SKKN Lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến độc lập (thế kỷ X – XV) nhằm góp phần nâng cao chất lượng các bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 10

SKKN Lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến độc lập (thế kỷ X – XV) nhằm góp phần nâng cao chất lượng các bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 10

Theo quyết định chính thức của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo được đăng tải trên các phương truyền thông năm 2017 – 2018, thì HS THPT cuối cấp phải làm bài thi với khối lượng kiến thức của cả hai khối là khối 11 và khối 12 và sang năm học tới là khối 10. Có thể nói đó là lượng kiến thức đồ sộ dường như quá tải với học sinh, đặc biệt là những học sinh có tư duy chậm, nhận thức chậm chưa kể đến độ cần mẫn chăm chỉ của các em.

 Nhưng chủ trương trên của Bộ cũng đã đem đến một hiệu ứng mới đó là số học sinh tham gia theo học môn lịch sử tăng lên đột biến đặc biệt là tại các trường THPT đi lên từ bán công (Trường THPT Lê Viết Tạo có 5 lớp 12 thì 4 lớp đăng kí thi tổ hợp các môn KHXH trong đó có môn lịch sử), hiện tượng này không hề diễn ra ở các năm học trước đó. Sự thay đổi này đã tác động mạnh đến những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử. Không biết là nên mừng hay lo? Thực tế thì học sinh lựa chọn môn lịch sử với số đông không phải là sự đam mê bộ môn, mà là bị dồn vào thế đã rồi. Tổ hợp các môn KHXH có môn lịch sử, muốn theo tổ hợp này thì bắt buộc phải học môn lịch sử để thi THPTQG.

 Nhưng sự thật thì số lượng đông dường như nó lại không tỉ lệ thuận với chất lượng học tập của HS, bởi số học sinh tham gia học môn này đa số là những HS đang học tập tại các trường đi lên từ bán công có kết quả đầu vào thấp, học lực TB, chỉ có một số rất ít HS khá, giỏi. Như vậy GV dạy lịch sử cũng rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, “nửa mừng nửa lo”. Mừng vì các em đã chọn bộ môn để thi, có người để học, còn lo vì học lực của các em không tốt. Đây là thách thức lớn đối với người trực tiếp giảng dạy bộ môn, làm sao để các em thi có kết quả tốt nhất trong khi trình độ có hạn?

 Đối với học sinh lớp 10, các em đang tập làm quen với hình thức thi mới - trắc nghiệm khách quan. Nên việc hướng dẫn ôn tập theo định hướng thi mới để các em nắm được kiến thức cơ bản là điều cần thiết. Thông thường ở khối 10 để phù hợp với xu thế mới, GV thường ra đề theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.

 

doc 28 trang thuychi01 7324
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến độc lập (thế kỷ X – XV) nhằm góp phần nâng cao chất lượng các bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀ BẢNG BIỂU ĐỂ ÔN TẬP PHẦN LỊCH SỬ VIỆT THỜI KÌ PHONG KIẾN ĐỘC LẬP THẾ KỶ X – XV NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC BÀI THI
 (PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN) 
 CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT
Người thực hiện: Bùi Thị Uyên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Lịch sử
N¡M HäC : 2017 -2018
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
	Theo quyết định chính thức của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo được đăng tải trên các phương truyền thông năm 2017 – 2018, thì HS THPT cuối cấp phải làm bài thi với khối lượng kiến thức của cả hai khối là khối 11 và khối 12 và sang năm học tới là khối 10. Có thể nói đó là lượng kiến thức đồ sộ dường như quá tải với học sinh, đặc biệt là những học sinh có tư duy chậm, nhận thức chậm chưa kể đến độ cần mẫn chăm chỉ của các em.
