SKKN Tăng cường hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng các giai thoại trong dạy học Lịch sử 10 ở trường THPT Mường Lát

SKKN Tăng cường hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng các giai thoại trong dạy học Lịch sử 10 ở trường THPT Mường Lát

“ Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”, là đào tạo “người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo”. Để đảm đương được mục tiêu quan trọng đó ở “thời mở cửa, hội nhập”, giáo dục luôn phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Có thể nói đổi mới giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của nền giáo dục nước ta. Một trong những vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình lấy “ học” làm trung tâm thay vì lấy “dạy” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, tự mình khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu kiến thức từ những tri thức do giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống cụ thể, người học được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng, sáng tạo. Dạy học theo cách này giáo viên không chỉ đơn giản là người truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn hành động, thực hiện theo phương châm “ Thầy chủ đạo, trò chủ động”

Để đổi mới phương pháp dạy học, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử khối 10, 11 ở trường THPT Mường Lát, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và nắm thật chắc kiến thức bộ môn, biết tự mình đánh giá, nhận xét, rút ra kết luận về một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, từ đó thêm yêu thích, say mê môn học. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã nghiệm ra rằng: điều trăn trở đó chỉ có thể thực hiện được khi đổi mới cách thức hoạt động học tập của học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 13216
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng cường hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng các giai thoại trong dạy học Lịch sử 10 ở trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1 . Lí do chọn đề tài
“ Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”, là đào tạo “người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo”. Để đảm đương được mục tiêu quan trọng đó ở “thời mở cửa, hội nhập”, giáo dục luôn phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Có thể nói đổi mới giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu của nền giáo dục nước ta. Một trong những vấn đề cơ bản của đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình lấy “ học” làm trung tâm thay vì lấy “dạy” làm trung tâm. Trong phương pháp tổ chức, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó, tự mình khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải thụ động tiếp thu kiến thức từ những tri thức do giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống cụ thể, người học được trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng, sáng tạo. Dạy học theo cách này giáo viên không chỉ đơn giản là người truyền đạt kiến thức mà còn hướng dẫn hành động, thực hiện theo phương châm “ Thầy chủ đạo, trò chủ động”
Để đổi mới phương pháp dạy học, là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử khối 10, 11 ở trường THPT Mường Lát, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh hiểu và nắm thật chắc kiến thức bộ môn, biết tự mình đánh giá, nhận xét, rút ra kết luận về một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, từ đó thêm yêu thích, say mê môn học. Qua thực tế giảng dạy, tôi đã nghiệm ra rằng: điều trăn trở đó chỉ có thể thực hiện được khi đổi mới cách thức hoạt động học tập của học sinh.
Trong những năm gần đây, số phận của môn Lịch sử luôn được đưa lên bàn cân: Học sinh chán học lịch sử, không chọn lịch sử trong kì thi đại học hay gần đây nhất là sát nhập môn lịch sử với môn Địa lí và Giáo dục công dân thành môn chung Công dân với Tổ quốc, rồi sau đó không sát nhập. Và hiện nay trong phương án đổi mới giáo dục sắp tới môn lịch sử sẽ là một môn học độc lập nhưng tự chọn thì không biết “số phận” của môn lịch sử sẽ đi về đâu? Là giáo viên lịch sử, tôi thực sự cảm thấy buồn khi có những bài thi của học sinh với những kiến thức lịch sử rất ngô nghê và hài hước. Ngay cả ở một số trò chơi truyền hình, những kiến thức lịch sử cơ bản của dân tộc mà là người Việt Nam lại không biết đến, thậm chí cả những người có trình độ học vấn cao. 
Nguyên nhân do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ cả giáo viên và học sinh, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là phương pháp dạy cuả giáo viên và phương pháp học Lịch sử của học sinh đang có vấn đề. Chính vì thế, chúng ta cần phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy và học Lịch sử.
“Một thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, còn một thầy giáo giỏi là dạy học sinh cách tìm ra chân lí”. Trong dạy học lịch sử có rất nhiều phương pháp để giáo viên dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Trong những năm học gần đây, qua thực tế giảng dạy lịch sử lớp 10 tôi đã hướng dẫn học sinh cách sử dụng các giai thoại lịch sử nhằm tăng cường khả năng hứng thú trong học tập của học sinh
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các giai thoại trong dạy học lịch sử nhưng có rất nhiều giáo viên ( giáo viên trẻ mới ra trường và kể cả giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm) vẫn chưa mạnh dạn áp dụng phương pháp này vì sợ mất thời gian, “cháy giáo án”, nội dung bài học quá dài. Chỉ khi nào có bài thao giảng, một số giáo viên mới áp dụng nhưng lại qua loa, mang tính hình thức nên chưa hiệu quả. Là một giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy lại nặng về ôm đồm kiến thức nên tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong phương pháp dạy học truyền thống. Đó là điều mà tôi rất trăn trở và luôn đi tìm câu trả lời.
