SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi B Trường Mầm non Thị trấn 2, Ngọc Lặc

SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi B Trường Mầm non Thị trấn 2, Ngọc Lặc

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Thật vậy, trẻ em luôn là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, của dân tộc và mỗi quốc gia. Muốn tồn tại và phát triển cho một xã hội văn minh phồn thịnh thì trước hết phải đặt nền tảng giáo dục lên hàng đầu. Đó chính là nhiệm vụ cần đặc biệt quan tâm không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn của toàn xã hội.

Có thể nói, trẻ lứa tuổi Mầm non sự phát triển toàn diện của trẻ đều phụ thuộc vào người lớn về mọi mặt. Các kỹ năng trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ đều có mục đích và ý nghĩa khác nhau, trẻ rất thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao điều lạ lẫm khó hiểu, mà trẻ lại rất thích tò mò muốn biết, muốn được khám phá hay muốn bầy tỏ tâm tư nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy, sáng tạo ở trẻ, mà chúng ta cần quan tâm.

Như chúng ta đã biết, ở trường Mầm non có rất nhiều các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, trong đó, hoạt động tạo hình là hoạt động chủ đạo có ý nghĩa giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng cao nhất. Trong thực tế cảnh vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ rất phong phú đa dạng, trẻ có thể tự mình len lỏi, tìm hiểu, khám phá về một thế giới đầy bí ẩn từ khi nào không biết. Tuy nhiên để trí tượng, khả năng sáng tạo của trẻ có thế bay cao, bay xa thì người lớn chúng ta, đặc biệt là cô giáo Mầm non phải là những người định hướng và giúp trẻ trở thành một tài năng trong hoạt động tạo hình ở trường Mầm non. Hoạt động tạo hình không những giúp trẻ hình thành các kỹ năng, kỹ sảo mà còn hình thành cho trẻ những đức tính tốt như: Biết yêu cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp.

 

doc 18 trang thuychi01 54754
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi B Trường Mầm non Thị trấn 2, Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Thật vậy, trẻ em luôn là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, của dân tộc và mỗi quốc gia. Muốn tồn tại và phát triển cho một xã hội văn minh phồn thịnh thì trước hết phải đặt nền tảng giáo dục lên hàng đầu. Đó chính là nhiệm vụ cần đặc biệt quan tâm không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn của toàn xã hội. 
Có thể nói, trẻ lứa tuổi Mầm non sự phát triển toàn diện của trẻ đều phụ thuộc vào người lớn về mọi mặt. Các kỹ năng trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ đều có mục đích và ý nghĩa khác nhau, trẻ rất thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao điều lạ lẫm khó hiểu, mà trẻ lại rất thích tò mò muốn biết, muốn được khám phá hay muốn bầy tỏ tâm tư nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy, sáng tạo ở trẻ, mà chúng ta cần quan tâm.
Như chúng ta đã biết, ở trường Mầm non có rất nhiều các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ, trong đó, hoạt động tạo hình là hoạt động chủ đạo có ý nghĩa giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng cao nhất. Trong thực tế cảnh vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh trẻ rất phong phú đa dạng, trẻ có thể tự mình len lỏi, tìm hiểu, khám phá về một thế giới đầy bí ẩn từ khi nào không biết. Tuy nhiên để trí tượng, khả năng sáng tạo của trẻ có thế bay cao, bay xa thì người lớn chúng ta, đặc biệt là cô giáo Mầm non phải là những người định hướng và giúp trẻ trở thành một tài năng trong hoạt động tạo hình ở trường Mầm non. Hoạt động tạo hình không những giúp trẻ hình thành các kỹ năng, kỹ sảo mà còn hình thành cho trẻ những đức tính tốt như: Biết yêu cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. 