 	Nhưng chủ trương trên của Bộ cũng đã đem đến một hiệu ứng mới đó là số học sinh tham gia theo học môn lịch sử tăng lên đột biến đặc biệt là tại các trường THPT đi lên từ bán công (Trường THPT Lê Viết Tạo có 5 lớp 12 thì 4 lớp đăng kí thi tổ hợp các môn KHXH trong đó có môn lịch sử), hiện tượng này không hề diễn ra ở các năm học trước đó. Sự thay đổi này đã tác động mạnh đến những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử. Không biết là nên mừng hay lo? Thực tế thì học sinh lựa chọn môn lịch sử với số đông không phải là sự đam mê bộ môn, mà là bị dồn vào thế đã rồi. Tổ hợp các môn KHXH có môn lịch sử, muốn theo tổ hợp này thì bắt buộc phải học môn lịch sử để thi THPTQG.
 	 Nhưng sự thật thì số lượng đông dường như nó lại không tỉ lệ thuận với chất lượng học tập của HS, bởi số học sinh tham gia học môn này đa số là những HS đang học tập tại các trường đi lên từ bán công có kết quả đầu vào thấp, học lực TB, chỉ có một số rất ít HS khá, giỏi. Như vậy GV dạy lịch sử cũng rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, “nửa mừng nửa lo”. Mừng vì các em đã chọn bộ môn để thi, có người để học, còn lo vì học lực của các em không tốt. Đây là thách thức lớn đối với người trực tiếp giảng dạy bộ môn, làm sao để các em thi có kết quả tốt nhất trong khi trình độ có hạn?
 	Đối với học sinh lớp 10, các em đang tập làm quen với hình thức thi mới - trắc nghiệm khách quan. Nên việc hướng dẫn ôn tập theo định hướng thi mới để các em nắm được kiến thức cơ bản là điều cần thiết. Thông thường ở khối 10 để phù hợp với xu thế mới, GV thường ra đề theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
 	Vậy làm thế nào để làm phần trắc nghiệm có kết quả tốt nhất, làm thế nào để các em khắc sâu và nhớ lâu phần kiến thức cơ bản đã học đó là bài toán khó đòi hỏi GV phải tìm cách giải. Hay nói cách khác đó chính là phương pháp dạy của GV, áp dụng phương pháp gì, dạy như thế nào để đáp ứng yêu cầu của thời đại?
 	Với mong muốn nâng cao chất lượng học tập bộ môn, nâng cao chất lượng thi cử cho HS làm bài theo hình thức thi mới, vào những ngày cuối năm, khi mà kì thi học kì II của HS khối 10 sắp diễn ra tôi đã thử nghiệm một số phương pháp dạy học tích cực để ôn tập cho HS, phương pháp này trên thực tế đã phát huy hiệu quả. Phương pháp đó được thể hiện trong đề tài của tôi, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp đó là:
 	Sử dụng sơ đồ tư duy và bảng biểu để ôn tập phần: “Lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến độc lập (thế kỷ X – XV) nhằm góp phần nâng cao chất lượng các bài thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan cho học sinh lớp 10.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa kiến thức lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến độc lập thế kỷ X – XV để nâng cao chất lượng các bài thi theo hướng trắc nghiệm khách quan.
- Từ những kiến thức đó các em sẽ yêu hơn, tự hào hơn về những trang sử vẻ vang của dân tộc trong thời kì dựng nước và giữ nước. Các em có những nhận thức đúng đắn về lịch sử và mai sau giữ gìn phát huy những giá trị lịch sử để có những đóng góp thiết thực cho việc xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, khái quát hóa vấn đề, kĩ năng lựa chọn kiến thức cơ bản, kĩ năng trình bày bảng và hiểu được kết cấu của sơ đồ tư duy. Rèn luyện cho học sinh ý thức độc lập, tự giải quyết đánh giá nhìn nhận các vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
3. Đối tượng nghiên cứu 
Sử dụng sơ đồ tư duy và bảng biểu để ôn tập phần Lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến độc lập (thế kỷ X – XV)
4. Phương pháp thực hiện 
 Sử dụng sơ đồ tư duy, bảng biểu là chủ yếu để lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất nhằm nâng cao chất lượng các bài thi phần trắc nghiệm khách quan. Ngoài ra GV kết hợp với các phương pháp dạy học lịch sử khác như phân tích nhận xét, đặt câu hỏi, sử dụng kênh hình để tránh sự đơn điệu và nhàm chán.
