SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi

Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ do đó con người phải năng động, biết cải tạo thế giới cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trang bị vốn kiến thức cho con người để phù hợp với thời đại là chiến lược của giáo dục hiện đại. Để đạt được mục đích đó đòi hỏi giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Muốn vậy nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung cũng như phương pháp, biện pháp dạy học cho khoa học hợp lý. Các nội dung, phương pháp, biện pháp cần phải được đổi mới ở tất cả các hoạt động chứ không chỉ ở hoạt động có chủ định. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non là việc làm rất cần thiết, trong đó việc rèn cho trẻ những nề nếp thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh. Những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hoá. Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Ngay từ khi còn bé trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ lời nói, hành động văn minh lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội, trẻ phải biết tu dưỡng rèn luyện bản thân trong ngày, trong giờ học theo hướng tốt, nói lời hay, ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, cư xử với mọi người niềm nở, lịch sự.

doc 16 trang thuychi01 70617
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Thế kỷ XXI là thế kỷ mà nền khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ do đó con người phải năng động, biết cải tạo thế giới cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trang bị vốn kiến thức cho con người để phù hợp với thời đại là chiến lược của giáo dục hiện đại. Để đạt được mục đích đó đòi hỏi giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Muốn vậy nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung cũng như phương pháp, biện pháp dạy học cho khoa học hợp lý. Các nội dung, phương pháp, biện pháp cần phải được đổi mới ở tất cả các hoạt động chứ không chỉ ở hoạt động có chủ định. Giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non là việc làm rất cần thiết, trong đó việc rèn cho trẻ những nề nếp thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh. Những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hoá. Vệ sinh là biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Ngay từ khi còn bé trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ lời nói, hành động văn minh lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội, trẻ phải biết tu dưỡng rèn luyện bản thân trong ngày, trong giờ học theo hướng tốt, nói lời hay, ý đẹp, đi đứng nhẹ nhàng, cư xử với mọi người niềm nở, lịch sự. 
Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Hiện nay trong sự nghiệp đổi mới, với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế truyền thống đạo đức của dân tộc đang bị xói mòn một cách nghiêm trọng, tác động không nhỏ đến việc hình thành nhân cách của trẻ thơ. Cho nên cần phải lấy việc giáo tình cảm và kĩ năng xã hội, đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chủ trương, pháp luật của giáo dục hiện nay để tăng cường giáo dục truyền thống đạo đức của dân tộc, từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hóa vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần- sống khỏe mạnh. Muốn có được những thói quen tốt ấy cần phải có sự hướng dẫn của người lớn, cha mẹ trẻ... và cần phải được hướng dẫn càng sớm càng tốt đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non. Ở độ tuổi này tâm hồn trẻ trong sáng như những trang giấy trắng. Có ai đó đã từng nói trẻ em như những trang giấy trắng tinh mà nhà sư phạm muốn vẽ gì lên đó cũng được, là một giáo viên mầm non tôi càng nhận thức rõ vấn đề này. Ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ khi trẻ đã dần nhận thức được các hành vi đúng sai, những thói quen lịch sự dần được hình thành thì sự uốn nắn kịp thời từ phía người lớn có tác dụng rất lớn đến việc hình thành nhân cách trẻ. Vào đầu năm học tôi đã bắt gặp vẫn còn một số trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường, có những hành vi thói quen chưa tốt như: khi đến lớp một số trẻ vẫn chưa tự giác chào cô, chào ông bà [4], bố mẹ; khi ăn còn nói chuyện cười đùa, chơi xong không cất gọn đồ chơi, chưa biết cách ứng xử phù hợp với người lớn và bạn bè, đi vệ sinh không đúng nơi quy định... Chính vì vậy mà nhiều đêm suy nghĩ, hình ảnh trẻ thơ trong sáng ngây thơ làm tôi băn khoăn và khó nghĩ. Vì thế luôn thôi thúc tôi cần phải tìm tòi, tham khảo các bạn bè đồng nghiệp những phương pháp, biện pháp với mục đích giáo dục những thói quen, hành vi tốt cho trẻ để tô điểm vào tâm hồn trẻ thơ những cái hay, cái đẹp để các cháu trở thành những người có hành vi văn minh, lịch sự, do đó ngay từ đầu năm học tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” để viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016 – 2017.