Qua thưc tế giảng dạy, đồng thời qua dự giờ thăm lớp của các đồng nghiệp trong trường, dự các lớp chuyên đề, các lớp bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức, bản thân tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng giai thoại trong dạy học lịch sử.
Ở trường THPT Mường Lát, học sinh chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số: Thái, H’Mông, Dao...nên phần lớn các em đang còn rất nhút nhát, chưa hăng say, chủ động phát biểu ý kiến của mình và lĩnh hội kiến thức .Thêm vào đó bài học lịch sử với lượng kiến thức dài nhiều khi khi các em khó hiểu, buồn ngủ, chán học Vì thế, trong quá trình giảng dạy, tôi đã mạnh dạn sử dụng các giai thoại lịch sử trong cả bài học nội khóa và hoạt động ngoại khóa khiến cho bài học lịch sử trở nên hấp dẫn, cuốn hút, lối kéo học sinh vào các hoạt động học tập đồng thời cho học sinh tự đóng vai các nhân vật và được đặt mình trong bối cảnh các sự kiện lịch sử cụ thể để vừa rèn cho các em khả năng tư duy, nhận thức, giao tiếp, khả năng nói và trình bày ý kiến của mình trước tập thể vừa góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, học hỏi những “ con người sống” , “ những ngọn đuốc sống” để suy nghĩ tích cực hơn, sống tốt hơn trong hiện tại và tương lai.
Xuất phát từ thưc tế quá trình giảng dạy, từ những trăn trở, suy nghĩ trên đây, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Tăng cường hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc sử dụng các giai thoại trong dạy học Lịch sử 10 ở trường THPT Mường Lát”. 
Mục đích nghiên cứu
- Tăng cường khả năng hứng thú học tập cho học sinh- Nhằm tạo cho học sinh sự say mê, chủ động học tập bộ môn lịch sử, đạt kết quả cao.
- Giúp học sinh chủ động nắm bắt tri thức khoa học lịch sử. 
- Khôi phục bức tranh quá khứ một cách chính xác, đồng thời qua đó giáo dục thế hệ trẻ tự hào về truyền thống dân tộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Phương pháp sử dụng các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Mường Lát
1.4.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về vấn đề sử dụng các câu chuyện, giai thoại trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan để xây dựng nội dung câu chuyện giai thoại lịch sử ứng vào việc dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành soạn và thực nghiệm các tiết dạy cụ thể để khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc sử dụng giai thoại trong dạy học lịch sử.
2. Nội dung 
Cơ sở lí luận:
Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục. Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy và học, nghị quyết IV khóa VII đã xác định “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, học chay, học vẹt. Nhằm tạo ra những con người năng động, có năng lực giải quyết vấn đề” [1]. Hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả các giai thoại lịch sử nhằm tăng cường hứng thú học tập cho học sinh là thực hiện định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật, tồn tại khách quan trong quá khứ và không bao giờ lặp lại, nếu có lặp lại cũng không nguyên xi. Do đó dẫn đến đặc trưng của dạy học lịch sử là không thể tái lại lịch sử trong phòng thí nghiệm, học sinh không thể trực quan sinh động được các nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Nhiệm vụ của giáo viên là phải tạo cho học sinh biểu tượng về nhân vật lịch sử, nhận thức đúng đắn các vấn đề lịch sử và rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại. Qua thực tế giảng dạy để thực hiện tốt nhiệm vụ này giáo viên nên sử dụng các giai thoại lịch sử bằng nhiều phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả bài học đồng thời nâng cao hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh 
Theo thuật ngữ từ điển Tiếng Việt: Giai thoại là một câu truyện lí thú được lưu truyền rộng rãi về một nhân vật có thật trong xã hội, trong lịch sử[2]. Còn theo GS. TS Nguyễn Công Khanh thì “ giai thoại là một truyện ngắn hấp dẫn về một sự việc hoặc một nhân vật có thật. Tuy được dựa trên một việc hoặc một người có thật nhưng vì được truyền tải qua nhiều bước( truyền miệng, viết lại) nên giai thoại có thể trở thành “ hơi hợp lý”. Tuy thi thoảng hài hước nhưng giai thoại không nhằm mục đích chính là tạo ra tiếng cười mà là phương tiện để truyền tải khiến người ta nhớ lâu hoặc thích kể lại cho người khác nghe”. Thông qua việc sử dụng các giai thoại sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức mà sách giáo khoa không thể cung cấp. Sử dụng hiệu quả các giai thoại không đơn thuần là để minh họa mà còn để cụ thể hóa kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử. Qua đó thực hiện tốt việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành thói quen tư duy, ghi nhớ sự kiện thông qua việc liên tưởng tới các câu truyện được kể, khắc sâu hơn nội dung lịch sử, vấn đề lịch sử.