5. Điểm mới của SKKN
 	Sử dụng sơ đồ tư duy và bảng biểu để ôn tập phần lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến độc lập (thế kỷ X – XV) là điểm mới của sản phẩm này nhằm nâng cao chất lượng thi phần trắc nghiệm khách quan ở khối 10. 
NỘI DUNG CỦA SKKN
1. Cơ sở lí luận của vấn đề
- Căn cứ vào tài liệu Chuẩn kiến thức chuẩn kĩ năng môn lịch sử 10, căn cứ vào sách giáo khoa Lịch sử 10 cơ bản. Căn cứ vào Chương trình giảm tải môn Lịch sử 10 – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thực hiện từ năm 2012 .
- Căn cứ vào Chương trình tập huấn của sở GD và ĐT Thanh Hóa về ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm năm 2016 -2017.
2. Thực trạng của vấn đề 
 	Thế kỉ X là thế kỷ bản lề của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một trang sử mới “chiến công oanh liệt vang dội đến ngàn thu há phải một thời mà thôi đâu”. Dân tộc ta, nhân dân ta từ đây được làm chủ đất nước, thoát khỏi ách thuộc địa hơn 1000 năm của bọn phong kiến phương Bắc Trung Quốc. Đất nước bước vào thời kì độc lập tự chủ lâu dài và ngày càng thịnh trị. Từ thế kỷ X –XV, lịch sử dân tộc đã trải qua các triều đại phong kiến Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Đại Việt đã có nền tảng vững chắc về kinh tế chính trị văn hóa cũng như sự ổn định về cương vực và lãnh thổ khiến nhiều quốc gia phong kiến khác phải kiêng nể. Đặc biệt dưới thời Lê sơ, chế độ phong kiến Việt Nam đã đạt đến độ hoàn chỉnh và bước vào thời kì hoàng kim. Có thể nói đây là nội dung lịch sử vô cùng quan trọng mà các nhà biên soạn đã đưa vào chương trình lịch sử lớp 10 để dạy học.
 	 Với nội dung quan trọng như trên, phần Lịch sử Việt Nam thời kì phong kiến độc lập thế kỷ X – XV của chương trình lịch sử lớp 10 chắc chắn sẽ là nội dung trọng yếu cho việc ôn tập kiến thức chuẩn bị cho các bài thi 15 phút, 1 tiết, thi học kì thậm chí là thi THPTQG.
 	Trong chương trình SGK cơ bản Lịch sử 10, nội dung lịch sử giai đoạn này được bố trí ở các bài như sau:
 Bài
 Tên bài
Số tiết
 17
Quá trình hình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến thế kỷ X - XV
1
 18
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X - XV
1
 19
Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X - XV
1
 20
Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV
1
Chỉ bốn bài nhưng thực sự đây là một lượng kiến thức đồ sộ phản ánh toàn cảnh bức tranh chế độ phong kiến Việt Nam thế kỷ X – XV từ chính trị, kinh tế, văn hóa và công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc. Qua đó nó còn phản ánh cả một thời kì lịch sử với sự hình thành, phát triển và đạt đến độ hoàn chỉnh của chế độ phong kiến Việt Nam.
Tuy nhiên, lượng kiến thức lớn nhưng thời gian ôn tập không có nhiều. Thực tế trong sách giáo khoa có phần sơ kết ở bài 27 có mục 2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập (thế kỷ X – XV) là phần để GV ôn tập cho học sinh nhưng nó chỉ được thiết kế trong giáo án theo mục là khoảng 10 đến 15 phút. Rõ ràng một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với một lượng kiến thức lớn như vậy sẽ trở thành một nội dung bắt buộc trong các bài thi kiểm tra 1 tiết hoặc thi học kì 2 và chắc chắn sẽ là nội dung quan trọng trong kì thi môn lịch sử THPT quốc gia trong năm học tới.