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Trên cơ sở kinh nghiệm xã hội của trẻ trong độ tuổi hiện nay ảnh hưởng lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này, bản thân tôi đã tìm và đưa ra một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm hình thành cho trẻ những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng và góp phần phát triển thế hệ trẻ lứa tuổi mầm non nói chung trở thành con người phát triển toàn diện.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi lớp B4 tại trường mầm non Thị Trấn triệu Sơn.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp này nhằm sưu tầm, thu thập các tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề dạy trẻ 4 – 5 tuổi hình thành các kỹ năng về thói quen vệ sinh và hành vi văn minh.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ sách vở, tài liệu
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
	- Phương pháp thu thập thông tin
	- Phương pháp thống kê xử lý số liệu thu thập được.
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
	+ Sáng kiến kinh nghiệm này có điểm mới về cấu trúc
	+ Nội dung khảo sát trong bảng khảo sát.
+ Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi đã đưa thêm một số biện pháp mới như chú ý đến rèn kĩ năng vệ sinh cá nhân; hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi; lồng ghép thơ ca, câu truyện, bài hát, trò chơi, dựa vào tình huống cụ thể để rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh để thu hút sự hứng thú tích cực hoạt động ở trẻ... Những biện pháp này được áp dụng tại lớp B4 (Mẫu giáo 4 – 5 tuổi) và có hiệu quả cao. 
	+ Kiến nghị
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận về việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi:
- Giáo dục mầm non là một bộ phận của giáo dục quốc dân Việt Nam có lịch sử phát triển hơn nửa thế kỷ nay và là mắt xích quan trọng đầu tiên trong hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non thể hiện ở việc giáo dục trẻ phát triển về mọi mặt, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, chủ động, và đặc biệt là hành vi văn hoá, nề nếp thói quen văn minh lịch sự là một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong quá trình giáo dục trẻ. Việc rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh không chỉ vào một thời gian nào đó mà cần phải rèn luyện hàng ngày một cách thường xuyên. Vì vậy việc rèn các thói quen cho trẻ chính là yếu tố cơ bản để quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ [7]
- Đối với trẻ nhỏ tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan hình tượng, trẻ luôn bắt chước những hành vi hành động của người lớn. Chính vì vậy những hành vi của người lớn đều ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Trong quá trình phát triển, những hành vi thói quen được hình thành từ khi trẻ có khả năng lĩnh hội, chính vì thế những hành vi của người thân trong gia đình sẽ được trẻ học tập, bắt chước và tạo nền tảng ban đầu về hành vi thói quen của trẻ trước khi bước vào môi trường học tập trong trường mầm non.
- Nhà tâm lý W.MThackeray đã nói:
 “ Gieo hành vi gặt thói quen
 Gieo thói quen gặt nhân cách ”
Tại sao từ “ gieo” lại luôn đi trước từ “ gặt ”. Nói cách khác nếu ta không gieo bất cứ cái gì ta cũng chẳng gặt được cái gì. “ Gieo ” là nguyên nhân, là diều kiện, nó quan trọng hơn kết quả, sẽ không có gì để gặt nếu không có nhân. Vì thế “ quả ” luôn phụ thuộc vào “ nhân ”, nhưng “ nhân ” không phụ thuộc vào “ quả ”.
Cũng chính vì thế những hành vi, thói quen thường ngày của trẻ ngày hôm nay có thể tạo nên được nhân cách của trẻ sau này. Do đó ta càng thấy được sự quan trọng trong quá trình rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ khi trẻ còn ở nhà trẻ.
Thực tế ở trường mầm non Thị Trấn chúng tôi, cũng có một số cháu là con một trong gia đình, được cưng chiều nên chưa có thói quen mẫu mực trong giao tiếp như: Chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi..., chưa trả lời lễ phép: Vâng, dạ ...; chưa thể hiện được tình thân ái với các em nhỏ, bạn bè ... Mặt khác trẻ lứa tuổi mấu giáo dễ tiếp nhận những hành vi, những thói quen sẵn có từ các thành viên trong gia đình và môi trường xung quanh trẻ. Do đó trẻ dễ có hành vi bắt chước những việc tốt và xấu của người lớn [1]
Thời gian trẻ ở trường nhiều hơn ở nhà, nên trường mầm non là cái nôi để giáo dục trẻ tốt nhất. Vì vậy là giáo viên đang dạy lớp 4 – 5 tuổi tôi luôn trăn trở tìm những biện pháp giáo dục nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ có những hành vi ứng xử, thói quen giao tiếp văn minh trong cuộc sống [1]
	2.2. Thực trạng về việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và những 
hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi:
2.2.1. Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc rèn luyện thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh cho trẻ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ đồ dùng phục vụ cho việc rèn luyện các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ như: khăn mặt cho từng cháu, có bình nước, có đủ cốc uống nước, xà phòng, có vòi, chậu rửa tay, tranh truyện về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân khá đầy đủ. 
