SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn Nghị luận cho học sinh THPT
Có thể nói, văn nghị luận là loại văn phổ biến và có vai trò quan trọng nhất đối với học sinh trong trường phổ thông hiện nay. Phần mở bài, kết bài trong một bài văn nói chung, văn nghị luận nói riêng tuy ngắn và chỉ chiếm một số điểm khá khiêm tốn nhưng nếu thiếu một trong hai phần này thì bài viết đó chưa thể xem là một bài văn. Vì nó chưa hoàn chỉnh và chưa đảm bảo được bố cục, yêu cầu của một bài văn. Cha ông ta thường nói: "Vạn sự khởi đầu nan", M. Goor-ki lại cho rằng: "Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu " điều này hoàn toàn đúng. Không ít bạn học sinh cảm thấy "cứng tay" và mất rất nhiều thời gian cho phần mở bài. Viết được phần mở bài các bạn mới thông mạch cảm xúc để viết được bài văn nghị luận đó. Lại rất nhiều bạn học sinh "buông tay" khi viết phần kết bài vì cho rằng bài làm như thế là "ok", là "xong" rồi mình chỉ cần viết thêm đôi ba câu thế nào cũng được. Thật vậy, để viết được một mở bài, kết bài đúng trong bài văn nghị luận đã khó và để có một mở bài, kết bài hay, sáng tạo, ấn tượng lại còn khó hơn. Chính vì thế, việc giúp các em có cách viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận vừa đúng, vừa hay là việc làm luôn cần thiết.
Hiện nay, kỹ năng làm văn, đặc biệt là kỹ năng làm văn nghị luận của các em học sinh còn rất kém. Nhiều học sinh không biết mở bài cần làm gì, kết bài cần làm gì, không biết nên dẫn dắt thế nào, giới thiệu vấn đề cần nghị luận ra sao, làm sao để khép lại được vấn đề cần nghị luận và lưu lại cảm xúc trong lòng người đọc. Và thực tế nhiều bài viết của các em trở thành nực cười, vớ vẩn, tào lao
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn đã nhiều năm, lại hàng ngày, hàng giờ phải chứng kiến thực trạng đó tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: " Một số biện pháp rèn kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn Nghị luận cho học sinh THPT" làm vấn đề nghiên với mong muốn góp thêm một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để nâng cao kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài cho học sinh trong quá trình viết bài văn nghị luận.
MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 II. NỘI DUNG 3 2.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3 2.1.1.Khái niệm đoạn văn 3 2.1.2. Đoạn văn mở bài 3 2.1.3.Đoạn văn kết bài 4 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 2.3. Các biện pháp cụ thể 5 2.3.1.Các biện pháp rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài 5 2.3.1.1.Nhận diện đoạn văn mở bài 5 2.3.1.2.Đánh giá đoạn văn mở bài 6 2.3.1.3. Đoán định luận đề được giới thiệu trong đoạn văn mở bài 7 2.3.1.4. Chữa lỗi để hoàn chỉnh đoạn văn mở bài 7 2.3.1.5. Hướng dẫn học sinh tự viết phần mở bài 8 2.3.2. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng viết phần kết bài 9 2.3.2.1. Nhận diện đoạn văn kết bài 9 2.3.2.2. Đánh giá đoạn văn kết bài 10 2.3.2.3. Đoán định luận đề được triển khai trong đoạn văn kết bài 10 2.3.2.4. Chữa lỗi để hoàn chỉnh đoạn kết bài 11 2.3.2.5. Hướng dẫn học sinh tự viết phần kết bài 11 2.4. Hiệu quả 13 III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Có thể nói, văn nghị luận là loại văn phổ biến và có vai trò quan trọng nhất đối với học sinh trong trường phổ thông hiện nay. Phần mở bài, kết bài trong một bài văn nói chung, văn nghị luận nói riêng tuy ngắn và chỉ chiếm một số điểm khá khiêm tốn nhưng nếu thiếu một trong hai phần này thì bài viết đó chưa thể xem là một bài văn. Vì nó chưa hoàn chỉnh và chưa đảm bảo được bố cục, yêu cầu của một bài văn. Cha ông ta thường nói: "Vạn sự khởi đầu nan", M. Goor-ki lại cho rằng: "Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu" điều này hoàn toàn đúng. Không ít bạn học sinh cảm thấy "cứng tay" và mất rất nhiều thời gian cho phần mở bài. Viết được phần mở bài các bạn mới thông mạch cảm xúc để viết được bài văn nghị luận đó. Lại rất nhiều bạn học sinh "buông tay" khi viết phần kết bài vì cho rằng bài làm như thế là "ok", là "xong" rồi mình chỉ cần viết thêm đôi ba câu thế nào cũng được. Thật vậy, để viết được một mở bài, kết bài đúng trong bài văn nghị luận đã khó và để có một mở bài, kết bài hay, sáng tạo, ấn tượng lại còn khó hơn. Chính vì thế, việc giúp các em có cách viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận vừa đúng, vừa hay là việc làm luôn cần thiết. Hiện nay, kỹ năng làm văn, đặc biệt là kỹ năng làm văn nghị luận của các em học sinh còn rất kém. Nhiều học sinh không biết mở bài cần làm gì, kết bài cần làm gì, không biết nên dẫn dắt thế nào, giới thiệu vấn đề cần nghị luận ra sao, làm sao để khép lại được vấn đề cần nghị luận và lưu lại cảm xúc trong lòng người đọc. Và thực tế nhiều bài viết của các em trở thành nực cười, vớ vẩn, tào lao Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn đã nhiều năm, lại hàng ngày, hàng giờ phải chứng kiến thực trạng đó tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: " Một số biện pháp rèn kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn Nghị luận cho học sinh THPT" làm vấn đề nghiên với mong muốn góp thêm một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để nâng cao kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài cho học sinh trong quá trình viết bài văn nghị luận. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Khi quyết định lựa chọn đề tài này, mục đích nghiên cứu của tôi là nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng viết đúng, đủ và tiến tới viết hay phần mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận, tránh được những lỗi đáng tiếc trong quá trình làm bài và mục đích cuối cùng là để cải thiện, nâng cao kỹ năng làm văn, nâng cao chất lượng bộ môn. Bản chất cần làm rõ trong đề tài này là từ chỗ nhận thức đúng được vai trò, tầm quan trọng phần mở bài, kết bài trong bài văn, giáo viên phải giúp các em hình thành được kỹ năng, nếp suy nghĩ về cách mở bài, kết bài vừa “đúng” vừa “hay” và các em phải biết viết được những phần mở bài, kết bài “đúng” – “hay” như thế (nghĩa là chúng ta không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà phải gắn liền lý thuyết với thực hành, học sinh phải tự mình làm được dựa trên những kinh nghiệm giáo viên đã cung cấp). Giáo viên dạy cho học sinh nắm được cả kiến thức lẫn kỹ năng làm bài. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này nhằm nghiên cứu về một số biện pháp rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận cho học sinh THPT. Đề tài nghiên cứu này có thể áp dụng cho cả phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội của phân môn Làm văn trong chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THPT 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để làm sáng rõ đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân loại - Phương pháp thống kê - Phương pháp thực nghiệm, đối chứng - Phương pháp tổng hợp II. NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm đoạn văn Về hình thức: Đoạn văn là một phần của văn bản, nó bao gồm nhiều câu liên kết chặt chẽ với nhau. Nó được tính từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng đến chấm qua hàng. Về nội dung: Mỗi đoạn văn triển khai một ý hoặc một nội dung tương đối trọn vẹn. Yêu cầu của một đoạn văn: một đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: “Tập trung làm rõ một ý chung, một chủ đề chung thống nhất và duy nhất. Liên kết chặt chẽ với đoạn văn đứng trước và sau nó Diễn đạt chính xác, trong sáng, gợi cảm, hùng hồn” [2; tr 62]. 