SKKN Một số giải pháp để nâng cao công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề của trường trung học phổ thông Lê Lợi

SKKN Một số giải pháp để nâng cao công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề của trường trung học phổ thông Lê Lợi

 Theo kết quả thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì năm 2016 nước ta có 225.500 người có trình độ đại học, thạc sĩ đang thất nghiệp. Con số trên khiến nhiều người trong chúng ta không thể không cảm thấy đau lòng xót xa. Câu hỏi đặt ra là tại sao? Điều đó một phần là do bị ảnh hưởng tác động của các yếu tố của xã hội. Nhưng một nguyên nhân lớn là do công tác hướng nghiệp, dạy nghề trong trường phổ thông của chúng ta chưa được tốt. Có người hỏi tôi là một giáo viên dạy môn toán tại sao tôi không viết về các đề tài liên quan đến chuyên môn mà lại chọn đề tài về công tác hướng nghiệp, dạy nghề. Xin thưa rằng tôi đã từng viết các đề tài về chuyên môn và được xếp giải cấp ngành. Theo thông lệ thì hè năm 2015 tôi sẽ thai nghén và chuẩn bị hoàn thiện một đề tài về chuyên môn nếu không có một câu chuyện xảy ra đã làm tôi thay đổi hoàn toàn quyết định. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng 5 năm 2015 tôi về thăm mẹ tôi ở quê. Trong lúc hai mẹ con tôi đang ăn cơm thì có một người phụ nữ khóc khóc, mếu mếu chạy vào gọi mẹ tôi để vay 500 nghìn đồng để lấy tiền trả lãi cho ngân hàng. Chị ấy kể cho mẹ con tôi nghe rằng cách đây 4 năm chị ấy có một đứa con gái học cũng chỉ ở mức trung bình nhưng chị vẫn vẫn quyết cho con đi học đại học thay vì học nghề mặc dù con chị chỉ đậu đại học với mức điểm sàn là 13 điểm (cả điểm ưu tiên). Bởi vì cũng như rất nhiều người thì chị nghĩ rằng chỉ có vào đại học mới làm rạng danh gia đình và dòng họ, cũng như là con đường duy nhất để lập nghiệp. Thế rồi mặc dù gia đình khó khăn nhưng chị vẫn cố gắng vay mượn cho con ăn học. Cho đến khi con ra trường thì chị đã phải vay mượn hơn 100 triệu và số tiền nợ ngân hàng là hơn 50 triệu. Cứ tưởng khi con chị ra trường sẽ có công ăn việc làm giúp chị trả món nợ nần lâu nay. Nhưng khi con chị ra trường thì muốn tuyển vào viên chức, công chức thì đều phải thi mà con chị thì không có khả năng. Hy vọng cuối cùng là làm cho các doanh nghiệp tư nhân thì con chị không đủ các yêu cầu họ đề ra. Thế là con chị thất nghiệp và vừa mới xin đi bán hàng thuê với mức thu nhập 1,5 triệu / 1 tháng. Ở thành phố với mức thu nhập đó con chị chẳng đủ sống chứ đừng nói gì đến dành dụm giúp mẹ trả nợ. Thế là hàng tháng anh chị lại nai lưng ra làm để trả nợ cho con. Nhìn khuôn mặt khắc khổ, đen xạm của chị mà tôi không thể nào cầm nổi nước mắt. Và những câu chuyện đau lòng của các gia đình vay nợ nuôi con ăn học đại học để rồi sau đó các em lại thất nghiệp, em thì đi làm công nhân, bán hàng thuê và có cả em ôm cái bằng đại học khóc lóc vì phải đi làm Ôsin giúp việc mà tôi đã từng nghe tự nhiên òa về trong tôi. Tôi chợt nghĩ rằng tôi cần làm một việc gì đó giúp các em học sinh thay đổi nhận thức về nghề nghiệp. Nếu tôi viết sáng kiến về đề tài chuyên môn điều đó cũng rất là quan trọng vì nó giúp tôi và các đồng nghiệp nâng cao chuyên môn để dạy cho các em có kiến thức để thi đậu đại học. Nhưng điều đó sẽ không là gì nếu các em không định hướng tốt được nghề nghiệp trong tương lai của mình rồi sẽ dẫn đến những câu chuyện đau lòng như tôi vừa kể. Chính vì lí do đó nên tôi đã chọn đề tài: " Một số giải pháp để nâng cao công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường trung học phổ thông Lê Lợi".

