SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở xã vùng giáo “Nga phú, Nga Sơn, Thanh Hóa”

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở xã vùng giáo “Nga phú, Nga Sơn, Thanh Hóa”

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, là phương thức đặc biệt để giữ gìn, sáng tạo và phát triển văn hoá, giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin được coi là chìa khoá của sự phát triển. Đóng vai trò là “Quốc sách hang đầu”, tạo điều kiện tiền đề cho giáo dục phát triển, làm cho họat động giáo dục đi vào “Trật tự, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” đảm bảo công bằng trong giáo dục đào tạo thông qua hệ thống chính sách về giáo dục đào tạo của Nhà nước, tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình giáo dục. Vì thế để phát huy vai trò của giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục hiệu quả, các cấp, các ngành cần phải đổi mới tư duy giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục nhằm tạo tiền đề vững chắc cho giáo dục phát triển. Mà để phát triển sự nghiệp giáo dục hiện nay công tác xã hội hoá giáo dục là một khâu then chốt, đóng vai trò quan trọng.

Sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Văn kiện Hội nghị này nêu rõ xã hội hoá công tác giáo dục là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”.

 

docx 17 trang thuychi01 5230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở xã vùng giáo “Nga phú, Nga Sơn, Thanh Hóa”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
 CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở XÃ VÙNG GIÁO 
“NGA PHÚ, NGA SƠN, THANH HÓA”
	Người thực hiện: Mai Văn Kiều
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Phú
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay thì giáo dục đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng, nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, là phương thức đặc biệt để giữ gìn, sáng tạo và phát triển văn hoá, giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin được coi là chìa khoá của sự phát triển. Đóng vai trò là “Quốc sách hang đầu”, tạo điều kiện tiền đề cho giáo dục phát triển, làm cho họat động giáo dục đi vào “Trật tự, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” đảm bảo công bằng trong giáo dục đào tạo thông qua hệ thống chính sách về giáo dục đào tạo của Nhà nước, tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình giáo dục. Vì thế để phát huy vai trò của giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục hiệu quả, các cấp, các ngành cần phải đổi mới tư duy giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục nhằm tạo tiền đề vững chắc cho giáo dục phát triển. Mà để phát triển sự nghiệp giáo dục hiện nay công tác xã hội hoá giáo dục là một khâu then chốt, đóng vai trò quan trọng. 
Sau Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Văn kiện Hội nghị này nêu rõ xã hội hoá công tác giáo dục là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”. 
 Nghị quyết: NQ - 90/CP/1997, của Chính phủ ngày 21/8/1997 đã xác định khái niệm XHHGD là: Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục; Xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể, các doanh nghiệp trong và ngoài xã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giáo dục; Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài ); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.
Tuy nhiên qua thực tế cho thấy công tác XHHGD đa số được hiểu sai, đôi khi bị biến tướng. Thậm chí không ít cán bộ, đảng viên, nhân dân và một bộ phận viên chức trong ngành giáo dục chỉ hiểu một cách đơn giản và phiến diện là huy động sự đóng góp bằng tiền của dân vào sự nghiệp giáo dục, là “núp bóng Hội Cha mẹ học sinh để thu tiền” Điều này đã khiến cho việc XHHGD kết quả còn hạn chế, tác động tiêu cực đến niềm tin của phụ huynh, nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Xuất phát từ những mâu thuẫn nêu trên, đặc biệt tìm hiểu rõ những tiềm năng thế mạnh, những tồn tại hạn chế trong công tác xã hội hóa giáo dục tại xã vùng giáo Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa trong những năm gần đây, tôi đã nghiên cứu, tích luỹ kinh nghiệm và đưa ra “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở xã vùng giáo Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Hình thành phương pháp, rèn luyện khả năng Quản trị cho cán bộ, giáo viên ở cấp phổ thông nói chung và trường THCS Nga Phú nói riêng.
- Giúp cán bộ, nhân dân nâng cao trình độ nhận thức, hiểu đúng về XHHGD.
