SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường Mầm Non Quang Hiến

SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường Mầm Non Quang Hiến

Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là phương tiện để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Ngôn ngữ tồn tại ở hai dạng cơ bản đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; trong đó ngôn ngữ viết là công cụ mà con người dùng để ghi lại những kinh nghiệm lịch sử xã hội của mình. Ngôn ngữ nói có trước, nó xuất hiện từ rất sớm và giúp trẻ giao tiếp học hỏi kinh nghiệm của loài người qua giao tiếp, ngay từ nhỏ trẻ đã có thể biết nói khi trẻ nghe và cảm nhận được âm thanh của lời nói, đồng thời với sự phát triển của cơ quan phát âm, trẻ từ nói bập bẹ dần chuyển sang nói ngày càng lưu loát hơn, ngôn ngữ nói trở thành công cụ giao tiếp và học hỏi chính của trẻ.

Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, là lứa tuổi quan trọng mà cuối độ tuổi trẻ phải trải qua bước ngoặt chuyển giao từ hoạt động chủ đạo là "Hoạt động vui chơi" của trẻ mầm non thành hoạt động chủ đạo là "Hoạt động học tập" của học sinh tiểu học. Để sẵn sàng với việc học, trẻ cần được chuẩn bị toàn diện về mọi mặt. Để làm tốt điều này trẻ cần được chuẩn bị ngay từ khi còn nhỏ với sự hợp tác của gia đình và nhà trường ở tất cả các lĩnh vực, đó là: phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Trong đó phát triển Ngôn ngữ là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất. Mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, phát âm và một số kỹ năng cần thiết cho trẻ về việc học đọc, học viết như: Cách lật giở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng phối hợp tay, mắt và tri giác trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ rõ ràng, mạch lạc.

 

docx 22 trang thuychi01 15043
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường Mầm Non Quang Hiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục 
NỘI DUNG
Trang
Mục lục
1
I
MỞ ĐẦU
2
1
Lý do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
3
3
Đối tượng nghiên cứu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3
II
NỘI DUNG 
3
1
Cơ sở lý luận
3
2
Thực trạng 
5
3
Các biện pháp và tổ chức thực hiện
7
4
Kết quả đạt được
15
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1
Kết luận
17
2
Kiến nghị
17
Tài liệu tham khảo
19
I . MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là phương tiện để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và của nhân loại. Ngôn ngữ tồn tại ở hai dạng cơ bản đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; trong đó ngôn ngữ viết là công cụ mà con người dùng để ghi lại những kinh nghiệm lịch sử xã hội của mình. Ngôn ngữ nói có trước, nó xuất hiện từ rất sớm và giúp trẻ giao tiếp học hỏi kinh nghiệm của loài người qua giao tiếp, ngay từ nhỏ trẻ đã có thể biết nói khi trẻ nghe và cảm nhận được âm thanh của lời nói, đồng thời với sự phát triển của cơ quan phát âm, trẻ từ nói bập bẹ dần chuyển sang nói ngày càng lưu loát hơn, ngôn ngữ nói trở thành công cụ giao tiếp và học hỏi chính của trẻ.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, là lứa tuổi quan trọng mà cuối độ tuổi trẻ phải trải qua bước ngoặt chuyển giao từ hoạt động chủ đạo là "Hoạt động vui chơi" của trẻ mầm non thành hoạt động chủ đạo là "Hoạt động học tập" của học sinh tiểu học. Để sẵn sàng với việc học, trẻ cần được chuẩn bị toàn diện về mọi mặt. Để làm tốt điều này trẻ cần được chuẩn bị ngay từ khi còn nhỏ với sự hợp tác của gia đình và nhà trường ở tất cả các lĩnh vực, đó là: phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội. Trong đó phát triển Ngôn ngữ là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất. Mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, phát âm và một số kỹ năng cần thiết cho trẻ về việc học đọc, học viết như: Cách lật giở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng phối hợp tay, mắt và tri giác trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ rõ ràng, mạch lạc. 
Ở lứa tuổi này, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động học khác như: Hoạt động làm quen với toán, văn học, âm nhạc và tạo hình..., đặc biệt là thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trẻ được nghe cô đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, ngoài ra còn giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp, giúp phân biệt cái tốt, cái xấu xung quanh trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi này được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang giấy, cô giáo in lên những hình ảnh, cung cấp những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ hành động khác nhau. Thông qua những bài thơ, những câu chuyện giúp trẻ mở mang những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên và xã hội và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tạo tiền đề tốt nhất cho trẻ trước khi vào lớp 1.