doc 21 trang thuychi01 7812
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp để nâng cao công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề của trường trung học phổ thông Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP, DẠY NGHỀ CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÊ LỢI.
 Người thực hiện: Lê Thị Lịch
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực:Hướng nghiệp, dạy nghề.
THANH HOÁ NĂM 2016
 MỤC LỤC.
STT
Nội dung
Trang
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
 1
2
1.2. mục đích nghiên cứu.
 2
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 2
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 2
5
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 3
6
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Hướng nghiệp và các vấn đề liên quan.
2.1.2. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề.
2.1.3. Nội dung và các hình thức hoạt động.
 3-4
7
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Về nhận thức.
2.2.2.Thực hiện kế hoạch và chương trình hoạt động.
2.2.3. Nội dung hình thức tổ chức.
2.2.4. Cơ sở vật chất.
2.2.5. Quản lý chỉ đạo.
2.2.6. Công tác triển khai.
 5-7
8
2.3. Các giải pháp thực hiện
 8-15
9
2.4. Hiệu quả
 16-18
10
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị
 19
1.Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Theo kết quả thống kê của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì năm 2016 nước ta có 225.500 người có trình độ đại học, thạc sĩ đang thất nghiệp. Con số trên khiến nhiều người trong chúng ta không thể không cảm thấy đau lòng xót xa. Câu hỏi đặt ra là tại sao? Điều đó một phần là do bị ảnh hưởng tác động của các yếu tố của xã hội. Nhưng một nguyên nhân lớn là do công tác hướng nghiệp, dạy nghề trong trường phổ thông của chúng ta chưa được tốt. Có người hỏi tôi là một giáo viên dạy môn toán tại sao tôi không viết về các đề tài liên quan đến chuyên môn mà lại chọn đề tài về công tác hướng nghiệp, dạy nghề. Xin thưa rằng tôi đã từng viết các đề tài về chuyên môn và được xếp giải cấp ngành. Theo thông lệ thì hè năm 2015 tôi sẽ thai nghén và chuẩn bị hoàn thiện một đề tài về chuyên môn nếu không có một câu chuyện xảy ra đã làm tôi thay đổi hoàn toàn quyết định. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng 5 năm 2015 tôi về thăm mẹ tôi ở quê. Trong lúc hai mẹ con tôi đang ăn cơm thì có một người phụ nữ khóc khóc, mếu mếu chạy vào gọi mẹ tôi để vay 500 nghìn đồng để lấy tiền trả lãi cho ngân hàng. Chị ấy kể cho mẹ con tôi nghe rằng cách đây 4 năm chị ấy có một đứa con gái học cũng chỉ ở mức trung bình nhưng chị vẫn vẫn quyết cho con đi học đại học thay vì học nghề mặc dù con chị chỉ đậu đại học với mức điểm sàn là 13 điểm (cả điểm ưu tiên). Bởi vì cũng như rất nhiều người thì chị nghĩ rằng chỉ có vào đại học mới làm rạng danh gia đình và dòng họ, cũng như là con đường duy nhất để lập nghiệp. Thế rồi mặc dù gia đình khó khăn nhưng chị vẫn cố gắng vay mượn cho con ăn học. Cho đến khi con ra trường thì chị đã phải vay mượn hơn 100 triệu và số tiền nợ ngân hàng là hơn 50 triệu. Cứ tưởng khi con chị ra trường sẽ có công ăn việc làm giúp chị trả món nợ nần lâu nay. Nhưng khi con chị ra trường thì muốn tuyển vào viên chức, công chức thì đều phải thi mà con chị thì không có khả năng. Hy vọng cuối cùng là làm cho các doanh nghiệp tư nhân thì con chị không đủ các yêu cầu họ đề ra. Thế là con chị thất nghiệp và vừa mới xin đi bán hàng thuê với mức thu nhập 1,5 triệu / 1 tháng. Ở thành phố với mức thu nhập đó con chị chẳng đủ sống chứ đừng nói gì đến dành dụm giúp mẹ trả nợ. Thế là hàng tháng anh chị lại nai lưng ra làm để trả nợ cho con. Nhìn khuôn mặt khắc khổ, đen xạm của chị mà tôi không thể nào cầm nổi nước mắt. Và những câu chuyện đau lòng của các gia đình vay nợ nuôi con ăn học đại học để rồi sau đó các em lại thất nghiệp, em thì đi làm công nhân, bán hàng thuê và có cả em ôm cái bằng đại học khóc lóc vì phải đi làm Ôsin giúp việc mà tôi đã từng nghe tự nhiên òa về trong tôi. Tôi chợt nghĩ rằng tôi cần làm một việc gì đó giúp các em học sinh thay đổi nhận thức về nghề nghiệp. Nếu tôi viết sáng kiến về đề tài chuyên môn điều đó cũng rất là quan trọng vì nó giúp tôi và các đồng nghiệp nâng cao chuyên môn để dạy cho các em có kiến thức để thi đậu đại học. Nhưng điều đó sẽ không là gì nếu các em không định hướng tốt được nghề nghiệp trong tương lai của mình rồi sẽ dẫn đến những câu chuyện đau lòng như tôi vừa kể. Chính vì lí do đó nên tôi đã chọn đề tài: " Một số giải pháp để nâng cao công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường trung học phổ thông Lê Lợi".