SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh khối 5

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh khối 5

Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có sức biểu cảm. Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh do đó nếu học sinh biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp cho các em truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

 Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ, với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ, đặt câu chính xác, từ đó các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Nếu học sinh được rèn luyện kỹ năng viết văn thì các em sẽ dễ dàng nhận thấy cái hay cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ. Từ đó các em sẽ biết cách dùng từ đặt câu, chọn ý sao cho đúng và hay để miêu tả hình ảnh, sự vật một cách sinh động.

 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy tiết tập làm văn viết ở lớp 5 là một phương pháp đã được đặt ra từ lâu trong sách giáo viên và sách học sinh. Các giáo viên lớp 5 cũng đã được hướng dẫn về phương pháp dạy học tập làm văn qua nhiều chuyên đề hàng năm một cách cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi giáo viên chúng ta đã có những cố gắng nhất định để thể hiện phương pháp dạy học tích cực trong giờ tập làm văn. Qua giảng dạy nhiều năm, giáo viên đã tìm tòi, đúc rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy tốt đóng góp cho phong trào chung.

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy chúng ta cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Biểu hiện cụ thể nhất hiện nay là học sinh lớp 5 chưa có ý thức học tập tốt bộ môn này. Chưa thấy rõ nhu cầu phải nắm vững cách trình bày bài viết đúng với thể loại trong đề bài đã quy định. Một số học sinh còn ỷ lại trong học tập, chưa năng động sáng tạo, luôn tiếp thu một cách thụ động như nhớ bài học trước cô nói gì, nhớ gì ghi cái ấy theo kiểu liệt kê sự việc. Bài làm của các em còn viết sai chính tả do phát âm địa phương, dùng từ đặt câu chưa chính xác, nhiều câu còn viết lan man, dùng dấu câu còn tuỳ tiện, việc lặp ý, lặp từ trong bài văn còn quá nhiều. Bài văn chưa diễn đạt được một thể thống nhất từ đầu đến cuối.

 Với HS lớp 5, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để các em học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản.

Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho HS lớp 5 học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5.”

 

doc 20 trang thuychi01 7875
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
 	1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	Tiếng Việt là một trong số các ngôn ngữ hết sức phong phú, đa dạng và có sức biểu cảm. Từ ngữ Tiếng Việt tinh tế và giàu hình ảnh do đó nếu học sinh biết cách sử dụng từ ngữ trong viết văn sẽ giúp cho các em truyền đạt đến người đọc những nội dung thông tin một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy việc rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
 	Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học công cụ, với nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em sử dụng Tiếng Việt trong nghe, nói, đọc, viết. Tập làm văn là một phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua phân môn Tập làm văn, học sinh được rèn luyện về khả năng dùng từ, đặt câu chính xác, từ đó các em có thể viết được bài văn hay, giàu tính nghệ thuật. Nếu học sinh được rèn luyện kỹ năng viết văn thì các em sẽ dễ dàng nhận thấy cái hay cái đẹp chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ. Từ đó các em sẽ biết cách dùng từ đặt câu, chọn ý sao cho đúng và hay để miêu tả hình ảnh, sự vật một cách sinh động.
 	Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy tiết tập làm văn viết ở lớp 5 là một phương pháp đã được đặt ra từ lâu trong sách giáo viên và sách học sinh. Các giáo viên lớp 5 cũng đã được hướng dẫn về phương pháp dạy học tập làm văn qua nhiều chuyên đề hàng năm một cách cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi giáo viên chúng ta đã có những cố gắng nhất định để thể hiện phương pháp dạy học tích cực trong giờ tập làm văn. Qua giảng dạy nhiều năm, giáo viên đã tìm tòi, đúc rút ra một số kinh nghiệm giảng dạy tốt đóng góp cho phong trào chung. 
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy chúng ta cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn. Biểu hiện cụ thể nhất hiện nay là học sinh lớp 5 chưa có ý thức học tập tốt bộ môn này. Chưa thấy rõ nhu cầu phải nắm vững cách trình bày bài viết đúng với thể loại trong đề bài đã quy định. Một số học sinh còn ỷ lại trong học tập, chưa năng động sáng tạo, luôn tiếp thu một cách thụ động như nhớ bài học trước cô nói gì, nhớ gì ghi cái ấy theo kiểu liệt kê sự việc. Bài làm của các em còn viết sai chính tả do phát âm địa phương, dùng từ đặt câu chưa chính xác, nhiều câu còn viết lan man, dùng dấu câu còn tuỳ tiện, việc lặp ý, lặp từ trong bài văn còn quá nhiều. Bài văn chưa diễn đạt được một thể thống nhất từ đầu đến cuối.... 
