SKKN Một số biện pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường THCS quang trung tp Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường THCS quang trung tp Thanh Hóa

Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước những thách thức vô cùng gay gắt. Thế giới đang tiến như vũ bão trên các mặt trận sản xuất vật chất và tinh thần trong khi nước ta đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người.Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực con người. Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Chính vì vậy nên Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị trí quốc sách hàng đầu. Hội nghị TW4 khoá VII đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”, Nghị quyết TW2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải phát triển GD và ĐT, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Để chất lượng giáo dục đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của XH, để góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) được xem như một trong những điều kiện quan trọng. Trong báo cáo của BCH TW Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện, ký túc xá ” và “Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng (khoá VIII) khẳng định “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học” và “Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo”.

doc 22 trang thuychi01 6711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường THCS quang trung tp Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
TP THANH HÓA
 Người thực hiện : Lê Thị Ngoan
 Chức vụ : Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác : Trường THCS Quang Trung
 SKKN thuộc lĩnh vực : Quản lý giáo dục
	 THANH HÓA NĂM 2017 
 MỤC LỤC
 MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.....................................................................................Trang 3
2.Mục đích nghiên cứu.......................................................................... Trang 4
3.Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................Trang 4
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................Trang 4
5.Phương pháp nghiên cứu....................................................................... Trang 4
 NỘI DUNG
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÍ VIỆC SỬ DỤNG TBDH
1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................... Trang 5
1.2.Cơ sở thực tiễn .................................................................................. Trang 5
2.THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QL VIỆC SỬ DỤNG TBDH Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG - THÀNH PHỐ THANH HOÁ
2.1.Vài nét về trường THCS Quang Trung – TPThanhHóa Trang 6
2.2.Thực trạng việc sử dụng TBDH ở trường THCS Quang Trung-TP Thanh Hoá.............................................................................................................Trang 6
3.MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ VIỆC SỬ DỤNG TBDH Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG - THÀNH PHỐ THANH HOÁ
3.1.Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng TBDH.....Trang 7
3.2.Kế hoạch hoá công tác tự làm TBDH.............................................. ..Trang 11
3.3.Xã hội hoá công tác xây dựng TBDH.................................................Trang 15
3.4. Một số kết quả đạt được trong quản lý sử dụng ĐDDH ... ...............Trang 16
 3.5.Nhận xét, đánh giá nguyên nhân trong QLviệc sử dụng TBDH........Trang 16 
 KẾT LUẬN
1.Kết luận.............................................................................................. Trang 19
2.Ý kiến đề xuất.................................................................................... Trang 19
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước những thách thức vô cùng gay gắt. Thế giới đang tiến như vũ bão trên các mặt trận sản xuất vật chất và tinh thần trong khi nước ta đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người.Giáo dục và đào tạo giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực con người. Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Chính vì vậy nên Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở vị trí quốc sách hàng đầu. Hội nghị TW4 khoá VII đã khẳng định “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”, Nghị quyết TW2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải phát triển GD và ĐT, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Để chất lượng giáo dục đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của XH, để góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) được xem như một trong những điều kiện quan trọng. Trong báo cáo của BCH TW Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện, ký túc xá” và “Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tư duy sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng (khoá VIII) khẳng định “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học” và “Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục và đào tạo”.
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước những yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư cho các trường học nhằm chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bị dạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp, đưa việc dạy học đến một tầm chất lượng mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, hiện đại hoá trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là công việc lâu dài, để thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, trước mắt các nhà trường cần phải sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, tự làm thiết bị dạy học học, huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Trường THCS Quang Trung -Thành phố Thanh Hóa trong những năm gần đây đã xây dựng được thương hiệu và hiệu quả đào tạo, chất lượng toàn diện ngày càng được nâng cao, được UBND Tỉnh đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu bậc học THCS, đã khẳng định được vị thế và tạo dựng được lòng tin của phụ huynh học sinh, nhân dân trong phường và các phường lân cận. 
Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ và hiện đại song một số trang thiết bị đầu tư đã hết thời hạn sử dụng vẫn không có kinh phí để mua sắm mới như các đồ dùng dạy học, hệ thống đèn chiếu đa năng, bàn ghế học sinh... Đây là những khó khăn ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên để góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ những lý do khách quan như trên, là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở suy nghĩ những biện pháp quản lý cụ thể để nâng cao chất lượng dạy học của trường. Một trong những vấn đề tôi chú trọng quan tâm nhiều năm nay là vấn đề thiết bị dạy học.
 Do vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường THCS Quang Trung - TP Thanh Hoá”
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học hiện có đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đồng thời đẩy mạnh công tác tự làm đồ dùng dạy học, xã hội hóa giáo dục trong đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường THCS Quang Trung - Thành phố Thanh Hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
 Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Luật giáo dục . Điều lệ trường trung học, nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Bộ GD&ĐT, của sở GD&ĐT Thanh hoá...
