SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Nga Thanh

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Nga Thanh

 Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

 Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho việc giáo dục con người mới trong tương lai. Trường mầm non là môi trường thuật lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục của trẻ.

 Muốn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, phát triển cân đối, hài hoà về mọi mặt thì nhà giáo dục phải tác động đến trẻ từ nhiều phía, bằng nhiều hình thức, thủ thuật, phương pháp khác nhau như tổ chức và thực hiện tốt, đầy đủ ba nội dung lớn đó là chăm sóc trẻ khoẻ mạnh thực hiện cân - đo - khám sức khoẻ đúng theo định kỳ, được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Công tác nuôi dưỡng tốt chế biến thực phẩm theo đúng độ tuổi, ăn đủ chất, đủ lượng, đảm bảo định lượng Klo theo quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, sáng tạo, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, xác định mục đích về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương. Trẻ được tham gia vào các hoạt động chơi - tập có chủ định như làm quen với HĐ tạo hình, âm nhạc, thể chất, HĐ với Đồ vật và tổ chức các chế độ, thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động góc, hoạt động đi dạo, đi thăm, hoạt động các ngày hội, ngày lễ vv

 Với nhiều nội dung và bằng mọi hình thức, phương pháp khác nhau, giáo viên thông qua đó cung cấp, hình thành và củng cố, khắc sâu cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, những biểu tượng chính xác, đúng đắn về mọi sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Qua đó trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát triển năm giác quan của trẻ, như khả năng nghe, nhìn, sờ nắm, ngửi, nếm, phát triển ý thức, nhận thức và ghi nhớ có chủ định, làm giàu vốn từ , những mối quan hệ, tình cảm, giao tiếp ứng xử, kinh nghiệm sống ở trẻ, đồng thời giúp trẻ mở rộng vốn từ, phát âm chính xác và diễn đạt ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc những suy nghĩ, hiểu biết của mình, qua đó giáo dục trẻ biết cảm nhận về cái đẹp, cái hay, cái tốt, cái thiện của môi trường xung quanh, trẻ thích hướng tới cái đẹp, cái thiện và thích làm ra cái đẹp, giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và có mối quan hệ, tình cảm, đoàn kết, gần gũi biết quan tâm , tôn trọng, yêu thương ông, bà, bố, mẹ, cô giáo và các bạn vv

 

doc 24 trang thuychi01 14092
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi trường mầm non Nga Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN 
NGÔN NGỮ CHO TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI 
TRƯỜNG MẦM NON NGA THANH
Người thực hiện: Trần Thị Tho
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
Mục lục
1. Mở đầu 
I. Lý do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu.
2
B. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
I. Cơ sở lý luận
2
II. Thực trạng nghiên cứu
3
1. Thuận lợi
3
2. Khó khăn
4
3. Kết quả thự trạng
4
III. Các giải pháp thực hiện
5
1. Biện pháp 1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ
5
2. Biện pháp 2: Tích cực làm đồ dùng đồ chơi rối, trang phục, mô hình, học cụ hấp dẫn thu hút sự chú ý của trẻ.
6
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với văn học. 
8
4. Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
9
5.Biện pháp 5: Ứng dụng CNTT vào trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
13
6. Biện pháp 6: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mọi lúc mọi.
14
7. Biện pháp 7: Công tác phối kết hợp với phụ huynh.
17
IV. Hiệu quả
18
C. Kết luận và kiến nghị.
19
1. Kết luận
19
2. Kiến nghị
20
I. MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài:
	Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy việc quan tâm, bảo vệ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ chung mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
	Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng đầu tiên cho việc giáo dục con người mới trong tương lai. Trường mầm non là môi trường thuật lợi nhất cho việc hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách ban đầu, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục của trẻ. 