 	Với HS lớp 5, việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để các em học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản. 
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho HS lớp 5 học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5.”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 	- Giúp học sinh có kĩ năng viết văn miêu tả thông qua việc tìm hiểu đề bài, phân tích và sửa chữa câu, từ dùng sai.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 
Phân môn tập làm văn ở lớp 5 có nhiều thể loại nhưng đề tài này tôi chỉ trình bày một vài kinh nghiệm nhằm rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp dạy thực nghiệm ở lớp - đối chứng chất lượng kiểm tra.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, báo cáo.
II. NỘI DUNG
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HS LỚP 5
1. Cơ sở lí luận:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xã hội chủ nghĩa.
 	Về phân môn Tập làm văn ở lớp 5: Học sinh được học kiểu bài văn tả cảnh và tả người. Đồng thời ôn tập văn kể chuyện, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật. Trong đó có: 3 tiết trả bài văn tả cảnh, 3 tiết trả bài văn tả người, 1 tiết trả bài văn kể chuyện, 1 tiết trả bài văn tả đồ vật, 1 tiết trả bài văn tả cây cối, 1 tiết trả bài văn tả con vật. Như vậy, trong cả năm học, học sinh được trả bài viết (10 tiết ) với từng bộ đề cụ thể dưới nhiều hình thức chữa lỗi như: Lỗi về chính tả, lỗi về từ, lỗi về câu, lỗi dùng dấu câu, lỗi đoạn văn....
 	Nội dung dạy Tập làm văn nhằm hệ thống vốn kiến thức của các em đã học được trong môn Tiếng việt. Phân môn tập làm văn đòi hỏi học sinh vận dụng được các kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn (Tập đọc, LTVC, Kể chuyện, Chính tả) nên giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở học sinh nắm vững những thao tác tập làm văn theo từng kiểu đề quy định trong chương trình, chịu khó suy nghĩ để có hiệu quả trong khi làm bài tập làm văn. Bài văn của các em là phản ánh kiến thức trình độ sử dụng Tiếng Việt. Kỹ năng viết bao gồm kỹ năng dùng từ và đặt câu, vận dụng các biện pháp tu từ để diễn đạt ý tưởng một cách chính xác và hay về lập luận.
2. Thực trạng của học sinh khi học tiết Tập làm văn:
 	Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp tôi đã có kế hoạch khảo sát chất lượng môn tập làm văn của lớp mình. 
 	Tôi ra đề kiểm tra: Tả một cây bóng mát đã gắn bó với em nhiều kỷ niệm.
 	Kết quả bài viết của học sinh như sau: Học sinh viết bài tỏ ra hiểu đề, xong bố cục bài văn chưa rõ ràng. Một số học sinh chưa xác định đúng đối tượng, mục đích miêu tả, trọng tâm miêu tả là gì. Một số HS chưa có năng lực viết câu dẫn đến chưa có kĩ năng viết văn. Một vài học sinh đã biết sử dụng biện pháp tu từ, xong chưa biết chọn từ chính xác để diễn đạt.
Kết quả cụ thể là:
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
25
3
17
5
3. Giải pháp và cách tổ chức thực hiện trong tiết tập làm văn miêu tả ở lớp 5
- Qua việc khảo sát chất lượng của học sinh tôi thấy được thực tế việc học tiết Tập làm văn của lớp, từ đó tôi đã định hướng được một số công việc sau:
+ Khi dạy giáo viên cần giúp học sinh nắm được lôgic giữa các tiết tập làm văn của các thể loại để làm bài. Từ các bài văn tả cảnh, tả người mà các em được khai thác trong các tiết lý thuyết sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của từng bài văn, giúp học sinh phân tích bài văn để hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn là thế nào. Qua phân tích bài, giáo viên rèn cho các em hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết, làm văn viết, trả bài viết trong một đề bài cụ thể. Khác với học sinh lớp lớn, học sinh tiểu học còn ít vốn từ ngữ, tầm hiểu biết còn có phần hạn chế.