Để sử dụng hiệu quả các giai thoại lịch sử giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như giáo viên sưu tầm các giai thoại rồi kể cho học sinh nghe, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự sưu tầm các giai thoại để kể cho nhau nghe hoặc giáo viên yêu cầu học sinh viết kịch bản từ các giai thoại và tự mình dựng thành các tiểu phẩm lịch sử. 
2.2.Thực trạng.
 Lịch sử là một trong hệ thống các môn học ở trường THPT, nó giúp các em hiểu biết các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Từ đó sẽ tác động đến nhận thức và cả tâm hồn của thế hệ trẻ, các em sẽ biết ứng xử với quá khứ như thế nào và vận dụng quá khứ đó đối với cuộc sống hôm nay ra sao. Nhưng thực trạng chương trình lịch sử trong sách giáo khoa và quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay ra sao? GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN cho rằng: SGK lịch sử phổ thông gần như tóm tắt sách sử của người lớn để bắt học sinh học, vì vậy nội dung SGK vừa thừa, lại vừa thiếu.
Ủng hộ quan điểm này, GS Đỗ Thanh Bình, trường ĐH Sư phạm Hà Nội liệt kê nhiều bài học trong SGK được viết với dung lượng kiến thức “nặng”, dàn trải, khô cứng, những diễn biến chi tiết phức tạp.“Các em nhớ được từng ấy chi tiết thì quá tài, mà cũng chẳng để làm gì vì quên ngay”. TS Lê Vinh Quốc, trường ĐH Sư phạm TPHCM cũng nhận xét các bài viết trong SGK chứa đựng rất nhiều sự kiện nhưng hiếm có bài nào tường thuật sự kiện một cách cụ thể sinh động với những nhân vật được khắc họa đầy đủ.
Từ những nguyên nhân trên các nhà nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp để học sinh yêu thích môn lịch sử như sau: Mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động giáo dục lịch sử ở trường phổ thông chính là hình thành, bồi đắp tình cảm yêu mến lịch sử dân tộc trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh. Hiệu quả giáo dục lịch sử thông qua các nhân vật lịch sử là điều mà chuyên gia nào cũng nhận thấy rõ nhưng SGK lịch sử không lĩnh hội được tinh thần này. “Lịch sử Việt Nam hiện đại được tạo nên bởi những người con nằm trong hơn 3.000 nghĩa trang khắp cả nước; những bà mẹ Việt Nam anh hùng một lần tiễn con đi không bao giờ gặp lại, những người nông dân một nắng hai sương sẵn lòng vét đến hạt thóc cuối cùng cho chiến trường...” nhưng hình ảnh những người làm ra lịch sử trong SGK rất mờ nhạt. “Lịch sử là phải có con người, nhưng trong SGK từ lớp 9 đến lớp 12 đều thiếu vắng con người”, GS Nguyễn Thị Côi, trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói. Không chỉ khắc họa các nhân vật lịch sử mà việc giáo dục lịch sử cho học sinh thông qua các câu chuyện, các giai thoại cũng là ý kiến được hầu hết các diễn giả tán thành.
Như vậy từ những ý kiến của các nhà nghiên cứu thì cần giáo dục lịch sử qua các nhân vật lịch sử. Thực tế, trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa tạo cho học sinh sự tìm tòi và lòng say mê thật sự đối với môn học này vì thiếu sự sinh động, thiếu những “ ngọn đuốc sống” giữa đời thường.
Vậy để giúp học sinh có phương pháp học tập tốt đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn và vận dụng phương pháp hợp lý trong khâu tổ chức hoạt động dạy học, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo, kích thích được sự hứng thú, niềm say mê trong học tập của học sinh để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.Chính vì thế, sử dụng hiệu quả các giai thoại lịch sử để tăng cường tính hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm cực kì quan trọng. 