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Lao động nghề nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, đồng thời góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách. Sự phát triển xã hội tuỳ thuộc vào sự tăng năng suất lao động của từng nghề. Muốn có năng suất lao động cao đáp ứng nhu cầu của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, con người phải cải tiến công cụ, thiết kế mới những máy móc định ra phương pháp gia công hợp lý, tổ chức và sản xuất khoa học. Muốn làm được điều đó con người cần có tri thức, kỹ năng sáng tạo và có năng lực phù hợp với nghành nghề.
Nhưng trên thực tế thì hàng năm trên toàn quốc nói chung và trường trung học phổ thông Lê Lợi nói riêng có rất nhiều học sinh đã lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình không phù hợp. Đã có rất nhiều học sinh chỉ học ở mức trung bình vẫn ôm ước mơ vào đại học để rồi sau 4 đến 5 năm học đại học lại thất nghiệp và đi làm các nghề lao động phổ thông. Đau lòng hơn là có rất nhiều em học lực khá, giỏi, có em thi đậu đại học với số điểm 27 điểm vẫn thất nghiệp vì đã chọn trường sai với khả năng thực tế của mình mà đơn giản là các trường đó rất ''oách ''. Vì vậy tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích để nâng cao nhận thức định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em học sinh trường THPT Lê Lợi để các em lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn sau khi tốt nghiệp THPT góp phần ổn định và thúc đẩy xã hội phát triển.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục phổ thông. Thực hiện công tác hướng nghiệp là một yêu cầu cần thiết của cải cách giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý và nội dung giáo dục của Đảng. Góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân công và sử dụng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp. Công tác hướng nghiệp trong nhà trường Phổ Thông nhằm mục đích bồi dưỡng hướng dẫn học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đồng thời phù hợp với thể lực và năng khiếu của cá nhân. Chính vì vậy đề tài này của tôi sẽ nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao công tác hướng nghiệp của học sinh các khối 10, 11, 12 của trường THPT Lê Lợi.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
Nghiên cứu các tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài như: Sách, báo, các phương tiện truyền thông.
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
-Phương pháp thống kê sử lí số liệu.
-Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Hướng nghiệp là gì và các vấn đề liên quan.
 Đôi khi giáo viên làm công tác hướng nghiệp hay giáo viên giảng dạy bộ môn lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cũng phải ngỡ ngàng và suy nghĩ:
- Hướng nghiệp là gì? 
- Tại sao phải hướng nghiệp?
 Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân ( học sinh) chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực ( thị trường lao động ) ở cấp độ địa phương và quốc gia .
 Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình. Tuy nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều hoạt động của hướng nghiệp. Thuật ngữ “ hướng nghiệp” nó là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như: đánh giá nghề nghiệp, quản lý nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp,Trong đó lựa chọn nghề nghiệp chỉ là một giai đoạn đầu trong tiến trình hướng nghiệp của mỗi người. Hướng nghiệp là một quá trình liên tục tác động từ khi người học còn ngồi học ở bậc phổ thông, qua quá trình trao dồi chuyên môn nghề nghiệp và tìm được nơi lao động phù hợp.
 Khi mỗi cá nhân đều có được chuyên môn nghề nghiệp vững vàng phù hợp, họ sẽ có nhiều cơ hội có một nghề nghiệp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Ở một góc độ khác, hướng nghiệp có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội.