	Muốn chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt, phát triển cân đối, hài hoà về mọi mặt thì nhà giáo dục phải tác động đến trẻ từ nhiều phía, bằng nhiều hình thức, thủ thuật, phương pháp khác nhau như tổ chức và thực hiện tốt, đầy đủ ba nội dung lớn đó là chăm sóc trẻ khoẻ mạnh thực hiện cân - đo - khám sức khoẻ đúng theo định kỳ, được theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ. Công tác nuôi dưỡng tốt chế biến thực phẩm theo đúng độ tuổi, ăn đủ chất, đủ lượng, đảm bảo định lượng Klo theo quy định. Tổ chức các hoạt động giáo dục linh hoạt, sáng tạo, xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình, xây dựng mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, xác định mục đích về kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, tình hình thực tế của địa phương. Trẻ được tham gia vào các hoạt động chơi - tập có chủ định như làm quen với HĐ tạo hình, âm nhạc, thể chất, HĐ với Đồ vậtvà tổ chức các chế độ, thời điểm trong ngày của trẻ như hoạt động góc, hoạt động đi dạo, đi thăm, hoạt động các ngày hội, ngày lễvv
	Với nhiều nội dung và bằng mọi hình thức, phương pháp khác nhau, giáo viên thông qua đó cung cấp, hình thành và củng cố, khắc sâu cho trẻ những kiến thức khoa học đơn giản, những biểu tượng chính xác, đúng đắn về mọi sự vật và hiện tượng xung quanh trẻ. Qua đó trẻ được khám phá, trải nghiệm, phát triển năm giác quan của trẻ, như khả năng nghe, nhìn, sờ nắm, ngửi, nếm, phát triển ý thức, nhận thức và ghi nhớ có chủ định, làm giàu vốn từ , những mối quan hệ, tình cảm, giao tiếp ứng xử, kinh nghiệm sống ở trẻ, đồng thời giúp trẻ mở rộng vốn từ, phát âm chính xác và diễn đạt ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc những suy nghĩ, hiểu biết của mình, qua đó giáo dục trẻ biết cảm nhận về cái đẹp, cái hay, cái tốt, cái thiện của môi trường xung quanh, trẻ thích hướng tới cái đẹp, cái thiện và thích làm ra cái đẹp, giáo dục cho trẻ có thái độ đúng đắn với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và có mối quan hệ, tình cảm, đoàn kết, gần gũi biết quan tâm , tôn trọng, yêu thương ông, bà, bố, mẹ, cô giáo và các bạn vv 
Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ nó”.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò vô cùng quan trọng: Là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ nhận biết được các sự vật, hiện tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, giao lưu cảm xúc với những người xung quanh, ngôn ngữ còn giúp trẻ hình thành những cảm xúc tích cực.
Ngôn ngữ cũng chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên của xã hội. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể hiểu trẻ, chăm sóc trẻ, giáo dục trẻ và ngược lại ngôn ngữ cũng giúp trẻ hiểu được lời nói của mọi người để thực hiện các yêu cầu trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Ngôn ngữ còn là một trong những điều kiện rất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện đồng thời ngôn ngữ cũng góp phần to lớn trong quá trình hình thành nhân cách.
 Ngôn ngữ còn có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trước hết ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Bởi vì sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi các cháu lĩnh hội những tri thức về sự vật hiện tượng xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ. Chính vậy ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội các tri thức thông qua giáo dục có mục đích, có hệ thống nhằm hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục trong hoạt động của trẻ.
 Xác định được ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ như vậy. Nên tôi rất băn khoăn, làm thế nào để lựa chọn được nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp với lứa tuổi, để giúp trẻ tăng thêm vốn từ, hiểu được nghĩa của từ, biết cách sử dụng từ và phát âm chính xác hơn, chuẩn hơn. Thực tế trẻ ở nhóm tôi vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn. Do đó việc phát triển làm giàu vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói lưu loát, phát âm đúng, rõ lời, có kĩ năng trả lời một số câu hỏi, hiểu được yêu cầu đơn giản bằng lời nói là một điều rất quan trọng. Là giáo viên chủ nhiệm nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi, nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Với tất cả lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi” với mong muốn góp sức nhỏ bé của mình trong việc hình thành và phát triển nhân cách ban đầu và nâng cao chất lượng toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ.
2. Mục đích nghiện cứu:
- Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện về các lĩnh vực giáo dục cho trẻ. Đặc biệt là lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ.
- Mở rộng và làm giàu vốn từ, ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi - trường mầm non Nga Thanh - Nga Sơn - Thanh Hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
Giáo viên lựa chọn, sưu tầm các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, để vận dụng và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 Để tìm hiểu, nắm bắt đặc điểm, tình hình của trẻ, giáo viên đi điều tra từng hộ gia đình, gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, ghi chép đầy đủ các thông tin về trẻ.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Tổng hợp cụ thể từng tiêu chí, các biểu bảng và điều chỉnh, xử lý số liệu phù hợp với nội dung đề tài
- Phương pháp trực quan, mimh hoạ.
Dùng trực quan ( vật thật, đồ chơi, hành động mẫu) cho trẻ quan sát, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan, thoả mãn nhu cầu tiếp nhận các thông tin. 
- Phương pháp tác động bằng tình cảm
Dùng cử chỉ vỗ về, vuốt ve, gần gũi, cùng với những điệu bộ, nét mặt, lời nói âu yếm để tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy thoả mẫn nhu cầu giao tiếp. 