- Giúp các tổ chức cá nhân có cơ hội góp sức cho sự nghiệp giáo dục.
- Nâng cao hiệu quả công tác XHHGD.
- Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực về nhân lực, vật lực và tài lực từ các lực lượng xã hội ở trong và ngoài địa phương.
- Nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy - học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	 - Nghiên cứu những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở xã vùng giáo Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, nghiên cứu tài liệu.
- Quan sát, điều tra thực tiễn.
- Trao đổi, thảo luận; phối hợp các xóm, Giáo sứ, các tổ chức Đoàn thể, Doanh Nghiệp; tham mưu Cấp ủy, Chính quyền cấp trên.
- Phân tích, tổng hợp và tổng kết kinh thực tiễn.
- Khảo sát, đối chiếu số liệu trước và sau khi áp dụng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Quyết định số 14- NQ/TW (Đại hội Đảng lần thứ IV) về cải cách giáo dục với quan điểm: Xem giáo dục là bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Quan điểm của Đảng về đường lối phát triển giáo dục đào tao chủ yếu tập trung ở Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo.
Kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI và XII . Qua các văn kiện này thể hiện một số quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo. Trong đó nêu cao vai trò vị trí quan trọng về công tác “xã hội hoá” trong công tác phát triển giáo dục. Cụ thể:
- Xã hội hóa giáo dục là: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục” (Trích: Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ). 
- Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội,  của  nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân”.
- Điều 12 Luật giáo dục: Đó là “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường  và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức gia đình và công dân đếu có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo  dục lành mạnh và an toàn”;
- Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP “Về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao”; 
- Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011 cũng đã nêu: “Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực để  phát triển giáo dục”.
- Nghị quyết 29 – NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Bộ Chính trị “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”
- Thông tư số 16/2018/TT - BGDĐT, ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc “Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tiễn làm công tác quản lý giáo dục tại trường THCS Nga Phú, tôi nhận thấy một số thực trạng về công tác giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục nói riêng có một số vấn đề, cụ thể như sau:
- Khái quát chung: Nga Phú là xã ven biển, nằm ở phía đông bắc huyện Nga Sơn, phía Bắc, phía Đông giáp với hai xã Lai Thành, Kim Mỹ của huyện Kim Sơn, Ninh Bình; phía Tây giáp các xã Nga An, Nga Điền; phía Bắc giáp xã Nga An, Nga Thái của huyện Nga Sơn; xã có 7 xóm, 3 đơn vị trường học thuộc 3 cấp học Mầm non, Tiểu học và THCS; về tôn giáo xã có Nhà thờ Mai An Tiêm, 2 giáo sứ Tân Hải (với hai giáo họ) và giáo sứ Chính Nghĩa. Theo thống kê đến thời điềm hiện nay (09/4/2019) tổng số dân trong xã là 6.131 người (trong đó: có 54,7% dân số và 66,7% học sinh Nhà trường theo Đạo Thiên chúa giáo, có 10 em học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, 31 em thuộc hộ cận nghèo, 42 học sinh bố mẹ đi làm ăn xa, 8 em có bố mẹ ly hôn phải ở với ông bà. Là một xã kinh tế còn nhiều khó khăn, chính vì vậy công tác xã hội hóa giáo dục gập không ít khó khăn.
 	- Đối với một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên, nhân dân: Nhận thức việc xã hội hóa giáo dục một cách cơ học chỉ đơn thuần là thu các khoản đóng góp; Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ năng lực, cơ bản không phải người địa phương, có thâm niên công tác tại đơn vị. Vì vậy việc phát triển giáo dục nói chung và xã hội hóa nói riêng gặp không ít khó khăn. 