 	Tầm quan trọng của khối lượng kến thức phần này là thế, vậy làm thế nào để cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản (những sự kiện, những nhân vật, những hiện tượng lịch sử của dân tộc), nhất là những học sinh có tư duy chậm để có thể tự tin hơn khi làm các bài kiểm tra?
 	Đây là vấn đề khó đặt ra cho người dạy, dạy thế nào và có phương pháp gì để học sinh có thể nhớ lâu, khắc sâu trong tâm trí? Có lẽ vẫn phải dùng các phương pháp dạy học lịch sử để ôn tập cho học sinh. Các em cần phải được ôn tập, phải được thực hành liên tục thì các em mới có được vốn kiến thức của mình. Nhưng thực tế thì chúng ta không có thời gian để ôn tập cho phần lịch sử này mà chỉ bố trí ở mục 2 trong phần sơ kết của SGK như đã nói ở trên. Đây cũng là nguyên nhân khiến học sinh dần dần lãng quên quá khứ và tình trạng các em xuyên tạc lịch sử, hiện đại hoá lịch sử ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến chất lượng làm bài kiểm tra 1 tiết, bài thi khảo sát học kì II môn lịch sử lớp10 của các năm về trước ở trường tôi rất kém tỉ lệ đạt trung bình trở lên không quá 40 %.
Trước thực trạng trên, GV trực tiếp giảng dạy là những người “đứng mũi chịu sào” và phải có biện pháp giảng dạy phù hợp. Theo tôi biện pháp quan trọng nhất mang tính sư phạm nhất là: mưa dầm thấm lâu - tiến hành ôn tập thường xuyên cho các em có như vậy thì chất lượng học tập bộ môn mới đựơc cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên lâu nay chúng ta ôn tập cho học sinh chủ yếu bằng phương pháp truyền thống, cô đọc trò chép. Phương pháp này chỉ phù hợp với hình thức thi tự luận yêu cầu diễn đạt ý, phân tích, câu chữ, văn phong chứ ít khi cụ thể hóa thức bằng sơ đồ tư duy hay so sánh, thống kê các sự kiện, hiện tượng lịch sử qua bảng biểu. Nhưng thời thế thay đổi, thi cử thay đổi (thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan) thì dường như phương pháp ấy không phù hợp nữa. 
 	Việc sử dụng sơ đồ tư duy và bảng biểu để cụ thể hóa kiến thức, làm tối giản kiến thức, có lẽ phù hợp hơn với thi trắc nghiệm khách quan. Nhưng sự thật thì phương pháp này tuy không mới nhưng cũng không được GV sử dụng nhiều. Nhất là trong các tiết ôn tập thì càng khó vì HS không có cơ hội ôn tập. Đa phần là GV về nhà giao bài hoặc các câu hỏi tự luận cho Hs tự ôn để thi. Do đó chất lượng các bài kiểm tra, bài thi nếu coi nghiêm túc rất thấp thậm chí thấp thảm hại.
 	Vì vậy việc sử dụng sơ đồ tư duy và bảng biểu hi vọng sẽ giúp HS khắc sâu và nhớ lâu kiến thức hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp khi ta sử dụng vào ôn tập cho học sinh, chắc chắn chất lượng thi theo hình thức mới – trắc nghiệm khách quan sẽ được nâng cao hơn.
Phương pháp thực hiện
3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để cụ thể hóa kiến thức, bảng biểu để hệ thống hóa kiến thức và so sánh các vấn đề lịch sử cần ôn tập 
- Sơ đồ tư duy sự sắp xếp kiến thức theo mạng, nhánh, ô, một cách logic nhằm kích thích não hoạt động giúp cho việc nhớ nhanh, nhớ lâu có hiệu quả.
- Bảng biểu là sự hệ thống các sự kiện, hiện tượng lịch sử hay so sánh các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.