- Phưong pháp thực hành.
Tổ chức cho trẻ hành động, thao tác trực tiếp với đồ vật, đồ chơi, sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi đơn giản thích hợp để kích thích trẻ hoạt động
- Phương pháp dùng lời nói ( trò chuyện, kể chuyện, giải thích ).
Sử dụng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở phối hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ phù hợp phù hợp nhằm khuyến khích trẻ tiếp xúc với đồ vật và giao tiếp với người xung quanh
- Phương pháp đánh giá, nêu gương.
Ở lứa tuổi nhỏ, người lớn khen, nêu gương, kích lệ những việc làm, lời nói tốt của trẻ là chủ yếu, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 	Để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 25-36 tháng tuổi nói riêng chúng ta cần dựa vào các đặc điểm phát triển tâm - sinh lí trẻ:
- Dựa vào đặc điểm phát triển sinh lí: 
Trong sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ thì đây là giai đoạn bắt đầu của ngôn ngữ chủ động. Do vậy trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ còn mắc một số hạn chế: Phát âm chưa chính xác, hay nói ngọng chữ n - l, chữ x - s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi - dấu nặng. Đồng thời do kinh nghiệm còn ít ỏi nên trẻ còn nhầm lẫn, khi tri giác chủ yếu dựa vào những đặc điểm bên ngoài để nói.
- Dựa vào đặc điểm phát triển tâm lí:
Trẻ thích giao tiếp với người xung quanh và có nhu cầu bằng trực quan, cần giải đáp thắc mắc mà trẻ gặp phải. Trẻ thích được người lớn khen , động viên kịp thời, thích đồ chơi sặc sỡ về màu sắc và có âm thanh, trẻ rất thích bắt chước người lớn và hay đặt ra câu hỏi. Để giúp trẻ giải đáp được những câu hỏi hàng ngày thì người lớn cần trả lời những câu hỏi của trẻ một cách ngắn gọn dễ nghe, dễ hiểu mặt khác người lớn cần cung cấp thêm kiến thức và thông tin cho trẻ về thế giới xung quanh bằng ngôn ngữ giao tiếp mạch lạc.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở đội tuổi 25- 36 tháng tuổi là phát triển khả năng: nghe - Nói - Làm quen với sách, vì vậy cần giúp trẻ khả năng nghe hiểu, khả năng nói và trình bày lời nói của mình có logic, đúng nội dung, mạnh dạn tự tin giao tiếp trước mọi người tôi nghĩ chúng ta cần thực hiện được các yêu cầu sau:
+ Làm giàu vốn từ cho trẻ: Thông qua học tập, vui chơi và các hoạt động khác.
+ Xác định nội dung nói: Sẽ giúp cho lời nói của trẻ có nội dung rõ ràng.
+ Lựa chọn từ: Sau khi đã lựa chọn nội dung thì cần phải lựa chọn từ chính xác để diễn đạt nội dung cần nói.
+ Diễn đạt nội dung nói: Giúp trẻ biết cách nói ngưng nghỉ đúng lúc, luyện cho trẻ tác phong khi nói, mạnh dạn tự tin khi diễn đạt nội dung cần nói.
+ Sắp xếp cấu trúc lời nói: Sự liên kết các câu nói lại thành với nhau tạo thành chuỗi lời nói có mục đích nhằm diễn tả một ý trọn vẹn, có nội dung giúp người nghe dễ hiểu.
 Vì vậy căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non ( Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) hướng dẫn nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ và kết quả mong đợt về phát triển ngôn ngữ cho trẻ như nghe, nói và làm quen với sách.
- Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ từ 3- 36 tháng tuổi, theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT của TS Phan Xuân Thành - PGSTS Nguyễn Bá Minh ( Đồng chủ biên ). Hướng dẫn thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ như : Nghe các âm thanh, nghe và thực hiện yêu cầu theo lời nói, trò chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện, kể chuyện theo tranh, đọc truyện với trẻ hàng ngàyvv
- Thực hiện tài liệu bồi dưỡng hè hàng năm, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tập san, tập chí, chuyên đề các năm học của Bộ Giáo dục và đào tạo: 
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua như Chỉ thị số 05-CT/TƯ ngày 15/05/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động 
“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo” và phong tào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chính vì thế mà việc tổ chức thực hiện tốt các lĩnh vực giáo dục cho trẻ 25 -36 tháng trong trường mầm non là rất cần thiết. Góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ.
	 Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ tôi đã đặt nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ lên hàng đầu, bởi ngôn ngữ chính là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế giới xung quanh một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
2. Thực trạng vấn đề:
a.Thuận lợi.
