SKKN Một số biện pháp quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THPT Nga Sơn

SKKN Một số biện pháp quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THPT Nga Sơn

Trong trường THPT, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của nhà trường. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác hướng tới mục tiêu giáo dục. Tổ chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng chương trình giảng dạy bộ môn, quản lý giáo viên trong tổ một cách cụ thể, đi sát các lớp, cập nhật tình hình chất lượng học sinh cũng như trình độ, năng lực của giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục ở nhà trường.

 Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp/trường mình.

 Trong những năm trước kia, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường THPT Nga Sơn còn mang nặng tính hình thức, chỉ chủ yếu tập trung vào việc phân tích giờ dạy của giáo viên, chưa thực sự quan tâm tới hiệu quả học tập của học sinh, trong khi kết quả học tập của học sinh mới chính là thước đo tin cậy nhất, chính xác nhất cho hiệu quả giảng dạy của giáo viên.

 

doc 17 trang thuychi01 9911
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THPT Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................
1
 1.1 Lí do chọn đề tài......................................................................
1
 1.2 Mục đích nghiên cứu...............................................................
1
 1.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................
2
 1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................
2
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM......................
2
 2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................
2
 2.2 Thực trạng vấn đề.......................................................................
5
 2.3 Giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề...................................
6
 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .........................................
13
III KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT..............................................................
14
 3.1 Kết luận........................................................................................
14
 3.2 Kiến nghị.....................................................................................
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................
16
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Trong trường THPT, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của nhà trường. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác hướng tới mục tiêu giáo dục. Tổ chuyên môn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng chương trình giảng dạy bộ môn, quản lý giáo viên trong tổ một cách cụ thể, đi sát các lớp, cập nhật tình hình chất lượng học sinh cũng như trình độ, năng lực của giáo viên trong công tác giảng dạy và giáo dục ở nhà trường.
	Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên của nhà trường và là một trong những hình thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp/trường mình.
	Trong những năm trước kia, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường THPT Nga Sơn còn mang nặng tính hình thức, chỉ chủ yếu tập trung vào việc phân tích giờ dạy của giáo viên, chưa thực sự quan tâm tới hiệu quả học tập của học sinh, trong khi kết quả học tập của học sinh mới chính là thước đo tin cậy nhất, chính xác nhất cho hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
Năm học 2017 - 2018 thực hiện chủ đề năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với vai trò là người đứng đầu trong nhà trường, tôi đã nghiêm túc chỉ đạo, điều hành tổ, nhóm chuyên môn sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học và đã đạt được kết quả ban đầu. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THPT Nga Sơn” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
	1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Trên cơ sở lý luận và thực trạng của hình thức sinh hoạt truyền thống, đề tài có mục đích đề xuất một số biện pháp về quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, góp phần đưa chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường ngày càng có hiệu quả hơn, đồng thời có thể phát triển cách làm này sang các trường THPT khác trong tỉnh.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Những biện pháp quản lý sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở trường THPT Nga Sơn.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận liên quan đến đề tài.
- Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng của hình thức sinh hoạt truyền thống đã được thực hiện trong những năm vừa qua, hình thức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong năm học 2017- 2018.
- Tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm kết quả sau khi áp dụng hình thức sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học của nhà trường trong năm học 2017- 2018. 