Từ những nhận định trên, tôi mạnh dạn trình bày một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 như sau: 
Muốn làm tốt một bài tập làm văn, học sinh phải học và hiểu đầy đủ về phương pháp làm bài, đồng thời thực hành nhiều lần. 
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy có rất nhiều cách để rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho HS nhưng sau đây tôi chỉ đưa ra một vài giải pháp để rèn kĩ năng viết văn cho các em.
3.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề bài văn miêu tả cho HS:
 	Ở cấp Tiểu học, HS các lớp 4, lớp 5 được tập làm văn miêu tả theo những đề bài cho trước với những yêu cầu nhất định. Tìm hiểu đề là kỹ năng đầu tiên mà HS phải tiến hành trong quá trình làm bài. Kĩ năng này có vai trò định hướng khái quát, quyết định bài văn đáp ứng đúng hay sai, đúng toàn bộ hay chỉ đúng một phần yêu cầu của đề bài. Trong quá trính tìm hiểu đề văn miêu tả, người viết cần xác định rõ những yêu cầu về đối tượng miêu tả, mục đích miêu tả, trọng tâm miêu tả và đối tượng tiếp nhận (người đọc) bài văn miêu tả. Những yêu cầu này có thể được đề bài nêu ra một cách trực tiếp, đầy đủ, rõ rang, tường minh hoặc thể hiện một cách gián tiếp, không đầy đủ. Vì thế, giáo viên vần phải có biện pháp thích hợp nhằn giúp HS rèn kỹ năng tìm hiểu đề, nghĩa là giúp HS biết cách xác định đúng, đủ các yêu cầu nói trên, tránh được sự lúng túng trong quá trình triển khai lời viết, dẫn đến viết xa đề, lạc đề. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp HS tìm hiểu đề văn miêu tả :
a, Xác định đối tượng miêu tả:
Trong đề văn miêu tả, yêu cầu về đối tượng miêu tả là yêu cầu không thể thiếu. Xác định đối tượng miêu tả nghĩa là HS phải trả lời được câu hỏi “Bài văn miêu tả cái gì?” (hoặc vật gì, cây gì, cảnh gì, người nào,..). Cũng chính nhờ xác định được đối tượng miêu tả mà HS xác định chính xác kiểu bài văn miêu tả cần viết (tả đồ vật hay cây cối, con vật, cảnh vật, con người,).
 	Việc xá định đối tượng miêu tả tuỳ thuộc phạm vi của đề bài. Đối với những đề bài quy định cụ thể đối tượng miêu tả (VD: Hãy tả cái bàn học của em), học sinh dễ dàng xác định được đối tượng miêu tả. nhưng cũng có những đề mà người viết có quyền lựa chọn một trong những đối tượng miêu tả cho trước, ví dụ: Hãy tả con chó (hoặc con mèo) của nhà em (hoặc của hàng xóm),Hoặc cũng có đề bài cho phép người viết lựa chọn đối tượng miêu tả tuỳ theo sở thích, hiểu biết, ý muốn cá nhân. Trong SGK tiểu học hiện nay, các đề văn miêu tả đã chú ý tạo cho HS nhiều khả năng lựa chọn đối tượng miêu tả (VD: Tả một đồ vật mà em thích; Tả một cây mà em thích; Tả người thân của em,..) . Với những đề bài thuộc loại này, giáo viên cần câu hỏi gợi ý giúp HS có sự định hướng khi lựa chọn đối tượng miêu tả, tránh tình trạng lựa chọn đối tượng theo ý muốn chủ quan, nhất thời. GV cần hướng HS lựa chọn những đối tượng miêu tả đã được quan sát kĩ, có tình cảm hoặc ấn tượng sâu sắc về đối tượng đó. 
 	VD: Hãy tả một đồ vật trong viện bảo tàng (hoặc trong nhà truyền thống) mà em có dịp quan sát.
 	Câu hỏi gợi ý:
 	+ Hãy kể những đồ vật quan sát được trong viện bảo tang ( hoặc trong nhà truyền thống). (Đó là những đồ vật nào? Em quan sát đồ vật đó ở đâu?).
+ Trong các đồ vật kể trên, em có ấn tượng sâu sắc nhất với đồ vật nào?
 	+ Em lựa chọn đồ vật nào để tả?....