- Bản thân luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, nhiệt tình trong giảng dạy, luôn tìm tòi, sáng tạo tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất.
 - Ở năm học này trẻ ở lớp tôi phụ trách 100% trẻ đều cùng độ tuổi, phòng học rộng rãi thoáng mát, bàn ghế phù hợp với trẻ. Trẻ được đi học bán trú ( thời gian sinh hoạt của trẻ ở lớp là chủ yếu ). Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động ở lớp.
 - Được sự ủng hộ, phối hợp giúp đỡ và tạo điều kiện của phụ huynh.
Sự gương mẫu và giúp đỡ nhiệt tình của các giáo viên, nhân viên trong trường.
 - Đồ dùng học tập cho cô và trẻ đầy đủ về số lượng ( tranh ảnh, lô tô môi trường ), phòng nhóm lớp luôn được bố trí sắp xếp khoa học, gọn gàng sạch sẽ.
 - Từng giai đoạn, từng học kỳ luôn có sổ theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện của trẻ [1]
2.2.2. Khó khăn:
 - Bên cạnh những thuận lợi không tránh khỏi những khó khăn là: các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động tại các nhóm góc, các hoạt động ngoài trời còn thiếu, tranh ảnh tuyên truyền về vệ sinh còn ít, gây trở ngại cho việc truyền thụ kiến thức của cô và tiếp thu bài của cháu.
 - Mặc dù là trẻ ở nhóm lớp cùng độ tuổi nhưng khả năng hiểu biết của trẻ không đồng đều, một số trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, còn một số trẻ không qua các lớp học trước mà mới ra lớp năm học đầu tiên. Từ trước đó trẻ đã được cung cấp những kiến thức từ đơn giản dần dần mới đến cái phức tạp vì vậy đối với những trẻ đó cô cần hướng dẫn các kỹ năng từ đầu [1]
- Một số phụ huynh vẫn bận rộn chưa quan tâm việc vệ sinh cá nhân của con em mình.
- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức, khi hành động sai vẫn không được sự nhắc nhở từ cha mẹ, những công việc cá nhân vẫn luôn phụ thuộc.
Từ việc khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học cho thấy sự hiểu biết của trẻ về những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh được thể hiện qua bảng sau [1]
+ Bảng khảo sát chất lượng lần 1: ( tháng 9/2016 )
STT
Nội dung khảo sát
Tổng
số trẻ
KẾT QUẢ
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ 
%
1
1. Trẻ có thói quen rửa tay, rửa mặt hàng ngày
33
16
48,5%
17
51,5%
2
2. Có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định
33
18
54,6%
15
45,4%
3
3. Trẻ có thói quen nề nếp rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
33
15
45,4%
18
54,6%
4
4. Trẻ biết rửa tay, mặt theo đúng quy trình
33
14
42,4%
19
57,6%
 5
5. Biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp, nơi công cộng ( không khạc nhổ bừa bãi, khi ho, hắt hơi biết dùng tay, khăn che miệng )
 33
 20
60,6%
13
39,4%
 	Từ thực trạng tôi luôn suy nghĩ làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ có thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh hàng ngày một cách nhẹ nhàng và không gò bó. Qua thực tế dạy trẻ cùng kết hợp nghiên cứu sách báo, học hỏi bạn bè đồng nghiệp tôi đã tìm ra một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi .
2.3. Các biện pháp thực hiện để rèn luyện những thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh cho trẻ 4-5 tuổi:
 Để đề tài đạt kết quả tốt giáo viên cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, thường xuyên cho trẻ được trải nghiệm thực hành để trẻ có những thói quen tốt, vận dụng linh hoạt các biện pháp đối với từng cá nhân trẻ, trao đổi gợi mở vói trẻ bằng hệ thống câu hỏi gắn với từng nội dung cụ thể. Cô phải là người có năng lực sư phạm, vói mỗi việc trẻ làm đúng cô dùng lời động viên khuyến khích trước tập thể lớp để trẻ khác noi theo, với những trẻ có những thói quen chưa tốt, hành vi chưa đúng cô phải nhẳc nhở kịp thời nhưng không phải bằng các hình thức trách phạt mà cô có thể kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe những bài thơ, mẫu chuyện có nội dung giáo dục lễ giáo liên quan sau đó đàm thoại với trẻ về nội dung chuyện, thơ, bài học rút ra từ mẫu chuyện thơ đó. Có rất nhiều biện pháp để giáo dục thói quen vệ sinh và những hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nhưng với kinh nghiệm của bản thân ở đề tài này tôi xin đưa ra một số biện pháp sau [1]
2.3.1 Biện pháp 1: Rèn kĩ năng vệ sinh cá nhân
 * Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình luyện tập, rèn luyện.Việc rèn các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ cần được thực hiện theo đúng quy trình nhất định để tạo cho trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ. tôi hướng dẫn trẻ các thao tác rửa tay, rửa mặt nhiều lần và về nhà phải tự biết rửa, nhờ vậy đa số trẻ lớp tôi có được thói quen và cách rửa tay, rửa mặt đúng thao tác, biết khi nào thì rửa tay, rửa mặt, biết tự sửa sang lại quần áo khi xộc xệch
Tôi thường xuyên hướng dẫn trẻ các bước rửa tay, rửa mặt đúng quy trình, cho trẻ xem tranh ảnh rồi cho trẻ thực hành
- Các bước rửa tay:
Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai bàn tay với nhau.
Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại 
Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay và ngược lại
Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại [2]
Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
- Các bước rửa mặt: 4 bước
Bước 1: Rửa mắt
Bước 2: Lau mũi
Bước 3: Lau miệng
Bước 4: Lau trán, má, cằm, cổ [2]
- Hàng ngày tôi luôn trò chuyện, động viên, nhắc nhở trẻ luôn phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để không bị ốm và mắc các bệnh do kí sinh trùng truyền bệnh. Tôi thường đưa ra cho trẻ những câu hỏi để trẻ tự suy nghĩ trả lời:
VD: Trước khi ăn các con phải làm gì? Tại sao phải rửa tay?
 Trong khi ăn vì sao chúng ta không được nói chuyện cười đùa?
 Sau khi ăn xong các con phải làm gì?
 Sau khi đi vệ sinh phải làm gì? Vì sao?
 Khi trời nóng bức mồ hôi ra nhiều, chiều tối chúng mình phải làm gì? Tại sao phải làm việc đó?
 Để không bị sâu răng chúng ta phải như thế nào? Nên đánh răng vào lúc nào trong ngày?
 Vì sao chúng ta phải ăn chin, uống sôi?
Những việc làm đó được lập đi lập lại trong chế độ sinh hoạt hàng ngày
của trẻ kể cả mọi lúc mọi nơi đã hình thành ở trẻ thói quen nề nếp về vệ sinh cá nhân, vì vậy trẻ đã có nếp vệ sinh rất tốt, cô ít phải nhắc hơn, trẻ tự vệ sinh khi cần thiết, sạch sẽ, gọn gàng từ lúc đến trường cho đến khi ra về.
* Đi vệ sinh đúng nơi quy định
 	Vệ sinh là nhu cầu thiết yếu của trẻ. Song để trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết gọi cô hay ra ký hiệu là cả một quá trình. Việc tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định không chỉ rèn cho trẻ có khả năng tự lập, làm chủ hành vi của mình để đảm bảo đủ thời gian vào nhà vệ sinh. Hãy để trẻ tự phục vụ bản thân và có nếp sống văn minh ngay từ khi còn nhỏ. Để cho trẻ có được thói quen đó không phải dễ, đòi hỏi giáo viên cần có tính kiên trì, hiểu được đặc điểm tâm lí của trẻ và phải có nhiều thời gian để hướng dẫn rèn luyện kiên trì, liên tục thì mới giúp trẻ có được thói quen nề nếp đi vệ sinh đúng nơi quy định. Đầu năm học nhiều trẻ mới ra lớp năm học đầu tiên nên trẻ còn đi tự do ra đầu hồi lớp, ở vườn trường, hoặc tại lớp, khi đó tôi đã hướng dẫn và nhắc cho trẻ khi có nhu cầu muốn đi vệ sinh các con không được nhịn, nếu nhịn đi tiểu có thể gây ra bệnh về đường tiết niệu, bệnh về thận  nhưng không phải để không mắc các bệnh đó mà các con có thể đi tùy tiện ở đâu cũng được, nếu đi vệ sinh tùy tiện sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây mùi khó chịu cho bạn bè ở lớp, cơ thể của các con cũng bị ảnh hưởng trực tiếp nếu nước tiểu ngấm vào quần áo rồi ngấm ngược trở lại sẽ gây ngứa ngáy khó chịu, nếu trời lạnh đi tiểu tiện ra quần còn rất dễ bị ốm vì bị nhiễm lạnh 
Vì vậy mà khi có nhu cầu muốn đi vệ sinh các con phải đi vệ sinh đúng nơi quy định, mà nơi quy định đó là nhà vệ sinh. Nếu ở lớp là khu nhà vệ sinh của lớp, còn nếu ở những nơi khác như công viên, khu vực trường thì ở đó đều có nhà vệ sinh công cộng, nếu các con không biết chỗ thì bố, mẹ, cô giáo sẽ chỉ dẫn cho các con. Vì vậy trong những giờ trò chuyện tôi luôn luôn giáo dục trẻ ý thức đi vệ sinh đúng nơi quy định, sau một thời gian rèn luyện thói quen đó tôi đề ra biện pháp nếu ai đó còn đi vệ sinh không đúng nơi quy định nếu bị cô, hoặc bạn phát hiện thì cuối tuần cô không thưởng bé ngoan, không được lên cắm cờ thi đua nữa[2]
	Sau một thời gian áp dụng biện pháp và nhắc nhở nên giờ đa số trẻ đã biết đi vệ sinh đúng nơi quy định, không có trường hợp nào đi vệ sinh bừa bãi.
