Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi

Cơ sở lí luận

 Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán học về số lượng mọi vật ở môi trường xung quanh đều mang những dấu hiệu nhất định như đếm nhận biết nhóm đối tượng có số lượng nhất định, mối quan hệ hơn kém, cách chia nhóm đối tượng thành 2 phần ở vị trí lắp đặt trong không gian không theo nguyên tắt. Số lượng là một trong những dấu hiệu của vật cụ thể mà dựa vào chúng con người có thể tiến hành nhận biết số lượng so sánh và tạo nhóm các vật khác nhau theo dấu hiệu hình thành những biểu hiện đúng đắn về các hiện tượng xung quanh cung cấp những tri thức đơn giản có hệ thống giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về cơ sở hình thành biểu tượng toán học

Các biểu tượng về số lượng vật thể xuất hiện rất sớm ở trẻ mầm non, nhờ có sự tham gia tích cực của giác quan, đặc biệt là thị giác, xúc giác và thông qua hoạt động thực tiễn mà trẻ nhận biết được các số lượng.

 Khả năng tri giác nhận biết số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm, nhận biết chữ số phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn kinh nghiệm sống và cảnh quan xung quanh bản thân trẻ và sự tác động giáo dục của giáo viên.

 Phương pháp dạy học với trẻ mầm non được coi là hệ thống các nguyên tắc chủ yếu nêu lên những phương hướng xác định, mục đích yêu cầu, nội dung và cách thức dạy học trong những điều kiện cụ thể để đạt mục đích đề ra. Với ý nghĩa này phương pháp đồng nghĩa với chiến lược hành động chung nhất, phương hướng để đạt được mục tiêu môn học ở cấp độ hai, phương pháp là cách thức tổ chức là phương thức tổ chức phối hợp hoạt động chung giữa hoạt động của cô và hoạt động của trẻ nhằm thực hiện được mục đích và yêu cầu nội dung của môn học. Ở cấp độ cuối cùng phương pháp là thủ pháp đó chính là các hoạt động, các thao tác cụ thể nối tiếp nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập nào đó. Như vậy, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy học ở cả 3 cấp độ này.

 

doc 22 trang hoathepmc36 28/02/2022 9803
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
I. Phần mở đầu ......Trang 2 
I.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................. Trang 2
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài......................................................... Trang 2
I.3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... Trang 3
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......Trang 3 
I.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................Trang 4
 II. Phần nội dung ....... . Trang 4 
 II.1.Cơ sở lý luận............................................................................. Trang 4,5,6 
 II.2. Thực trạng ....... Trang 6
 a. Thuận lợi, khó khăn..................................................................... ....Trang 6 
 b. Thành công hạn chế........................................................................ Trang 7
 c. Mặt mạnh, mặt yếu...............Trang 7
 d. Các nguyên nhân các yếu tố tác động..............................................Trang 8
 e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đề ra............... Trang 9 
 II.3. Giải pháp và biện pháp ...........Trang 9
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp....................................................Trang 9
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp............ Trang 9 - 17
 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp..................................Trang 17
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp................................Trang 18
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Trang 18,19 
 III. Phần kết luận, kiến nghị . Trang 20
 III.1. Kết luận........................................................................................ Trang 20
 III.2. Kiến nghị.................................................................................... Trang 21
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG 
CHO TRẺ 5- 6 TUỔI
I. Phần mở dầu
I.1. Lý do chọn đề tài 
 Dạy trẻ làm quen với toán là một trong những môn học rất quan trọng, mà cũng là môn học trẻ yêu thích ở trường mầm non. Vì qua môn học này trẻ học tập vui chơi, trẻ được thực hành đếm số lượng bằng nhiều hình thức, không những thế trẻ còn được làm quen với các khái niệm sơ đẳng về dài ngắn, rộng hẹp, cao thấp, kích thước và định hướng trong không gian, trẻ được tiếp xúc, được sờ vào các đồ vật, quan sát làm quen với các hình dạng của các vật thể của môi trường xung quanh rất đa dạng và phong phú. Trẻ biết xác định được phía phải, phía trái, phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân và của đối tượng khác, cũng như kỹ năng định hướng trong không gian giúp trẻ phát triển về các giác quan. Qua môn học này giúp trẻ tích lũy số vốn kiến thức sơ đẳng về hình thành biểu tượng toán học vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ từ đó giúp trẻ có 1 tâm thế vững vàng, 1 kiến thức nhất định tạo tiền đề tốt cho việc học tập và hoạt động chính ở trường phổ thông sau này.