Trong thực tế, phần lớn trẻ em người dân tộc thiểu số đều ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, trước khi đến trường mầm non đều sống trong môi trường với ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu là tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình mà không phải là tiếng Việt. Do vậy trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu ngữ không có hoặc không biết chữ viết, môi trường giao tiếp tiếng Việt ít. Khi đến trường trẻ thích trao đổi với nhau bằng tiếng mẹ đẻ và luôn có thói quen đó trong các hoạt động vui chơi, giao lưu trò chuyện và ngay cả trong các hoạt động học. Trẻ biết ít và có thể không biết tiếng Việt, khả năng nghe và nói tiếng Việt rất kém nhất là khi trẻ ra khỏi trường học.
Ví dụ: Khi tìm hiểu khám phá về một số con vật nuôi trong gia đình cụ thể là con gà, khi gọi tên "con gà" trẻ sẽ nói thành "con kha" và khi nhận xét về các đặc điểm trẻ thường hay nói lớ sang ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Hoặc khi diễn đạt bí từ và chưa hiểu, trẻ sẽ nói trực tiếp bằng ngôn ngữ thứ nhất...
 Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Mặt khác hiện nay ngôn ngữ chính thức dùng trong các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học là ngôn ngữ tiếng Việt. Bản thân là một giáo viên trực tiếp phụ trách công tác giảng dạy nhiều năm với đa số học sinh là trẻ em dân tộc thiểu số, hiểu được những khó khăn của trẻ khi học tiếng Việt, cũng giống như chúng ta học một ngoại ngữ nào đó. Khả năng nghe, hiểu và nói không dễ dàng như trẻ người dân tộc kinh; trẻ dân tộc thiểu số thường nhút nhát, không tự tin, ít giao tiếp với cô giáo, dẫn đến người dạy và người học không hiểu nhau do bất đồng ngôn ngữ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể đạt được như mong muốn.
Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: "Một số biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số ở trường Mầm Non Quang Hiến" để làm đề tài nghiên cứu cho mình. 
2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng về ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển kỹ năng nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số ở Trường mầm non Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp Lá A1 ở Trường mầm non Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp thực hành, thí nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu số liệu.
- Phương pháp nghiên cứu các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài.
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận:
Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2016 của thủ tướng chính phủ về Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Tiếp đó, Bộ giáo dục và đào tạo kí quyết định số: 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2016, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Thanh Hóa ký quyết định 1628/QP-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2017 và Ủy ban nhân dân huyện Lang Chánh ban hành kế hoạch số 45/KH-UBND thực hiện Đề án "Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025". Nhằm mục tiêu "tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước".
Để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với mục tiêu trên, một trong những nội dung quan trọng đó là dạy trẻ 5 - 6 tuổi "Kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt" chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Việt tiếp theo ở lớp một. Dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như toán, khám phá, tạo hình, âm nhạc....
Về căn bản học tiếng Việt đối với trẻ dân tộc thiểu số là học ngôn ngữ thứ hai, khi đi học ở trường mầm non trẻ nói chung đã có vốn hiểu biết và kỹ năng ban đầu về hoạt động ngôn ngữ nói biết sử dụng tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ thứ nhất) để giao tiếp hàng ngày nên khi học, sử dụng tiếng Việt (ngôn ngữ thứ hai) trẻ gặp những khó khăn sau:
- Trẻ học tiếng Việt trên cơ sở kinh nghiệm tiếng mẹ đẻ không phải là tiếng Việt.
- Môi trường giao tiếp tiếng Việt của trẻ thu hẹp cả về mặt không gian lẫn thời gian (trong phạm vi trường lớp mầm non)
- Tiếng Việt giàu thanh điệu tạo nên tính nhạc điệu trầm bổng của ngôn ngữ khó khăn cho việc phát âm chính xác.
- Cùng lúc trẻ tiếp cận với nhiều nguồn ngôn ngữ: tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt, tiếng của các dân tộc cùng chung sống.
Ngoài ra, những khác biệt về văn hóa, điều kiện về kinh tế, xã hội cũng là những cản trở khi trẻ học tiếng Việt.