2.3.2 Biện pháp 2: Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ ở mọi lúc mọi nơi.
 	Thói quen vệ sinh của trẻ không phải ngày một ngày hai là có thể hình thành. Một trong những điều quan trọng nhất trong việc hình thành thói quen vệ sinh là hình thành cho trẻ có thói quen sạch sẽ ở mọi lúc mọi nơi. Để hình thành cho trẻ một thói quen luôn giữ gìn vệ sinh môi trường lớp, cũng như vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tôi luôn nhắc nhở động viên trẻ ở mọi lúc, mọi nơi lồng ghép vào các tiết học để trẻ có được thói quen biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ ở trường cũng như ở nhà.
	Chẳng hạn khi ở lớp, nhắc nhở trẻ không khạc nhổ bừa bãi ra lớp, không vứt đồ chơi lung tung, không xô đẩy bàn ghế, khi ở nhà không vứt giấy bừa bãi để trẻ có được những thói quen đó thì thông qua các hoạt động trong ngày,
 mọi lúc mọi nơi cô phải hướng dẫn cụ thể cho trẻ.
	VD: Trong giờ tạo hình “ Xé dán thuyền trên biển”, trước khi cho trẻ nhận xét sản phẩm giáo viên nhắc trẻ nhặt giấy vụn cho vào rổ, cuối giờ cho trẻ bỏ vào thùng rác rồi cho trẻ rửa tay bằng xà phòng.
	VD: Trong giờ hoạt động góc tôi lồng ghép hỏi trẻ: để cho các đồ chơi 
được sạch sẽ, bền đẹp thì khi chơi các con phải như thế nào? Sau khi chơi xong
 con cần phải làm gì?...
	VD: Khi cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời “ quan sát cây ở sân trường”, giáo viên cho trẻ quan sát nhận xét về từng cây cụ thể, sau đó hỏi trẻ về ích lợi của cây đó, cách chăm sóc, bảo vệ cây ( không ngắt lá, bẻ cành), đến cuối giờ lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường giáo viên gợi ý cho trẻ nhặt lá rụng bỏ vào đâu? Vì sao chúng ta phải bỏ rác vào thùng rác và phải đậy kín nắp?
	Với việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi dần dần tôi thấy trẻ đã tự ý thức giữ gìn vệ sinh chung như: khi nhìn thấy lá rụng, vỏ hộp sữa của các em nhà trẻ vứt chạy ra nhặt bỏ vào thùng rác, hoặc nhiều trẻ do bố mẹ không 
kịp cho ăn sáng ở nhà mà mua sẵn cho trẻ để đến trường ăn, khi trẻ ăn xong như vỏ hộp xôi, xúc xích trẻ đã biết bỏ vào thùng rác công cộng ở sân trường mà không cần cô hay bố mẹ phải nhắc nhở [4]
 	2.3.3 Biện pháp 3: Lồng ghép vào các hoạt động chung
	- Khi lồng ghép, tích hợp giáo dục vệ sinh vào hoạt động học tập cần chú ý đảm bảo tính tự nhiên hợp lý, khách quan của tri thức môn học, đảm bảo tính hệ thống, trọn vẹn của nội dung hoạt động học tậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_thoi_quen_ve_sinh_va_hanh_vi.doc