* Đối với sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi:
- Nhà trường có khuôn viên xanh - sạch - đẹp, xây dựng được các sân, vườn cho trẻ hoạt động như: Sân PTVĐ, vườn rau xanh, vườn cây có đồ chơi ngoài trời. Ở nhóm tôi cũng đã mua sắm, làm thêm, đồ dùng, đồ chơi, sách, học liệu cho trẻ.
* Đối với giáo viên:
- Được sự chỉ đạo sát sao của BGH về việc CS-ND-GD, đặc biệt là hoạt động “phát triển ngôn ngữ” cho trẻ. B¶n th©n tôi tiÕp thu ®Çy ®ñ c¸c chuyªn ®Ò, tham kh¶o s¸ch b¸o, tËp san, tai liệu chuyên ngành ®Ó t×m ra c¸c ph­¬ng ph¸p, biÖn ph¸p d¹y phï hîp với trẻ.
* Đối với phụ huynh: 
- Luôn quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ. Thường xuyên quyên góp các nguyên vật liệu và cùng tôi làm đồ dùng học tập, đồ chơi nói chung, đồ dùng học tập đồ chơi cho lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói riêng.
* Đối với cháu:
- Trẻ được học chương trình đúng theo từng độ tuổi, ngoan ngoãn, mạnh dạn, tự tin, tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục.
b. Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn không ít khó khăn như:
* Đối với sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhà trường còn chưa đồng bộ, các thiết bị áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động như máy chiếu, máy ghi hình. Trường chưa đạt chuẩn Quốc gia, còn thiếu 1 số phòng học và các phòng chức năng, nên cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
* Đối với giáo viên:
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vầ cập nhật các phương pháp, hình thức mới vào tổ chức một số hoạt động cho trẻ còn hạn chế.
 * Đối với phụ huynh: 
- Môt số phụ huynh chưa dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ, chưa “chịu ”nghe trẻ nói, chưa đáp ứng được nhu cầu “hỏi, đáp” của trẻ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Do điều kiện đặc thù của địa phương có rất nhiều phụ huynh phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông làm cho trẻ học theo.
* Đối với cháu: 
- Còn một số trẻ chưa đi học đúng độ tuổi, trí nhớ, khả năng nghe, hiểu của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm, cũng như trật tự các từ trong câu. Vì thế trẻ bỏ bớt từ, bớt âm khi nói, nói nhỏ, nói ngọng, vốn từ còn ít.
c. Kết quả thực trạng.
Để nắm bắt được mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như có cơ sở lựa chọn được những giải pháp phù hợp trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tôi đã tiến hành đánh giá chất lượng trẻ và kết quả ban đầu như sau:
Tổng số trẻ
Nội dung
đánh giá
Kết quả trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số cháu
Tỷ lệ 
Số cháu
Tỷ lệ 
 25
* Khả năng nghe, hiểu lời nói.
- Trẻ thực hiện được 2-3 nhiệm vụ cô yêu cầu
- Trẻ trả lời được các câu hỏi 
- Hiểu nội dung câu chuyện ngắn, trả lời được tên truyện, tên hành động nhân vật
17
17
16
68%
68%
64%
8
8
9
32%
32%
36%
* Khả năng nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu - Trẻ có khả năng phát âm đúng từ, rỏ tiếng.
- Trẻ đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp của cô giáo
18
17
17
72%
68%
68%
7
8
8
28%
28%
28%
* Khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
- Trẻ nói được các câu đơn
- Trẻ biết chào hỏi, trò chuyện, bày tỏ nhu cầu
- Trẻ biết nói to đủ nghe, lễ phép.
18
17
17
72%
68%
68%
7
8
8
28%
32%
32%
 Từ kết quả đánh giá ban đầu cho thấy tỉ trẻ đạt chưa cao và chưa đạt còn chiếm nhiều. Làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt nhất, hiệu quả nhất, tôi đã quyết định lựa chọn một số giải pháp sau:
3. Các giải pháp tổ chức thực hiện.
3.1.Tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 25 - 36 tháng tuối.
Biết được đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ để có biện pháp tác động phù hợp cũng là một trong các yếu tố quyết định cho sự thành công của mình:
*Cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ :
Ở lứa tuổi này cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã phát triển hoàn thiện hơn trước. Trẻ có khă năng phát âm đúng hầu hết các âm và thanh điệu. Số lượng từ tăng nhanh. Xét về số lượng các âm vị dần dần xuất hiện. Hầu hết các phụ âm đầu lưỡi chưa được trẻ phát âm đúng hoàn toàn.
