SKKN Một số biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - TPTH

SKKN Một số biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - TPTH

Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

 Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục. Đảng và nhà nước ta đã đề ra những phương hướng, chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lí giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nhằm bảo đảm tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người. Muốn vậy vấn đề có tính chất quyết định là xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà trường, tăng cường các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

 Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi.

 Mặt khác ở tuổi học sinh các em đang hình thành những giá trị nhân cách, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Vì vậy, giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết.

 Nếu như các em được trang bị những kỹ năng xử lý tình huống từ ban đầu thì bản thân các em sẽ dũng cảm tự vượt qua trở ngại cũng như cùng hỗ trợ các bạn khác.

 Như vậy càng khẳng định vai trò của việc trang bị các kỹ năng hiện nay rất quan trọng và rất cần thiết cho các em.

 Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức giải quyết tình huống cụ thể, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập, bổ sung, hoàn chỉnh cho các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Do đó không nên xem giáo dục kỹ năng sống chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà phải có sự gắn kết với gia đình, cộng đồng và xã hội.

 Người làm công tác giáo dục phải đánh giá đúng những biểu hiện của kỹ năng sống trong học sinh với tư cách là chủ thể, có ý thức sâu sắc về hoạt động học tập, rèn luyện nhân cách. Việc trang bị kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu hoà nhập, giúp cho sự phát triển toàn diện cho các em, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tiến hành đồng thời với đổi mới phương pháp dạy học được tôi xác định trong năm học.

 Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống, với mong muốn giáo dục, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết giúp các em hoàn thiện phát triển nhân cách theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Do đó để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường năm học 2017 - 2018 tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng “Một số biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi-TPTH”.

 