Bên cạnh đó, hoạt động tạo hình với các thể loại cắt, xé dán, vẽ nặn...nó còn giúp trẻ phát triển các cơ ngón tay, bàn tay của trẻ nhanh nhẹn, khéo léo và điêu luyện, đồng thời qua hoạt động tạo hình cũng rèn cho trẻ tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp và kiên nhẫn, tạo thói quen nề nếp tốt trong học tập.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, ở lớp 5 - 6 tuổi B do tôi phụ trách, bản thân tôi nhận thấy quá trình tiếp thu các kỹ năng tạo hình như: vẽ, tô mầu, cắt dán, nặn...vẫn còn nhiều hạn chế như: Trẻ đã có kỹ năng vẽ nhưng khả năng tư duy, tự sáng tạo...chưa cao, tính tập trung còn sao nhảng, chưa mấy hứng thú, Trẻ thì có ý tưởng nhưng chưa biết cách tạo ra sản phẩm như mong muốn... 
Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động tạo hình và ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với trẻ 5 - 6 tuổi và ở lứa tuổi này là tâm điểm chính cho trẻ bước sang một giai đoạn mới từ lứa tuổi Mầm non lên lớp 1. Đó là cần phát huy tính tích cực, khả sáng tạo, tư duy trong hoạt động tạo hình cho trẻ. Bản thân tôi luôn tìm tòi những biện pháp hay, những giải pháp tốt nhất để giúp trẻ nâng cao giá trị thẩm mỹ trong hoạt động tạo hình một cách tích cực và toàn diện.
Vì vậy, tôi luôn đặt ra cho bản thân đó là phải làm gì? và làm như thế nào? Từng bước để khai phá khả năng của trẻ làm sao? Vận dụng những biện pháp nào? Bí quyết gì? truyền tải đến trẻ nhanh nhất, hiệu quả nhất, để khai thác mức độ tư duy, sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình được đạt được hiệu quả cao nhất. Đó là điều mà bản thân tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và trăn trở...Với sự quyết tâm của bản thân đối với những vấn đề tôi đã đặt ra là làm thế nào để họat động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó. Tôi chọn quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi B" Trường Mầm non Thị trấn 2, Ngọc Lặc.
II. Mục đích nghiên cứu:
Nắm vững yêu cầu, nội dung của việc phát huy tính tích cực trong hoạt động giáo dục tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi B.
Nghiên cứu tìm kiếm thế giới tạo hình trẻ thơ nhằm phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tạo hình cho trẻ, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi B, trường Mầm non thị trấn 2.
Làm phong phú thêm nền văn hóa qua các sản phẩm tạo hình được thể hiện ở các thể loại tạo hình của trẻ thơ.
Là cơ sở hình thành các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, tính chất thẫm mỹ trong tạo hình, bên cạnh đó phát huy, giữ gìn và lưu truyền được bản sắc văn hóa nghệ thuật tạo hình Việt Nam.
Đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi B” ở trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc.
Nhằm mục đích đổi mới nâng cao chất lượng dạy và học, giúp cho giáo viên có thể sáng tạo để tổ chức các hoạt động tạo hình nhằm hình thành các kỹ năng tạo hình ban đầu cho trẻ, đồng thời giúp cho trẻ hứng thú, tích cực, tư duy sáng tạo, trải nghiệm tham gia các hoạt động tạo hình một cách hiệu quả nhất.
III. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi B" ở trong trường Mầm Non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận:
Nghiên cứu tài liệu sách, báo...để thu thập các cơ sở lý luận, để phân tích tổng hợp tìm hiểu đặc điểm tâm lý, sở thích, phát hiện tài năng, năng khiếu thãm mỹ của trẻ trong hoạt động tạo hình.
- Phương pháp điều tra thực tiễn và thu thập thông tin:
Điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn về năng khiếu tạo hình ở trẻ, qua các yếu tố chủ quan, khách quan tác động trên trẻ, những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, từ đó sẽ lựa chọn các biện pháp phù hợp phát huy tính tích cực trong giáo dục tạo hình cho trẻ.
- Phân tích, thống kê, thực nghiệm và sử lý số liệu.