(Sử dụng hai phương pháp này làm cho kiến thức cô đọng hơn, không rườm rà, ngắn gọn,các ý rõ ràng. Điều này sẽ phát huy hiệu quả khi HS làm trắc nghiệm khách quan).
Lựa chọn khối kiến thức để thiết kế sơ đồ tư duy gồm:
- Qúa trình hình thành, phát triển và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ X – XV.
 - Luật pháp và quân đội các thế kỷ X –XV. 
 - Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế các thế kỷ X – XV.
 3.1.2. Lựa chọn khối kiến thức để thiết kế bảng biểu gồm: 
	- Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm thế kỷ X – XV.
	- Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X – XV.
	- Lập bảng thống kê các thành tựu văn học nghệ thuật từ thế kỷ X – 
XV.
3.2. Kết hợp với các phương pháp khác như sử dụng các câu hỏi theo các cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận dụng cấp độ cao trong quá trình hướng dẫn các em lập bảng và thiết kế sơ đồ tư duy.
3.3 .GV sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử như phân tích, đánh giá nhận xét để tăng hiệu quả tiết ôn tập tránh sự đơn điệu, nhàm chán.
3.3. GV hướng dẫn các em giở sách giáo khoa và đánh dấu phần kiến thức có liên quan đến câu trả lời của các câu hỏi trên để học sinh dễ theo dõi tránh tình trạng lúng túng.
3.4. Sử dụng hệ thống tranh ảnh, lược đồ liên quan đến nội dung câu hỏi để tạo biểu tượng, hứng thú học tập, làm cho học sinh dễ hiểu dễ nhớ trong quá trình ôn tập, sử dụng phần mềm POWERPOINT. 
 Lưu ý: Chỉ trình chiếu những sơ đồ tư duy, lược đồ, tranh ảnh, bảng biểu hoặc dàn ý sơ lược hết sức ngắn gọn. GV vẫn sử dụng bảng để giảng cho HS, kết hợp sơ đồ tư duy và bảng biểu cho phù hợp với nội dung ôn tập
3.5. Thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm khoảng 20 câu để kiểm tra đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức của HS, từ đó điều chỉnh kế hoạch giảng dạy và phương pháp ôn tập của GV. 
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Lựa chọn khối kiến thức để hình thành sơ đồ tư duy
 	4.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và hoàn chỉnh bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X - XV. 
 	Để giải quyết vấn đề này GV thuyết trình sơ qua về thế kỷ X thế kỉ bản lề của lịch sử dân tộc và sự nối tiếp của các triều đại Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa Đông Anh Hà Nội. Chiến thắng này đã thực sự khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt hơn10 thế kỷ Bắc thuộc. Ngô Quyền được suy tôn là ông tổ trung hưng của dân tộc “Ngô vương nối lại quốc thống”. Tài năng của ông đã giúp ông bước đầu xây dựng một chính quyền mang tính chất quân chủ song các con của ông lại không nối nghiệp được cha. Tình trạng loạn 12 sứ quân đã dẫn tới sự xuất hiện của nhân vật lịch sử đó là Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi dẹp các thế lực cát cứ, năm 968, ông lên ngôi, tự xưng là hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng) hiệu Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư – Ninh Bình lập ra nhà Đinh (969 - 979). Nhà Đinh đã bắt đầu xây dựng một bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế. Nhưng sau khi bị sát hại, Nhà Đinh rơi vào tình trạng lục đục, rối ren, ở bên ngoài quân Tống lăm le xâm lược bờ cõi. Trước họa ngoại xâm, thái hậu Dương Vân Nga đã trao áo long bào cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn chuẩn bị kháng chiến và lập ra nhà Tiền Lê (979 – 1009).
GV: Vậy dưới thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước được tổ chức như thế nào, em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước này?