- Huy động sức mạnh của toàn xã hội chung tay vì sự nghiệp giáo dục là cả một vấn đề hết sức khó khăn đối với một trường nằm xa trung tâm. Nhà trường có 66,7% học sinh theo đạo thiên chúa giáo, đời sống còn nhiều khổ cực, thiếu thốn, tỉ lệ học sinh hộ nghèo chiếm 2,8%, cận nghèo chiếm 8,8%, có 14,3% học sinh phải ở với ông bà (do: Bố mẹ đi làm ăn xa; ly hôn). Hơn nữa Nga Phú là xã vùng giáo có hơn một nửa là người dân theo đạo Thiên chúa giáo, tình trạng học sinh lớp 8, 9 bỏ học sau tết Nguyên đán đi làm ăn là khá phổ biến, nên việc vận động học sinh ra lớp có nhiều khó khăn nhất định, ý thức về việc học còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh học sinh, nhân dân và các tổ chức chưa nắm bắt đầy đủ được thông tin từ phía nhà trường, nghành.
- Thống kê thực trạng, kết quả công tác phối hợp làm công tác xã hội hóa giáo dục các năm học năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019. cụ thể như sau: Phụ lục 1, ,2, 3 gửi kèm. Trong đó: 
+ Năm học 2017 – 2018 là thực trạng (yếu tố đối chứng).
+ Năm học 2018 – 2019 là thực nghiệm (yếu tố thực nghiệm).
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
	Từ thực trạng trên, ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, tôi đã xác định rõ mục tiêu trong năm học mới, thông qua kế hoạch cá nhân thực hiện nhiệm vụ năm học. Trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng dạy – học, phát triển năng lực phẩm chất của người học, nâng cao chất lượng của từng hoạt động đảm bảo theo nguyên tắc ”Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Nội dung mà đề tài đề cập đến là tổng hợp nội dung và phương pháp để phối hợp làm công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương. Đây là một nội dung không khó. Nên trong quá trình triển khai thực hiện gập không ít khó khăn thách thức, làm thay đổi nhận thức đã hằn sâu trong mỗi tổ chức, cá nhân về công tác này. 
Để công tác này có hiệu quả, trước tiên cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên phải xác định đầy đủ nội dung, tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của nó trong việc dạy và học. Bên cạnh đó công tác tham mưu với Cấp ủy, Chính quyền các cấp và sự phối hợp có hiệu quả với các xóm, Giáo sứ, các tổ chức Đoàn thể , các Doanh nghiệp một cách khéo léo, phù hợp với tình hình của đơn vị và có tính định lượng cụ thể. Chính vì vậy cần có những giải pháp để làm công tác này trong thời gian qua bản thân tôi sử dụng biện pháp, cụ thể như sau:
2.3.1:  Làm tốt công tác tuyên truyền, công tác dân vận khéo
Tuyên truyền  trong công tác này không phải là sự hô hào bằng panô, áp phích hay phát thanh rầm rộ trên thông tin đại chúng mà đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền đó là tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Trước mắt, phải phân tích cho cán bộ giáo viên hiểu thấu và có sự thống nhất cao. Phải làm sao để họ thấy được đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm, với mục tiêu cụ thể rõ ràng đó là vì học sinh thân yêu, vì sự phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực. Khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của đơn vị là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ không ngại khó khăn. Chính bản thân họ sẽ hiểu ra rằng: Sự nghiệp giáo dục không chỉ đơn thuần là của các thầy cô giáo mà là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân chính vì vậy cần có sự vào cuộc của tất cả các tổ chức cá nhân không loại trừ một ai thì mới có thể thành công; trang thiết bị cơ sở vật chất là công cụ mà “Năng xuất là do công cụ”. Mà trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo, tỉ lệ huy động và duy trì số lượng học sinh trên lớp đạt tỉ lệ thấp thì hiệu quả công tác sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ bị giảm đi. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt về mọi mặt thì bản thân mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh thấy yên tâm, tin tưởng từ đó uy tín, hình ảnh của nhà trường ngày càng được nâng lên trong lòng mỗi người và sẽ được cả cộng đồng tôn vinh đề cao.