2.1.2. Đoạn văn mở bài 2.1.2.1. Nhiệm vụ của đoạn văn mở bài Mở bài có nhiệm vụ “giới thiệu vấn đề sẽ được bàn luận trong bài văn, đồng thời khơi gợi, lôi cuốn sự chú ý của người đọc đối với vấn đề đó” [1; tr24]. 2.1.2.2. Nguyên tắc mở bài Mở bài cần giới thiệu chính xác, ngắn gọn vấn đề cần nghị luận. “Nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phần mở bài phải dẫn lại nguyên văn ý kiến ấy” [1; tr 24]. “Mở bài chỉ nêu ý khái quát. Học sinh không được lấn sang phần thân bài, không giải thích, minh họa, hay nhận xét ý kiến nêu trong đề bài” [1; tr 24]. 2.1.2.3. Cách viết mở bài Có hai cách mở bài: Mở bài trực tiếp: Cha ông ta thường nói "khai môn kiến sơn" - Mở cửa sổ thấy núi. Cách này là cách vào thẳng vấn đề, nó thường ngắn gọn, dễ làm nhưng đôi khi kém phần hấp dẫn nên thường dành cho đối tượng học sinh yếu, kém, trung bình. Mở bài gián tiếp: Đi từ xa đến gần, giới thiệu ý dẫn nhập vào đề, cách làm này tạo cho bài viết không khí tự nhiên, đậm chất Văn. Mở bài gián tiếp lại có các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tương liên (tương đồng), tương phản (đối lập) 2.1.2.4. Điều kiện để có một mở bài hay Mở bài muốn “hay” trước hết phải “đúng”. Viết “hay” trước hết là viết cho “đúng” : Đúng yêu cầu, đúng kiến thức, đúng kiểu bài, đúng lập trường, Từ viết “đúng” đến viết “hay”. Học sinh cần có cách mở bài độc đáo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Bên cạnh đó, học sinh phải vào bài một cách tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo. 2.1.3. Đoạn văn kết bài 2.1.3.1. Nhiệm vụ của đoạn văn kết bài Kết bài có nhiệm vụ “kết thúc vấn đề đặt ra ở phần mở bài và đã giải quyết ở phần thân bài” [1; tr 27]. 2.1.3.2. Nguyên tắc kết bài Kết bài phải thể hiện đúng quan điểm đã trình bày ở phần thân bài. “Phần kết bài chỉ nêu những ý khái quát, thiên về tổng kết, đánh giá. Không lan man hay lặp lại cụ thể những gì đã trình bày ở thân bài hoặc lặp lại nguyên văn lời lẽ của phần mở bài” [1; tr 27]. 2.1.3.3. Cách viết kết bài Có nhiều cách viết kết bài khác nhau, nhưng nếu đặt nó trong thế chiếu ứng với phần mở bài, ta có 2 cách kết bài: kết khép và kết mở. Kết khép: là kiểu kết bài khép lại vấn đề bằng cách tóm lược và nhấn mạnh những ý quan trọng nhất đã bàn luận trong bài. Kết mở : là kiểu kết bài nhằm bàn luận, mở rộng, nâng cao vấn đề và gợi ra trường liên tưởng, suy nghĩ ở người đọc, người nghe. Kết bài mở lại chia thành 3 kiểu: phát triển, vận dụng, liên tưởng 2.1.3.4. Điều kiện để có một kết bài hay Cũng như phần mở bài, một kết bài hay trước hết kết bài đó phải “đúng”: đúng nguyên tắc, đúng cách. Cho nên, để có một kết bài hay học sinh phải từ nền cơ bản "đúng" ấy mà đi lên "hay". 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Thực tế cho thấy, hiện nay kỹ năng diễn đạt của một số bộ phận không nhỏ học sinh ở trường phổ thông còn khá yếu. Nhiều học sinh lơ là, xem nhẹ việc việc rèn luyện kỹ năng làm văn (trong đó có kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài) dẫn đến hệ quả tất yếu là chất lượng bài làm văn thấp và có xu hướng giảm sút. Biểu hiện rõ nét của đa số học sinh trước một đề văn là thường tỏ ra lúng túng, lúng túng ngay ở kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, huy động kiến thức, ngôn ngữ, Nhiều học sinh lại bỏ qua tất cả các khâu đó, cứ cầm được đề là bắt tay vào viết, nghĩ sao viết vậy, vừa viết vừa nghĩ, mò mẫm làm bài mà không hề định hướng bài viết của mình sẽ viết gì, viết như thế nào? Lắp ghép câu chữ một cách tùy tiện, lộn xộn, cố "nặn" ra chữ để viết và đến lúc không nghĩ ra gì thì kết thúc bài viết, mà không biết