SKKN Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 18 - 24 tháng tuổi
Như chúng ta đã biết để hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non, học sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: Các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn thương tích”[1]
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, chúng tôi nhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn và kỹ năng sống của trẻ còn non nớt
Kỹ năng sống là khả năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó kịp thời trước những thách thức trong cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống là trang bị những kiến thức thái độ hành động giúp cho trẻ hình thành được kỹ năng sống cần thiết phù hợp với môi trường sống .đặc biệt là cần trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân [2]
Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, là giáo viên mầm non cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp phòng tránh một cách có hiệu quả. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ nên rất muốn chung tay cùng nhà trường phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, điểu đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 18 - 24 tháng tuổi”
I. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết để hạn chế tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non, học sinh, sinh viên và cán bộ công chức ngành giáo dục và đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu: Các cơ sở giáo dục tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả “Chính sách quốc gia phòng, chống tai nạn thương tích”[1] Tuy nhiên, nhìn vào thực tế số tai nạn thương tích trẻ em đang gia tăng, chúng tôi nhận thấy, một phần rất lớn những ca tai nạn thương tích đau lòng của trẻ thường bắt nguồn từ sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn và kỹ năng sống của trẻ còn non nớt Kỹ năng sống là khả năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó kịp thời trước những thách thức trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống là trang bị những kiến thức thái độ hành động giúp cho trẻ hình thành được kỹ năng sống cần thiết phù hợp với môi trường sống .đặc biệt là cần trang bị cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân [2] Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, là giáo viên mầm non cần tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức chính xác và cách phòng tránh tai nạn thương tích để có những biện pháp phòng tránh một cách có hiệu quả. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Bản thân tôi là một giáo viên trẻ nên rất muốn chung tay cùng nhà trường phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, điểu đó đã thôi thúc tôi nghiên cứu và tìm ra “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 18 - 24 tháng tuổi” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ trong trường mầm non và tìm ra nhiều biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ nhà trẻ 18-24 tháng tuổi” 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 1. Cơ sơ lý luận của SKKN Việc đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tất cả các cơ sở giáo dục mầm non. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên cần xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với quá trình phát triển tâm sinh lý trẻ, đặc biệt là khả năng nhận thức của trẻ. Trẻ nhà trẻ còn rất non yếu, sức đề kháng kém, tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng. Khả năng ghi nhớ của trẻ không bền vững nên người giáo viên cần dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi và nội dung dạy đó cần được lặp đi, lặp lại nhiều lần. Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rất quan trọng nhưng không dễ dàng. Trước hết giáo viên cần trang bị cho bản thân những hiểu biết chính xác về tai nạn thương tích. Và khi đã có những hiểu biết rõ ràng thì giáo viên cần tích hợp, lồng ghép một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động một cách hợp lý.[3] Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta, nó có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non. Vì ở độ tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu, sở thích của trẻ là hay tò mò, hiếu động nên việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non nếu được thực hiện thường xuyên và bắt đầu ngay từ lứa tuổi nhà trẻ sẽ tạo được nề nếp, thói quen và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ngay từ khi chập chững bước vào đời. Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường. Hay nói một cách khác là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Nhưng trẻ chỉ biết rằng mình thích chơi theo cách của mình, điều này rất nguy hại bởi trẻ chưa hiểu về những yếu tố tác động bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến bạn thân. Chính vì vậy, một trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về “tai nạn thương tích cũng như cách phòng tránh tai nạn thương tích”. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức đó, giáo viên cần nắm bắt được tình hình cũng như những đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ. Như vậy việc tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích mới đạt hiệu quả như mong đợi. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN Là một trong những trường còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng những năm vừa qua trường MN Quảng Yên luôn thực hiện tốt công tác thi đua dạy tốt học tốt, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao. Và đặc biệt công tác đảm bảo an toàn cho trẻ luôn được nhà trường chú trọng đặt lên hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1. Thuận lợi Trong quá trình công tác không chỉ riêng năm học 2017-2018 bản thân tôi được nhà trường giao phụ trách lớp nhà trẻ mà tôi cũng đã từng chủ nhiệm độ tuổi này nhiều năm liền nên tôi cũng nắm vững về tâm sinh lý và nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ. Hơn nữa, là một giáo viên trẻ đã được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tình trong công việc và lại là người địa phương nên tôi gặp rất nhiều thuận lợi trong công tác. Bản thân tôi luôn mong muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi lúc mọi nơi cả về thể xác lẫn tinh thần. Năm học 2017-2018 lớp tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ thực hiện điểm về một nội dung trong đề án “Trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ - Nội dung giáo dục kỹ năng tự lập”. Do đó, nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần. Hàng năm Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức lớp tập huấn và cử giáo viên đi học các lớp về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Ngoài tài liệu chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên. Lớp tôi có sĩ số là 16 học sinh trong đó số lượng trẻ nam và nữ cân đối với nhau, tạo điều kiện thuận lợi khi tổ chức các hoạt động. 2.2. Khó khăn Quảng Yên là một xã thuần nông nên nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục cách phòng tránh tai nạn thương tích đối với trẻ còn hạn chế. - 50% phụ huynh chưa có thời gian quan tâm, chú ý cũng như các kiến thức cơ bản về an toàn cho trẻ, các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. [4] - 30% phụ huynh làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp nên thời gian làm việc còn phụ thuộc, làm ca nên ít có thời gian quan tâm đến con.[4] - 20% phụ huynh là cán bộ công nhân viên nhà nước, tuy có kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích nhưng mất nhiều thời gian cho công việc.[4] - Trẻ nhà trẻ cón quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế. Nắm bắt được tình hình thực tế trên tôi biết rằng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở lớp nhà trẻ là rất khó để phụ huynh nắm bắt và cho trẻ ghi nhớ khi ở nhà. Xong có những bố mẹ do bận công việc nên ít có thời gian trò chuyện với con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết những nguy hiểm xung quanh mình Đây cũng là một hạn chế trong việc giúp trẻ phòng tránh tai nạn thương tích tại gia đình. 3. Các giải pháp thực hiện Qua những buổi tập huấn do trường, do Phòng giáo dục tổ chức và những quy định của sở giáo dục, nội quy của nhà trường. Đồng thời, dựa vào kinh nghiệm của bản thân cũng như hiện trạng cơ sở vật chất, môi trường học tập, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ như sau: 3.1. Biện pháp 1: Chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của ngành học về việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Một trong những khái niệm về đồ chơi thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. Theo nội quy của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy xước. Vì thế, khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da. Ngoài ra, vật sắc nhọn còn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ. Những đồ chơi nhỏ như xâu hột hạt, hoa ở góc hoạt động với đồ vật rất nhỏ khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng. Khi chơi xong cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi. Đồng thời tôi luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động. Ở góc hoạt động với đồ vật ngoài những đồ vật sẵn có như hột hạt, hoa, tôi sáng tạo thêm một số đồ chơi theo chủ đề: Khâu quần áo, cài khuy bằng nhiều chất liệu khác nhau như xốp, vải, thảm đục lỗ cho trẻ xâu. Hoạt động chơi tự do tại góc chơi của trẻ Với những đồ chơi hiện nay đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu nhựa độc hại như chì, các chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư và một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.