Sau đó cho HS trả lời câu hỏi, GV phân tích thêm:
Chính quyền nhà Đinh Tiền Lê là một nhà nước võ trị, các vua đều là các tướng lĩnh quen trận mạc, do vậy các quan lại phần lớn là quan võ, ngoài ra có ban văn, ban võ và tăng ban. Ở địa phương cả nước chia thành 10 đạo lộ, dưới đạo lộ là phủ và châu.
Tiếp đó GV hình thành sơ đồ tư duy về tổ chức bộ máy nhà nước của nhà Đinh, Tiền Lê và trình chiếu.
 Vua
 Tăng ban
 Ban võ
 Ban văn
 10 đạo, lộ
 Phủ, châu
Sau khi hình thành sơ đồ tư duy về tổ chức bộ máy nhà nước, GV yêu cầu học sinh nhận xét về cách thức tổ chức này.
HS trình bày ý kiến của mình. GV cho học sinh khác nhận xét và giảng sau đó cung cấp thêm kiến thức mới để tăng cường sự hiểu biết cho các em.
“Bộ máy nhà nước còn đơn giản song đã khá quy củ, đánh dấu sự hình thành của nhà nước phong kiến Việt Nam. Thực tế thì Lê Hoàn khi giữ chức thập đạo tướng quân, còn đi chân đất, lội nước xiên cá, vào triều còn chơi đọ tay với quần thần. Sự đơn giản thể hiện ngay cả trong tính cách của các tướng lĩnh”
 	Như vậy với việc vừa phân tích vừa tổ chức hướng dẫn HS hình thành sơ đồ tư duy và kết hợp với phương pháp nhận xét và cung cấp kiến thức mới, chắc chắn HS sẽ nhớ lâu và khắc sâu kiến thức để làm phần trắc nghiệm tốt hơn.
Tiếp đó GV dẫn dắt HS: Bộ máy nhà nước tiếp tục phát triển qua các triều đại Lí, Trần, Hồ, vậy các triều đại này đã ra đời như thế nào? GV đặt câu hỏi trên để HS có cơ hội nhìn lại kiến thức đã học. HS trình bày lần lượt sự ra đời của các triều đại. Trong quá trình trả lời, GV cung cấp thêm những kiến thức mới về chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, về các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, thành nhà Hồ, kinh đô Thăng Long.
GV khái quát lại sự ra đời của các triều đại như sau: Sau khi Lê Long Đĩnh chết, triều thần Đào Cam Mộc đã suy tôn điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên làm vua, chấm dứt nhà tiền Lê, nhà Lý thành lập (1009 - 1225). Việc làm đầu tiên của vua là năm 1010, ban hành chiếu dời đô từ Hoa lư ra Thăng Long, đặt tên nước là Đại việt. Trong chiếu dời đô viết: “Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng... Xem khắp đất Việt ta chỉ thấy nơi này là thắng địa, thật là chốn hội tụ của 4 phương đất nước cũng là kinh đô là bậc nhất của đế vương”
Tuy nhiên sau một thời gian thịnh trị, nhà Lý bắt đầu suy vong, năm 1225, vua Lí Huệ Tông không có con trai và nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi. Qua Thái sư trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng đã lấy Trần Cảnh là cháu ruột của ông. Lý chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, Nhà Trần thành lập (1226 – 1400). Vương triều Trần tồn tại 174 năm, gồm 12 đời vua, quê hương ở Nam Định. Họ Trần xuất thân từ tầng lớp bình dân, có truyền thống phóng khoáng, ít bị lễ nghĩa nho giáo chi phối. Trong việc xây dựng bộ máy nhà nước có những điểm đặc biệt đó là mô hình nhà nước quân chủ mang tính chất dòng họ (quý tộc Trần). 
