Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý quá trình dạy học trong trường Trung học Phổ thông số 1 Si Ma Cai

Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý quá trình dạy học trong trường Trung học Phổ thông số 1 Si Ma Cai

 Cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT

 * Khái niệm quá trình dạy học:

“Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra”.

Bản chất của quá trình dạy học là một thể thống nhất toàn vẹn bao gồm hai thành tố cơ bản quyết định, luôn tương tác với nhau đó là dạy và học. Dạy và học xen kẽ và thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, sinh thành ra nhau.

 * Cấu trúc của quá trình dạy học:

Theo tiếp cận hệ thống quá trình dạy học được cấu thành theo một hệ thống đa thành tố mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính xã hội. Cấu trúc đó bao gồm các thành tố:

- Mục đích dạy học.

- Nội dung dạy học.

- Phương pháp dạy học.

- Giáo viên.

- Học sinh.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

- Kết quả dạy học.

 

doc 26 trang cuonglanz2a 5445
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý quá trình dạy học trong trường Trung học Phổ thông số 1 Si Ma Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 SI MA CAI
?&@
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: 
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG THPT SỐ 1 SI MA CAI
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình
 Đơn vị công tác: Trường THPT Số 1 Si Ma Cai
 Tỉnh Lào Cai
Si Ma Cai, tháng 5 năm 2014
	Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU
2
- Lý do chọn đề tài 
2
- Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp nghiên cứu 
3
PHẦN NỘI DUNG 
5
 Cơ sở khoa học của việc quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
5
- Cơ sở lý luận 
5
- Cơ sở thực tiễn 
7
- Cơ sở pháp lý
8
Thực trạng về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
9
- Đặc điểm tình hình 
9
- Một số kết quả đạt được về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
10
- Một số tồn tại trong quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
- Giải pháp thực hiện
13
14
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
23
- Một số kết luận
23
- Một số kiến nghị 
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
25
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Điều 35 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phải triển khai Giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Nghị quyết TW 4 khoá VII của Đảng lần đầu tiên đã chỉ rõ vai trò quốc sách hàng đầu của Giáo dục đào tạo, đồng thời cũng chỉ rõ sứ mệnh của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là: “Cùng với Khoa học công nghệ, Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Nghị quyết TW 2 khoá VIII đặc biệt nhấn mạnh vai trò và vị trí của giáo dục đào tạo trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết đã đưa ra 6 tư tưởng chỉ đạo cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước mà hiện nay chúng ta coi đó như phương châm cho sự phát triển của giáo dục đó là:
Phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu;
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển;
Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung giáo dục;
Phát triển giáo dục toàn diện vừa “Hồng” vừa “Chuyên” như lời Bác Hồ đã căn dặn;
“Từng bước thực hiện công bằng trong giáo dục”.
Nghị quyết TW 6 khoá IX đã đánh giá xác đáng việc thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII và chỉ rõ những việc trước mắt cần thực hiện ngay để giáo dục hoàn thành mục tiêu chiến lược đến năm 2010 đã thông qua báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 2006 - 2010 và đã chỉ rõ những ưu tiên cho phát triển giáo dục.
Hơn nữa hiện nay Bộ GD&ĐT đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung và gắn liền với các cuộc vận động khác như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện chỉ thị 32 về An toàn giao thông, Vì vậy công tác quản lý giáo dục lại càng có những nhiệm vụ nặng nề hơn do đó đòi hỏi người quản lý phải có những phương pháp khoa học, phù hợp và mang tính khả thi nhất, đặc biệt với những trường còn non trẻ.
