược đồ và nội dung lược đồ của bài học. Thực hiện như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu.
	Thứ ba: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
 	Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức của bài. 
	2.3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại.
	Để nâng cao hiệu qủa sử dụng, khai thác kênh hình trong bài Tây Âu hậu kì Trung đại, mỗi giáo viên cần phải nắm vững một số nguyên tắc sau:
	Thứ nhất: Sử dụng kênh hình đúng mục đích: 
	Mục đích của bài học, chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hình thành và phát triển kỹ năng, nhân cách. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa cũng như sưu tầm của giáo viên có một chức năng riêng, nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu bài học.
	Ví dụ: ảnh minh họa về sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật: tàu Ca-ra-ven, la bàn chỉ nên trình bày để minh họa cho bài giảng nhằm làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng trong việc củng cố hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Với kênh hình là nguồn cung cấp thông tin kiến thức thì giáo viên phải gợi mở, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với kênh hình để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri thức đó ví dụ như lược đồ hình 27 – Những cuộc phát kiến địa lí. [4]
	Thứ hai: Kết hợp tốt việc sử dụng kênh hình với kênh chữ: 
	Giáo viên không nên quá lạm dụng vào các kênh hình trong quá trình soạn giảng. Đối với bài Tây Âu hậu kì Trung đại, kênh chữ hết sức quan trọng cho nên giáo viên cần phải kết hợp tốt việc khai thác kênh chữ và kênh hình, làm được như vậy tiết học mới trở nên sinh động, học sinh mới chủ động, hứng thú trong học tập.
Thứ ba: Sử dụng kênh hình đúng đối tượng: 
Tùy vào từng nội dung, mục đích sử dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh. Đối với tranh ảnh về sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật hàng hải trong bài này, giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quan sát sơ lược để các em nắm được những biểu tượng ban đầu, không nên cho học sinh đứng lên thuyết trình về kênh hình đó. Ngược lại, đối với lược đồ các cuộc phát kiến địa lí sau khi hướng dẫn học sinh quan sát từ tổng thể đến chi tiết, giáo viên phải để học sinh đứng lên thuyết trình, có như vậy thì tiết dạy mới phong phú, học sinh mới hứng thú chủ động học tập.
2.3.3. Giải pháp cụ thể khi sử dụng, khai thác kênh hình bài Tây Âu hậu kì Trung đại.
Bài 11 Tây Âu hậu kì Trung đại có 4 nội dung chính được chia làm 2 tiết, ở tiết 1 có 2 nội dung, trong đó mục 2. Sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu giảm tải. Như vậy, học sinh chỉ tập trung nghiên cứu mục 1. Những cuộc phát kiến địa lí. 
Trọng tâm của tiết học này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được 3 vấn đề chính: 
- Thứ nhất là nắm được nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.
- Thứ hai là nắm được các cuộc phát kiến địa lí.
- Thứ ba là tìm ra được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
Nhìn tổng thể thì nội dung kiến thức không quá nhiều và phức tạp, nhưng làm sao để tạo nên hứng thú, phát huy được tính chủ động của học sinh, đồng thời khắc sâu nội dung kiến thức của bài học đến học sinh lại là một vấn đề không đơn giản. Vậy, để tiết dạy có hiệu quả tôi đưa ra một số cách giải pháp hiện như sau: 
	2.3.3.1. Đối với nguyên nhân, điều kiện phát kiến địa lí.
	Trước tiên giáo viên chiếu hoặc treo lược đồ, tranh ảnh:
Lược đồ: Con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải [7]
	- Mục đích hướng đến là: Tìm ra nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.
	- Nội dung cơ bản để khai thác. 
	Vào thế kỉ XV thương nhân và những nhà hàng hải châu Âu hiểu biết về thế giới còn rất hạn chế. Họ chỉ quen thuộc đường biển quanh châu Âu và Địa Trung Hải, còn phương Đông nhất là Ấn Độ, đối với họ thì đây không chỉ là xứ sở giàu hương liệu, gia vị, tơ lụa mà còn là một vùng đất giàu không thể tưởng tượng được về vàng, bạc. "Phương Đông được tô vẽ thành một thế giới thần tiên trong Nghìn lẻ một đêm (cuốn truyện của người Ả rập) và cuốn Những truyện kì lạ (du kí của Mác-cô Pô-lô, người Ý” [1]. 
	Thế kỉ XV con đường mua bán từ châu Âu sang phương Đông bằng đường bộ (Tây Á) 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_trong_viec_su_dung_khai_thac_kenh_hinh.doc