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	Giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học: Học sinh học như thế nào? Lớp dạy đang gặp khó khăn gì? Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho học sinh không?... từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy để nâng cao chất lượng dạy học.
	2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	2.1.1. Quan niệm về sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
	- Là hình thức sinh hoạt chuyên môn không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy để nâng cao chất lượng dạy học.
	- Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ hội tốt cho học sinh tham gia xây dựng nội dung bài học; học sinh thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học.
	2.1.2. Mục đích của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
	- Làm thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn.
	- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có khó khăn về học tập.
	- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ.
	- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
	- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường, tạo môi trường làm việc, dạy và học dân chủ, thân thiện cho tất cả mọi người.
	2.1.3. Những đặc điểm của sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. 
- Tiết dạy là công trình tập thể.
	- Phá bỏ khuôn thước trong dự giờ: Giáo viên dự giờ có thể chọn cho mình chỗ ngồi dự giờ phù hợp- tốt nhất là ngồi hai bên để tiện quan sát học sinh; có thể mang theo máy ghi hình, quay phim chụp ảnh học sinh; đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học.
	- Lấy hành vi học tập của học sinh làm trung tâm thảo luận: Chú ý trả lời hệ thống câu hỏi: Học sinh học như thế nào?Lớp dạy đang gặp khó khăn gì?Nội dung và phương pháp giảng dạy có phù hợp và gây hứng thú cho học sinh không?Kết quả cuối cùng có được cải thiện hay không? Nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?...
	2.1.4. Không có một mẫu giáo án nào là chuẩn nhất, chỉ có giáo án phù hợp với khả năng của học sinh trong từng lớp.
 - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không tập trung vào đánh giá giờ học, xếp loại giờ dạy như trước đây mà hướng đến khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như mong muốn và kịp thời có biện pháp khắc phục. Không chỉ tạo cơ hội cho mọi cá thể được tham gia vào quá trình học tập mà cách làm này còn giúp giáo viên chủ động điều chỉnh cách dạy “hợp gu” với đối tượng học sinh lớp mình, trường mình hơn. 
- Giáo viên có quyền và mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu, nội dung và thời lượng bài học sao cho sát với thực tế.
- Nên tìm ra giáo án phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình, đừng hướng đến những cái cao siêu trong khi khả năng lĩnh hội của học sinh còn hạn chế.
	2.1.5. Các bước tiến hành.
	Bước 1: Chuẩn bị giờ dạy minh họa.
 Người chuẩn bị giờ dạy minh họa là giáo viên được phân công hoặc một nhóm giáo viên. Sau khi dự kiến giáo án sẽ được trao đổi với toàn thể đồng nghiệp trong tổ. Giáo án thể hiện nội dung: đầy đủ, chính xác, khoa học, lô gic, có sự phân hóa; tiến trình các hoạt động của giáo viên và học sinh rõ ràng, dự kiến sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung bài học, điều kiện của địa phương, dự kiến được thời gian cho các hoạt động. 
 Bước 2: Tiến hành giờ dạy minh họa. 
 Người tiến hành giờ dạy minh họa là 1 giáo viên tự nguyện hoặc người được nhóm thiết kế lựa chọn. Người dạy cần quan tâm đến tất cả các học sinh, không dạy trước hoặc huấn luyện trước cho học sinh về nội dung bài học. Người quan sát: ghi lại các hoạt động của học sinh trong giờ học. Vị trí quan sát: phía trước hoặc hai bên lớp học, không ngồi sau học sinh vì không quan sát được việc học của học sinh. Kĩ thuật: kết hợp nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh để nhằm trả lời các câu hỏi: học sinh học như thế nào? học sinh gặp những khó khăn gì? Vì sao? Cần phải thay đổi như thế nào để cải thiện kết quả học tập của học sinh?
	Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận về giờ dạy minh họa.
 Nội dung thảo luận và suy ngẫm:
	- Học sinh có hiểu rõ nhiệm vụ, chủ động trong các hoạt động học tập. 
	- Học sinh được tiếp cận các câu hỏi/bài tập có tính phân hóa, kích thích tư duy, tích cực hóa hoạt động học tập.
	- Học sinh tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau trong giờ học về những sai sót về kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi. 
	- Học sinh phát huy khả năng tự học. 
	- Học sinh hiểu về kiến thức, có kỹ năng và có thái độ tích cực sau bài học/ giờ học.
	- Học sinh vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào tình huống cụ thể, biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tế.
	- Học sinh tự tin, tích cực tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình học tập. 
Cụ thể là:
- Giáo viên dạy tự nhận xét về hiệu quả giảng dạy của mình: Ý tưởng đã thực hiện được, chưa thực hiện được so với giáo án đề ra, những tình huống nảy sinh ngoài giáo án.
- Toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những ưu điểm nổi bật, hạn chế chính, hiệu quả bài giảng đối với học sinh, tập trung phân tích hoạt động học tập của học sinh, không đi sâu phân tích về giáo viên dạy và không xếp loại giờ dạy.
Bước 4 : Áp dụng
Trên cơ sở bài dạy minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hàng ngày.
2.1.6. Hồ sơ sinh hoạt tổ chuyên môn theo “nghiên cứu bài học”.
- Kế hoạch triển khai: Trình bày rõ mục tiêu, yêu cầu của tổ chuyên môn, thời gian thực hiện từng bước (giờ, ngày, tháng); tên bài dạy, chọn lớp học sinh dạy, địa điểm dạy, phân công nhóm soạn bài, người dạy minh họa, thành phần tham dự (cả tổ), phân công người hỗ trợ thiết bị, người viết biên bản,Bản kế hoạch có chữ ký duyệt (dấu đỏ) của Hiệu trưởng. 
 - Giáo án thiết kế bài dạy minh họa
 - Biên bản (2 bản): Buổi sinh hoạt tổ triển khai kế hoạch, buổi sinh hoạt tổ thảo luận rút kinh nghiệm, tổng kết. 
	- Phiếu dự giờ (Không xếp loại giáo viên): Phân công một giáo viên có năng lực, cùng chuyên môn với môn dạy minh họa ghi chép lại diễn biến tiết dạy (chủ yếu thu thập dữ kiện về bài học, diễn biến tình hình học tập của học sinh) có thể kèm theo hỉnh ảnh, hoặc clip minh họa.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Thực trạng sinh hoạt chuyên môn của nhà trường theo hình thức truyền thống: 
	- Giải quyết các công việc hành chính: Tổ trưởng là người điều hành các tổ viên hoàn thành các thao tác lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai một số công việc mới trong thời gian tới. Nếu chuẩn bị có thao giảng thì tất cả cùng tập trung bàn bạc, góp ý xoay quanh tiết dạy đó.
 - Những hoạt động dự giờ, thăm lớp luôn diễn ra đều đặn và nghiêm túc. Tuy nhiên, dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy và khi đánh giá chỉ góp ý, rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy (chú ý quá nhiều vào bài dạy). Giáo viên thao giảng thường đi theo một khung chương trình sẵn có, phản ánh trung thành kiến thức trongsách giáo khoa chứ rất ít quan tâm đến tầm đón nhận của học sinh. Giờ dạy thao giảng thường nặng chất phô diễn vì giáo viên sợ bị đánh giá thiếu năng lực.
	- Hệ quả tất yếu: Giờ dạy mang tính nhồi nhét, học sinh “khó tiêu”, ít quan tâm đến học sinh yếu, sợ các em làm ảnh hưởng đến tiết dạy, cháy giáo án nên thường không gọi các em lên bảng. Trong qua trình đánh giá, người dự giờ do chỉ chăm chăm vào giáo viên nên mọi ý kiến mổ xẻ đều hướng về người dạy mà bỏ quên người học. Chính vì thế kết quả học tập của học sinh ít được cải thiện, nhất là các đối tượng yếu kém vì luôn bị “bỏ rơi”, nhiều học sinh yếu kém không được làm việc nên xảy ra tình trạng thường xuyên ngủ trong lớp, xin ra ngoài thời gian lâu mới vào, nhiều đồng chí giáo viên không có biện pháp xử lý đành kệ mặc học sinh dẫn đến học sinh chán và bỏ học....
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	2.3.1. Công tác triển khai.
	2.3.1.1. Ngay sau khi các đồng chí tổ, nhóm trưởng chuyên môn được tham gia tập huấn tại Sở Giáo dục và Đào tạo về, nhà trường yêu cầu các đồng chí báo cáo kết quả tập huấn, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai ở tổ. Cụ thể:
	- Phần báo cáo nội dung được tập huấn thể hiện rõ:
	+ Những nội dung được tập huấn.
	+ Tinh thần chỉ đạo thực hiện của Sở Giáo dục và Đào tạo.
	- Phần kế hoạch triển khai:
	+ Mục đích, yêu cầu.
	+ Thời gian, địa điểm.
	+ Nội dung cần triển khai.
	+ Đề xuất sự hỗ trợ của nhà trường.
	Mục đích của công tác này là kiểm tra nhận thức, nắm bắt nội dung của người được đi tập huấn, đồng thời kiểm soát được nội dung được triển khai ở tổ phải chuẩn xác và đúng hướng chỉ đạo của Sở. Thông qua đó, Ban giám hiệu, đặc biệt Hiệu trưởng nhà trường nắm bắt được toàn bộ nội dung về đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở từng bộ môn để từ đó quản lý, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn.
	2.3.1.2. Tổ chức hội thảo.
	Phân công đồng chí phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chủ trì, phối hợp với các đồng chí tổ, nhóm trưởng chuyên môn tổ chức Hội thảo về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm mục đích giúp đội ngũ giáo viên: 
	- Hiểu rõ bản chất nội hàm của hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
	- Phân biệt được sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống với sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Sinh hoạt CM truyền thống
Sinh hoạt CM theo NCBH
Mục đích
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Người dự tập trung quan sát các hoạt động của giáo viên để rút kinh nghiệm.
- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả giáo viên trong từng khối thực hiện.
- Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định.
- Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của học sinh để rút kinh nghiệm.
-Tự rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn dạy trên lớp
Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được phân công cho một giáo viên thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định.
- Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung sách giáo viên, sách giáo khoa, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng học sinh không.
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Bài dạy minh hoạ được các giáo viên trong tổ thiết kế, không nhất thiết theo mẫu qui định.
- Nội dung bài học được thiết kế  linh hoạt  phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Không nhất thiết theo khuôn mẫu qui định
- Phát huy sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
Gv dạy minh hoạ
- Một người dạy minh hoạ đã chỉ định từ trước.
- Vị trí người dự giờ: Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của học sinh.
- Một người được chọn trong nhóm hoặc tổ hoặc tự giáo viên đăng ký.
- Vị trí người dự giờ: Ngồi hoặc đứng ở vị trí thích hợp quan sát và chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của  học sinh.
Thảo luận giờ dạy minh hoạ
- Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm  mục đích đánh giá, xếp loại giáo viên.
- Không khí các buổi sinh hoạt chuyên môn nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các giáo viên thiếu thân thiện.
- Có xếp loại tiết dạy.
- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua tiết dạy minh họa.
- Không khí sinh hoạt thân thiện cởi mở theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, tập trung vào phân tích các hoạt động của học sinh và tìm ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
- Không xếp loại tiết dạy.
Kết quả
- Đối với học sinh:
+ Kết quả học tập ít được cải thiện.
+ Quan hệ giữa các học sinh trong giờ học thiếu thân thiện, có sự phân biệt giữa học sinh giỏi với học sinh yếu kém
- Đối với giáo viên:
+ Các phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng thường mang tính hình thức, không hiệu quả. Do dạy học một chiều nên giáo viên ít quan tâm đến học sinh .
+ Quan hệ giữa giáo viên và học sinh thiếu thân thiện, cởi mở.
+ Quan hệ giữa các giáo viên thiếu sự cảm thông, chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn nhau.
- Đối với cán bộ quản lý:
+ Cứng nhắc, theo đúng quy định chung. Không dám công nhận những ý tưởng mới, sáng tạo của giáo viên.
+ Quan hệ giữa cán bộ quản lí với giáo viên là quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính
- Đối với học sinh:
+ Kết quả của được cải thiện.
+ Học sinh tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có học sinh nào bị “bỏ quên”.
+ Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.
- Đối với giáo viên:
+ Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời.
+ Quan tâm đến những khó khăn của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu, kém.
+ Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.
- Đối với cán bộ quản lý:
+ Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng giáo viên.
+ Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.
+ Quan hệ giữa cán bộ quản lí và giáo viên gần gũi, gắn bó và chia sẻ.
2.3.2. Điều hành các tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện.
Cụ thể:
- Rà soát chương trình giáo dục nhà trường, chọn ra những bài có thể sử dụng phương pháp dạy học mới; thảo luận, định hướng phương pháp thực hiện, phân công giáo viên thực hiện; nạp biên bản phân công cho Ban Giám hiệu để theo dõi, tạo điều kiện thực hiện và tham gia ý kiến chỉ đạo.
 Thời gian triển khai: Ngay sau khi kết thúc năm học 2016- 2017.
 Kết quả như sau:
Môn
Họ và tên
Nội dung bài
Khối
Toán
Nguyễn Thị Ngát
Hệ trục tọa độ
10
Dấu của nhị thức bậc nhất
Lê Thị Minh
Phương trình quy về phương trình bậc 2
10
Tập hợp
Mai Phi Thường
Định lý dấu của tam thức bậc 2
10
Phương trình đường tròn
Lê Diễm Hương
Phương trình lượng giác thường gặp
11
Xác suất của biến cố
Nguyễn Văn Vương
Cấp số cộng
11
Toán
Bài tập đạo hàm
Nguyễn Đức Biên
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
11
Khoảng cách
Nguyễn Đức Văn
Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số
12
Phương trình logarit
Tống Văn Khánh
Mặt cầu
12
Tích phân
Mai Ngọc Thắm
Phương trình mặt phẳng
12
Ứng dụng tích phân
Tin
Nguyễn Văn Hải
Bài toán và thuật toán
10
Ngôn ngữ lập trình
Giải bài toán trên máy tính
Phần mềm máy tính
Những ứng dụng của tin học
Khái niệm về hệ điều hành
Định dạng văn bản
Mạng máy tính
Mai Phương Diệp
Cấu trúc rẽ nhánh
11
Cấu trúc lặp
Kiểu mảng
Kiểu xâu
Nguyễn Thị Thoan
Cấu trúc bảng
12
Các thao tác cơ bản trên bảng
Biểu mẫu
Liên kết giữa các bảng
Báo cáo và kết xuất báo cáo
Hóa
Mai Văn Dư
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
10
Luyện tập: Phản ứng oxi hóa- khử
Clo
Điều chế kim loại
12
Lê Thu Hương
Glucozơ
12
Aminoaxit
Hợp chất của nhôm
Hóa
Lê Thu Hương
Sắt
12
Phạm Thị Nga
Hóa trị và số oxi hóa
10
Luyện tập: Các hợp chất của lưu huỳnh
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
11
Phân bón hóa học
Vũ Thị Lý
Axit HCL
10
Axit HNO3
11
Anken
Phenol
Văn
Mai Thị Huyền
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến tháng 8 năm 1945
11
Hầu trời
Hoàng Thị Huyền
Tấm Cám
10
Tấy Tiến
12
Mai Thị Tâm
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
12

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_sinh_hoat_to_nhom_chuyen_mon_t.doc
  • docBIA.doc