SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử lớp 10 ở trường THPT

SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử lớp 10 ở trường THPT

Trong sự nghiệp cái cách giáo dục hiện nay, việc phát huy tính cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, dần hình thành và phát triển các năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ lịch sử, năng lực so sánh, đánh giá, nhận xét cho học sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi Nhà trường, mỗi tổ bộ môn, mỗi thầy cô giáo đang giảng dạy môn lịch sử. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là xóa bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà là kế thừa phát triển những mặt tích cực của dạy học truyền thống đồng thời học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới hiện đại.

Cũng như các môn học khác, học tập lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học hình thành thế giới quan khoa học, dần hoàn thiện và phát triển nhân cách lối sống, đạo đức của học sinh, mặt khác học tập lịch sử sẽ góp phần rất to lớn trong việc giáo dục truyền thống đạo đức, lòng yêu quê hương đất nước thông qua các bài học về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của bao thế hệ người Việt Nam ta, học sinh nhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng như tiếp cận với những tri thức tiến bộ của nhân loại

Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế hiện nay đa số học sinh không thích học lịch sử, nếu có thì tiếp thu một cách hời hợt không thành hệ thống, không hiểu hay không giải thích được các khái niệm lịch sử. Học sinh chỉ học những gì giáo viên cho ghi chép mà không chịu đào sâu kiến thức. Một bộ phận nhỏ học sinh có ý thức học thì chỉ học được một số sự kiện, khái niệm chính, nhưng trong một thời gian không nhắc đến sẽ mau quên, một số lại không xác định được kiến thức cơ bản, không khái quát được vấn đề.

 

doc 21 trang thuychi01 36975
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Lịch sử lớp 10 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
_____________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ 
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ 
 LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2019
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
_____________________________________________
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ 
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ 
 LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Anh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2019
1. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong sự nghiệp cái cách giáo dục hiện nay, việc phát huy tính cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, dần hình thành và phát triển các năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ lịch sử, năng lực so sánh, đánh giá, nhận xét cho học sinh là một vấn đề vô cùng quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi Nhà trường, mỗi tổ bộ môn, mỗi thầy cô giáo đang giảng dạy môn lịch sử. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là xóa bỏ phương pháp dạy học truyền thống mà là kế thừa phát triển những mặt tích cực của dạy học truyền thống đồng thời học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới hiện đại. 
Cũng như các môn học khác, học tập lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học hình thành thế giới quan khoa học, dần hoàn thiện và phát triển nhân cách lối sống, đạo đức của học sinh, mặt khác học tập lịch sử sẽ góp phần rất to lớn trong việc giáo dục truyền thống đạo đức, lòng yêu quê hương đất nước thông qua các bài học về quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của bao thế hệ người Việt Nam ta, học sinh nhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cũng như tiếp cận với những tri thức tiến bộ của nhân loại
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng trong thực tế hiện nay đa số học sinh không thích học lịch sử, nếu có thì tiếp thu một cách hời hợt không thành hệ thống, không hiểu hay không giải thích được các khái niệm lịch sử. Học sinh chỉ học những gì giáo viên cho ghi chép mà không chịu đào sâu kiến thức. Một bộ phận nhỏ học sinh có ý thức học thì chỉ học được một số sự kiện, khái niệm chính, nhưng trong một thời gian không nhắc đến sẽ mau quên, một số lại không xác định được kiến thức cơ bản, không khái quát được vấn đề.
Sỡ dĩ còn những tồn tại trên là do các nguyên nhân sau: 
- Nhiều giáo viên chưa chuyên tâm tìm tòi, đổi mới các phương pháp dạy học lịch sử cho phù hợp từng bài, từng đối tượng học sinh, nhiều khi còn nghiêng về cách dạy đọc – chép tóm tắt lại nội dung trong sách giáo khoa, như thế học sinh không hứng thú trong học tập bộ môn, không phát huy được tư duy độc lập sáng tạo, không phát triển được tối đa các năng lực nhận thức của học sinh.
- Đối với học sinh và phụ huynh còn xem nhẹ môn lịch sử, coi đó là môn phụ, chỉ cần học thuộc lòng bài học thầy cô cho ghi chép ở trên lớp là được. Nên học sinh quên kiến thức rất nhanh, không đọng lại được gì, từ đó kết quả học tập thi cử của môn lịch sử rất thấp.