Tuyên truyền không chỉ bằng những kế hoạch mang tính hành chính mà cần những việc làm việc làm cụ thể thiết thực, thực chất để mọi người hiểu rằng: Nếu toàn xã hội, gia đình quan tâm cho giáo dục thì con em họ được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn. Việc tuyên truyền phải là một chủ trương đúng đắn với mục đích dành những gì đẹp nhất học sinh, cải thiện điều kiện học tập, đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò.
- Đối với  cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường:
Thông qua các buổi hội, họp của Nhà trường, tổ chuyên môn, của các tổ chức nhà trường thông báo rõ chủ trương mục đích  của các việc làm như các thông báo, các đôn đốc, xây dựng nội dung cụ thể chi tiết cho giáo viên khi triển khai tới từng phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp định kỳ trong năm, giáo viên lắng nghe phản hồi của phụ huynh học sinh tổng hợp những ý kiến chung nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đó  thông báo lại cho ban đại diện các lớp để tạo được sự đồng thuận cao nhất.
Công khai kịp thời các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo từng giai đoạn để tất cả tập thể sư phạm trong nhà trường đề được tham gia, góp ý và hiến kế hay cho nhà trường.
Ngoài ra việc tuyên truyền thông qua mạng xã hội của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, thư điện tử như, qua truyền thanh truyền hình: Qua trang facebook cá nhân, qua Zalo, qua sổ liên lạc điện tử, truyền thanh địa phương
- Đối với Cấp ủy, Chính quyền các cấp:
Tham mưu kịp thời các chủ trương, chính sách về vấn đề giáo dục và đào tạo, tạo mối quan hệ khăng khít với lãnh đạo địa phương.
Tham mưu xây dựng nghị quyết thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục xã nhà nói chung, thu thập ý kiến đóng góp của mọi lực lượng xã hội, để thể hiện trách nhiệm của xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Trong đó cần đề cao vai trò và vị trí của công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng  và phát triển nhà trường. Từ đó mới huy động được sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, mới  kêu gọi được sự đồng thuận, sự đóng góp về mọi mặt của nhân dân.
Duy trì thường xuyên, đa dạng và có hiệu quả việc tuyên truyền các chủ trương, nội dung xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước thông qua các cuộc họp, hội nghị của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các ban ngành, đoàn thể địa phương, qua đó cần tranh thủ kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng,  phân tích cặn kẽ các chủ trương của nhà trường, nâng cao vai trò và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển giáo dục.
- Đối với các Xóm, Giáo xứ, Hội phụ huynh và các tổ chức Đoàn thể trong xã và các Doanh nghiệp trong và ngoài xã: Công tác phối hợp với các xóm, Giáo sứ và các tổ chức (Phụ lục 1 gửi kèm) là vô cùng quan trọng mang lại hiệu quả cao, đây là khâu then chốt để làm công tác giáo dục tại xã vùng giáo nói chung và công tác xã hội hóa giáo dục nói riêng
2.3.2. Quản lý, phân phối các nguồn nhân lực
Năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tai đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó uy tín, niền tin của cán bô, nhân dân đối với Nhà trường ngày càng nâng lên. Phân phối nguồn nhân lực, hay sử dụng nguồn lực được tốt thì chất lượng sẽ tốt. Muốn vậy, trước hết phải phân công đúng người đúng việc, phù hợp với năng lực, sở trường để học sinh “mỗi ngày hoc sinh tới trường là một ngày vui”.
Ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm học trước của mỗi cán, bộ, giáo viên và nhân viên, căn cứ vào năng lực và sở trường của từng giáo viên ở từng khối lớp nhà trường lựa chọn sàng lọc đội ngũ giáo viên phân công nhiệm vụ cho phù hợp đặc biệt là đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải thật sự tận tâm, tận lực với học sinh để làm tốt công tác duy trì học sinh, là nhân tố đắc lực thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường.