	Bộ môn này rất đa dạng phong phú về nội dung có tầm quan trọng như vậy nên tôi đã suy nghĩ đầu tư và lưạ chọn đề tài này để nghiên cứu xây dựng một số biện pháp phù hợp để dạy trẻ hình thành biểu tượng toán về số lượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng thích hợp của hoạt động chung.
II.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Nhằm nâng cao hiệu quả môn toán cho trẻ 5- 6 tuổi về hình thành biểu tượng toán học về số lượng, trẻ biết cách đếm, thêm bớt trong phạm vi từ 1 đến 10, nên việc góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả về mọi mặt, phát triển nhân cách cho trẻ thì mục đích nghiên cứu là: 
 Xây dựng một số biện pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lí theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa sức “Học mà chơi, chơi mà học.” theo hướng tích hợp đổi mới về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, là hoạt động chủ đạo, còn cô giáo là người gợi ý hướng dẫn giúp trẻ tìm tòi khám phá, phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ khi học môn làm quen với toán.
 Đối với môn học này, như chúng ta đã biết rất đa dạng và phong phú, về nội dung có tầm quan trọng cho trẻ phát triển, tạo tiền đề cho việc học tập là hoạt động chính ở trường phổ thông sau này. Nếu có một số biện pháp phù hợp khi dạy trẻ thì trẻ sẽ nắm vững vàng kiến thức, kỹ năng học đếm, thêm bớt, chia nhóm đối tượng để mọi góc độ thì trẻ cũng dễ dàng đếm và đếm một cách chính xác. Tổ chức cho trẻ học theo phương pháp đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, qua đó trẻ được trải nghiệm, được tự đưa ra ý kiến của trẻ sẽ giúp trẻ rất hứng thú học tập và sáng tạo, xây dựng đề tài càng mở rộng thì nhận thức của trẻ càng phát triển. 
 Trong quá trình dạy trẻ một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5- 6 tuổi, để trẻ biết cách đếm, thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 10. Qua các vật thể quen thuộc mà trẻ thực nghiệm thông qua hoạt động chung.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
 Trẻ ở trường Mầm Non Krông Ana. 
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
 Nghiên cứu qua tài liệu hướng dẫn trong chương trình của môn học làm quen với toán về số lượng.
 Để phát hiện ra quy luật của quá trình hình thành biểu tượng toán học về số lượng cho trẻ mẫu giáo chúng ta cần phải tìm hiểu nghiên cứu những cuốn sách có liên quan đến môn học và tâm lý trẻ 5 – 6 tuổi. 
 Tâm lý học đại cương.
 Tâm lý học mầm non.
 Từ điển.
 Phương pháp hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non.
 Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cuả một số biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động chung.
 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua các biểu tượng toán học sơ đẳng.
 Thông qua các hoạt động học và hoạt động chơi lồng ghép đan cài lẫn nhau để trẻ làm trung tâm, được hoạt động tích cực.
 Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi nghiên cứu và xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng toán học về số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi cụ thể các biện pháp.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu 
 Xác định loại tiết học, bám sát nội dung yêu cầu của từng loại tiết
 Chuẩn bị tài liệu nghiên cứu về đồ dùng trực quan của từng loại tiết 
 Tìm hiểu các tài liệu có liên quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chương trình giáo dục mầm non theo phương pháp đổi mới. 
 Tìm hiểu các đối tượng trẻ trong lớp về các mặt: tiếp thu nhanh, tiếp thu chậm, trẻ hiếu động, thụ động.
 Bằng cách kiểm tra đánh giá trên trẻ rồi phân loại trẻ giỏi, khá, trung bình, để có biện pháp và kế hoạch rèn luyện cho phù hợp.
 Sưu tầm, lựa chọn, tự thiết kế và tổ chức các trò chơi nhằm cho trẻ hình thành các biểu tượng về toán học
 Kết hợp trao đổi với phụ huynh và các đoàn thể hỗ trợ việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, góp phần bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, đạo đức phẩm chất người giáo viên mầm non yêu nghề, mến trẻ, có tâm huyết với nghề.