Vì vậy để giúp trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số có kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt có nghĩa là giúp trẻ nghe hiểu được từ về tên gọi, đặc điểm các đồ vật, con vật và sự vật hiện tượng gần gũi quen thuộc. Sử dụng được các từ và câu đơn giản trong giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh, biết hỏi và trả lời các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Làm bằng gì? Để làm gì?... Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp và thể hiện hành vi văn minh trong giao tiếp (chú ý lắng nghe người khác nói, nhìn vào mặt người nói, giơ tay khi muốn nói và biết chờ đến lượt). Thể hiện sự quan tâm, hứng thú đến chữ viết trong môi trường xung quanh. Biết cầm sách đúng chiều, lật giở sách lần lượt theo trang, xem sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Nói được tên các chữ cái chữ số và phát âm đúng các âm tương ứng 29 chữ cái tiếng Việt. Sao chép được ký hiệu, chữ cái, từ, tên của mình. Hay nói cách khác là cần tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng nghe - nói; hướng dẫn kể chuyện, đọc thơ, ca dao; phát triển kỹ năng tiền đọc và tiền viết cho trẻ.
Để dạy trẻ dân tộc thiểu số nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt tốt nhất cần có cách tiếp cận khác với dạy tiếng mẹ đẻ. Nội dung và phương pháp cần phải thích hợp với trẻ, các hoạt động dạy trẻ nói tiếng Việt nên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, gắn với sự hứng thú của trẻ. Cần có thời gian để xây dựng vốn từ vựng trong giao tiếp tiếng Việt, bằng lời nói trước khi làm quen với kỹ năng viết. Tạo cho trẻ thích đi học và hứng thú học tiếng Việt, làm tiền đề để thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1. Tạo cơ hội khuyến khích trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo của cá nhân. Quá trình giao tiếp tiếng Việt thông qua tất cả các môn học, thông qua mọi hoạt động của trẻ, việc giao tiếp cần diễn ra ở mọi lúc mọi nơi với môi trường hoạt động phong phú. Thông qua các hoạt động trực tiếp giúp trẻ tiếp thu kiến thức mới và học tiếng Việt một cách rễ dàng, thúc đẩy quá trình giao tiếp.
Từ những cơ sở trên bản thân đã nghiên cứu thực trạng và thực hiện một số biện pháp phát triển kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ lớp Lá A1(mẫu giáo 5 - 6 tuổi) ở trường mình đạt hiệu quả.
2. Thực trạng:
Trường mầm non Quang Hiến, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa thuộc địa bàn xã Quang Hiến. Trường cách Trung tâm xã 1km, là xã 30a của huyện nên điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn. Trong năm học 2017 - 2018 nhà trường có 16 nhóm lớp với 325 học sinh. Trong đó nhà trẻ 6 nhóm và mẫu giáo 10 lớp. 
Năm học 2017 - 2018, bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1. Tổng số trẻ trong lớp là 25 cháu, trong đó có 17 cháu dân tộc Mường, 6 cháu dân tộc Thái và 2 cháu dân tộc Kinh nhưng cũng sống tại các thôn bản. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học bản thân tôi và nhà trường gặp những thuận lợi và khó khăn sau đây:
2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường có 1 khu nên thuận lợi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng như tổ chức các hoạt động của chuyên môn và nhà trường.
- Trường là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 nên cơ sở vật chất nhìn chung đảm bảo cho việc học tập cũng như ăn ở bán trú của học sinh.
- Cán bộ quản lý của nhà trường và tổ chuyên môn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của cô và trẻ.
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho mọi hoạt động phong phú hấp dẫn, thu hút trẻ. 
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng như làm các đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học cũng như hoạt động vui chơi cho trẻ.
- Các giáo viên được phân công phụ trách lớp thường đi kèm một giáo viên vùng thấp và một giáo viên người dân tộc.
- Trẻ trong nhà trường được phân chia theo đúng độ tuổi, đa số trẻ đi học rất đều.
2.2. Khó khăn:
- Đối với trẻ
+ Đa số trẻ là con em là người dân tộc thiểu số nên việc làm quen chữ cái và tăng cường tiếng Việt còn nhiều hạn chế bất cập, trẻ tiếp thu một cách thụ động.
+ Trẻ phát âm còn nói ngọng, nói lắp và nói lớ tiếng mẹ đẻ.
+ Một số cháu chưa biết cách cầm bút hoặc có những cháu cầm bút còn chưa đúng, ngồi sai tư thế, chưa biết cách giở sách.
+ Khi viết chưa xác định được vị trí đặt bút và viết nét nào trước nét nào sau.
+ Trẻ còn đang nhút nhát chưa mạnh dạn đọc thơ hay kể chuyện nhất là khi có người lạ.
- Đối với giáo viên
+ Với điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất của trường chuẩn quốc gia nhưng, trường có đông nhóm trẻ, phòng học còn thiếu cũng như khuôn viên chật hẹp, hai lớp chung một phòng, đồ dùng đồ chơi ít, không đáp ứng được nhu cầu học cũng như chơi của trẻ.