 Công cụ cần thiết cho công tác tư vấn hướng nghiệp là nắm được bản đồ mô tả nghề hay còn gọi là bản họa đồ nghề. Thực chất, đó là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề.
Bản mô tả nghề thường có các điểm sau:
- Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề. Cùng với việc trình bày này, người ta còn giới thiệu qua lịch sử phát triển của nghề.
- Nội dung và tính chất lao động của nghề: Miêu tả việc tổ chức lao động, những sản phẩm làm ra, những phương pháp lao động, những phương  tiện kỹ thuật dùng trong sản xuất, những phần việc lao động chân tay và lao động trí óc nơi sản xuất. 
- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề:
+ Có văn bằng tốt nghiệp THCS trước khi học nghề
+ Những môn học nghề đòi hỏi trình độ khá trở lên
+ Những trình độ đào tạo khác nhau trong nghề
+ Những kỹ năng, kỹ xảo học tập và lao động phải có ngay những ngày đầu tham gia lao động nghề nghiệp, những kỹ năng kỹ xảo sử dụng công cụ lao động hàng ngày.
- Những chống chỉ định y học: Những đặc điểm tâm lý và sinh lý không đảm bảo cho việc học nghề và hành nghề, những bệnh, tật mà nghề không chấp nhận.
- Những điều kiện bảo đảm cho người người lao động làm việc trong nghề.
+ Tiền lương tối thiểu và thang lương trong nghề.
+ Chế độ bồi dưỡng độc hại, làm ca kíp, làm việc ngoài giờ.
+ Chế độ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề, sự tiến bộ trong nghề nghiệp.
+ Những phúc lợi mà người lao động được hưởng.
- Những nơi có thể theo học nghề. 
+ Những trường đào tạo công nhân cho nghề.
+ Những trường trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực nghề.
+ Những trường đại học có đào tạo kỹ sư, cử nhân cho nghề
 (Ghi rõ địa điểm trường, các khoa đào tạo của trường, thời gian đào tạo trong trường, những chế độ học tập, học bổng và học phí)
- Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề: Tên một số cơ quan xí nghiệp, doanh nghiệp, địa chỉ của các cơ sở đó.
2.1.2. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề .
*Ý nghĩa giáo dục:
Công tác giáo dục là một bộ phận của công tác giáo dục xã hội chủ nghĩa. Về phương diện này, hướng nghiệp là công việc điều chỉnh động cơ chọn nghề cho học sinh, điều chỉnh hứng thú cuả các em theo xu thế phân công lao động xã hội. Hướng nghiệp là một công việc góp phần vào việc cụ thể hoá mục tiêu đào tạo của trường phổ thông.
*Ý nghĩa kinh tế :
Công tác hướng nghiệp luôn hướng vào việc sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước, từ đó nâng cao năng suất lao động của xã hội. Đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, giúp cho họ phát huy được hết năng lực, sở trường lao động, phát triển cao những hứng thú nghề nghiệp, làm nảy nở óc sáng tạo trong lao động là việc làm hết sức quan trọng đối với hướng nghiệp. Làm như vậy, nghề nghiệp không phải là nơi kiếm sống mà là nơi thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
*Ý nghĩa chính trị :
 Hướng nghiệp có tác dụng góp phần làm cụ thể hoá mục tiêu đào tạo của trường phổ thông thì điều đó có nghĩa là công tác hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước, thực hiện đường lối giáo dục trong đời sống xã hội. Hướng nghiệp sẽ tạo nên những yếu tố mới trong con người lao động, yếu tố cơ bản của việc tăng năng suất lao động xã hội.
*Ý nghĩa xã hội :
 Hướng nghiệp có tác dụng điều chỉnh sự phân công lao động xã hội, tạo ra sự công bằng trong việc phân bố lực lượng dân cư. Khi xã hội gặp khó khăn trong việc tìm kiếm "công ăn, việc làm" cho thanh thiếu niên hướng nghiệp kết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất và dạy nghề có những tác dụng làm ổn định đời sống xã hội: Góp phần tạo điều kiện để xã hội sử dụng hết lực lượng học sinh phổ thông ra trường trong lĩnh vực kinh tế, kể cả kinh tế quốc doanh và kinh tế gia đình.