rằng kết thúc bài viết mình phải làm được gì. Trong khi đó, thời lượng dành cho một tiết học chỉ có 45 phút ,trong một tiết, giáo viên còn phải cung cấp kiến thức lí thuyết. Vì vậy, để có thể giúp các em có được kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài, kỹ năng làm một bài văn hoàn chỉnh là rất khó. Hơn nữa, ngay từ lớp 10 (thậm chí từ bậc THCS) các em đã phải làm rất nhiều bài văn nghị luận nhưng kỹ năng làm các bài này thì đến lớp 12 các em mới được học một cách bài bản. Với xu hướng thi cử hiện nay, chỉ còn môn Ngữ văn là thi theo hình thức tự luận nên việc học môn Văn cũng đòi hỏi học sinh phải đầu tư thời gian nhiều hơn. Phải chăng đây cũng là lí do khiến học sinh vốn đã không mấy hứng thú với môn văn giờ lại càng ngại học văn, chán học văn hơn? Từ đó dẫn đến kết quả làm bài chưa cao. Đó vẫn là những trở ngại lớn đang đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải chung tay giải quyết. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trọng việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài cho học sinh nhưng kết quả vẫn chưa được như mong đợi. Vậy, làm thế nào để rèn luyện và nâng cao kỹ năng viết đoạn mở bài, kết bài nói riêng và kỹ năng làm văn nghị luận nói chung của học sinh ? Đây có lẽ vẫn là một câu hỏi khiến nhiều giáo viên còn băn khoăn, trăn trở. 2.3. Các biện pháp cụ thể 2.3.1. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng viết phần mở bài 2.3.1.1. Nhận diện đoạn văn mở bài: Trước khi viết đoạn văn mở bài, học sinh phải nhận diện được nó. Ví dụ: Trong bốn đoạn văn sau, đoạn nào có chức năng mở bài? vì sao? Đoạn 1: Tục ngữ được xem là túi khôn của nhân loại. Tục ngữ thường là những câu nói đúc rút những kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn của cha ông ta qua bao đời nay với những triết lý sâu sắc. Bàn về mối quan hệ giữa bản chất bên trong với bản chất bên ngoài của sự vật hiện tượng ông cha ta có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Đoạn 2: Thơ ca sinh ra từ tâm hồn con người nhưng làm cho con người phải ngạc nhiên vì nó. Thơ đẹp quá song cũng giản dị quá. Nhà thơ và cuộc sống gắn bó hữu cơ với nhau, không thể có cái này mà thiếu cái kia. Hãy trả cho thơ vào cuộc sống sau khi đã chắt lọc thơ từ cuộc sống, Phôn-tan đã nói: Bạn ơi hãy học suy nghĩ bằng trái tim Và hãy học cảm xúc bằng lý trí. Thơ là thế đó, không phải chỉ là "sự im lặng giữa các từ", là "tiếng lòng" mà còn là sự tỉnh táo trong cảm xúc. Đoạn 3: Đại văn hào Nga Huy-gô từng viết: "Có một cảnh tượng lớn hơn biển ấy là trời, có một cảnh tượng lớn hơn trời ấy là thế giới bên trong của con người" đọc bài thơ này, mới đầu ta tưởng là một bài thơ vịnh cảnh rất quen thuộc trong cổ thi nhưng cuối cùng ta bắt gặp một nghị lực phi thường, một thế giới mênh mông như thể tâm hồn Bác. Đúng là "Lên đỉnh cao của sự vĩ đại ta gặp sự giản dị" (L.Tônxtôi). Đoạn 4: Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của dòng văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, ông cũng là nhà văn lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Trước cách mạng, Nam Cao tập trung vào hai đề tài chính: Người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. Ở đề tài người nông dân ta không thể không nhắc đến kiệt tác "Chí Phèo, tác phẩm chính thức đánh dấu tên tuổi của Nam Cao giữa làng văn Việt Nam. Với tác phẩm này, Nam Cao không đi sâu vào vấn đề "đói cơm rách áo" như các nhà văn hiện thực cùng thời mà ông đi vào vấn đề còn nóng bỏng hơn: hậu quả của đói cơm rách áo, là tha hóa, lưu manh hóa ở con người. Chí Phèo, nhân vật chính trong tác phẩm là hiện thân của nỗi thống khổ ấy. Yêu cầu họ sinh căn cứ vào cấu tạo, chức năng của đoạn văn mở bài để thấy được trong 