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lí luận 
 Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán học về số lượng mọi vật ở môi trường xung quanh đều mang những dấu hiệu nhất định như đếm nhận biết nhóm đối tượng có số lượng nhất định, mối quan hệ hơn kém, cách chia nhóm đối tượng thành 2 phần ở vị trí lắp đặt trong không gian không theo nguyên tắt. Số lượng là một trong những dấu hiệu của vật cụ thể mà dựa vào chúng con người có thể tiến hành nhận biết số lượng so sánh và tạo nhóm các vật khác nhau theo dấu hiệu hình thành những biểu hiện đúng đắn về các hiện tượng xung quanh cung cấp những tri thức đơn giản có hệ thống giúp trẻ hiểu biết sơ đẳng về cơ sở hình thành biểu tượng toán học
Các biểu tượng về số lượng vật thể xuất hiện rất sớm ở trẻ mầm non, nhờ có sự tham gia tích cực của giác quan, đặc biệt là thị giác, xúc giác và thông qua hoạt động thực tiễn mà trẻ nhận biết được các số lượng. 
 Khả năng tri giác nhận biết số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm, nhận biết chữ số phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn kinh nghiệm sống và cảnh quan xung quanh bản thân trẻ và sự tác động giáo dục của giáo viên.
 Phương pháp dạy học với trẻ mầm non được coi là hệ thống các nguyên tắc chủ yếu nêu lên những phương hướng xác định, mục đích yêu cầu, nội dung và cách thức dạy học trong những điều kiện cụ thể để đạt mục đích đề ra. Với ý nghĩa này phương pháp đồng nghĩa với chiến lược hành động chung nhất, phương hướng để đạt được mục tiêu môn học ở cấp độ hai, phương pháp là cách thức tổ chức là phương thức tổ chức phối hợp hoạt động chung giữa hoạt động của cô và hoạt động của trẻ nhằm thực hiện được mục đích và yêu cầu nội dung của môn học. Ở cấp độ cuối cùng phương pháp là thủ pháp đó chính là các hoạt động, các thao tác cụ thể nối tiếp nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập nào đó. Như vậy, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy học ở cả 3 cấp độ này.
Trên cơ sở đó, phương pháp dạy học ở lứa tuổi mẫu giáo được xem như là cách thức hướng dẫn của nhà giáo dục với trẻ mầm non nhằm mục đích lĩnh hội những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển các năng lực khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong dạy học đôi khi hoạt động nhận biết của trẻ gắn liền với hoạt động thực tiễn và đóng vai trò quan trọng trong giáo dục dạy học. 
Với định nghĩa, phương pháp dạy học mầm non không chỉ được xem dưới góc độ nhà giáo dục đưa ra ý kiến thức đến trẻ theo cách thức nào, mà còn xem xét cả hoạt động nhận thức của trẻ diễn ra như thế nào. Bởi những kiến thức mà trẻ nắm được là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ chứ không phải của nhà giáo dục. Thông qua hoạt động có tính khác nhau mà trẻ nắm được những kiến thức. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đóng vai trò quyết định nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức.
Nên khi xác định phương pháp dạy học không chỉ xuất phát từ hoạt động của nhà giáo dục mà còn có tính chất nhận biết hoạt động thực tiễn của trẻ. Biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng
 Số lượng là hình thể bên ngoài của các vật vì vậy giáo viên cần tiếp tục luyện tập trẻ sử dụng chúng như đếm, thêm bớt, chia nhóm chuẩn để xác định số lượng của những vật thể xung quanh trẻ và làm phong phú hơn về các biểu tượng cho trẻ
Dạy trẻ biện pháp đếm, thêm bớt, chia nhóm nhằm giúp trẻ nắm được các dấu hiệu đặc trưng của các số lượng. Như số lượng của đối tượng, đối tượng nhiều hay ít, so sánh hai nhóm đối tượng với nhau.
Luyện tập cho trẻ xác định số lượng của chúng đếm, thêm bớt, chia nhóm 
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước đặc biệt là bộ giáo dục đào tạo đã đổi mới về phương pháp dạy và học củng cố bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Được sự quan tâm của nhà trường động viên tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp chuyên đề để áp dụng vào đề tài. Một lớp 2 cô, trẻ ở cùng một độ tuổi, để tiện cho việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, được sự ủng hộ và động viên và ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để tôi hoàn thành thực hiện đề tài của mình
* Khó khăn
 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình trong quá trình học tập
Trong lớp có một số cháu về mặt nhận thức quá chậm, có một số cháu chưa đi học các lớp dưới nên kỹ năng đếm, nhận biết mối quan hệ, chia nhóm còn hạn chế.
b. Thành công, hạn chế
Sau khi áp dụng vào một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi. Trẻ tham gia tích cực trong mọi hoạt động vui vẻ. Trẻ thích được học môn toán, trẻ biết sử dụng được một số kỹ năng cơ bản về máy tính (Nhấp chuột, bấm chuột...) trẻ biết cách đếm ở nhiều cách khác nhau, chia nhóm, thêm bớt thành thạo.
Bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm để tìm các biện pháp:
Hiệu quả qua kiểm tra chất lượng kiến thức của trẻ tính ra số trẻ khá giỏi, trung bình, yếu. Từ đó, tôi lên kế hoạch xây dựng biện pháp ôn luyện bằng nhiều hình thức trong các tiết học và ngoài các tiết học dưới mọi hình thức tôi thấy đạt kết quả hơn so với đầu năm.
* Khảo sát chất lượng đầu năm:
Tổng số học sinh trong lớp: 35 cháu
- Trẻ đạt: 18 cháu
- Trẻ không đạt: 17 cháu
Sau quá trình áp dụng dạy trẻ theo các biện pháp đề ra, tôi kiểm tra các cháu theo các phương tiện, kiểm tra từng trẻ theo từng tiêu chí để cho ra kết quả chung: sau thời gian dạy trẻ theo các biện pháp tôi kiểm tra trên trẻ về các tiêu chí đếm theo hàng thẳng, hàng ngang, hàng dọc, đếm xuôi, đếm ngược, đếm không theo vị trí nhất định, nhận biết mối quan hệ hơn kém biết sử dụng từ nhiều hơn – ít hơn nhận ra kết quả nhiều hơn – ít hơn là mấy, biết cách thêm vào và bớt ra cho đúng yêu cầu, biết cách chia nhóm đối tượng thành 2 phần và nhận xét được kết quả của 2 phần mà trẻ tự chia hay chia theo yêu cầu của cô.
* Kết quả cho thấy sau khi áp dụng các biện pháp
- Trẻ đạt: 29 cháu
- Trẻ không đạt: 6 cháu 
c. Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh
Trẻ tham gia tích cực vui vẻ thoải mái mạnh dạn trình bày ý kiến 
Trẻ có cơ hội để được trò chuyện, được thể hiện mình, được làm người lớn, được giúp đỡ bạn bè
Rèn cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp
Qua các hoạt động trẻ thực hiện cô nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng như tính cách, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn
Qua đó thể hiện sự thân thiện giữa cô và trẻ. Quá trình theo dõi của cô thông qua các hoạt động của trẻ góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
* Mặt yếu
Lớp có 35 cháu nhưng có một số cháu chưa qua lớp mầm và lớp chồi nên kỹ năng học về số lượng hạn chế.
Trong lớp có 3 cháu cá biệt, cháu không chú ý, mặt nhận thức của cháu hạn chế hơn nhiều so với trẻ khác. Dẫn đến thời gian hoạt động dành cho cháu hơi nhiều.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Sau khi xây dựng biện pháp trên nhận thức của trẻ về môn làm quen với toán về số lượng. Nhìn chung việc đổi mới của ngành học mầm non hiện nay là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi giáo viên mầm non phải học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tiếp cận với chương trình đổi mới để thực hiện dễ dàng hơn. Nên việc xây dựng những biện pháp tại lớp để dạy trẻ là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Nhưng bên cạch những yêu cầu đó thì tôi gặp không ít khó khăn về nhận thức của 35 cháu trong lớp, một số cháu chưa qua những lớp dưới lên việc tiếp cận học đếm, nhận biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng thành 2 phần rất khó khăn, còn một số cháu chậm phát triển về mặt trí tuệ, có cháu cá biệt không thích làm theo cô mà chỉ tự ý làm theo ý mình nên việc tiếp cận học môn toán về số lượng còn hạn chế về cách đếm không theo một vị trí nhất định.
Việc hình thành biểu tượng toán học về số lượng cho trẻ rất quan trọng vì môn học này giúp trẻ tích luỹ một số vốn kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của trẻ xác định số lượng, đếm, thêm bớt, chia nhóm từ đó giúp trẻ có một tâm thế vững vàng, một kiến thức nhất định tạo tiền đề tốt cho việc học tập là hoạt động chính ở trường phổ thông sau này. 
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Qua quá trình cho trẻ làm quen một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi tôi nhận thấy rằng:
Khả năng kỹ năng đếm, chia nhóm một số trẻ còn chậm, không đồng đều dẫn đến kỹ năng đếm, chia nhóm còn chậm.
Phòng học chưa đúng quy cách còn chật hẹp.
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc cho trẻ làm quen một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi có hiệu quả. Tôi đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
Xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp .
Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắc kích thước phong phú.
Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi .
Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống .
Hệ thống câu hỏi, phù hợp với đặc điểm của từng cháu để cháu hiểu và nắm rõ kiến thức cần chuyền đạt.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích họat động, sáng tạo tích cực.
- Tăng cưòng làm đồ dùng và và chú trọng sử dụng trực quan. Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, chính xác, phấn khởi. 
- Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động.
- Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất lượng dạy học ngày càng nâng lên. Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì đặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên củng cố.
 Biện pháp 1: Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp, lấy trẻ làm trung tâm.
Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý, kích thích trẻ họat động, sáng tạo tích cực.
Ví dụ: Trẻ đếm đến 6, nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6. Chủ đề “Thế giới động vật” Chủ đề nhánh “Con vật đáng yêu quanh bé” Cô phải chuẩn bị cho mỗi trẻ 6 con vật đẹp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để tạo sự phát triển trí lực cho trẻ nhận biết các dấu hiệu trong bản chất của cách đếm, cách thêm bớt nhằm giúp trẻ nhấn mạnh tính bất biến của môn học thì cô giáo phải dùng lời nói dễ hiểu, gần gũi với trẻ để khơi gợi trẻ chú ý và suy nghĩ ví dụ: Cô soạn trên giáo án điện tử, ở trong mỗi chuồng có 4 hoặc 5 và 6 con chó, con gà, con vịt, con mèo ôn gợi nhớ cô cho trẻ lên tìm con vật bé yêu có số lượng là 5 và chọn số tương ứng, nếu bé chọn đúng con vật có số lượng 5 thì có tiếng vỗ tay và khen bé chọn đúng rồi còn bé chọn sai thì hiện lên hình mặt người khóc và nói tiếc quá bé chọn nhầm rồi. Ngoài ra ở mọi hoạt động trong ngày cô luôn lồng ghép để trẻ đếm.
Quá trình thực hiện cần chú ý đến những yêu cầu sau:
Theo phương pháp đổi mới lấp trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể tích cực nên tôi đã áp dụng phương pháp này .
Ví dụ: Khi vào tiết học “Đếm 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết số 6”.
Cô cho trẻ ôn số lượng 5, chuẩn bị tiết mục văn nghệ chọn 5 cháu lên biểu diễn, cho trẻ chọn số quà tương ứng với bạn mang tặng, cho trẻ tìm chữ số tương ứng ở góc bé học chữ số trong lớp. 
Bài mới: Tổ chức cho trẻ luyện tập cả lớp thực hiện cùng bài hướng dẫn của cô để thời gian trẻ chơi trò chơi luyện tập nhiều hơn. 
Luyện tập cá nhân: Cho 2- 4 trẻ thi đua nhau chọn mua con vật bé yêu có số lượng 6 đem nó về đúng nơi ở của nó 
Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức số trẻ trong lớp cùng tham gia chơi: Trò chơi về đúng chuồng, chia lớp thành 4 đội, mỗi đội chọn một con vật yêu thích, cùng con vật đi kiếm ăn khi nào có hiệu lệnh của cô trẻ chạy về chuồng có con vật đó có số lượng 6, nếu trẻ nào chạy sai thì con vật trẻ yêu không có chuồng. 
Phát huy tính tích cực cho trẻ 
Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn để trẻ hoạt động tích cực (dựa vào sự nhận thức của trẻ)
Ví dụ: Khi trẻ bắt đầu hoạt động đếm đến 7 nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7 thì giáo viên cần dạy trẻ tự tìm, tự đếm, tự xếp theo yêu cầu của cô, trẻ biết tự nhận xét nhóm đồ dùng đồ chơi đó có số lượng là 7, và để tương ứng với nhóm đồ dùng đó trẻ tự tìm số 7 gắn vào hoạt cô cho trẻ chọn đối tượng để tương ứng với số 7. Nhưng trên các tiết học tiếp theo sau khi trẻ đến 7 nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7, trẻ được học thêm bớt trong phạm vi 7 và chia nhóm 7 đối tượng thành 2 phần. Cô giáo có thể thiết kế tiết dạy thông qua các trò chơi để gây hứng thú ở trẻ và giúp trẻ nhớ lâu và quan trọng trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. Ví dụ: Thiết kế bài dạy của cô trên giáo án điện tử, nếu sử dụng đồ dùng trực quan thì đồ dùng cần đẹp ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ và phù hợp với chủ điểm, còn phần thực hành của trẻ nên sử dụng thông qua trò chơi, luyện tập cá nhân cho trẻ chơi “Ai nhanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_bieu_tuong.doc