doc 17 trang thuychi01 7852
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - TPTH", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. Mở đầu
	1.1 Lý do chọn đề tài
	Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
	Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục. Đảng và nhà nước ta đã đề ra những phương hướng, chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp giáo dục. Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lí giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nhằm bảo đảm tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người. Muốn vậy vấn đề có tính chất quyết định là xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý nhà trường, tăng cường các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
	Học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi.
	Mặt khác ở tuổi học sinh các em đang hình thành những giá trị nhân cách, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Vì vậy, giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết. 
	Nếu như các em được trang bị những kỹ năng xử lý tình huống từ ban đầu thì bản thân các em sẽ dũng cảm tự vượt qua trở ngại cũng như cùng hỗ trợ các bạn khác. 
	Như vậy càng khẳng định vai trò của việc trang bị các kỹ năng hiện nay rất quan trọng và rất cần thiết cho các em.
	Giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức giải quyết tình huống cụ thể, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập, bổ sung, hoàn chỉnh cho các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. 	Do đó không nên xem giáo dục kỹ năng sống chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà phải có sự gắn kết với gia đình, cộng đồng và xã hội.  
	Người làm công tác giáo dục phải đánh giá đúng những biểu hiện của kỹ năng sống trong học sinh với tư cách là chủ thể, có ý thức sâu sắc về hoạt động học tập, rèn luyện nhân cách. Việc trang bị kỹ năng sống đáp ứng yêu cầu hoà nhập, giúp cho sự phát triển toàn diện cho các em, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tiến hành đồng thời với đổi mới phương pháp dạy học được tôi xác định trong năm học.
	Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống, với mong muốn giáo dục, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cần thiết giúp các em hoàn thiện phát triển nhân cách theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. 	Do đó để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường năm học 2017 - 2018 tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng “Một số biện pháp quản lí giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi-TPTH”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
	Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để hướng tới mục tiêu đổi mới giáo dục “Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình”. Cần phải giáo dục học sinh không những giỏi về kiến thức văn hoá, kỹ năng thực hành thí nghiệm mà còn phải giúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cần thiết để khi ra trường có khả năng hoà nhập xã hội, có kỹ năng chung sống hoà bình, kỹ năng giao tiếp, ứng xử 
	1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
	Giáo viên và học sinh lớp 7A1, 7A2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - TP.Thanh Hóa
	1.4 Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
	- Phương pháp thống kê thực nghiệm ở trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - TP.Thanh Hóa.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
	2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	2.1.1 Kỹ năng là gì?
 	 Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. 
	2.1.2 Kỹ năng sống là gì?
 	Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
	Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó rất cần thiết đối với thanh thiếu niên để các em hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống và mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội. 
	Kỹ năng sống là khả năng thực hiện hành động, là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người.
	2.1.3 Vì sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh?
 	Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước...
 	Với độ tuổi học sinh trung học cơ sở về mặt phát triển tâm, sinh lý các em dễ rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ảnh hưởng xấu cho môi trường học đường và xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân chính là các em thiếu kỹ năng sống. Các em chưa bao giờ được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, kết quả học tập kém đã bị lôi cuốn vào lối sống thực dụng, đua đòi. Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống và những kỹ năng sống. 	Chính vì vậy, giáo dục kỹ năng sống là một điều rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Việc giáo dục giúp các em tự tin, chủ động, khả năng ứng xử trước mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống và là hành trang vững bước trên đường đời.
	Do đó, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em các nhóm kỹ năng sống sau đây: 
	- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
	- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông.
	- Kỹ năng tự điều chỉnh bản thân.
	- Kỹ năng đối diện và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống.
	- Kỹ năng đánh giá người khác.
	- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ.
	- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân.
	2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
	2.2.1 Đối với giáo viên
 	Chưa nắm hết bản chất, nội dung, vai trò của giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh THCS. Giáo viên còn mơ hồ trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, hiểu một cách đơn giản: dạy kỹ năng sống là liên hệ, là tuyên truyền giáo dục lồng ghép trong các bài học ở các môn học nếu có liên quan.
 	Trong kế hoạch bài dạy của giáo viên đã có lồng phần nội dung giáo dục kỹ năng sống, nhưng sơ sài, qua loa, chiếu lệ.
 	 Mỗi giáo viên đều có kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp theo năm, tháng và theo chủ đề. Hàng tháng có tổ chức cho học sinh hoạt động tuy nhiên còn giáo viên còn ngại đầu tư nên kết quả chưa cao.
	2.2.2 Đối với học sinh
 	Mặc dù thực hiện kế hoạch trường học thân thiện học sinh tích cực đã nhiều năm, thông qua môn GDCD, các hoạt động tập thể HS được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp: không có thói quen chào hỏi, tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai, còn chơi một số trò chơi nguy hiểm trong nhà trường. Một số học sinh gặp thầy cô giáo khác trong và ngoài nhà trường không chào hỏi.