 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
 Khảo sát, tổng kết kinh nghiệm việc sử dụng đồ dùng dạy học ở trường THCS Quang Trung - Thành phố Thanh Hoá. Thời gian thực hiện từ tháng 8/2016 đến tháng 5/2017 .
 4.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:
 Các phép thống kê, biểu bảng, sơ đồ.
 NỘI DUNG
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC :
 1.1. Cơ sở pháp lý :
 - Điều 2 Chương I - Luật Giáo dục 2005 quy định nguyên lý giáo dục Việt Nam là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội".
 - Chương III Điều 25 Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về SGK, sách bài tập, thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo: "Trường trung học sử dụng các thiết bị dạy học, sách bài tập và tài liệu tham khảo theo các danh mục cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định".
Tiếp tục củng cố và phát triển thư viện trường học, xây dựng thư viện trường học đạt chuẩn theo quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường học cho Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 61/1998.
Quản lý, sử dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Như vậy việc quản lý thiết bị dạy học đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để tiến hành thực hiện đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục.
 1.2. Cơ sở thực tiễn :
 -Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền văn minh tri thức - tin học, trong đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những bước phát triển nhảy vọt, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan của nền kinh tế thị trường. Đất nước ta đã chính thức gia nhập WTO, muốn "đi tắt, đón đầu" hội nhập với nền kinh tế thế giới thì yếu tố con người - sản phẩm của nền giáo dục đào tạo đóng vai trò quyết định. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển đất nước, Đảng ta khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân". Trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải "chấn hưng" nền giáo dục nước nhà, những giải pháp trước mắt để phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay là: đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới quản lý giáo dục
Để thực hiện các giải pháp trên đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và trường THCS Quang Trung nói riêng phải chuẩn bị rất nhiều các điều kiện trong đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quan trọng. Trong trường THCS Quang Trung hiện nay TBDH còn thiếu về số lượng, không đảm bảo về chất lượng, không đồng bộ về cơ cấu, một số TBDH đã cũ, hỏng, nguồn kinh phí do nhà nước cấp, mua sắm thiết bị còn rất hạn hẹp. Bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng các TBDH hiện có của nhà trường còn bất cập, về nhận thức của cán bộ giáo viên, về vai trò và ý nghĩa của TBDH trong giáo dục; kỹ năng sử dụng, sửa chữa, bảo quản thiết bị còn yếu; việc tổ chức dạy học các giờ thực hành còn có phần nào đó hình thức, chiếu lệ.
Những khó khăn và bất cập trên mâu thuẫn với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, với nguyện vọng của giáo viên được giảng dạy với các TBDH phù hợp để nâng cao chất lượng bài giảng, với nguyện vọng và nhu cầu của học sinh mong muốn được nắm bắt kiến thức một cách trực quan sinh động và rèn luyện kỹ năng thực hành. Đây là cơ sở thực tiễn để tôi tìm ra các biện pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả TBDH đáp ứng mục tiêu, chương trình giáo dục.
2. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG – THÀNH PHỐ THANH HÓA :
 2.1.	Vài nét về trường THCS Quang Trung - TP Thanh Hóa:
Trường THCS Quang Trung -TP Thanh Hóa có khuôn viên diện tích khoảng 3000 m2 trong đó khoảng 2000 m2 sân chơi bãi tập, 1000 m2 khu phòng học và nhà hiệu bộ. Ở thời điểm hiện tại (năm học 2016-2017) trường có 63 cán bộ giáo viên, 1557 học sinh được biên chế thành 32 lớp. Trường có 21 phòng học, 01 phòng tin học với 30 máy tính được nối mạng, 03 phòng giám hiệu, 01 phòng văn thư, 01 phòng đoàn đội, 02 phòng họp, 01 phòng chữ thập đỏ, 01 phòng bảo vệ, 01 phòng thí hóa nghiệm, 01 phòng thư viện. Do cơ sở vật chất (số lượng phòng học) còn thiếu nên trường phải tổ chức học hai ca. 17 lớp khối 8,9 học chính khóa buổi sáng, 15 lớp khối 6,7 học chính khóa buổi chiều. Ngay từ đầu năm học 2016-2017 nhà trường đã sửa chữa và lắp đặt mới 17 bộ máy chiếu đa năng phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh ở 18 phòng học này bằng 100% kinh phí từ công tác xã hội hóa từ phụ huynh.
Phòng thí hóa nghiệm của nhà trường có diện tích 30m2, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng ĐDDH trong nhà trường.