Đánh giá kết quả, phân tích kết quả, sử lý số liệu phù hợp và so sách kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
Các biện pháp tích cực trong sáng kiến, phù hợp tâm lý lứa tuổi 4 - 5 tuổi B. Sẽ được áp dụng vào thực tiễn hiệu quả.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật cao, nhằm phản ánh hiện thực của thế giới xung quanh bằng hình tượng nghệ thuật phong phú, đa dạng. Và từ lâu hoạt động tạo hình vốn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm non. Các nhà tâm lý giáo dục đã nói rằng: “Phải giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp ngay từ tuổi còn thơ. Vì nó là cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách toàn diện”. Do đó hoạt động tạo hình là bộ môn quan trọng không thể thiếu được trong trường Mầm non. Qua hoạt động tạo hình mong muốn ở trẻ là được tái hiện từ cuộc sống xung quanh theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm nhận vào khả năng vốn có của mình. Bên cạnh đó hoạt động tạo hình còn giúp trẻ tăng khả năng tri giác trìu tượng đối với cảnh vật, đồ vậtvới những hình dạng, cấu trúc, màu sắc, đường nét...
Và điều đặc biệt quan tâm đó là ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng những biểu hiện như: Hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu sắc nổi bật như: Quả bóng, nơ, khăncó màu sắc rực rỡ, những hình thù ngộ nghĩnh và đa dạng rất thích ngắm nhìn, rồi thích nghe những âm thanh to nhỏ...Đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi khả năng cảm nhận và lĩnh hội thế giới xung quanh ở lứa tuổi này rất phong phú, đa dạng ngộ nghĩnh ngây thơ và đáng yêu.
 Tuy nhiên, đối với trẻ lứa tuổi này, sự kiên trì và khả năng chú ý của chúng ít tập trung nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao, và chính người lớn chúng ta cũng không thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ. Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý lứa tuổi chúng ta cần hướng trẻ đến hoạt động tạo hình một cách nhạy bén, thoải mái và tự tin. Có như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động không còn khô khan và đạt được mục đích mà khả năng của trẻ đang cần. Bằng cách tạo được sự hứng thú, tính tích cực, tự tin khám phá mà đặc biệt với phương châm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm" trẻ phải là trung tâm của mỗi hoạt động, mà mỗi hoạt động phải là cái đích của sự thành công trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục nói chung và đặc biệt là giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình mà bản thân cô giáo và trẻ đang hướng tới. 
Với mục tiêu giáo dục cho trẻ mầm non nói chung thì hoạt động giáo dục tạo hình là bộ môn giáo dục thẫm mỹ hướng tới nền văn hoá tinh thần đa bản sắc của dân tộc, cụ thể ở mỗi một vùng miền hay mỗi một dân tộc đều gắn một biểu tượng đặc trưng riêng mà chúng ta cần phải hướng tới, bởi hoạt động tạo hình luôn gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo ở từng tác phẩm nghệ thuật. Chính vì vậy, qua hoạt động tạo hình cô giáo phải là người gieo vào tâm hồn trẻ thơ ngay từ bây giờ những nét đẹp về văn hóa tinh thần với những hình ảnh, biểu tượng, và sản phẩm tinh tế mang ý nghĩa giáo dục nghệ thuật cao, từ đó đem đến cho trẻ ấn tượng mới về cái đẹp và những cảm xúc chân thật của nghệ thuật tạo hình đồng thời phát triển ở trẻ những phẩm chất tốt đẹp về nhân cách con người.
II. Thực trạng của vấn đề phát huy tính tích cực, khả sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi B, ở trường Mầm non Thị trấn 2, Ngọc Lặc.
1. Thuận lợi:	
Trường Mầm non Thị Trấn 2 nơi tôi công tác là trường Mầm non mới được thành lập từ năm 2014, trường nằm tại trung tâm Thị trấn Ngọc Lặc, với 2 khu nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ tương đối đầy đủ, khuôn viên sân trường đang được dần dần được cải tạo. Tuy mới thành lập nhưng trường cũng đạt nhiều thành tích nổi bật trong 2 năm học như: Tập thể lao động Xuất sắc, giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, Đạt giải nhất, giải nhì trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh, học sinh đạt giải cấp tỉnh...Đặc trong 2 năm có tới 5 giáo viên đạt SKKN cấp tỉnh. Năm học 2016 - 2017 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi B với tổng số cháu là 35 cháu, các cháu đa số là con em các gia đình nằm trên địa bàn Thị Trấn Ngọc Lặc, hầu hết các cháu đều ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, đi học chuyên cần, tiếp thu nhanh.
Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình cơ bản trẻ đã nắm vững kiến thức, kỹ năng khi thực hiện tác phẩm.
 BGH nhà trường thực sự quan tâm trong việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tạo hình thông qua các buổi chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn. 
 Bản thân tôi luôn tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc nghiên cứu sách báo, ứng dụng công nghệ thông tin về kỹ năng tạo hình để đạt kết quả cao nhất. 
Phần lớn phụ huynh đã thực sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi đều kiện về mua sắm, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi và các vật liệu sẳn có để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động tạo hình của con em mình.
2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, bản thân còn gặp không ít những khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ ở lớp tôi, cụ thể như sau:
Để đạt được các tác phẩm nghệ thuật tạo hình tốt nhất thì trước hết cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động tạo hình, đối với lớp tôi còn thiếu và đơn điệu chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho việc dạy và học của trẻ. 
Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình một số trẻ còn hạn chế về các kỹ năng, kỹ xảo như: Về bố cục chưa cân đối, các đường nét chưa tinh tế, mầu sắc chưa có sự phối hợp hài hòa...Bên cạnh đó, một số trẻ chưa tự tin, hứng thú, sáng tạo tập trung, có trẻ còn thụ động, nhút nhát trong khi thực hiện ý tưởng và tác phẩm của mình.
Lớp có hai giáo viên, một giáo viên cấp II mới chuyển về làm cô phụ, chưa có nghiệp vụ sư phạm Mầm non. Việc truyền tải đầy đủ kiến thức đến với từng trẻ khi tổ chức hoạt động tạo hình hầu như chỉ có cô chính nên còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. 
Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động tạo hình dẫn đến việc tạo điều kiện phối kết hợp cùng cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa cao.
3. Kết quả, thực trạng trước khi nghiên cứu các biện pháp phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5 - 6 tuổi B	 trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc lặc.
Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên trong quá trình trực tiếp tổ chức thực hiện hàng ngày, tôi luôn băn khoăn và lo lắng về chất lượng giáo dục nói chung trong đó hoạt động tạo hình nói riêng của các cháu tại lớp tôi phụ trách. Tôi luôn suy nghĩ tìm tòi làm sao chất lượng hoạt động tạo hình được đến với trẻ một cách hiệu quả nhất nhằm giúp trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
 Chính vì vậy, qua tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm ở lớp tôi. Kết quả cho thấy.
TT
Nội dung khảo sát
S trẻ
Kết quả khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ (%)
Số trẻ
Tỷ lệ (%)
11
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động tạo hình
35
28
80
7
20
22
Tính sáng tạo thể hiện trong các sản phẩm tạo hình
35
25
71,4
10
28,6
23
Trẻ đã đạt được các kỹ năng trong hoạt động tạo hình
35
27
77,2
8
22,8
44
Tính tích cực của trẻ qua nhận xét, đánh giá sản phẩm
35
26
74,2
9
25,7
Nhìn vào bảng đánh giá trên từ số liệu thực tế, khả năng hứng thú, tự tin, tính tích cực khi tham gia hoat động tạo hình của trẻ là rất thấp. Khả năng tư duy, sáng tạo hạn chế, Việc trẻ tự sáng tạo trong các tác phẩm tạo hình đang còn ở mức độ đơn giản, các kỹ năng, kỷ xảo còn chưa tinh tế, hiệu quả chưa cao. Mặt khác khả năng nhận xét đánh giá sản phẩm của trẻ chưa sâu sắc về nội dung của sẩn phẩm.
 Đây chính là điều mà tôi cần quan tâm để tổ chức hiệu quả cao và hướng trẻ đến với hoạt động tạo hình một cách thoải mái tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú để tạo ra sản phẩm bằng các kĩ năng kiến thức mà trẻ đã được cô trang bị cho mình.	
III. Một số biện phát huy tính tích cực, khả sáng tạo trong giáo dục hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi B, trường Mầm non Thị Trấn 2, Ngọc Lặc.