Để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách tốt nhất, hiểu và nhớ lịch sử sâu nhất, tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy học khác nhau như: thảo luận nhóm, hỏi đáp các vấn đề, các sự kiện lịch sử, kể chuyện lịch sử, lập bảng biểu, sử dụng các đồ dùng trực quan Trong đó phương pháp kể chuyện lịch sử là một phương pháp rất quan trọng, bức tranh quá khứ sẽ được khôi phục một cách chân thực, sinh động, nó giúp học sinh có thể nhớ nhanh, nhớ lâu một vấn đề, một sự kiện lịch sử hay một nhân vật lịch sử từ đó so sánh, đối chiếu để tìm được mối quan hệ giữa các sự kiện – hiện tượng lịch sử, giúp học sinh nhận thức đúng đắn các vấn đề lịch sử và rút được bài học kinh nghiệm, Học sinh sẽ nhớ lâu, nhớ sâu và hiểu kiến thức lịch sử từ đó dần nâng cao chất lượng bộ môn. Phương pháp này cũng giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn, không còn sự nhàm chán trong mỗi tiết học.
Để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và qua thực tế giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, tôi xin trình bày một số vấn đề về: “Sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Đề tài góp một phần giúp các em học sinh có những kiến thức lịch sử nhất định; khắc phục tình trạng “học vẹt” lịch sử. 
	- Giúp học sinh hình thành và phát huy tư duy tự học, tự tìm hiểu và giải quyết vân đề liên quan đến lịch sử.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- Học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Trãi năm học 2018-2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Dự giờ, thao giảng, trao đổi rút kinh nghiệm trong dạy học lịch sử
- Nghiên cứu tài liệu: sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử lớp 10, sách lịch sử Việt Nam thời trung đại, sách lịch sử thế giới thời cổ đại, các câu truyện kể về các nhà bác học, .
- Sử dụng các câu hỏi, bài tập lịch sử.để tăng cường kiểm tra, đánh giá học sinh từ đó có những điều chỉnh phù hợp, đánh giá khách quan.
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lý luận
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, không thể diễn ra nữa và cũng không thể tái hiện được. Vì vậy, học tập tốt môn lịch sử là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phấn đấu say mê của cả giáo viên và học sinh. Thế nên, trong dạy học lịch sử giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử để cung cấp kiến thức lịch sử cho học sinh là một việc làm có ý nghĩa rất to lớn giúp học sinh hiểu nhanh, hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức. từ đó hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học lịch sử rồi vận dụng vào thực tiễn.
 Muốn tái hiện bức tranh quá khứ một cách sinh động chúng ta phải dựa trên cơ sở tài liệu tham khảo trong đó có những câu chuyện, những giai thoại lịch sử. Thông qua việc kể các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong bài dạy, học sinh có thêm cơ sở để nắm vững bản chất sự kiện và hứng thú hơn với môn học. Ngoài ra, còn giúp phát triển tư duy trí tưởng tượng của học sinh.
Từ những ý nghĩa trên sử dụng phương pháp kể chuyện lịch sử trong một số bài dạy ở lớp 10 góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng bộ môn, giúp học sinh nhớ, hiểu và biết lịch sử.
2.2. Thực trạng của vấn đề.
Như trên đã nói dạy học lịch sử là dạy, học những gì diễn ra trong quá khứ. Mỗi mục, mỗi bài, mỗi chương đều có rất nhiều các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử nhưng học sinh buộc phải nhớ, phải hiểu.
Cũng do đặc thù trên nên học sinh rất ngại học lịch sử, không hứng thú với bộ môn, hầu như học sinh học bài nào biết bài ấy, không biết tư duy, khái quát liên kết các vấn đề, các sự kiện, hiện tượng lịch sử.. dẫn tới học sinh nắm kiến thức một cách rời rạc, qua loa nên nhanh quên kiến thức. Như vậy rõ ràng học sinh chưa tìm ra được phương pháp học tập thích hợp.
 Đối với chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 10 hiện nay mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện giảm tải chương trình ở một số vấn đề nhưng lượng kiến thức học sinh phải học vẫn rất nhiều. Các bài học lịch sử diễn ra trong thời gian dài, trong một không gian rộng: Cả phần lịch sử thế giới (từ nguyên thủy, cổ đại, trung đại tới cận đại), cả phần lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX). Đa số các bài thường có nhiều phần, nhiều mục, học sinh sẽ không thể nhớ hết được các sự kiện – hiện tượng - lịch sử. Vì thế, để học sinh có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức, hiểu bài một cách nhanh chóng, tạo được hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử giáo viên có thể lồng ghép các câu chuyện lịch sử, qua đó học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện rèn luyện và sử lý thông tin tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất. 