 	Một bộ phận học sinh các kỹ năng nghe nói, đọc, viết, chia sẻ trong nhóm, nói trược đám đông còn hạn chế. Một bộ phận học sinh còn có biểu hiện, việc làm không lành mạnh với bạn trong trường: ăn cắp, chia bè, gán ghép đôi, nói xấu bạn, nói tục, ăn quà
 	Ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một số em chưa cao 
2.2.3 Kết quả khảo sát kỹ năng sống của học sinh đầu năm học 2017-2018 đối với 100 học sinh lớp 7A1, 7A2
Kỹ năng sống
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử.
50
50
50
50
Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
42
42
58
58
Kỹ năng tự điều chỉnh bản thân
45
45
55
55
Kỹ năng đối diện và ứng phó với khó khăn trong cuộc sống
38
38
62
62
Kỹ năng đánh giá người khác
32
32
68
68
Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
45
45
55
55
Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
40
40
60
60
	Kết quả khảo sát đã cho thấy với tỷ lệ kỹ năng sống như trên có thể nói là chưa phù hợp với hiện tại. Việc hình thành cho học sinh kỹ năng sống là nhiệm vụ của gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với học sinh THCS, vai trò của nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng quan trọng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công tác phối hợp giữa cha mẹ học sinh và giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự gắn kết, giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường chưa chặt chẽ, công tác kiểm tra đánh giá còn chưa sát.
	Vì vậy để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường thì vai trò của người quản lí là quyết định. Chính vì vậy tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, vận dụng một số biện pháp quản lí sau:
	- Nâng cao nhận thức và hiểu biết của giáo viên về vai trò của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
	- Tổ chức tốt hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	- Giáo dục kỹ năng sống thông qua giờ học ngoại khóa.
	- Tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua các môn học Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, GDCD.
	- Tăng cường phối hợp giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội.
	2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 	Giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng của giáo dục: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình. Xác định được ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng sống, năm học 2017 - 2018, với cương vị là hiệu trưởng nhà trường bên cạnh việc đầu tư cho chuyên môn, tôi đã vận dụng một số biện pháp quản lí, chỉ đạo giáo viên thực hiện đồng bộ kế hoạch “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS” nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết, quan trọng trong cuộc sống để các em bắt nhịp với cuộc sống hàng ngày, tự bảo vệ mình trước những nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên trong việc giáo dục toàn diện học sinh.
	2.3.1 Nâng cao nhận thức và hiểu biết của giáo viên về vai trò của giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
	Đối với học sinh THCS, giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên tổng phụ trách Đội, bởi vì mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm lớp, đảm nhiệm các hoạt động chuyên môn học, làm công tác chủ nhiệm lớp, là người thay mặt hiệu trưởng quản lí toàn bộ các mặt hoạt động, chất lượng giáo dục của một lớp.Vì vậy ngoài việc dạy kiến thức, thì việc giáo dục, hình thành cho học sinh lớp mình các kỹ năng sống là hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên chủ và tổng phụ trách Đội.
 	 Những năm học vừa qua, thực hiện kế hoạch trường học thân thiện, đồng thời thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống mà nghành triển khai, nhà trường cũng đã triển khai thực hiện thông qua việc: giáo dục lồng ghép trong các môn học , ở mỗi bài học có một câu hỏi liên hệ về một vấn đề gì đó có liên quan và qua các HĐNGLL mà lớp hoặc Đội triển khai. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trên để hoàn thành kế hoạch chứ chưa chú tâm đến việc thông qua hoạt động dạy học hay HĐNGLL ấy để hình thành cho học sinh các Kỹ năng vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Các Kỹ năng của học sinh không phải do tuyên truyền giáo dục mà có ngay được phải trải qua quá trình rèn luyện mới được hình thành
 	 Chính vì vậy, người giáo viên phải hiểu rõ được vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống, con đường hình thành kỹ năng sống cho học sinh, các loại kỹ năng cần rèn luyện đối với học sinh lớp mình phụ trách. 
 	Để giúp giáo viên nâng cao nhận thức của mình trong việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động phối hợp với chuyên môn nhà trường tổ chức chuyên đề: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS, mua bổ sung tài liệu, cung cấp thêm tư liệu cho từng khối lớp về vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Qua nội dung chuyên đề nhiều giáo viên mới hiểu rõ: giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THCS không hề đơn giản và có vai trò vô cùng quan trọng Từ việc thay đổi nhận thức, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được giáo viên đặc biệt quan tâm và thực hiện có hiệu quả.
 	Triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn có nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống, xác định giáo dục kỹ năng sống là một trong 5 nội dung quan trọng của phong trào “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Coi trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền học tập nâng cao nhận thức cho giáo viên về quan điểm dạy học tích hợp, đưa nội dung dạy học tích hợp vào sinh hoạt chuyên môn định kỳ. Thường xuyên tổ chức hoạt động chuyên đề, các tiết dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống và phương pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh, biết cách thiết kế 01 bài dạy về kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, với ý thức nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao.	
	2.3.2 Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
	Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường quan tâm, với các hoạt động cụ thể như: Xây dựng các hoạt động ngoại khóa thông qua các cuộc thi văn nghệ gắn với giáo dục giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, của quê hương. Hàng năm, nhà trường tổ chức các hội thi, các buổi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ, sự phát triển giới tính vị thành niên và các hoạt động dã ngoại, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, Hội thi văn nghệ, tổ chức trò chơi, hoạt động thể dục thể thao... vào các ngày lễ 20/11, 22/12, 8/3, 26/3, 19/5...Thông qua các hoạt động đó, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. tạo cơ hội cho học sinh được giao lưu, học hỏi, được rèn luyện các kỹ năng sống. Sau đây là một số hoạt động cụ thể.
	- Vào dịp nghỉ lễ nhà trường tổ chức cho học sinh tham quan khu di tích lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám, bảo tàng Hồ Chí Minh và viếng Lăng Bác nhằm giáo dục cho học sinh ý thức “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” và lòng biết ơn, tạo cho các em sự đoàn kết, gắn bó tập thể và tự hào về các di tích lịch sử của dân tộc, giáo dục cho các em thêm yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam...
Nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức cho HS viếng lăng Bác
	2.3.2.1 Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trò chơi, văn nghệ, TDTT
	Chúng ta không chỉ dạy kỹ năng sống cho học sinh bằng cách thuyết trình giảng giải trên lớp, mà còn dạy các em thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ, TDTT, tôi chỉ đạo nhiều hoạt động đã phát huy hiệu quả, điển hình như: 
	Ví dụ 1: Dạy kỹ năng từ chối qua việc xử lý tình huống 
	+ Tình huống 1: Một người bạn cùng lớp rủ bạn bỏ học để đi chơi điện tử, bạn không muốn đi, nhưng không muốn bạn ấy mất lòng. Bạn sẽ từ chối như thế nào?
	+ Tình huống 2: Bạn được cô giáo giao nhiệm vụ làm lớp phó phụ trách học tập, bạn cảm thấy bạn không đủ năng lực để nhận nhiệm vụ này, trong khi có nhiều bạn khác học giỏi, có thể đảm đương nhiệm vụ tốt hơn. Bạn từ chối cô giáo như thế nào để cô không nghĩ bạn trốn tránh nhiệm vụ hay kiêu căng. 
	*Giáo viên tổ chức các hoạt động xử lý tình huống 
 	Thông qua các hoạt động đó, rèn luyện cho các em kỹ năng nhận diện vấn đề; biết xác định tình huống, tự khẳng định; biết cách từ chối khi bị người xấu lôi kéo, dụ dỗ; xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống
Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm
	Ví dụ 2: Tháng 11 Chủ đề : Biết ơn thầy giáo, cô giáo
	* Tuần 2 tháng 11 sinh hoạt với chủ đề: Chúng em múa hát về thầy, cô giáo chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
	- Mục đích giáo dục: 
	+ Học sinh biết kính trọng, biết ơn, yêu quý các thầy giáo, cô giáo;
	+ Tạo không khí hồ hởi học tập, rèn luyện trong lớp học;
	+ Giáo dục kỹ năng sống : Hình thành và rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự tin, Kỹ năng giao tiếp ứng sử, chung sống hoà thuận.
	 Chúng em múa hát về thầy, cô giáo
	Ví dụ 3: Chủ điểm tháng 3:
	- Chúng em hát mừng mẹ, mừng cô.
	- Tiến bước lên đoàn.
	* Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường, hoạt động kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, tất cả các lớp đều tổ chức tìm hiểu ý nghĩa, sự ra đời ngày 8/3; sinh hoạt văn nghệ, xử lý tình huống đơn giản liên quan đến chủ đề 8/3.
	*Sinh hoạt chủ đề 8/3: Chúng em hát mừng mẹ, mừng cô.
	a. Mục tiêu hoạt động
	- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc ý nghĩa của ngày 8/3.
	- Hát mừng mẹ, mừng cô là sự thể hiện lòng kính trọng với bà, với mẹ, với cô giáo của các em, là sự tôn trọng bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội.
	b. Các kỹ năng sống được giáo dục thông qua hoạt động
	- Kỹ năng múa hát, trình bày suy nghĩ về truyền thống 
	- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ra quyết định
	- Kỹ năng tự nhận thức, kiểm soát tình cảm.
 	c. Tổ chức hoạt động:
	Hoạt động 1 : Tìm hiểu ý nghĩa ngày 8/3
 	Học sinh lên thông tin về ý nghĩa của ngày 8/3
	Hoạt động 2: Tặng hoa cho cô giáo và các bạn nữ
	Hoạt động 3: Liên hoan văn nghệ
 	Học sinh thi đọc thơ, múa hát, nêu suy nghĩ của mình về ngày 08/3.
	Hoạt động 4: Ứng xử tình huống sau
 	Trong một lần đi chơi với các bạn, Lan bất ngờ gặp mẹ mình đang thu gom phế liệu. Lan phớt lờ không nhìn mẹ. Hãy cho biết nhận xét của em về Lan. Nếu là em, em sẽ làm gì trong tình huống này?
	- Học sinh thảo luận đưa ra phương án xử lý tình huống của mình.
	Hoạt động 5: Tổng kết
	- Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp nhận xét về kết quả của tiết hoạt động. 
	* Thi viết về “Người tốt quanh ta”. 
	- Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống thông qua cuộc thi: 
	+ Kỹ năng trình bày suy nghĩ.
	+ Kỹ năng đặt mục tiêu vươn lên trong cuộc sống và học tập cho chính bản thân thông qua tấm gương được nêu trong bài viết.
	- Nội dung: Viết về tấm gương người tốt việc tốt trong trường.
	- Thể lệ:
	+ Trình bày trên trang A4 có thể viết tay hoặc đánh máy.
	+ Phải có hình vẽ hoặc hình chụp việc làm tốt để minh họa.
	- Các bước tiến hành:
	+Mỗi học sinh viết bài.
	+Lớp thảo luận lựa chọn 5 bài tốt nhất dự thi cấp trường
	+ Hội đồng chấm xếp giải theo thứ tự nhất, nhì, ba và khuyến khích
	- Các bài viết đạt giải được phát trong chương trình “Phát thanh măng non”.
	- Kết quả bước đầu đạt được: Các em học sinh các lớp tham gia viết bài với số lượng và chất lượng bài viết khá tốt. Các em đã thấy được những tấm gương tốt của các bạn quanh mình. 
	Qua hội thi các em học tập được nhiều điều tốt đẹp biết coi trọng những điều hay lẽ phải, biết phê phán từ chối những hành vi xấu và rèn luyện kỹ năng khái quát, tổng hợp, xử lý tình huống, kỹ năng trình bày suy nghĩ.. .
	2.3.2.2 Tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào tiết sinh hoạt lớp	
	Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả, tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc tổ chức đánh kết quả học tập, thực hiện tốt nội quy của lớp giáo viên phải dành thời gian lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của học sinh, từ đó chia sẻ động viên khuyến khích, tạo cơ hội để để học sinh phấn đấu khi các em có những ý nghĩ sai lệch. Thực hiện sự chỉ đạo như trên một số giáo viên chủ nhiệm đã hướng học sinh đi vào thực hiện nề nếp học tập, sinh hoạt một cách có hiệu quả.,
	- Nhà trường đã mời các đồng chí công an giao thông thành phố Thanh Hóa về tuyên truyền kiến thức pháp luật về luật ATGT cho học sinh trong buổi hoạt động ngoại khóa v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_quan_li_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc.doc