1. Biện pháp 1. Phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo, tư duy trong hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua việc xây dựng môi trường học tập phong phú, đa dạng.
Có thể khẳng định rằng, việc tạo môi trường học tập đa dạng, phong phú và đảm bảo tính nghệ thuật thẩm mĩ cho trẻ trong hoạt động tạo hình là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong tất cả các hoạt động giáo dục đặc biệt là hoạt động tạo hình. Trong đó, môi trường lớp học cũng là một yếu tố trực tiếp tác động đến việc phát huy tính tích cực và sáng tạo cho trẻ, chính vì vậy bản thân tôi luôn thường xuyên chú ý trang trí môi trường nghệ thuật tạo hình sống động, nhằm tạo nguồn cảm hứng, gây ấn trượng vào trong thế giới tạo hình ở trẻ thơ một cách thoải mái và tự tin.
Cụ thể, tôi căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục của từng chủ đề, đồng thời tận dụng tối đa môi trường không gian xung quanh lớp học, khai thác triệt để các không gian, thiết bị, đồ dùng, các nguyên vật liệu sẵn có và bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm. Việc sắp xếp, thay đổi hợp lý các chủ đề được tính toán bảo đảm tính liên kết, hài hòa mang tính nghệ thuật cao, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, để trẻ cảm nhận cái đẹp, cái thực chất của thế giới bên ngoài một cách chủ động, hiểu biết về cuộc sống đời thực của xã hội hiện nay mà không bị gò bó, từ đó có thể giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo đầy đủ tinh tế.
 Ví dụ 1: Với môi trường trong lớp học để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và mỗi hình ảnh là cái tên thật gần gũi, đáng yêu. Với các mảng chủ đề thường được đặt ở vị trí chính, trung tâm, vừa tầm để trẻ dễ quan sát. Nội dung giáo dục được tổng hợp đầy đủ đảm bảo truyền tải kiến thức đến với trẻ nhanh nhất, hiệu quả nhất. Như chủ đề "Thế giới động vật" với chủ đề này, để phản ánh một cách gần gủi, thân thiện mang lại cảm giác mới lạ, thu hút cái hồn của trẻ vào thế giới của những loài động vật đáng yêu, tôi đã nghiên cứu trang trí những con vật này thật sống động để hướng tới sự thân thiện cho trẻ như: Con thỏ, con chim công, con rùa, con gàđược tôi phác họa như một nghệ sĩ tí hon đang cùng phác họa những hình ảnh nghệ thuật cao. 
Ví dụ 2: Hay với chủ đề: “Quê hương đất nước, Bác Hồ” là một chủ đề có ý nghĩa giáo sâu sắc trong việc giữ gìn bản sắc của những vùng quê đầy chất thơ mộng mà sau này khi trẻ lớn lên, dù ở bất cứ nơi đâu sẽ không thể quên được gốc rễ cuội nguồn. Chính vì vậy, ngay từ đầu chủ đề bằng hình ảnh, mô hình về làng quê, ao cá, ruộng nương, cảnh vật, những ngôi nhà đơn sơ, mộc mạc. Đặc biệt đối với quê hương Ngọc Lặc là một vùng quê miền núi đáng yêu với những ngôi nhà sàn thấp thoáng những bóng cây, những ruộng bậc thang lên xuống, rồi những khe núi róc rách, những con đường gập ghềnh khó quênHay những bộ trang phục mang bản sắc của dân tộc mường, dao, kinh, tháiChỉ bằng những hình ảnh khó quên này, khi tôi đã trang trí tạo môi trường cho trẻ khám phá thì trẻ đã rất thích thú, say mê ngắm nhìn, có những trẻ rất tò mò thường đặt ra nhiều câu hỏi mà tôi không thể tưởng tượng được đó là: “Ôi đẹp quá, Thích quá, có trẻ còn đặt câu hỏi cho cô như: Con thích mặc váy mường, Tạo sao khe núi này lại nhiều nước thế, đẹp thế, Tại sao con gà lại đứng trên đống rơm cô nhỉ” Và hàng loạt những ý tưởng mà bản thân tôi cũng không ngờ tới trẻ đã có cảm nhận thực sự muốn hướng tới nó. Đây chính là tôi đã bắt đầu nuôi dưỡng ước mơ của trẻ ngay từ việc tạo môi trường hoạt động tạo hình cho trẻ tại lớp tôi. Bởi trong mắt trẻ, cái hồn để giúp trẻ cảm nhận cái đẹp như là thần tượng mà trẻ không thể xa rời chúng, và cái đích để đi tới thành công trong hoạt động giáo dục tạo hình cho trẻ ở lớp tôi.