Trong dạy học lịch sử hiện nay, nội dung dạy học đã được hiện đại hóa, mức độ ngày càng cao, kiến thức ngày càng sâu nên tìm ra phương pháp dạy học thích hợp, tăng cường các hoạt động cá nhân, từ đó kích thích được động cơ ham học, thích học, tăng cường tính chủ động, tự tin phát huy tư duy phán đoán, tư duy độc lập để phát hiện ra kiến thức mới. Muốn vậy cần kết hợp cả phương pháp dạy học hiện đại với phương pháp truyền thống theo tinh thần mới. Riêng tôi nhận thấy rằng phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử trong dạy học là phương pháp học tập rất hữu ích cho học sinh, giúp cho học sinh tìm hiểu , nắm bắt được một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, một vùng đất mới hoặc một phát minh khoa học... thông qua lời kể của giáo viên và học sinh để hình thành một biểu tượng, một khái niệm trong một không khí nhẹ nhàng, không hề căng thẳng gò bó. 
Từ thực trạng trên, dẫn tới chất lượng bộ môn lịch sử trong những năm gần đây còn thấp, tỉ lệ điểm yếu kém trong các bài thi còn nhiều, tình trạng nhầm lẩn kiến thức rất nghiêm trọng hay còn chưa nắm bắt được những công lao, đóng góp của những nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa tiêu biểu... Như vậy các em chưa nắm được kiến thức cơ bản, không hiểu, không nắm được bản chất sự kiện.
Từ thực trạng kết quả trên, để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tôi mạnh dạn sử dụng phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử ở một số bài lịch sử lớp 10, nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn lịch sử ở trường Trung học phổ thông (chương trình cơ bản) nhằm nâng cao, khắc sâu kiến thức lịch sử cho học sinh
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Các giải pháp
 Để phần nào khắc phục được hạn chế kết quả thực trạng trên, việc đầu tiên đối với giáo viên cần phải thực hiện là đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo trên nhiều “kênh” khác nhau: tài liệu, báo, ti vi, internet ...thích hợp cho từng mục, từng bài, từng chương. Giúp học sinh hứng thú trong học tập, hệ thống hóa được kiến thức, học sinh dễ dàng tiếp thu bài giảng. 
 a. Qua thực tế giảng dạy và qua nghiên cứu, thực hiện tôi đã sử dụng các phương pháp lồng ghép kể chuyện lịch sử sau:
 * Thứ nhất: sử dụng kể chuyện lịch sử để tạo biểu tượng về nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử .
 Đi cùng với các sự kiện lịch sử thường gắn với 1 nhân vật lịch sử cụ thể. Những anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi,... và đặc biệt là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Những nhân vật này có vai trò rất lớn với lịch sử dân tộc do vậy trong dạy học giáo viên không thể lướt qua, bỏ qua mà phải khắc họa, tạo biểu tượng về các nhân vật đó, sử dụng phương pháp kể chuyện có tác dụng tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử một cách sinh động, đậm nét từ đó giáo dục học sinh kính trọng, noi gương các anh hùng dân tộc, biết phát huy các truyền thống tốt đẹp sẵn có của dân tộc.
Khi kể chuyện giáo viên kết hợp với tranh ảnh để tạo biểu tượng. Trong bài học trên lớp do thời gian có hạn giáo viên tạo biểu tượng về những nét chính, tiêu biểu đủ để khắc hoạ nên nhân vật đó. 
* Thứ hai: Sử dụng kể chuyện lịch sử để giải thích từ đó rút ra bản chất một sự kiện, một hiện tượng lịch sử.
 Để cho học sinh nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử tức là trả lời được câu hỏi vì sao thì giáo viên sử dụng các mẩu chuyện, các giai thoại lịch sử rồi từ đó nêu tình huống có vấn đề.
 * Thứ 3: Sử dụng kể chuyện lịch sử để giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới.