Đầu năm kiện toàn lại các tổ chức Đoàn thể: Chọn những người có năng khiếu, có niềm đam mê, hướng hoạt động của các đoàn thể nhà trường đi vào thực chất, có hiệu quả. Đồng thời xây dựng tinh thần đoàn kết thống nhất trong các đoàn thể. Mặt khác, coi trọng việc thực hiện kỷ cương, nề nếp và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao là thước đo, việc xây dựng nề nếp của giáo viên và học sinh đóng vai trò quan trọng.
Mặt khác, nhà trường tập trung quan tâm vào chất lượng mũi nhọn, đại trà, hạn chế học sinh bỏ học lưu ban nhằm khẳng định uy tín, vị thế nhà trường đây là yếu tố  cực kỳ quan trọng  để công tác xã hội hoá giáo dục được triển khai có hiệu quả.
2.3.3.  Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) có vai trò quan trọng trong, là khâu trung gian giữa Nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm tạo uy tín cao đối với phụ huynh học sinh là điều kiện vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục.
GVCN thường xuyên liên lạc với phụ huynh bằng nhiều hình thức: Họp phụ huynh định kỳ; qua sổ liên lạc điện tử; gặp gỡ trao đổi trực tiếp. Qua đó tìm hiểu được tâm, tư nguyện vọng của phụ huynh, học sinh, chia sẽ với họ về khó khăn của hoàn cảnh gia đình và nhà trường, phân tích cho họ thấy được tầm quan trọng của việc học hay lớn hơn là xu thế phát triển của xã hội hiện nay.
2.3.4. Học hỏi kinh nghiệm của phụ huynh, nhân dân và các đồng nghiệp
Xác định kỹ nguyên nhân những tồn tại của những năm học trước, thăm dò, tìm hiểu qua đồng nghiệp có thâm niên công tác tại địa phương, đặc biệt là giáo viên người địa phương, phụ huynh học sinh để tìm ra lý do của những tồn tại đó, như vì sao phụ huynh và cộng đồng ít tham gia, quan tâm các hoạt dộng của đơn vị trường. Từ đó tổng hợp rút những có những bài học bổ ích thiết thực cho công tác quản lý.
Với quan điểm hết sức cầu thị, đặc biệt quan tâm và trân trọng những ý kiến đóng góp của nhân dân, các bậc phụ huynh, điều đó  chứng tỏ họ rất quan tâm đến nhà trường, chứng tỏ phong trào XHH ở nhà trường nói chung và địa phương nói riêng phát triển tốt, đây là nguồn cổ vũ vô cùng to lớn và đây là một lực lượng tư vấn giáo dục ngoài nhà trường một cách đắc lực và hiệu quả nhất.
Từ đó bản thân mình nói riêng, tập thể nói chung có được bài học vô cùng quí báu, từ những khó khăn của những thế hệ đi trước nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch chiến lược đột phá giải quyết nhanh chóng những tồn tại trước mắt bằng nội lực, tạo bước đột phá phù hợp với điều kiện hiện nay.
2.3.5. Chủ động, quyết liệt và tích cực trong tham mưu với Đảng ủy, 
UBND xã Nga Phú
Cần chủ động, quyết liệt và tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương. Tham mưu cũng phải có kế hoạch, đúng lúc, đúng chỗ, có chiều rộng và chiều sâu chứ không tham mưu kiểu “tiện việc”. Sau khi được lãnh đạo nhất trí chủ trương, thực hiện phải báo cáo kết quả thực hiện đúng tiến độ, khó khăn vướng mắc cần đề xuất để tiếp tục thực hiện.
Tham mưu để Cấp ủy, Chính quyền địa phương đến trao đổi cán bộ, giáo viên nhà trường. Định kỳ làm việc với cấp ủy và chính quyền địa phương để kịp thời báo cáo được diễn biến của nhà trường và xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đế ngoài khả năng của đơn vị. Luôn chủ động tranh thủ sự quan tâm của Cấp ủy, Chính quyền.
Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách về lĩnh vực giáo dục ở địa phương phải cụ thể c

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_xa_hoi_hoa.docx