Mỗi đồ vật trong viện bảo tàng (hoặc trong nhà truyền thống) đều có ý nghĩa lịch sử và có câu chuyện riêng về nó. HS lựa chọn đồ vật có ấn tượng sâu sắc nhất sẽ dễ dàng tái hiện và tìm được nhiều chi tiết hay, đặc sắc, đồng thời dễ bộc lộ tình cảm, cảm xúc với đối tượng miêu tả.
b, Xác định mục đích miêu tả:
Tuỳ theo từng đề bài, tuỳ theo ý định của người viết mà mỗi bài văn có mục đích miêu tả khác nhau. Nhiều giáo viên hiện nay mới chỉ dùng ở mức đặt ra các bài tập làm văn của HS một mục đích chính là “biết tả”. Điều này cần nhưng chưa đủ. Cũng vì chỉ lấy việc “tả” làm mục đích chính nên nhiều HS lầm tưởng ở bài văn nào cũng tả theo cách thức khác nhau, không rõ mục đích, không thể hiện tính cách cá nhân trong bài viết.
 	Trong một số đề bài, mục đích miêu tả có thể được thể hiện qua yếu tố ngôn ngữ, như: “thích nhất”, "kính trọng nhất”, “ấn tượng nhất”,  Hoặc thể hiện bằng một “mệnh lệnh”, VD: Hãy tả cái trống trường em và nói lên cảm xúc của em khi nghe tiếng trống trường”. Trong một số đề khác, thái độ, cảm xúc, khi miêu tả chủ yếu phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người viết. Với những đề bài này, giáo viên cần hướng cho HS những tình cảm, cảm xúc, tươi đẹp, tích cực. Chẳng hạn, với đồ vật là tình cảm gắn bó, thân thiết; với loại vật, cây cối là sự chăm sóc, tình cảm yêu mến; với cảnh vật là cảm xúc gắn liền với từng cảnh; với con người là lòng biết ơn, sự kính trọng, quý trọng hoặc thân mật, yêu mến,
Để giúp HS xác định mục đích miêu tả cho bài văn của mình, giáo viên cần có những bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
VD: Đề bài “Em hãy tả một câymà em yêu thích trong khu vực trương em (hoặc nơi em ở)”. Gợi ý:
+ Cây em định tả là cây gì: Thuộc loại cây nào?
+ Em tả cây đó nhằm mục đích gì? / Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án em chọn sau đây:
a, Ca ngợi vẻ đẹp và lợi ích của cây.
b, Thể hiện tình cảm yêu mếm và sự gắn bó của em với cây.
c, Mong muốn mọi người chăm sóc, giữ gìn cây.
d, cả 3 ý trên.
Đây là dạng bài tập dễ (mục đích miêu tả được dự tính trước, HS chỉ cần lựa chọn), do vậy chỉ nên dừng ở giai đoạn đầu nhằm giúp HS làm quen với giai đoạn xác định mục đích, thái độ miêu tả.
 	Ở mức độc yêu cầu cao hơn và cũng có tính phổ biến hơn là bài tập yêu cầu HS trả lời ngắn về mục đích, thái độ miêu tả.
VD: Đề bài “Tả một vật nuôi trong nhà mà em thích”. Bài tập:
(1) Em lựa chọn con vật nào để tả? Đó là con vật của ai?
 	(2) Em tả con vật đó nhằm mục đích:
- Mang đến cho người đọc thông tin gì về con vật được tả (hoặc giúp người đọc hình dung ra đặc điểm gì về con vật)?
- Thề hiện tình cảm gì đối với con vật?
- Thể hiện suy nghĩ, mong muốn gì khác của em?
Trong bài tập trên, nội dung (1) có tác dụng giúp HS xác định đối tượng miêu tả, nội dung (2) nhằm xác định mục địch miêu tả, bao gồm: Gợi ý thứ nhất- gợi ý về nhận thức (VD: Tả con vật nhằm giúp người đọc hình dung vẻ đẹp về hình dáng, hoạt động và cả lợi ích của con vật) gợi ý thứ hai- gợi ý về tình cảm (VD: Thể hiện được tình cảm yêu mến và sự gắn bó đối với con vật); gợi ý thứ ba- gợi ý về hành động, VD: Mong muốn nhà em sẽ nuôi một con vật như thế (nếu đó là con vật của nhà hàng xóm), hoặc mong con vật luôn là người bạn thân thiết của em (nếu đó là con vật của nhà em). Việc HS xác định rõ ràng về nhận thức và về tình cảm (trước hết là tình cảm của người viết đối với đối tượng miêu tả) là yêu cầu bắt buộc. Còn đối với HS tiểu học, đích tác về hành động không phải là một yêu cầu bắt buộc.