+ Trong lớp bố trí các khu vực hoạt động không phù hợp do thiếu không gian và các trang thiết bị. Các chữ dùng còn chưa đúng mẫu chữ, không phù hợp và chủ yếu là chữ in thường.
+ Nhà trường đã có phần mền giảng dạy nhưng không có hệ thống máy chiếu phục vụ cho việc thực hiện phần mềm để tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn chưa thường xuyên.
+ Giáo viên thường dạy đại trà theo chương trình đã lên kế hoạch, chưa chú trọng vào các hoạt động cá nhân trẻ, nhất là những trẻ phát triển chậm về ngôn ngữ cũng như các lĩnh vực khác..
+ Ít thời gian đầu tư vào các hoạt động giáo dục, chưa tạo môi trường mở để trẻ được hoạt động trải nghiệm.
- Đối với phụ huynh
+ Địa phương là xã 30a thuộc xã nghèo của huyện Lang Chánh, nên điều kiện kinh tế của địa phương còn nghèo và sự đầu tư của phụ huynh trong việc chăm sóc cũng như ủng hộ về tài chính trong việc mua sắm trang thiết bị còn hạn chế.
+ Phụ huynh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ chiếm ưu thế nên việc phát âm và dạy tiếng Việt cho trẻ gặp không ít khó khăn.
+ Một số bậc phụ huynh chưa chú ý đến việc trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng, sai âm, sai dấu để kịp thời sửa sai và uốn nắn cho trẻ.
+ Chưa phối hợp với giáo viên trong công tác giáo dục, còn phó mặc việc học của con em cho giáo viên và nhà trường.
+ Chưa hiểu được sự cần thiết của kỹ năng nói mạch lạc ngôn ngữ tiếng Việt đối với trẻ.
+ Đa số phụ huynh đi làm xa để con cái cho ông bà chăm sóc. Chính vì vậy cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như việc chăm sóc dạy dỗ các cháu.
+ Một số bậc phụ huynh chưa nhận thức tầm quan trọng của bậc học mầm non, vẫn còn có tình trạng trẻ chưa đi học chuyên cần do thời tiết thay đổi.
2.3. Quá trình điều tra thực tiễn:
- Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhiều năm, bản thân nhận thấy tầm quan trọng của việc làm giàu vốn từ tiếng Việt và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, thường xuyên tổ chức cho trẻ được nghe, được hiểu, được nói một cách có hiệu quả tạo tiền đề cho việc học Tiếng Việt của trẻ khi vào lớp 1. Từ đó tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm học như sau:
 * Bảng khảo sát trẻ đầu năm học:
STT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ
Đạt
Chưa
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1
Kỹ năng nghe
25
15
60
10
40
2
Kỹ năng nói
25
14
56
11
44
3
Làm quen với đọc, viết
25
14
56
11
44
4
Sự hứng thú học tập
25
16
64
9
36
(Bảng 01)
Tổng hợp:
- Số trẻ đạt: 15/25 trẻ = 60%.
- Số trẻ chưa đạt: 10/25 trẻ = 40 %.
Qua quá trình điều tra thực trạng và khảo sát đánh giá trẻ đầu năm và xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ để khắc phục vấn đề trên tôi đã đưa ra một số biện pháp sau.
3. Các biện pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú:
Đối với việc xây dựng môi trường tiếng Việt trước hết tôi xây dựng môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt giữa cô và trẻ.
Hàng ngày, tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ, chăm chú lắng nghe trẻ nói và khuyến khích trẻ nói ở mọi lúc, mọi nơi về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống của trẻ, đồng thời mời các phụ huynh hay các anh chị...(những người biết tiếng Việt) đến trò chuyện giao tiếp với trẻ để khắc phục sự nhút nhát của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được nghe và nói. 
Bên cạnh đó tổ chức các trò chơi, sinh hoạt tập thể văn hóa văn nghệ để trẻ có nhiều cơ hội thể hiện mình, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ khi sử dụng câu từ, không bắt trẻ nói đúng ngay khi dạy mà kiên trì, nhẫn nại cùng với các hoạt động làm quen với tiếng Việt trong tuần để hướng trẻ nói đúng, phát âm chuẩn tiếng Việt. 
Ngoài ra tôi còn sưu tầm thêm các bài thơ, ca dao, đồng dao, các câu truyện dân gian mang đậm sắc thái văn hóa địa phương để đọc cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ đọc theo và đọc thuộc những đoạn phù hợp từ đó kích thích trẻ giao tiếp và tự tin khi nói tiếng Việt. Nếu trẻ gặp khó khăn khi diễn đạt tôi gợi ý trẻ một vài từ, cố gắng để trẻ tự trình bày tiếng Việt bằng lời nói của mình.