2.1.3. Nội dung và hình thức hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề:
 Công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông là giai đoạn mở đầu của công tác hướng nghiệp toàn xã hội. Dưới góc độ xã hội, công tác hướng nghiệp có 3 mặt hoạt động chủ yếu sau:
 -Định hướng nghề nghiệp
-Tư vấn nghề nghiệp
-Tuyển chọn nghề nghiệp 
Ba mặt hoạt động này có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Cho học sinh phổ thông tiến hành hướng nghiệp chủ yếu là định hướng nghề nghiệp và một phần tư vấn nghề, còn tuyển chọn lao động do các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất tiến hành.Ở trường THPT hiện nay hướng nghiệp cho học sinh theo 4 tuyến song hành (4 hình thức hướng nghiệp)
* Hướng nghiệp qua các môn học.
 Trong cơ cấu chương trình tất cả các môn học ở THPT đều có khả năng hướng nghiẹp cho học sinh, vấn đề là giáo viên bộ môn phải ý thức được vấn đề này trước hết là dạy các kiến thức cơ bản sau đó tuỳ đặc trưng môn học mà chỉ cho học sinh những kiến thức và kỹ năng của bài đó liên quan đến hướng nghiệp giúp học sinh hiểu biết và làm quen với thế giới nghề nghiệp.
*Hướng nghiệp thông qua dạy học môn công nghệ
Với tư cách là môn khoa học ứng dụng, bộ môn công nghệ cung cấp cho học sinh những nguyên lý chung của các quá trình sản xuất chủ yếu, củng cố những nguyên lý khoa học và làm cho học sinh hiểu được những ứng dụng của chúng trong sản xuất, trong các dạng nghề nghiệp khác nhau. Do đó giảng dạy môn công nghệ quán triệt tinh thần kỹ thuật tổng hợp có tác dụng hướng nghiệp cho thế hệ trẻ
*Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp
 Thông qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp nhằm giúp học sinh làm quen với những nghề của quê hương, nghề phổ biến ở địa phương, nghề truyền thống của địa phương như nông nghiệp,tiểu thủ công,tiểu công nghiệp...
Khác với các môn học, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp được tổ chức không nhất thiết trình bày tại lớp mà có thể tại các triển lãm hướng nghiệp, tại phòng hướng nghiệp, tại cở sở sản xuất, tại câu lạc bộ, qua phim.
 *Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khoá
Bên cạnh những biện pháp hướng nghiệp trên mang tính giáo dục trong nội khoá, hoạt động ngoại khoá cũng có tác dụng to lớn trong việc giới thiệu tuyên truyền cho học sinh. Những hoạt động ngoại khoá bao gồm: Xây dựng tổ ngoại khoá, tham quan hướng nghiệp, phòng hướng nghiệp, câu lạc bộ, qua hoạt động của Đoàn thanh niên, qua hội phụ huynh học sinh.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Hiện nay, chúng ta đều đặt ra vấn đề là phải học, học để có nghề nghiệp, có thu nhập để ổn định cuộc sống. Ai cũng biết thế! Nhưng khi đặt vấn đề trên lớp ( kể cả các em học sinh khối 11,12): Sau khi học xong THPT các em sẽ chọn ngành nghề nào?
Kết quả:
 + 54,1% học sinh trả lời chưa biết nữa.
+ 24,3% có định hướng từ phía cha mẹ.
+ 21,6% trả lời chưa nghiêm túc, chọn một số ngành vì thấy người ta rất dễ kiếm tiền từ ngành đó.
Các thực trạng nêu trên tôi xin nêu cụ thể qua một số vấn đề sau.
2.2.1. Về nhận thức. Nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh còn quá mơ hồ. Tại sao?
 Nhận thức về mục tiêu, vai trò của công tác giáo dục hướng nghiệp chưa rõ, chưa đúng tầm. Hầu hết các trường THPT hiện nay, mối quan tâm hàng đầu là làm thế nào để học sinh học khá giỏi, chăm ngoan và đỗ tốt nghiệp ngày càng cao, còn chuyện sau tốt nghiệp các em làm gì, học gì chưa được chú ý nhiều.
 Nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn nghề còn rất phiếm diện, tâm lý chọn nghề của học sinh mang tính may rủi, thiếu thông tin, chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng, chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền, mà quên mất một điều: Không biết có phù hợp với năng lực, sở thích và điều kiện bản thân hay không. Hiện nay, học sinh thường hướng vào các ngành như: Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin, y khoa, kinh tế, công nghệ sinh học, luật. Trong khi đó, nhiều lĩnh vực quan trọng khác phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nhưng các trường lại thiếu sinh viên vì thí sinh quá thờ ơ. 