Sau một thời gian tồn tại, đến nửa sau thế kỉ XIV Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng, bên ngoài, quân Minh liên tục gây sức ép chuẩn bị tấn công Đại Việt. Hồ Quý Ly, quan lại của nhà Trần đã từng bước phế truất vua Trần và lập ra nhà Hồ (1400 – 1407), đóng đô ở Tây Đô (phân biệt với Đông Đô) đặt tên nước là Đại Ngu. Nét nổi bật của nhà Hồ là lịch sử chứng kiến những cải cách của Hồ Quý Ly 
(trong đó có cải cách về tài chính: phát hành tiền giấy – Thông bảo hội sao), xây thành nhà Hồ, chế tạo súng thần công..). Tổ chức bộ máy nhà nước giống triều Trần.
Sau khi giảng xong, GV hỏi: Vậy ở các triều đại Lý, Trần, Hồ bộ máy nhà nước được tổ chức như thế nào? Có điểm gì khác nhà Đinh Tiền Lê?
GV giành thời gian cho HS trả lời, nếu HS không nhớ kiến thức, GV yêu cầu các em giở lại SGK trang 88, bài 17 để tiện theo dõi và trả lời câu hỏi. 
 	GV gọi HS trình bày, sau đó GV hình thành sơ đồ tư duy kiến thức cho Hs về bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ.
 Vua
Trung ương
Địa phương
24 lộ phủ
Các đại thần
Tể tướng
Huyện, châu
 Sảnh, Viện, Đài
Hương, xã 
Sau khi hình thành sơ đồ tư duy xong, GV phân tích thêm cho HS thái thượng hoàng ở thời Trần: Để thận trọng hơn trong việc kế thừa ngôi vua, tránh tranh chấp ngôi báu và tạo điều kiện cho các vua trẻ có thời gian tập dượt điều hành quản lí đất nước, nhà Trần đã đặt các chức thái thượng hoàng. Trên 40 tuổi, vua nhường ngôi cho con và làm việc một thời gian rồi về nghỉ ngơi.
GV đặt câu hỏi: em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ?
HS trình bày: GV chốt: Bộ máy nhà nước khá quy củ và hoàn chỉnh thể hiện sự phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ máy nhà nước cũng thể hiện tính chất thân dân đặc biệt dưới thời Lý và Trần.
Như vậy vừa phân tích, vừa cung cấp những kiến thức mới, vừa hình thành sơ đồ tư duy, HS sẽ nắm kiến thức tốt hơn và đỡ cảm thấy nhàm chán hơn. Từ đó các em sẽ hứng thú hơn khi học tập phần lịch sử này và nhập tâm hơn để có kiến thức làm bài thi.
Về tổ chức bộ máy nhà nước thời nhà Lê sơ: 
GV cho HS theo dõi tiếp phần kiến thức SGK trang 88 bài 17 để nắm kiến thức.
GV giảng kĩ hơn về sự thành lập nhà Lê sơ và một số nhân vật lịch sử nổi tiếng. Vua Lê Lợi, Lê Thánh Tông, và Nguyễn Trãi.
GV giảng về sự thành lập nhà Lê sơ: Sau khi đánh đuổi quân Minh, Ngày 29/4/năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, (tức Lê Thái Tổ), lập ra nhà Lê sơ 
( hậu Lê). Triều hậu Lê kéo dài được 361 năm chia thành hai thời kì: Lê sơ
( 1428 – 1527) 11 đời vua, trong đó vua Lê Thánh Tông là vị vua đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kì hoàng kim,và Lê Trung Hưng (1533 -1789).
Sau khi giảng xong, GV đặt tiếp câu hỏi: Bộ máy nhà nước thời Lê sơ tổ chức như thế nào?
HS trình bày lại các kiến thức trong SGK, GV hình thành sơ đồ tư duy sau để các em dễ hình dung và nắm chắc kiến thức cơ bản
vua
Trung ương
Lại
Hộ
Lễ
Binh
Hình
Công
Xã (Xã trưởng)
Huyện Châu
Phủ
13 Đạo (mỗi đạo có 3 ti)
Đô ti Thừa ti Hiến ti
Địa Phương
 Viện hàn Quốc sử Ngự sử
 lâm v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lich_su_viet_nam_thoi_ki_phong_kien_doc_lap_the_ky_x_xv.doc