Là một người quản lý trong trường THPT ở một tỉnh phía Bắc của tổ quốc, tôi nhận thấy cá nhân mình phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của một người quản lý để đưa nhà trường phát triển đi lên theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải năng động, sáng tạo trong việc nghiên cứu, tìm tòi ra các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với thực tế của địa phương để giúp nhà trường phát triển vững chắc.
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nói trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất và lý giải về các giải pháp nhằm quản lý tốt quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Qua đề tài xác định cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.
Đánh giá thực trạng của việc quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai.
Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng từ trung ương đến địa phương; Các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo như Điều lệ trường trung học, chỉ thị năm học,; Các văn bản, hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo Lào Cai về các vấn đề liên quan đến quá trình dạy học.
- Nghiên cứu giáo trình, các tài liệu sư phạm lên quan đến quá trình dạy học trong trường THPT.
b.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn quản lý quá trình dạy học của các cá nhân và đơn vị điển hình. 
c.Nhóm phương pháp hỗ trợ.
- Xử lý các số liệu, thống kê, lập các bảng biểu.
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của việc quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
	1.1. Cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
	* Khái niệm quá trình dạy học:
“Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra”.
Bản chất của quá trình dạy học là một thể thống nhất toàn vẹn bao gồm hai thành tố cơ bản quyết định, luôn tương tác với nhau đó là dạy và học. Dạy và học xen kẽ và thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, sinh thành ra nhau.
	* Cấu trúc của quá trình dạy học:
Theo tiếp cận hệ thống quá trình dạy học được cấu thành theo một hệ thống đa thành tố mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính xã hội. Cấu trúc đó bao gồm các thành tố:
Mục đích dạy học.
Nội dung dạy học.
Phương pháp dạy học.
Giáo viên.
Học sinh.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
Kết quả dạy học.
Cấu trúc quá trình dạy học có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
QUÁ TRÌNH DẠY 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Tổ chức
Điều khiển
KẾT QUẢ HỌC TẬP 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tự tổ chức
Tự điều khiển
Sơ đồ cấu trúc quá trình dạy học
	Hợp tác
	 Giúp đỡ
Cấu trúc của hệ thống quản lý quá trình dạy học (QLQTDH)
Mối lên hệ ngoài thị trường – Giáo dục – Đời sống xã hội
Đánh giá sản phẩm dạy học
Kết quả, hiệu quả
Mục tiêu dạy học
Kế hoạch dạy học
TỔ CHỨC QLQTDH
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Phương pháp dạy
Hình thức dạy học
Bài học
Nội dung dạy học
Điều kiện dạy học
Kiểm tra
K1
K2
Kn
Phương pháp học
Phương pháp học
 * Đặc điểm của quản lý quá trình dạy học:
- Mang tính chất quản lý hành chính sư phạm.
+ Tính hành chính: Quản lý theo pháp luật và những nội qui, qui chế, qui định có tính chất bắt buộc trong hoạt động dạy học.
+ Tính sư phạm: Chịu sự qui định của các qui luật của quá trình dạy học, giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động và quan hệ Dạy - Học của thầy và trò làm đối tượng quản lý.
- Mang tính đặc trưng của khoa học quản lý.
+ Nó vận dụng một cách có hiệu quả các chức năng của chu trình quản lý trong việc điều khiển quá trình dạy học đó là:
Lập kế hoạch
Tổ chức
Chỉ đạo
Kiểm tra
+ Có khả năng sử dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lý trong quản lý quá trình dạy học.
- Có tính xã hội hoá cao.
+ Chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế xã hội.
+ Có mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội.
- Hiệu quả quản lý quá trình dạy học được tích hợp trong quá trình đào tạo. Kết quả đó được thể hiện qua các chỉ số:
+ Số lượng học sinh đạt được mục đích học tập.
+ Chất lượng dạy học.
+ Hiệu quả dạy học (Hiệu quả trong và hiệu quả ngoài).