Trong việc dạy và học lịch sử hiện nay, có một vấn đề thường được nhắc đến là thiếu tính hấp dẫn. Bình thường, chương trình giáo khoa môn Sử đều bám theo chính sử để đảm bảo độ chính xác, tuy nhiên với lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chính sử lại thường được xem là khô khan.
Song song với chính sử, còn có một thể loại văn chương khác, dựa trên sử nhưng có cách thể hiệnchi tiết, hấp dẫn hơn, lôi cuốn người đọc hơn. Đó là giai thoại, những chuyện hay và lạ được truyền tụng trong mọi từng lớp dân gian. Với lứa tuổi học sinh, giai thoại góp phần không nhỏ tạo nên thói quen, sự yêu thích với lịch sử cũng chính nhờ sự hấp dẫn đó.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử khối 10,11 trường THPT Mường Lát, tôi luôn mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm tăng cường hứng thú học tập cho học sinh. Trong 2 năm học vừa qua, trong quá trình giảng dạy lịch sử lớp 10 đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX, tôi nhận thấy học sinh rất quan tâm đến các nhân vật lịch sử và rất thích nghe kể về họ: “ Em thích giáo viên giảng dạy phải nhập tâm chính bài giảng. Giáo viên không chỉ là người viết lên bảng và hỏi học sinh mà phải là người dẫn dắt câu truyện theo dòng chảy của sự kiện, thời gian có trong sách giáo khoa. Chúng em muốn nghe các câu truyện về các nhân vật nổi tiếng trong và ngoài nước”( Vi Thị Huệ- Học sinh lớp 10E), em Lương Thị Trang lớp 10G có ý kiến: “ Mỗi một giờ học sử, em thích cô cho học sinh đóng vai một nhân vật nào đó để giảng bài lịch sử thực sự hấp dẫn, thú vị hơn”. Quả thật, sau khi nghe các giai thoại, câu truyện lịch sử về các nhân vật, các sự kiện học sinh sẽ nhớ lâu hơn và có thể kể lại cho bạn bè cùng nghe. Đây là một thành công lớn của giáo viên dạy sử, vì đã làm sống dậy ở các em lòng ham sử, say mê sử 
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, khi sử dụng các giai thoại trong dạy học lịch sử tôi nhận thấy còn tồn tại một số thực trạng sau:
Thứ nhất, chương trình SGK Lịch sử hiện nay vẫn còn quá nặng nề, ôm đồm về kiến thức mà chủ yếu là thông sử nên để truyền tải tới học sinh nhiều khi giáo viên phải “ gồng mình” khiến cho bài học lịch sử trở nên nặng nề , nhàm chán, không gây hứng thú học tập cho học sinh
Thứ hai, vẫn còn nhiều giáo viên không sử dụng hoặc sử dụng rất ít các giai thoại, các câu truyện trong dạy học mà chỉ chăm chăm dạy những gì là đủ, là cần thiết theo chuẩn kiến thức kĩ năng khiến cho bài học lịch sử trở nên khô khan, thiếu tính hấp dẫn. 
Thứ ba, nhiều giáo viên chỉ nói và viết tất cả những gì có trong sách giáo khoa. Điều này làm cho học sinh không biết đâu là trọng tâm của bài, đâu là những sự kiện cần ghi nhớ trong bài, bởi vậy học sinh sẽ cảm thấy nặng nề, dài dòng, khô khan và không còn hứng thú học tập lịch sử nữa. đó cũng là nguyên nhân làm giảm uy tín của giáo viên. 
Thứ tư, có những giáo viên ít đọc sách, ít đọc tài liệu tham khảo nên mức độ hiểu biết về các sự kiện, nhân vật lịch sử còn hạn chế nên chỉ dạy lướt qua hoặc không đề cập đến. Điều này cũng làm cho học sinh khó hiểu, khó hình dung về các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
Thứ năm, khi giáo viên tạo biểu tượng về các nhân vật lịch sử bằng các giai thoại rất dễ dẫn đến tình trạng “cháy giáo án” vì lượng kiến thức cần cung cấp đến học sinh trong SGK là quá nhiều.