 Một vấn đề không kém phần quan trọng trọng việc hướng nghiệp cho học sinh là giáo viên không có chuyên môn về lĩnh vực và học sinh chưa khai thác hết ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn hướng nghiệp hiện nay. Đây là một khó khăn chung, một thực tế mà giáo viên và học sinh đều nhận thấy.
 - Về phía giáo viên: Phần lớn các giáo viên dạy môn hướng nghiệp hiện nay là dạy chéo môn. Do đó, một phần nào kiến thức chuyên môn còn hạn chế, sự đam mê, thích thú với bộ môn chưa cao. Giáo viên cảm thấy học sinh không thích thú với bộ môn của mình nên giáo viên chỉ dạy hết nội dung bộ môn mà thôi. Bộ môn hướng nghiệp đòi hỏi giáo viên cần phải có thời gian tìm tòi, nghiên cứu thêm các lĩnh vực có liên quan. Ngoài các kiến thức liên quan đến các bộ môn khác, bộ môn hướng nghiệp còn yêu cầu giáo viên cần có các kiến thức thực tế, có những hiểu biết về những ứng dụng rất cụ thể và gần gũi với các em. Từ đó, giáo viên mới có thể gây hứng thú học tập cho học sinh ở bộ môn hướng nghiệp. Ngoài ra, ở mỗi phần nội dung của sách giáo khoa đều có đều có các ngành, các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan giáo viên có thể hướng nghiệp thì học sinh càng thích thú hơn.
 - Về phía học sinh: Học sinh luôn xem môn hướng nghiệp là một trong số các môn phụ, các em chỉ đầu tư vào các môn mà các em sẽ đăng ký vào các trường đại học, cao đẳng mà thôi. Các em cho rằng môn này là phụ không cần đầu tư nhiều mất thời gian mà chẳng thấy có tác dụng gì cả. Nhiều lúc, các em học các môn này một cách qua loa cho có lệ, học hình thức.
2.2.2.Thực hiện kế hoạch và chương trình hoạt động 
- Một số giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm chưa coi trọng công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh, chưa thấy được trách nhiệm của mình, công tác hướng nghiệp thì trách nhiệm thuộc người phụ trách hướng nghiệp, công tác dạy nghề thì trách nhiệm thuộc về một số giáo viên dạy bộ môn công nghệ, môn vật lí hoặc môn sinh học. Giáo viên chủ nhiệm chỉ nhắc nhở học sinh tham gia học đầy đủ các buổi học nghề, học hướng nghiệp.
- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và học nghề. Nhiều buổi học sinh nghỉ học với lý do học bù hoặc lý do cá nhân khác.
- Trong số 452 em học sinh khối 12 của trường được hỏi về suy nghĩ của em về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông có tầm quan trọng như thế nào thì có 15% học sinh thấy đựoc công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông rất cần thiết cho các em định hướng nghề nghiệp sau này, còn 53% cho rằng hoạt động hướng nghiệp chưa cần thiết cho lúc này, còn một số học sinh thì không có ý kiến gì.
- Các lực lượng ngoài nhà trường: Đa số chưa nắm rõ nội dung chương trình hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề nên thiếu sự quan tâm, chưa tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần. Phụ huynh có suy nghĩ học nghề để được cộng điểm còn không thì thôi.
2.2.3. Nội dung và hình thức tổ chức.
+ Hình thức tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú, công tác hướng nghiệp trên hình thức thuyết trình, giáo viên chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết trên lớp, chưa có điều kiện để tổ chức cho học sinh tham quan học tập một số nghề ở địa phương, hoặc chưa mời nghệ nhân giới thiệu một số ngành nghề mà địa phương có.
+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên làm công tác hướng nghiệp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn.
+ Công tác hướng nghiệp chưa được tập huấn thường xuyên.
+ Chưa thành lập được ban quản lý chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề trong trường học.
2.2.4. Cơ sở vật chất.
-Cơ sở vật chất còn thiếu, phòng học chỉ để phục vụ hoạt động dạy học trên lớp, chưa có phòng hướng nghiệp, dạy nghề, sân bãi, phòng để thực hành chưa có.
- Chưa 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_de_nang_cao_cong_tac_giao_duc_huong_ng.doc