Đối với HS Hoàn thành tốt, GV cần “cá thể hoá” đề bài. Có nghĩa là từ một đối tượng miêu tả, nêm ra nhiều đề bài khác nhau, mỗi đề bài có những mục đích miêu tả khác nhau (mục đích này đã được quy định trong đề). Từ đó, HS có quyền lựa chọn đề bài với những mục đích mà mình mong muốn. Khi đã có những đề bài như vậy, chỉ cần HS nêu mục đích miêu tả đã được quy định sẵn trong đề.
VD: Chọn một trong hai đề bài sau và cho biết đề bài yêu cầu em miêu tả nhằm mục đích gì?
 	Đề 1: Lần đầu tiên cắp sách tới trường, em cảm thấy bỡ ngỡ và xúc động. Ngôi trường thật lạkhông giống trường mẫu giáo của em. Nơi đây chắc chắn có bao nhiêu điều thú vị đang chờ em khám phá. Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và đầy xúc động ấy.
Đề 2: Mới ngày nào em còn là một HS lớp 1 đầy bỡ ngỡ, rụt rè. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay mái trương tiểu học thân thương đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, mỗi hàng cây, mỗi chỗ ngồi, mỗi chiếc bảng đen, ô cửa sổ nơi đây điều gắn bó với em cùng bao kỉ niệm buồn vui. Hãy tả lại ngôi trường trong giờ phút chi tay với tâm trạng đầy bang khuâng, lưu luyến của em.
Cùng một đối tượng miêu tả là “ngôi trường của em” nhưng 2 đề văn trên lại đặt ra hai mức độ miêu tả khác nhau; Đề thứ nhất HS tả ngôi trường với mục đích làm rõ vẻ đẹp, sự khác biệt của ngôi trường tiểu học với trường mẫu giáo đã học, thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, tò mò, xúc động của một HS lần đầu tiên cắp sách tới trường tiểu học; Đề thứ hai, yêu cầu HS tả ngôi trường với mục thể hiện tình cảm đầy thương nhớ, lưu luyến xem lẫn sự tiếc nuối đối với ngôi trường sắp phải rời xa. 
Nói tóm lại, khi hướng dẫn xác định mục đích miêu tả, cần giúp HS trả lời câu hỏi “Miêu tả để làm gì?”. Việc trả lời được câu hỏi này bao gồm các nội dung: Miêu tả nhằm đem tới cho người đọc thông tin gì? Miêu tả nhằm thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào? Miêu tả nhằm thể hiện mong muốn gì của người viết đối với người đọc?..
c, Xác định yêu cầu về trọng tâm miêu tả:
Trong quá trình tìm hiểu đề, việc xác định trọng tâm miêu tả luôn luôn gắn liền với xác định phương hướng làm bài, bởi vì trọng tâm miêu tả sẽ giúp người làm bài phác hoạ được những ý chính sẽ triển khai, khiến bài viết không sa vào liệt kê cho hết, cho đủ các đặc điểm của đối tượng miêu tả. Với những đề bài đã rõ trọng tâm miêu tả thì vấn đề thật đơn giản. VD: Đề bài “Hãy miêu tả hình dáng của một con vật mà em yêu thích”, HS có thể xác định ngay được trọng tâm miêu tả là tập trung vào “hình dáng” của con vật được tả. Tuy nhiên, rất nhiều đề bài chỉ nêu đối tượng miêu tả mà không nêu cụ thể trọng tâm miêu tả. Hay nói cách khác là trọng tâm miêu tả không được thể hiện bằng những yếu tố ngôn ngữ cụ thể, do đó, người làm bài cần phải suy nghĩ, cân nhấc để xác định trọng tâm miêu tả. VD: Hãy tả một đồ vật trong nhà em.; Hãy tả một cái cây có bóng mát”; “Hãy tả một người mà em yêu mến”; “Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương em”;  Nhìn chung, trọng tâm miêu tả trong những đề bài thuộc loại này thường là những đặc điểm nổi bật giúp khắc hoạ đối tượng một cách rõ nét, hoặc có thể là những đặc điểm mang dấu hiệu đặc trưng của đối tượng gây cho người viết nhiều ấn tượng, nhiều cảm xúc nhất. Bên cạnh đó, có thể giúp HS xác định trọng tâm miêu tả dựa vào một số cơ sở nhất định, trước hết là dựa vào kiểu bài văn miêu tả. Bởi mỗi kiểu bài văn miêu tả trong chương trình Tiểu học (tả đồ vật, tả cây cối, tả loài vật, tả cảnh, tả người), bên cạnh những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng. Vì thế, cũng có những căn cứ để xác định trọng tâm miêu tả.