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn. Một mặt để khai thác những nhân tố tích cực, tiến bộ của nó nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Mặt khác điều chỉnh hoặc loại bỏ các yếu tố tiêu cực có ảnh hưởng tới chất lượng của quá trình dạy học. Những cơ sở thực tiễn nổi bật cần quan tâm đó là:
- Thực trạng thực hiện kế hoạch dạy học ở trường THPT: Các trường THPT đã có nhiều cố gắng thực hiện kế hoạch dạy học với phân phối chương trình qui định nhưng thực tiễn vẫn còn lúng túng chưa đảm bảo thực hiện đủ như phân phối chương trình yêu cầu. Việc tổ chức dạy học phân hoá bằng kết hợp phân ban với dạy tự chọn còn nhiều bỡ ngỡ, việc chỉ đạo dạy học tự chọn có nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt các bộ môn khoa học tự nhiên chưa đảm bảo thực hiện đủ các bài thí nghiệm thực hành qui định trong chương trình.
- Thực trạng về đội ngũ giáo viên THPT: Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. 
- Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường năng lực tự học của học sinh được các trường THPT quan tâm nhưng tỷ lệ giáo viên chủ động vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn thấp. Vai trò quản lý còn hạn chế, đặc biệt chỉ đạo đổi mới phương pháp chưa đồng bộ với đổi mới hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Thực trạng về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học: Mặc dù có sự quan tâm nhưng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường THPT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiết bị dạy học chưa đảm bảo chất lượng, các phòng máy vi tính, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viên trường học, còn thiếu, không đồng bộ nên đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dạy học.
1.3 Cơ sở pháp lí về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
- Luật giáo dục 2005.
- Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 11/2011/QĐ-BGD&ĐT, ngày 28/3/2011.
- Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
- Hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm học 2013-2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phân phối chương trình kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa và hướng dẫn giảng dạy của môn học.
- Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy theo văn bản số 508/SGD&ĐT-GDTrH ngày 13/5/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai.
2. Thực trạng về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT
. Đặc điểm tình hình
Trường THPT Số 1 Si Ma Cai Lào Cai nằm trên địa bàn trung tâm huyện Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai. 
Nhà trường được thành lập năm 2003 đến nay đã được 10 năm nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Nhà trường được thành lập để phục vụ nhu cầu học tập của con em 13 xã của huyện Si Ma Cai. Đây là vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, đại đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông nghiệp, trình độ dân trí thấp.
Học sinh của nhà trường đại đa số là người dân tộc (dân tộc H’Mông chiếm khoảng 90%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 2%, còn lại là các dân tộc khác). Khoảng 2/3 số học sinh của nhà trường có nhà ở cách xa trường nên phải ở nội trú tại trường hoặc thuê trọ ở nhà dân khu vực gần trường. Việc quản lý, hướng dẫn các em ăn, nghỉ, vệ sinh, đều do giáo viên của nhà trường đảm nhận nhưng nhà trường và các giáo viên không hề được hưởng một chế độ nào cả mà chỉ thực hiện công việc với lòng thương yêu học sinh, chia sẻ, thông cảm với các em.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường rất trẻ, đều là các giáo viên mới ra trường được phân công về công tác. Đội ngũ CBQL cũng rất trẻ, có người chưa từng qua công tác quản lý trong trường học. 
Năm đầu thành lập, nhà trường có 03 lớp với 87 học sinh nhưng cho tới nay, nhà trường đã có 14 lớp với hơn 500 học sinh. Quá trình phát triển của nhà trường vẫn thường được ví là phát triển như Phù Đổng. Quá trình phát triển về số lượng lớp thì nhanh nhưng nhà trường lại không được đầu tư kịp thời về cơ sở vật chất. Nhà trường luôn thiếu phòng học, chưa có khu vực làm việc và phòng làm việc riêng cho Cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên. Từ ngày thành lập đến nay nhà trường chỉ được đầu tư xây dựng 02 dãy nhà 3 tầng gồm 10 phòng học, 03 phòng học bộ môn; 03 phòng( Lớp học) làm việc cho CBQL, giáo viên, nhân viên nên rất khó khăn và chật chội. Hiện tại nhà trường chưa có khu nhà hiệu bộ và nhà công vụ cho giáo viên nên cũng rất khó khăn trong việc bố trí phòng làm việc và chỗ ở cho giáo viên của đơn vị. Đặc biệt, trường lại đặt dưới khu thung lũng của trung tâm huyện, từ ngày thành lập đến nay chưa có hàng rào bao quanh trường nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ, bảo quản khuôn viên nhà trường, sân trường chưa được đổ bê tông hóa.