4 đoạn văn trên, đoạn 1 + 4 là đoạn văn mở bài, đoạn 2 + 3 không phải là đoạn văn mở bài vì: - Đoạn 1: Câu 1, 2: dẫn dắt vấn đề: tác dụng, vai trò, ý nghĩa của tục ngữ. Câu 3 giới thiệu vấn đề cần nghị luận và giới hạn vấn đề: giới thiệu câu tục ngữ cần bàn luận. - Đoạn 4: Câu 1 -> 4 giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vị trí của Nam Cao, các đề tài chính, nội dung cốt lõi trong đề tài người nông dân và tác phẩm Chí Phèo Câu 5: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và giới hạn vấn đề. - Đoạn 2: Là đoạn văn đi bàn bạc về mối quan hệ thơ - cuộc sống. - Đoạn 3: Đoạn văn ở phần cuối của thân bài trong phân tích bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh. 2.3.1.2. Đánh giá đoạn văn mở bài Muốn viết được phần mở bài, hs cũng phải đánh giá được nó. Trên cơ sở đó mà học tập hay rút kinh nghiệm cho mình khi viết. Ví dụ: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Mở bài 1: “Kim Lân sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ông là tác giả của các tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962). Truyện ngắn Vợ nhặt lúc đầu có tên gọi là Xóm ngụ cư. Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Sau khi hòa bình lập lại, nhà văn dựa vào một cốt truyện cũ và viết lại tác phẩm này. Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí. Đây là tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc” [3; tr 112]. Mở bài 2: Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Cái tên mà tác giả chọn đặt cho truyện ngắn này đã cho thấy một tình huống rất "có vấn đề" của câu chuyện được kể. Từ truyện "nhặt được vợ" của Tràng - nhân vật chính trong tác phẩm - đúng vào những ngày đói thê thảm của năm Ất Dậu (1945), nhà văn đã thâu tóm trong đó không chỉ cái bi kịch và khát vọng sống của một con người mà còn phản ánh trọn vẹn tấn bi kịch lịch sử và khát vọng sống, xu thế tất yếu của dân tộc. Tình huống "nhặt được vợ" (như nhan đề của truyện ngắn đã nêu rõ) có vai trò quyết định đối với toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm [3; tr 112]. Mở bài 3: “Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, cái ấn tượng đậm nét nhất mà truyện ngắn để lại trong tâm trí người đọc là hình ảnh Tràng dắt về "người vợ theo" trong cái cảnh "tối sầm lại vì đói khát" của năm Ất Dậu. Sự lựa chọn đầy tao bạo của con người trong tình huống trớ trêu ấy cũng là sự lựa chọn của cả một cộng đồng: phải sống và làm người, phải vượt lên cái đói và cái chết. Đó cũng là tình huống của lịch sử. Có thể nói, thành công của Vợ nhặt trước hết là thành công của tình huống truyện” [3; tr 113]. Trong 3 cách mở bài trên, rõ ràng cách mở bài thứ 3 đúng và hay nhất, vì cách mở bài này dẫn dắt tự nhiên tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, lại nói rõ được vấn đề cần nghị luận và nhấn mạnh vào nó. Còn 2 cách mở bài 1 và 2 chưa đạt yêu cầu vì: mở bài 1 giới thiệu quá nhiều về tác giả trong khi đề bài yêu cầu phân tích giá trị tình huống truyện. Mở bài 2 có giới thiệu tình huống truyện nhưng lại nhấn mạnh rằng nó có vai trò quyết định toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung (nó sẽ làm người đọc lầm tưởng rằng đề bài đang đòi hỏi phân tích toàn bộ giá trị của tình huống truyện, trong khi đề bài chỉ yêu cầu giá trị nghệ thuật). 