Ví dụ: Âm đ thành âm t: Đóng - tóng. Âm l thành âm n: Làm - nàm
Âm kh thành âm h: Không - hông, Âm th thành âm ch: Thật - chật
X Âm ch thành âm t: Cháu - táu, Âm ng thành âm nh: Ngủ- nhủ
- Trong số các phụ âm đầu thì phụ âm “b, m” được trẻ nói đúng nhất.
- Âm đệm: Các từ có âm đệm khi phát âm thường bị lược bỏ:
 Hoa - ha, Quả - cả , Xoăn - xăn, Hòe - hè 
- Âm chính: Các nguyên âm dài bốn nguyên âm ngắn và ba nguyên âm đôi đã xuất hiện trong các từ của trẻ nhưng có một số âm trẻ nói chưa đúng như: ê - â : ếch - ấc, i-ia: bút chì - bút chìa, ươ -iê: hươu - hiêu, rượu - riệu 
- Phụ âm cũng xuất hiện trong vốn từ của trẻ, trong đó có một số âm cuối bị trẻ phát âm sai như : Âm ng thành n: Uống - uốn, Âm m thành n: Phim - phin
-Thanh điệu: Trong sáu thanh tiếng việt thì thanh ngã và thanh hỏi chưa ổn định, chúng thường bị trẻ chuyển đổi thành dấu nặng hoặc dấu sắc như.
 Võng - vóng; Ngủ - ngụ; Ngủ - nhủ.
* Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 24-36 tháng:
- Vốn từ của trẻ là rất ít khoảng 1200- 2000 từ, danh từ và động từ là chiếm ưu thế, tính từ và các loại từ khác đã được trẻ sử dụng đôi chút.
- Trẻ đã biết sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, hình dạng, kích thước trong giao tiếp hàng ngày.
- Ngoài ra các khái niệm: Hôm qua, hôm nay, ngày mai trẻ sử dụng còn chưa chính xác.
* Đặc diểm ngữ pháp:
- Trẻ nói được một số câu đơn giản, biết thể hiện nhu cầu mong muốn của mình bằng một hai câu đơn giản.
Ví dụ: “Cô ơi! con uống nước” hoặc đọc các bài thơ 3-5 câu ngắn.
- Trẻ thường sử dụng câu cụt hơn. Trong nhiều trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn chưa chính xác như : Cô ơi! con muốn cái xe kia.
Chủ yếu trẻ vẫn sử dụng câu đơn mở rộng.
* Kết quả: Giáo viên đã nắm vững được đặc điểm tâm - sinh lý, cách phát âm, vốn từ của từng trẻ, nên đã lựa chọn được các phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với trẻ, đạt kết quả cao.
 3. 2. Xây dựng các hoạt động phát triển ngôn ngữ.
Từ chỗ nắm được đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi, ®Æc ®iÓm ph¸t triÓn vèn tõ cña trÎ vµ x¸c ®Þnh ®­îc néi dung gi¸o dôc ph¸t triÓn ng«n ng÷ cho trÎ ë ®é tuæi nhµ trÎ lµ: Nghe, nãi, lµm quen víi s¸ch nªn tôi nghĩ phải xây dựng được các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi xây dựng được các hoạt động phát triển ngôn ngữ là một yếu tố vô cùng quan trọng, vì thông qua các hoạt động trong ngày trẻ được học tập vui chơi, cũng chính thông qua hoạt động học tập,vui chơi này trẻ sẽ có nhiều cơ hội được giao tiếp, được trò chuyện, được nói lên suy nghĩ bằng chính ngôn ngữ của mình từ đó sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất, thuận lợi nhất và dễ dàng nhất.
 	Để thực hiện tốt giải pháp này tôi đã lựa chọn một số nội dung để thực hiện có hiệu quả như sau:
- Tôi xác định được tên chủ đề và thời gian thực hiện của chủ đề 
- Xây dựng mực tiêu của chủ đề: Xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ hình thành cho trẻ ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
- Lựa chọn mạng nội dung: Đưa ra những nội dung trọng tâm của chủ đề cần giáo dục cho trẻ, tổ chức các hoạt động ngôn ngữ phù hợp với chủ đề đó.
- Xây dựng mạng hoạt động: Triển khai theo các lĩnh vực giáo dục.
- Xây dựng môi trường hoạt động phù hợp với chủ đề
- Chuẩn bị các phương tiện học liệu, cách trang trí nhóm phù hợp với chủ đề 
- Xây dựng kế hoạch tuần, ngày và tích hợp nội dung PTNN vào các hoạt động của các lĩnh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_than.doc