Thư viện có 02 phòng ( phòng đọc và kho sách) với diện tích 75m2, thư viện hiện có 6733 cuốn ( SGK: 827cuốn; sách NV:1026 cuốn; sách tham khảo: 4850 cuốn) và 3 máy tính được nối mạng để phục vụ cho việc tra cứu, tìm hiểu kiến thức trên mạng của giáo viên và học sinh. 
Từ năm học 2010 - 2011 thư viện nhà trường đã được Sở GD &ĐT công nhận thư viện đạt chuẩn tiên tiến.
 2.2. Thực trạng việc sử dụng TBDH ở Trường THCS Quang Trung- Thành phố Thanh Hoá
 2.2.1. Thực trạng thiết bị dạy học ở nhà trường:
 Cơ sở vật chất của nhà trường hiện tại một số trang thiết bị đầu tư đã hết thời hạn sử dụng như hệ thống đèn chiếu đa năng ở các phòng học đã sử dụng 7, 8 năm, bàn ghế học sinh được đóng từ 9,10 năm trước ... một số thiết bị được trang cấp từ những năm trước đã kém chất lượng, không đồng bộ đôi khi còn chưa khoa học, thiếu tính chính xác, việc sử dụng còn lúng túng...
 Phòng đựng đồ dùng dạy học chật hẹp, giá treo tranh, giá đựng đồ dùng còn thiếu, tranh ảnh và đồ dùng còn để lộn xộn chưa được ngăn nắp nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm và sử dụng đồ dùng dạy học.
 Việc thiếu trang thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại là nguyên nhân cơ bản và ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên để góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 Để giải quyết được nguyên nhân này cần có sự kết hợp của các ngành các cấp và đặc biệt là sự quan tâm đầu tư của Đảng, chính quyền nhân đân địa phương.
 2.2.2. Thực trạng việc sử dụng TBDH ở nhà trường:
 	Vì điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu nhiều nên việc tổ chức quản lý sử dụng còn lỏng lẻo. ý thức thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên chưa cao, giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng đôi khi sử dụng đồ dùng chưa đúng cách, chưa phát huy hiệu quả sử dụng của đồ dùng, giáo viên chỉ sử dụng đồ dùng dạy học khi thực tập thao giảng hoặc BGH nhắc nhở .
 	Ý thức về việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong các tiết học chưa cao nên không thường xuyên sử dụng. Đôi khi quan niệm của giáo viên và phụ huynh học sinh chưa đúng về tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học. Chính vì vậy nên kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên chưa thuần thục, còn luống cuống, kém hiệu quả.
Tỷ lệ TBDH được giáo viên sử dụng so với TBDH hiện có như sau:
 (Cả thiết bị tự làm và thiết bị được trang cấp)
Lớp
Toán
 Lý
Hoá
Sinh
Sử
Địa
N.ngữ
T.dục
6
65%
73%
75%
79%
80%
79%
750%
7
60%
70%
72%
75%
76%
76%
70%
8
50%
55%
60%
65%
72%
75%
74%
75%
9
60%
65%
72%
80%
79%
85%
80%
76%
Như vậy TBDH hiện có (cả thiết bị tự làm) chưa được giáo viên sử dụng tối đa vào các giờ giảng dạy.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG TBDH Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG – THÀNH PHỐ THANH HÓA :
 3.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ giáo viên trong việc sử dụng đồ dùng dạy học :
 3.1.1. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động:
	Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học là đòi hỏi cấp thiết của giai đoạn hiện nay vì có như vậy mới từng bước nâng cao chất lượng dạy học của học sinh, học sinh học theo chương trình thay sách mới cần phải được hoạt động trên các trang thiết bị dạy học. Trên cơ sở đó các em tìm tòi, khám phá ra những tri thức cần thiết dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 Căn cứ vào yêu cầu đó BGH nhà trường đã đề ra phương hướng tổ chức sau: 
 - Tuyên truyền vận động giáo viên tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, giúp cho giáo viên nắm được vai trò quan trọng và sự cần thiết sử dụng đồ dùng dạy học.
 - Tổ chức chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học thông qua đó nhằm giúp giáo viên nắm được ích lợi của việc sử dụng đồ dùng dạy học, cách sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao.
 - BGH dự giờ kiểm tra thường xuyên và đột xuất quá trình dạy học của giáo viên, đánh giá việc tổ chức sử dụng đồ dùng dạy học để đánh giá việc sử dụng và tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. Từ đó góp ý giúp đỡ giáo viên cách sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao hơnChỉ đạo các tổ chuyên môn phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về công tác sử dụng TBDH: Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo qua đó nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng TBDH đối với việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Phân công giáo viên cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng TBDH nhằm tạo ra những hạt nhân trong các tổ, nhóm chuyên môn về việc sử dụng và tự làm TBDH.