2.3.1.3. Đoán định luận đề được giới thiệu trong đoạn văn mở bài Ví dụ: Xác định vấn đề được triển khai trong các đoạn văn mở bài sau. Mở bài: Hỡi đồng bào cả nước, " Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hành phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản "Tuyên ngôn Độc lập" năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được [3, tr 113]. Mở bài: “Năm thập kỷ trước đây, khi Nam Cao quyết định bắt tay vào viết Cái lò gạch cũ - tên đầu tiên của Chí Phèo thì trong văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn đã qua mùa nở rộ, và những sáng tác thành công về nông dân của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, đã tồn tại sừng sững giữa văn đàn. Tác phẩm của một cây bút hồi ấy còn chưa mấy ai biết đến tên tuổi như Nam Cao cầm chắc sẽ bị che khuất, sẽ bị rơi vào cõi lãng quên, nếu tác giả không tìm cho mình được một hướng khai thác riêng cho một đề tài đã thành quen thuộc. Thử thách đó, Nam Cao đã lặng lẽ chấp nhận, và đã vượt qua, với một Chí Phèo thật sự sâu sắc và độc đáo” [3; tr 114]. - Mở bài 1: Bàn về quyền sống, quyền tự do, độc lập của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. - Mở bài 2: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo. 2.3.1.4. Chữa lỗi để hoàn chỉnh đoạn văn mở bài Ví dụ: Cha ông ta thường nói "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Anh chị suy nghĩ như thế nào về câu nói trên?. Với đề bài trên có học sinh mở bài như sau: “L.Tônxtôi từng nói "Người ta đáng yêu không phải vì đẹp mà đẹp vì đáng yêu" ý của nhà văn muốn đề cao phẩm chất, nhân cách bên trong của mỗi con người chúng ta. Mỗi con người ai cũng có vẻ bên ngoài, bên trong và cái bên trong luôn quyết định cái bên ngoài. Câu tục ngữ "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" cũng vậy”. Yêu cầu học sinh căn cứ vào cấu tạo, chức năng phần mở bài hướng học sinh nhận ra rằng: Mở bài này tuy có giới thiệu được vấn đề cần nghị luận nhưng diễn đạt dài dòng, trùng lặp, chưa chặt chẽ. Trên cơ sở bài làm của học sinh, giáo viên bổ sung và chữa lại như sau: “L.Tônxtôi từng nói "Người ta đáng yêu không phải vì đẹp mà vì đáng yêu" ý nhà văn muốn đề cao phẩm chất con người. Cùng quan điểm như vậy, nhưng cách diễn đạt giàu hình ảnh và có thể hiểu rộng ra phạm vi đánh giá con người, tục ngữ Việt Nam có câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn"”. Ngoài cách sửa mà người viết đưa ra vẫn còn nhiều cách sửa khác nữa. Tuy nhiên, người viết chỉ nêu ra một cách sửa đơn giản nhất trên cơ sở tôn trọng và giữ lại bài viết của học sinh. 2.3.1.5.Hướng dẫn học sinh tự viết phần mở bài Mở bài theo kiểu trực tiếp: Ví dụ : Phân tích hình tượng nhân vận Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Mở bài: Ai đã đọc tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân hẳn không khỏi xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Một hình tượng được xây dựng từ một nguyên mẫu có thật là Cao Chu Thần - Cao Bá Quát. Tác phẩm được rút trong tập Vang bóng một thời đó chính là thành quả của hành trình tìm về với cái đẹp trong một thời quá vãng nay chỉ còn "vang bóng". Mở bài theo kiểu gián tiếp Mở bài theo lối diễn dịch: Nên ý khái quát của vấn đề rồi dẫn vào đề. Ví dụ: Phân tích hình tượng Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Mở bài: Nhắc đến Nguyễn Tuân là nhắc đến một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp, với tâm niệm đó ông đã xây dựng được hình tượng đẹp về con người tài hoa, có nhân cách cao thượng. Một trong những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc đó là Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù. Chữ người tử tù chính là tác phẩm hay nhất, đặc sắc nhất trong tập Vang bóng một thời (1940). Với tác phẩm này, nhà văn họ Nguyễn không chỉ tập trung khắc họa vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao mà thông qua hình tượng đó ông còn bộc lộ quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước thầm kín của mình. Mở bài theo lối quy nạp: nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bà
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_mo_bai_ket_bai_trong_bai_v.doc