Nhìn chung, xác định trọng tâm của bài văn miêu tả là một vấn đề tương đối rộng, phức tạp, đôi khi trìu tượng, phụ thuộc vào cảm, ý thức chủ quan của người viết. Đối với HS tiểu học, do vốn hiểu biết, vốn sống còn hạn chế nên nếu đề bài không nêu rõ trọng tâm cần tả, chắc chắn HS sẽ rất lúng túng khi phải xác định trọng tâm bài viết của mình. Do đó, để giảm bớt khó khăn này cho HS tiểu học, cần có những câu hỏi, bài tập giúp các em xác định đúng trọng tâm miêu tả, cũng chính xác là xác định phạm vi, giới hạn miêu tả nhằm trả lời cho các câu hỏi: Miêu tả những gì? Miêu tả đến đâu? Những điểm nào là quan trọng cần phải tập trung miêu tả? Những điểm nào là thứ yếu chỉ cần miêu tả sơ qua?...
 	Việc xác định trọng tâm miêu tả có thể dựa vào những chỉ dẫn có trong đề bài. VD: Đọc kĩ đề bài “Em hãy tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công,..) đang làm việc” và cho biết: Đề bài yêu cầu em tập trung miêu tả đặc điểm nào của đối tượng miêu tả? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
Ở bài tập này, dựa vào các từ ngữ có trong đề bài (người lao động, đang làm việc), HS có thể xác định được trọng tâm miêu tả của bài viết là tả hoạt động của người lao động. Mặc dù, hình thức bài tập này đơn giản, HS dễ dàng thực hiện được nhưng cũng có tác dụng tạo thói quen xác định trọng tâm miêu tả và chú ý viết bài văn theo đúng trọng tâm.
Việc rèn luyện cho HS kỹ năng xác định trọng tâm miêu tả của bài viết có thể tiến hành ở mức độ cao hơn thông qua các bài tập trả lời ngắn.
VD: Đề bài “Em hãy tả một cây có bong mát ở trường em (hoặc nơi em ở)”. Bài tập:
(1) Em biết những cây bóng mát nào?
(2) Em sẽ lựa chọn cây nào để tả? Cây được trồng ở đâu?
(3) Cây có bóng mát em chọn để tả có đặc điểm nào khác với cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh,?
(4) Em cần tập trung tả đặc điểm nào của cây đó?
Trong bài tập này, trả lời câu hỏi thứ nhất, HS sẽ xác định rõ đối tượngm iêu tả (cây có bóng mát) ở một địa điểm cụ thể; trả lời câu hỏi thứ hai, HS sẽ xác định rõ đặc điểm cần tập trung miêu tả trong bài viết- đặc điểm giúp phân biệt giữa cây có bóng mát với các loại cây khác. Việc xây dựng câu hỏi cho các bài tẩp tả lời ngắn cũng phụ thuộc vào từng đè bài, nhìn chung câu hỏi càng cụ thể càng giúp HS xác định nhanh chóng và dễ dàng trọng tâm miêu tả của đề.
 	d, Xác định đối tượng tiếp nhận bài văn miêu tả:
Đối tượng giao tiếp (còn gọi là đối tượng tiếp nhận) là một nhân tố để lại dấu ấn đậm nét trong bài văn. Phần lớn các đề bài văn miêu tả ở tiểu học dường như không đề cập tới đối tượng tiếp nhận. Vì thế, các em tự xác định: viết bài văn là cho thây (cô) giáo của mình. Đây là đối tượng tiếp nhận (được mặc định trước) gần như duy nhất của các em. Rõ ràng xác định đối tượng tiếp nhận “đóng khung” như thế với một kiểu bài văn thuộc loại sáng tác như văn miêu tả là không phù hợp, là cứng nhắc, chật hẹp. Từ đó dẫn đến tình trạng lời lẽ trong bài viết của các em cũng trở nên khô khan, dập khuôn, thậm chí na ná như nha

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta_cho_hoc_si.doc