Do đặc điểm nhận thức của trẻ chủ yếu thông qua các hình ảnh trực quan, trẻ lĩnh hội và tiếp thu kiến thức chủ yếu thông qua hoạt động vui chơi. Chính vì vậy việc tạo môi trường để tổ chức hoạt động cho trẻ vô cùng quan trọng, một môi trường đẹp, phù hợp sẽ thu hút trẻ đến lớp, cũng như hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách tích cực. Vì vậy, tôi cũng đầu tư xây dựng môi trường chữ viết tiếng Việt trong lớp học.
Thông qua mảng chủ đề và các góc hoạt động ở mỗi chủ điểm tôi cùng trẻ lựa chọn những tên gọi, hình ảnh linh hoạt, gần gũi với trẻ, phù hợp chủ đề, chủ điểm để minh họa, đồng thời khuyến khích trẻ cùng cô đặt tên và thay thế theo từng chủ đề. Tên gọi thường sử dụng là các chữ cái in thường để trẻ dễ nhận biết, như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích làm quen, ôn luyện chữ, cung cấp vốn từ đạt hiệu quả tối đa.
Ví dụ: Đối với chủ đề "Gia đình" cô có thể trò chuyện, hỏi trẻ cách đặt tên chủ đề như: "Gia đình thân yêu của bé" hoặc "Tổ ấm gia đình"; Hay đối với góc phân vai ta có thể đặt là "Bé tập làm nội trợ" hoặc "Bé đi siêu thị". Nhưng sang chủ đề ngành nghề ta có thể đổi thành "Siêu thị mi ni" hoặc "Bé làm đầu bếp"... Ở đây trẻ được cung cấp thêm vốn từ như: Đầu bếp, nấu ăn, nội trợ... Từ các từ gần gũi quen thuộc đó đã kích thích trẻ ghi nhớ và phần nào hiểu được nghĩa của từ. Đồng thời trẻ có thể ghép các từ bằng các thẻ chữ cái để biết được số chữ và thứ tự các chữ trong từ. 
Ảnh: Góc phân vai "Bé đi siêu thị"
Nhất là "góc thư viện" để giúp trẻ hoạt động trải nghiệm ngôn ngữ tiếng Việt một cách hứng thú tôi đã chuẩn bị nhiều loại tranh ảnh, sách báo, cây thư mục chữ cái, giỏ học chữ cái, hộp chữ cái, album sách, các sản phẩm của trẻ và các phương tiên học liệu khác như chì, sáp màu, băng hình, loa đài... sinh động hấp dẫn và luôn thay đổi theo tùng chủ đề.
Như vậy, qua mỗi chủ đề lại cung cấp cho trẻ nhiều từ mới để ôn luyện các chữ cái và rèn luyện kỹ năng tiền đọc, viết cho trẻ. Ở các góc chơi này tôi có thể tổ chức cho trẻ ôn tập các hoạt động học như: Khám phá khoa học, làm quen với toán, văn học và các hoạt động mọi lúc mọi nơi... 
Ví dụ: Qua bài thơ về các con vật, có thể cho trẻ chọn hình ảnh để lắp ghép tạo nên tranh, làm các động tác, mô phỏng tiếng kêu, ghép chữ cái tạo thành tên... hoặc dùng các hột hạt để xếp các chữ cái chữ số, tận dụng các loại lông các con vật gần gũi như lông Gà, lông Vịt để xếp hình các con vật, đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày.
Tùy theo từng chủ đề tôi lựa chọn hình ảnh phù hợp, rõ ràng, đảm bảo thẩm mỹ, dưới mỗi hình ảnh còn có từ để trẻ làm quen. Tận dụng các giá đồ chơi, tủ đồ dùng cá nhân, đồ chơi, sách vở, ghế ngồi, bát, cốc...để gắn các chữ cái hoặc dán nhãn tên để chữ viết được xuất hiện trong mọi hoạt động, thường xuyên đọc các chữ để trẻ được tiếp xúc và thấy được mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết.
Với trẻ dân tộc thiểu số cuộc sống hằng ngày được gắn với môi trường thiên nhiên, với cỏ, cây, hoa, lá,và những con vật, đồ dùng, đồ chơi quen thuộc để trẻ được tự do tham gia, khám phá trải nghiệm. Vì vậy, tôi còn xây dựng thêm môi trường ngoài lớp học như thông qua góc thiên nhiên, góc thư viện xanh, góc địa ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ky_nang_noi_mach_lac_ngon_n.docx