Khi bắt đầu vào học một tiết lịch sử, giáo viên thường có lời dẫn dắt vào bài mới với những câu quen thuộc, xưa cũ như: ở bài trước cô trò ta đã tìm hiểu về...hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu bài mới về.... để xem có điểm gì giống và khác... với cách lặp đi lặp lại như vậy lâu dần học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán, ngay từ đầu đã không gây được sự quan tâm, hứng thú cho học sinh. Vì vậy, giáo viên sẽ dẫn dắt bằng những tình huống có vấn đề để kích thích trí tưởng tưởng, giúp học sinh khám phá những điều mới mẻ.
 Đối với phương pháp này giúp nâng cao nhận thức cho học sinh, tạo nên hứng thú, học sinh sẽ tích cực chủ động hơn trong quá trình nhận thức.
	b. Một số nguyên tắc sử dụng khi kể chuyện lịch sử trong dạy học lịch sử
Để sử dụng các câu chuyện, các giai thoại lịch sử trong dạy học lịch sử 1 cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, đỏi hỏi giáo viên phải tuân thủ 1 một số nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học đúng mục tiêu bài học.
Có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện lịch sử nhưng điều quan trọng là giáo viên phải xác định đúng những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện của bài học, tránh việc sử dụng quá nhiều dẫn tới việc dạy học lịch sử thành tiết kể chuyện lịch sử
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh và trình độ nhận thức của học sinh. Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu, biểu cảm. Dung lượng ngắn gọn tránh lan man,dài dòng.
- Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh.
Giáo viên cần phải lựa chọn các câu chuyện lịch sử cho phù hợp với những kiến thức sự kiện lịch sử cơ bản, phục vụ cho bài học để từ đó học sinh hiểu sâu sắc bài học, kích thích sự ham học, thích học. Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thể hoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài học lịch sử.
2.3.2. Tổ chức thực hiện
 a. Đối với phương pháp sử dụng kể chuyện lịch sử để tạo biểu tượng về nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử.
 Ví dụ 1: Khi dạy bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (Từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X), khi học sinh tìm hiểu mục 2: Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, đến phần d: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên tạo biểu tượng về Ngô Quyền.
Ngô Quyền là người Đường Lâm (Vùng Sơn tây- Hà Nội ngày nay) vốn là tướng của Dương Đình Nghệ vừa là con rể của ông, Ngô Quyền từng tham gia cuộc kháng chiến chống Nam Hán của Dương Đình Nghệ, lập công lớn và rất được cha vợ quý mến, cho ở lại giữ đất Ái Châu. Nhân việc Dương Đình Nghệ bị ám hại, vua Nam Hán lại cất quân sang đánh nước ta, Ngô Quyền đem quân từ Ái Châu ra, tiêu diệt tên phản bội và tổ chức trận Bạch Đằng lịch sử. Chiến thắng vĩ đại trên sông Bạch Đằng năm 938 đã vĩnh viễn đè bẹp ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc 1000 năm xâm lược của phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm ở thế kỉ X đến XV.Ở mục III. Phong trào chống quân Minh xâm lược và khởi nghĩa Lam Sơn. Giáo viên hỏi học sinh về anh hùng Lê Lợi, sau đó kể chuyện: Ông quê ở Lam Sơn (Thọ Xuân- Thanh Hóa) con một hào trưởng có tiếng ở địa phương. Đầu thế kỉ XV, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ sụp đổ. Nhân dân ta nổi dậy khắp nơi chống quân xâm lược. Từ đó ông sớm nuôi chí diệt thù, xuất của cải chiêu mộ hào kiệt, mộ quân luyện tập. Mùa xuân 1418, ông phất cờ khởi nghĩa (Khởi nghĩa Lam Sơn). Mặc dầu gặp muôn vàn khó khăn gian khổ, ông vẫn giữ vững ý chí cùng tướng lĩnh chiến đấu với quân xâm lược. Trải qua 10 năm chiến đấu anh dũng, kiên cường, nghĩa quân lam Sơn đã đánh bại quân Minh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Năm 1428, ông lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà Lê, đặt lại tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long. Trong những năm làm vua, ông chăm lo khôi phục đất nước, xây dựng triều đình mới, ổn định cuộc sống cho nhân dân, dựng lại Quốc Tử Giám, phát triển giáo dục, củng cố các vùng biên cương. Năm 1433 ông mất, miếu hiệu là Lê Thái Tổ.
Để tiết học thêm phần lý thú, hấp dẫn và học sinh có thể thể hiện được kiến thức lịch sử của mình, giáo viên có thể mở rộng hỏi thêm về các câu chuyện trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ví như :
Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn mở đầu là một hội thề, kết thúc là một hội thề. Đó là những hội thề nào? Nội dung của hai hội thề đó?