[5] Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nếnkhi dùng xong phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm tay với của trẻ. Báo ngay với BGH nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay đồ dùng đồ chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ kịp thời. Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm là việc làm hàng ngày, dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ rất hiệu quả ở lứa tuổi nhà trẻ. Chính nhờ việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm mà giờ đây trẻ lớp tôi luôn được đảm bảo an toàn. Lớp tôi không có trường hợp nào bị tai nạn do bị hóc sặc, trầy xước do đồ chơi hư hỏng hay đồ chơi nhỏ. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn Trường mầm non Quảng Yên được xây dựng khu hai tầng rất khang trang, tuy nhiên khi thiết kế thi công các kỹ sư chưa lường trước được những nguy hiểm có thể xảy ra đối với trẻ. Bản thân là người giáo viên mầm non ngày ngày tiếp xúc với trẻ tôi đã nhận thấy một số bất cập về cơ sở vật chất vì thế tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với ban giám hiệu, được sự nhất trí của ban giám hiệu và sự ủng hộ của phụ huynh. Nhà trường đã có những biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Tất cả các lan can được xây cao 120cm quá tầm đầu trẻ, các nan hoa trang trí được thiết kế bằng các thanh dọc không rộng quá 15cm, bỏ hết các thanh ngang có thể làm bàn đạp cho trẻ leo trèo, một số đoạn lan can được xây kín. Hiên đằng sau lớp học được sự đóng góp tham gia xã hội hóa giáo dục của phụ huynh nhà trường đã có kinh phí để làm khung sắt đảm bảo an toàn cho trẻ. Mà vẫn đảm bảo không gian thông thoáng, ánh sáng đầy đủ cho trẻ. Sàn nhà vệ sinh khi xây dựng còn nhiều vũng nước đọng gây nguy hiểm cho trẻ, được nhà trường lưu tâm chú ý, nâng cấp lại sàn vệ sinh, xử lý các vũng nước đọng. Giờ đây, sàn nhà vệ sinh luôn róc nước, khô thoáng. Hơn thế, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trang bị cho mỗi phòng vệ sinh một thảm nhựa chống trơn để đảm bảo cho trẻ không bị trượt ngã do trơn khi vào vệ sinh và có giá để đồ ở trên cao tránh tầm với của trẻ. Khu vực nhà bếp được xây dựng cách xa khu vực giảng dạy để tránh ảnh hưởng của khí ga cũng như tiếng ồn ảnh hưởng tới trẻ nếu trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí ( như hơi than tổ ong, khí ga ) rất dễ bị ngộ độc không khí. Khu vực bể nước ở trường tôi tuy được xây cách xa khu sân chơi và lớp học nhưng do đã xây dựng lâu năm nên nền sân đôi khi bị bong tróc, trơn trượt. Do đó, tôi cùng các chị em thường xuyên làm vệ sinh cọ rửa nền sân mỗi khi đi rửa bát. Đồng thời, bể nước luôn được đậy lắp, khóa vòi cẩn thận. Hoạt động vệ sinh trước khi ăn Từ những điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn, Ban giám hiệu nhà trường đề xuất ý kiến lên cấp trên để nâng cấp, cải tạo, kết hợp cùng giáo viên và phụ huynh nâng cấp và sửa chữa kịp thời một số hạng mục hư hỏng nhỏ để nhà trường có khung cảnh sư phạm đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ. Thực tế chứng minh, bằng cách thực hiện tốt biện pháp xây dựng trường học an toàn lớp tôi không có trẻ nào xảy ra tai nạn thương tích nói riêng và toàn trường nói chung. 3.2. Sưu tầm các bài thơ ngắn mang nội dung phòng tránh tai nạn thương tích dạy cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Đối với trẻ em, thơ là một kho tàng kiến thức vô cùng phong phú. Nhiều khi chúng ta không thể giải thích mọi việc bằng những câu nói khô cứng, khó hiểu, vì như vậy, trẻ rất khó tiếp thu. Nhưng khi những kiến thức ấy được đưa vào những câu nói có vần, có điệu thì trẻ sẽ vừa dễ tiếp thu, vừa dễ nhớ hơn. Chính vì vậy, tôi đã sưu tầm các bài thơ mang nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để dạy lồng ghép ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó, những nội dung vốn rất khô cứng nay đã trở nên nhẹ nhàng hơn.Ví dụ một số bài thơ như sau: Xuống cầu thang[6] Này các bạn nhỏ Nhớ đừng đùa nhau Khi xuống cầu thang Đừng lấy tay vịn Bé lưu ý nhé Làm cầu trượt chơi Bước xuống cẩn thận Nhỡ mà bị rơi Thì nguy hiểm lắm! Hình ảnh cô lồng ghép đọc thơ “ Xuống cầu thang” khi dẫn trẻ đi chơi Đừng chơi gần bếp[6] Cái bếp là nơi nấu ăn Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay Lại còn cả phích nước đầy Không may ngã phải là gây bỏng liền An toàn là việc đầu tiên Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi! Đi dép lê[6] Nhắc bé[6] Đi dép lê Cái mũi để thở Không được chạy Cái miệng để ăn Kẻo vấp ngã Nghe được rõ rành Gãy trẹo chân Là tai bé đấy Rách áo quần Không dùng que, gậy Tay lấm bẩn Hột hạt đồ chơi Đi cẩn thận Cho vào mọi nơi Bước nhẹ nhàng Mắt, tai, mũi, miệng Chớ vội vàng Nhỡ gặp nguy hiểm Các bạn nhé! Thì biết làm sao? 3.4. Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi và thường xuyên dạy trẻ một số kỹ năng sống cần thiết. - Giáo viên không nên để bé chơi một mình dù chỉ trong tích tắc. Trẻ lứa tuổi nhà trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi.[7] - Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật.[7] - Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài nhóm trẻ để tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca. Đóng cửa, cổng trường khi không có người ra vào. Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông, tay xinh( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng )để xem ai có gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ nhặt được hoặc mang từ nhà đến.[7] Hình ảnh chơi tự do của trẻ * Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau). Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm. + Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ. + Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục. VD: CĐ Mẹ và những người thân yêu của bé: lồng ghép các câu hỏi: “những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần”( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo)[8] CĐ Bé đi khắp nơi bằng phương tiện giao thông nào: biển báo giao thông đơn giản, đèn tín hiệu, khi tham gia giao thông các bé cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm.[8] CĐ Đồ dùng, đồ chơi trong lớp bé: khi chơi đồ chơi phải như thế nào, nếu đưa vào miệng sẽ bị làm sao[8] CĐ Cây và những bông hoa đẹp: Giáo dục trẻ không được leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm.[8] - Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần. * Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ. + Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. + Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ + Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị xặc, nghẹn. + Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn nên tôi đã trao đổi phối hợp với tổ nuôi, chế biến những món ăn mềm, xay nhỏ, phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ.[7] * Hoạt đông ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai. Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở. + Phòng ngủ phải được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ ngủ trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không rất dễ bị ngộ độc. + Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở[7] Hình ảnh chuẩn bị trước khi ngủ của trẻ * Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.Vì vậy cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi. + Trẻ chơi tự do trong nhóm, giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủcó thể gây chấn thương [7] + Không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi dùng xong giáo viên cần đổ hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng không chứa nước trong nhà vệ sinh. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, không để trẻ vào nhà vệ sinh một mình, không để trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn nước.[7] * Hoạt động chơi tập buổi chiều: Với nội dung chơi tập buổi chiều tôi thường tổ chức các trò chơi cho trẻ có thể trong lớp hoặc ngoài sân trường nên việc theo dõi trẻ sát xao là rất cần thiết để tránh tai nạn xảy ra với trẻ. Ngoài ra, để trang bị thêm một số kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ thì thỉnh thoảng vào các buổi chiều tôi thường mở phim hoạt hình ngắn mang nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ xem và trẻ rất là thích. Từ đó trẻ sẽ có thêm kinh nghiệm cho bản thân mình. Như vậy, bằng việc thường xuyên giám sát trẻ và dạy trẻ một số kỹ năng sống cần thiết tôi đã loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh. 3.5. Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Giáo vi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_phong_tranh_tai_nan_thuong_tich_cho_tr.doc