	Bên Cạnh đó, cách học lịch sử của học sinh nói chung và học sinh trường THPT Mường Lát nói riêng hiện nay đang có vấn đề. Qua khảo sát ở học sinh khối 10 trường THPT Mường Lát, tôi nhận thấy còn tồn tại những thực trạng như sau:
Thứ nhất, do những sự kiện lịch sử thuộc về quá khứ, xa lạ với cuộc sống hiện nay, với hiểu biết của các em nên phần lớn các em chưa thực sự hứng thú trong học tập lịch sử. Các em cho rằng, học lịch sử là dài là khó nhớ các sự kiện lịch sử, là hay nhầm các mốc thời gian
Thứ hai, có một số học sinh chăm học hơn nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chăm học thuộc lòng, ghi nhớ một cách máy móc các sự kiện chứ chưa hiểu sâu hiểu kĩ về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Chưa biết cách nhận xét đánh giá và nêu lên qua điểm của mình, chưa có ý thức vận dụng sáng tạo các kiến thức lịch sử vào hiện thực cuộc sống. Mặt khác có nhiều học sinh khi học lịch sử mắc bệnh “ hiện đại hóa lịch sử”.
Thứ ba, trường THPT Mường Lát là một trường miền núi nằm ở vùng biên giới xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hóa, điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành của học sinh còn nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh có học lực trung bình, yếu, kém còn nhiều. Mặt khác, vì phần lớn là con em dân tộc thiểu số( Dao, Thái, Mông, Khơmú...) nên nhìn chung các em còn nhút nhát, một số em còn diễn đạt kém, tính tự ti, tính ỷ lại, lười nhác vẫn đang còn phổ biến. Đây là một thực tế cực kì khó khăn không thể thay đổi trong một sớm, một chiều được mà phải lên kế hoạch cho cả một quá trình. 
Để lên kế hoạch cho sự thay đổi quá trình dạy và học Lịch sử của học sinh trường THPT Mường Lát, tôi đã có 1 cuộc điều tra về tình hình học tập của học sinh khối 11 như sau: Tôi đã cho học sinh các lớp trả với các câu hỏi và kết quả nhận được là: 
1, Em biết gì về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền?
2, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào thời gian nào, em nhớ nhất điều gì trong cuộc chiến đó?
3, Em biết gì về Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi?
Từ kết quả khảo sát thực tế: rất ít học sinh trả lời được câu hỏi hoặc có những học sinh nhầm lẫn nhân vật này với nhân vật kia, tôi nhận thấy kiến thức lịch sử dân tộc của các em còn rất mơ hồ. Đặc biệt các em thờ ơ, thiếu hứng thú trong việc tiếp nhận những kiến thức này. Học sinh chưa có các kĩ năng trình bày, nhận xét, đánh giá về các sự kiện và nhân vật lịch sử, vì thế nhiều giờ học đã mất đi tính sôi nổi, tích cực của trò. Giáo viên phải làm việc quá nhiều do phải làm cả việc của học sinh.
	Đứng trước yêu cầu thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh của ngành giáo dục nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng, trước thực trạng “ số phận” của bộ môn Lịch sử hiện nay, làm thế nào để các em yêu thích, say mê môn học thực sự, bản thân tôi luôn suy nghĩ, trăn trở rồi đưa ra nhiều biện pháp để thử nghiệm, trao đổi cùng các đồng nghiệp trong tổ, trong trường cùng nghiên cứu. Qua thực tế 6 năm đứng trên bục giảng và gắn bó với môn Lịch sử, được sự góp ý của các đồng nghiệp có kinh nghiệm, tôi đã mạnh dạn thực hiện nhiều biện pháp đổi mới phương pháp dạy học để học sinh trường THPT Mường Lát thêm yêu thích, say mê môn Lịch sử trong đó có sử dụng các giai thoại, các câu truyện kể nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em khắc sâu hơn về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Với đề tài này, tôi xin giới thiệu tới các đồng nghiệp, bạn bè những kinh nghiệm của bản thân về các phương pháp sử dụng giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử giúp các em học sinh thêm yêu thích và hứng thú đối với môn học này.
2.3.Giải pháp thực hiện
2.3.1. Nguyên tắc khi sử dụng giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử
	Tôi nhớ mãi câu nói: Một người biết về âm nhạc và soạn nhạc giỏi chưa chắc đã trở thành ca sĩ. Một người biết về lịch sử, giỏi lịch sử chưa hẳn đã trở thành một thầy giáo dạy giỏi. Việc sử dụng các giai thoại, các câu truyện trong tiết dạy lịch sử không phải là điều mới mẻ gì đối với một giáo viên giảng dạy lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành một kĩ năng và gây hứng thú học tập cho học sinh trong quá trình dạy học là một vấn đề không hề đơn giản mà không phải giáo viên nào cũng có thể làm được.
Vậy để sử dụng các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, đỏi hỏi giáo viên phải tuân thủ một số nguyên tắc s

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tang_cuong_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_thong_qua_viec.doc