 -Tổ chức hội thảo khoa học về sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giúp cho giáo viên trình bày ý tưởng cách thức sử dụng đồ dùng dạy học từ đó các thành viên trong tổ góp ý kiến và cách sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả hơn.
 - Tổ chức các đợt thao giảng nhằm vận động, thu hút giáo viên vào việc sử dụng TBDH: "Thí nghiệm trong dạy học Vật lý", "Để làm tốt thí nghiệm trong giảng dạy Hoá học", "Sử dụng tranh ảnh, băng đĩa hình trong giảng dạy Ngữ văn". Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng giáo án mẫu, dạy giờ thực nghiệm, nhận xét góp ý sau giờ dạy, dành một thời gian thoả đáng để nhận xét về việc chuẩn bị, sử dụng thiết bị trong giờ dạy mẫu nhằm tăng cường kỹ năng sử dụng và khai thác tác dụng của thiết bị trong giờ dạy. Tổ chức dạy mẫu một số giờ thực hành các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Công nghệ
 - Tăng cường các sách báo, tạp chí hướng dẫn việc sử dụng và tự làm TBDH phục vụ cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên.
 - Xây dựng kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học ngay từ đầu năm học, có các hình thức hỗ trợ kinh phí hợp lý để tạo điều kiện cho giáo viên làm TBDH có chất lượng. Khuyến khích việc cải tiến, sưu tầm, huy động TBDH phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
 3.1.2. Biện pháp hành chính: 
 + BGH dự giờ kiểm tra thường xuyên và đột xuất quá trình dạy học của giáo viên, đánh giá việc tổ chức sử dụng đồ dùng dạy học để đánh giá việc sử dụng và tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. Từ đó góp ý giúp đỡ giáo viên cách sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
 + Những yêu cầu về việc sử dụng đồ dùng dạy học đối với giáo viên khi lên lớp:
	 Để việc sử dụng đồ dùng dạy học được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả BGH nhà trường tổ chức hội nghị Cán bộ viên chức đầu năm học đã đề ra những yêu cầu cụ thể đối với cán bộ giáo viên trong việc tổ chức dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học như sau:
	- Giáo viên có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên đồ dùng học tập của học sinh, nhắc nhở những học sinh thiếu hoặc bỏ quên đồ dùng học tập ở nhà, BGH kiểm tra nếu học sinh lớp nào quên đồ dùng học tập từ 4 em trở lên giáo viên phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng.
	- Trong những giờ học có sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên nhất thiết phải sử dụng đồ dùng và sử dụng một cách có hiệu quả (tránh tình trạng sử dụng qua loa hoặc lạm dụng).
	- Giáo viên phải có kế hoạch mượn đồ dùng và báo với giáo viên quản lí thiết bị ít nhất là 1 ngày trước các buổi học để giáo viên thư viện thiết bị có kế hoạch chuẩn bị và có thể đáp ứng được yêu cầu của giáo viên
 - Tổ chức cho cán bộ giáo viên bàn bạc, góp ý kiến xây dựng "Quy chế sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học" với các nội dung cơ bản:
 - Mỗi tổ (nhóm) bộ môn cử ra một giáo viên phụ trách TBDH của bộ môn mình, giáo viên này có nhiệm vụ sắp xếp, kiểm tra, phân loại thiết bị theo lớp, bài, quản lý sổ mượn TBDH, cùng với các giáo viên khác chuẩn bị thí nghiệm, giúp nhà trường quản lý số thiết bị của bộ môn mình.
 - Việc sử dụng TBDH là bắt buộc đối với tất cả các giáo viên. Trong các tiết dạy thao giảng, kiểm tra đánh giá chuyên môn nếu không sử dụng TBDH mà nhà trường có hoặc có thể tự làm được thì không xếp loại trung bình; có sử dụng nhưng không thành thạo, thí nghiệm không thành công thì xếp loại khá. Giáo viên tự bảo quản thiết bị trong khi mượn, tránh để mất hỏng, mượn trả thiết bị đúng quy định.
 - Tăng cường việc hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm. Đảm bảo giảng dạy đúng yêu cầu các giờ thực hành, ngoại khoá.
 - Mỗi tổ bộ môn trong một năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên đề có bàn về các giải pháp và kinh nghiệm sử dụng hiệu quả TBDH, tự làm đồ dùng dạy học. Dành một lượng thời gian thích hợp trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để bàn về nội dung TBDH.
 - Mỗi giáo viên trong một năm học phải tự làm ít nhất một TBDH có chất lượng hoặc đề xuất sáng kiến cải tiến TBDH nhằm tăng cường TBDH cho nhà t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_viec_su_dung_thiet_bi_day_hoc.doc