Câu 2: Hãy giải thích câu nói : “Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi ”
Câu 3: Một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc trong khởi nghĩa Lam Sơn 
là Nguyễn Trãi, em hãy cho biết cuộc đời, sự nghiệp của ông?....
 Như vậy, với cách tạo biểu tượng nhân vật lịch sử và hệ thống câu hỏi như trên, sẽ giúp các em học sinh có cánh nhìn nhận bao quát, sinh động hơn về 
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 6
cuộc khởi nghĩa gian khổ hào hùng, mưu trí tài tình nhưng cũng rất khoan dung độ lượng của cha ông trong thời kì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, cũng như trong thời kì xây dựng và phát triển đất nước.
 Ví dụ 3: Trong khi dạy bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỉ XIX), mục 2: tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn, ở ý thủ công nghiệp dân gian xuất hiện nghề mới : in tranh dân gian. Giáo viên hỏi: Em biết gì về tranh dân gian? Sau khi học sinh trả lời giáo viên kể: Tranh Đông Hồ tên đầy đủ là: tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh), được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
 Trước kia tranh chủ yếu bán ra để phục vụ tết nguyên đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
 Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội người Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị chất phác, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân Việt. Với những hình ảnh quen thuộc: đám cưới chuột, đàn lợn, đàn gà, những cô thiếu nữ hứng dừa hoặc đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ... nó phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống mộc mạc, giản dị của người Việt. Tranh độc đáo ở giấy in và màu sắc.
 Với giấy in là giấy điệp, người ta nghiền nát con điệp – một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ - được nấu từ bột (gạo tẻ, gạo nếp hoặc từ sắn) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những gạch chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với những ánh lấp lánh của những mảng điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp
 Với màu sắc: tranh được in từ màu tự nhiên từ cây cỏ như màu đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang) vì thế màu sắc rất tươi sáng, đẹp tự nhiên.
 Cách in tranh là lối in ván sấp và in theo dây truyền. Mỗi người in một màu, trong tranh có bao nhiêu màu thì phải có bấy nhiêu bản khắc và lần in. Khâu cuối cùng và quan trọng là in nét, nét in sẽ chặn các mảng màu và định hình cho các hình tượng trong tranh.
_______________________________________
Trong trang này, tác giả sử dụng tài liệu tham khảo số 1
 Là những sáng tạo của nhân dân và gắn bó với cuộc sống bình dị của người dân nên tranh đã đi vào thơ ca :
 Nhà thơ Tú Xương đã viết: “Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
 Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”
 Bài thơ: Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm:
 “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
 Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
 Hoặc dân gian có câu: “Hỡi anh đi đường cái quan
 Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
 Mua tờ tranh điệp tươi màu
 Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều”
Như vậy, qua câu chuyện trên, học sinh sẽ biết, hiểu được về một làng nghề truyền thống với một nét văn hóa rất gần gũi, bình dị của người Việt, đồng thời thấy được sự cần cù trong lao động,sức sáng tạo độc đáo của nhân dân ta.
b. Đối với phương pháp sử dụng kể chuyện lịch sử để giải thích từ đó rút ra bản chất một sự kiện, một hiện tượng lịch sử.
Ví dụ1 : Khi dạy bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy. Để học sinh hiểu được vì sao việc phát minh ra lửa và chế ngự được ngọn lửa của người nguyên thủy là một phát minh quan trọng, được xem như là cuộc cánh mạng lần thứ nhất của con người. Giáo viên kể câu chuyện:
Người nguyên thủy đã biết dùng lửa từ rất lâu. Họ đã lấy lửa từ đám rừng cháy hay núi lửa. Nhưng mãi hàng ngàn năm sau, con người mới phát minh ra lửa và chế ngự được nó. Cách lấy lửa phổ biến rộng rãi nhất là rùi và mài. Cách dùi gỗ lấy lửa đơn giản nhất là dùng 2 bàn tay xoay trục gỗ, tiến bộ hơn họ dùng dây da làm xoay trục gỗ thay tay, hoàn thiện hơn thì dùng dây cung đặc biệt để xoay trục lấy lửa, tuy vậy cũng phải có kĩ xảo đặc biệt không phải ai cũng bắt trước được.
 _________________

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_ke_chuyen_lich_su_nham_nang_cao_hie.doc