2.2 Một số kết quả đạt được về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
2.2.1 Ba năm đầu khi nhà trường mới thành lập (từ năm học 2003-2004 đến 2005-2006)
Nhà trường được bố trí tạm ở khu vực nhà cấp 4 được dùng cho trường tiểu học hiện nay. Phòng học và phòng làm việc còn thiếu thốn, tạm bợ.
Giáo viên ban ngày lên lớp còn buổi tối tham gia trực và quản lí học sinh ở nội trú tại trường. Công tác chuyên môn của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. 
Việc đánh giá học sinh mang nặng tính động viên khích lệ.
Việc thực hiện nền nếp chuyên môn phần lớn dựa vào sự nhiệt huyết của đội ngũ giáo viên trẻ và tính tự giác của mọi người. Quy chế chuyên môn chưa được xiết chặt.
Việc quản lý, điều hành quá trình dạy học phần lớn được thực hiện thông qua các cuộc họp.
Công tác giáo dục học sinh chú trọng vào việc giáo dục đạo đức và phát triển nhà trường thông qua các phong trào bề nổi như Văn nghệ, thể dục thể thao.
Qua ba năm thành lập thì nhà trường đã thực hiện được mục tiêu ban đầu là làm cho quy mô nhà trường phát triển một cách vượt bậc. Từ 3 lớp với 87 học sinh năm thứ nhất thành 8 lớp với 344 học sinh ở năm thứ ba. Đồng thời thành lập thêm 01 trường THPT số 2 Si Ma Cai từ năm học 2006-2007 đề phục vụ nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương.
2.2.2. Giai đoạn phát triển tiếp theo cho đến nay
Nhà trường đặt ra mục tiêu phát triển tiếp theo là vừa làm tốt công tác xã hội hoá (Làm thêm phòng ở bán trú và làm thêm phòng học tạm), vừa dần đưa nền nếp dạy và học vào khuôn khổ.
Các tiêu chí thi đua, đánh giá giáo viên được xây dựng và chỉnh sửa, bổ sung qua từng năm học. 
Các buổi ngoại khoá chuyên môn thường xuyên được tổ chức. 
Hội thi giáo viên giỏi cấp trường thu hút được đông đảo giáo viên tham gia. Công tác ôn luyện học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh cũng được chú trọng. Việc kiểm tra thực hiện nội dung chương trình được xiết chặt thông qua việc kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra sổ đầu bài, lấy ý kiến học sinh,
Trong vấn đề tổ chức thực hiện dạy học phân hoá bằng kết hợp phân ban với dạy tự chọn: Bước đầu tổ chức thực hiện nhà trường có rất nhiều bỡ ngỡ và lúng túng. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, nhà trường đã thành lập một ban chỉ đạo thực hiện gồm:
- Hiệu trưởng - làm trưởng ban.
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn - làm phó ban.
- Thư ký hội đồng - làm thư ký.
- Các tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn và Đoàn thanh niên làm uỷ viên.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo về việc tổ chức dạy học phân hoá; Căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và đối tượng học sinh để lập kế hoạch dạy học dạy tự chọn cho phù hợp; Trình duyệt kế hoạch này với Sở Giáo dục đào tạo; Tuyên truyền về tinh thần phân ban và dạy học tự chọn đến tất cảc các giáo viên, học sinh trong nhà trường, phối kết hợp với chính quyền địa phương và Ban đại diện Cha mẹ học sinh của nhà trường để tuyên truyền đến nhân dân trong địa bàn. Vì vậy việc thực hiện kế hoạch phân ban và dạy học tự chọn của nhà trường đã diễn ra tương đối tốt (Nhà trường thực hiện dạy học theo ban Cơ bản, việc dạy học tự chọn tiến hành theo hình thức dạy tự chọn bám sát theo chương trình chuẩn).
Chất lượng học sinh dần được thắt chặt. Công tác tuyên truyền về cuộc vận động “Hai không” được thực hiện tương đối tốt. Cụ thể nhà trường đã thành lập ra ban chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Ban chỉ đạo bằng các hình thức tuyên truyền, biện pháp cụ thể đã làm cho cán bộ giáo viên trong trường hiểu và bước đầu thực hiện tương đối tốt. Đối với học sinh và phụ huynh học sinh phần lớn đã hiểu được chất lượng học sinh các năm gần đây giảm về số lượng học sinh Khá, Giỏi là một việc thiết thực, thể hiện việc đánh giá thực chất hơn; Chủ trương cuộc vận động của Bộ giáo dục và việc làm của nhà trường là dạy học và đánh giá đúng, nâng dần chất lượng trong các năm tiếp theo.
Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ được chú trọng. Nhà trường đã cho phép giáo viên đi học chuẩn hoá trình độ chuyên môn (môn Thể dục); CBQL, giáo viên đi học thạc sĩ (01 CBQL, 02 giáo viên).
Công tác quản lý được đổi mới một cách cơ bản. Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng được trao nhiều quyền lực hơn. Việc phân công, phân cấp rõ ràng hơn.
Qua đó, nền nếp dạy và học đã được hình thành và duy trì tương đối tốt, không còn hiện tượng dồn ép, cắt xén chương trình; Hiện tượng vào muộn, ra sớm, quên giờ, nhầm thời khoá biểu đã giảm nhiều,; Việc đổi mới phương pháp dạy học và áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được chú trọng. Đăc biệt, trong năm học 2013-2014 đã thực hiện nghiêm túc việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH. CBQL, giáo viên đã nhận thức rõ sự cần thiết phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng NCBH được thực hiện thường xuyên ở các tổ chuyên môn và tổ chức sinh hoạt theo cụm trường THPT trong huyện.
Trong ba năm gần đây, sự phát triển của nhà trường được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng thống kê số lượng và chất lượng đội ngũ
 Đội ngũ
 Năm học
Số lượng
Chất lượng
TS
Nữ
Chưa đạt chuẩn
Đạt chuẩn
Trên chuẩn
2011-2012
34
18
2
32
0
2012-2013
36
18
2
34
0
2013-2014
38
22
2
34
02
Bảng thống kê về cơ sở vật chất
Năm học
Số lớp
Số phòng lớp học
Phòng kiên cố
Phòng tạm
Phòng chức năng
Phòng thiết bị
Phòng máy tính
Phòng thí nghiệm thực hành
Thư viện
2011-2012
12
10
2
3
0
2
2
0
2012-2013
12
11
1
3
0
2
2
1
2013-2014
14
11
3
3
0
1
2
1
Bảng thống kê về chất lượng học sinh
Năm học
Số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 12
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2011-2012
434
2
0.46%
48
11.06%
275
63.36%
107
24.65%
2
0.46%
122 /126
= 96,8 %
2012-2013
451
4
0.89%
77
17.07%
267
59.20%
102
22.6%
2
0.44%
93/118
= 78,81%
2013-2014
499
6
1,2%
142
28,5%
273
54,7%
76
15,2%
2
0,4%
2.3 Một số tồn tại trong quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
- Nền nếp dạy học đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa tốt do một số nguyên nhân như: Do chưa có nhà công vụ cho giáo viên, đa số giáo viên phải thuê trọ ở ngoài ảnh hưởng đến việc lên lớp của giáo viên; Đội ngũ giáo viên trẻ nên đôi lúc còn tuỳ tiện trong việc thực hiện giờ giấc, quy chế chuyên môn, thực hiện phân phối chương trình; Giáo viên của nhà trường giới nữ chiếm đông mà lại đang trong độ tuổi sinh nở mà giáo viên của một số môn lại thiếu nhiều nên số tiết giảng dạy của các giáo viên trong năm vượt định mức quá nhiều do đó giáo viên không có thời gian đầu tư cho chuyên môn; Giáo viên mới ra trường, đa số là người của tỉnh khác và huyện khác đến công tác nên cũng ảnh hưởng đến nhiệt huyết nghề nghiệp và tính yên tâm công tác.
- Công tác lập kế hoạch chuyên môn chưa hợp lý: Kế hoạch năm học mang tính hình thức; Kế hoạch chuyên môn phần lớn được đưa ra theo từng tuần nên các bộ phận thực hiện rất bị động mà không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các thành viên trong Hội đồng Sư phạm.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học chưa hiệu quả: Do giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy; Chất lượng đầu vào của học sinh hàng năm rất thấp. Động cơ học tập của học sinh chưa rõ ràng; Dân trí trong vùng còn thấp; Sự quan tâm của chính quyền địa phương và nhân dân đến việc học tập của con em mình là chưa cao, hầu như chỉ phó mặc cho nhà trường.
- Việc kiểm tra, đánh giá học sinh còn bất cập: Việc đánh giá học sinh còn tuỳ tiện, mang tính khích lệ, chưa thực chất.
	2.3. Một số vần đề cấp thiết đặt ra cần giải quyết trong quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Số 1 Si Ma Cai 
Xuất phát từ những kết quả đã đạt được và các tồn

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_quan_ly_qua_trinh_day_hoc_trong_truong.doc
  • docBao cao tom tat hieu qua sang kie-Tinh.doc
  • docdang ki sang kien.doc
  • docDon de nghi cong nhan SK.doc