 Để tổ chức hoạt động tạo hình có tính chất hiệu quả cao thì việc bố trí tạo môi trường ở các góc cũng rất cần thiết để giúp trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo, đây cũng là điều kiện không thể thiếu trong lớp học.
Cụ thể như, các góc mở trẻ phải dễ nhìn, dễ thấy và dễ lấy khi hoạt động, ngoài ra tôi còn tổ chức cho trẻ cùng cô tạo ra được những đồ vật, đồ dùng từ các nguyên vật liệu phế thải như con lợn, con Thỏ được làm từ vỏ hộp sữa, hay con ong, bướm từ các loại giấy khác nhau...với cách trang trí này không những tạo ra cho trẻ sự yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn mong muốn sáng tạo ra cái đẹp trong hoạt động tạo hình.
Ví dụ: Đối với hoạt động tạo hình thì góc nghệ thuật nó là trọng tâm hướng tới mục tiêu chính để thực hiện các nội dụng giáo dục tạo hình. Ở góc này trẻ luôn được tự do, thỏa sức sáng tạo, tái tạo các ý tưởng của mình về tác phẩm của chính mà trẻ đang hướng tới. Chính vì vậy tôi luôn tập trung trưng bày những sản phẩm gần gủi, đẹp, mang ý nghĩa giaó dục cao, các nguyên vật liệu, đò dùng, dụng cụ như: Giấy màu, giấy vẽ, kéo, hồ dán, bút màu, các họa báo cũ, cát màu, màu nước, võ hộp, lõi giấyđược sắp xếp khoa học, hợp lý, hài hòa và đều đặc biệt là tập trung vào trọng tâm của chủ đề mà tôi hướng tới. Khi tổ chức tôi thấy trẻ hoạt động được diễn ra rất dễ dàng hướng tới tác phẩm của mình một cách tự tin, không bị gò bó, trẻ rất tích cực say sưa hứng thú và đây cũng là một cơ hội để tôi phát hiện và bồi dưỡng tài năng, năng khiếu tạo hình cho trẻ.
Bên cạnh việc tạo môi trường hoạt động tạo hình trong lớp thì môi trường ngoài lớp học cũng rất quan trọng để trẻ có thể phát huy các kỹ năng tạo hình đầy đủ và hoàn mỹ. Bởi môi trường bên ngoài là yếu tố tự nhiên quyết định sự sáng tạo toàn diện trong nghệ thuật tạo hình đối với trẻ. 
Ví dụ: Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời tôi cho trẻ quan sát bông hoa nhiều mầu sắc, vườn cây với những búp chồi non xanh mơn mởn, những giọt sướng long lanh đọng trên lá sáng mai rồi cảnh quan, bầu trời tia nắng lấp lánh, hạt mưa rơi tí táchVới môi trường tự nhiên phong phú, đa dạng như vậy khi cho trẻ quan sát tôi thấy trẻ đã có những cảm nhận về vẽ đẹp thiên nhiên diễn ra ngay trước mắt trẻ. Bên cạch đó còn tạo được môi trường học tập thân thiện đối với trẻ và hầu hết trẻ đều rất yêu thích, say mê với những tác phẩm tạo hình của mình, tôi thấy thực sự hiệu quả, đẹp và ý nghĩa sâu sắc. 
Thông qua việc xây dựng môi trường hoạt động về nghệ thuật tạo hình phong phú, đa dạng cho trẻ tôi thấy khi tổ chức cho trẻ hoạt động tính tí

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_kha_nang_sang_t.doc