SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong các hoạt động

SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong các hoạt động

 Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.

Vâng! Đúng như vậy trẻ em là niềm vui niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai tươi sáng của xã hội. Mục tiêu giáo dục đặt ra ở lứa tuổi mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, hình thành những yếu tố đầu tiên của con người. Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của gia đình và xã hội, mà đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non, người trực tiếp giáo dục trẻ, và được xem là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách cho trẻ, đòi hỏi họ phải có những kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy học phù hợp theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo, phát huy được tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, kích thích động cơ bên trong của trẻ, đồng thời tác động trực tiếp đến tình cảm của trẻ, đem lại niềm vui sự hứng thú cho trẻ, trẻ phát triển các kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tiếp cận và hòa nhập, thích ứng vào cuộc sống, phát triển những phẩm chất cá nhân như: Tính kiên trì, lòng nhẫn nại, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể.

 Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng, ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho trẻ ăn, trẻ ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động, trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.

 Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành thì trẻ em phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ mầm non là thời kỳ đầu tiên của con người, phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng là đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà người lớn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho tất cả các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục hướng tới.

 

doc 18 trang thuychi01 58097
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong các hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Như chúng ta đã biết “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. 
Vâng! Đúng như vậy trẻ em là niềm vui niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai tươi sáng của xã hội. Mục tiêu giáo dục đặt ra ở lứa tuổi mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách, hình thành những yếu tố đầu tiên của con người. Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của gia đình và xã hội, mà đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non, người trực tiếp giáo dục trẻ, và được xem là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách cho trẻ, đòi hỏi họ phải có những kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy học phù hợp theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo, phát huy được tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, kích thích động cơ bên trong của trẻ, đồng thời tác động trực tiếp đến tình cảm của trẻ, đem lại niềm vui sự hứng thú cho trẻ, trẻ phát triển các kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tiếp cận và hòa nhập, thích ứng vào cuộc sống, phát triển những phẩm chất cá nhân như: Tính kiên trì, lòng nhẫn nại, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể.
 Muốn thực hiện được mục tiêu đó, giáo viên phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia vào các loại hình hoạt động phong phú, đa dạng, ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho trẻ ăn, trẻ ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động, trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. 
 Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành thì trẻ em phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ mầm non là thời kỳ đầu tiên của con người, phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng là đặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà người lớn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho tất cả các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng mà nền giáo dục hướng tới.
 Vậy thì ngay từ tuổi mầm non, trẻ cần phải được dạy như thế nào? Làm thế nào để trẻ phát huy được tính tích cực chủ động đây là một câu hỏi đặt ra cho tất cả các giáo viên mầm non chúng ta? Vì thế việc rèn luyện cho trẻ có được một tính cách mạnh dạn, tự tin là rất quan trọng và cần thiết. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tham gia vào các hoạt động tập thể. Khi trẻ mạnh dạn, trẻ có thể tự tin trước đám đông và tự xử lý các tình huống. Trẻ mạnh dạn khiến cha mẹ yên tâm và là tố chất thiết yếu cho những thành công của trẻ trong tương lai. Đây cũng chính là mục tiêu của phương pháp dạy học „ Lấy trẻ làm trung tâm” của bậc học mầm non. Không chỉ dạy trẻ kiến thức mà dạy trẻ kỹ năng sống, dạy trẻ biết cách xử lý chủ động trong các tình huống.
 Song trong thực tế. Trẻ tự kỷ, nhút nhát, kém mạnh dạn, tự tin trước đám đông ngày càng nhiều, đa số trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, điều đó đặt ra cho các cô giáo làm thế nào giúp các bé mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè và người lớn? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động không phải đơn giản là cung cấp kiến thức mà phải làm sao để trẻ nói lên được ý kiến của trẻ và phải tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ nhanh và biết bảo vệ ý kiến, tìm các cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề. Có như vậy mới thực sự giúp trẻ chủ động trong tư duy, mạnh dạn, tự tin điều này đã thúc đẩy tôi chọn đề tài :“ Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong các hoạt động” nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vấn đề này với mục đích là để tìm ra những biện pháp tốt nhất áp dụng linh hoạt vào tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 
4-5 tuổi để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Đề tài áp dụng đối với trẻ mẫu giáo Nhỡ B2 Trường mầm non Thọ Xương..
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm
- Phương pháp quan sát và đánh giá
 PHẦN II: NỘI DUNG SKKN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Thực hiện chương trình GDMN hiện nay với phương pháp dạy học: “Lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong các hoạt động của trẻ.Thông qua các hoạt động trẻ được trải nghiệm, được khám phá, tìm tòi sáng tạo, được tự do giao tiếp, vui chơi, hợp tác, chia sẽ, dễ dàng tiếp thu kiến thức, nhằm tăng thêm vốn kinh nghiệm, đã được giáo viên vận dụng để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Nhưng theo các nhà nghiên cứu đã kết luận, kỹ năng nói có liên hệ mật thiết đến sự nhút nhát và thiếu tự tin của con người. Đứa trẻ không thể tự tin và thể hiện nhu cầu mong muốn của mình với người lớn. Cảm giác lo lắng và sợ hãi là một trạng thái giúp chúng ta đối phó với những kinh nghiệm mới và tránh khỏi những nguy hiểm.Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú.
 Mọi người thường nghĩ rằng trẻ con đầy niềm vui và vô tư. Thật ra, trẻ dù nhỏ nhưng cũng những mối lo lắng và đôi khi bị tress, có thể do những nguyên nhân từ bên ngoài, từ gia đình, bè bạn hay ở lớp học, hoặc từ chính cơ thể trẻ. Có thể nhận ra trẻ bị tress qua những biểu hiện hàng ngày, những thay đổi hành vi trong thời gian ngắn, chẳng hạn như mút tay, xoắn tóc, ngoáy mũi, hay thậm chí là tè dầm. Tress có thể làm trẻ lãnh đạm hoặc nhút nhát hơn.
 Một lý do nữa cũng tương đối phổ biến là việc trẻ em ngày nay được bao bọc quá kỹ khiến trẻ đánh mất sự tự tin về khả năng của bản thân. Trẻ thường bị động trong giao tiếp. Vậy giáo viên là người tạo cơ hội, tổ chức môi trường, tạo điều kiện phù hợp và thuận lợi, khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó chính là những yếu tố cần thiết của con người trong thời đại phát triển, đặc biệt là tính tích cực của trẻ.
2.2.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
 Tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 tuổi, Khi tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non tôi đã nhận thấy có những tồn tại và hạn chế cần khắc phục cho trẻ như sau:
- Một số trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động.
- Chưa chủ động tham gia vào các hoạt động nhóm, cá nhân
- Trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn, bị động trong giao tiếp.
- Một số trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động
 Chính vì vậy mà tôi luôn mong muốn mang lại cho các con ở lớp một môi trường giáo dục tốt nhất, giúp các con mạnh dạn tự tin, nhanh nhẹn và luôn ở trong trạng thái thoải mái nhất, có một sức khỏe tốt nhất, biết quan tâm chia sẻ, tôn trọng từ phía các bạn, và thể hiện hết khả năng của mình thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi:
 Trường mầm non Thọ Xương có tương đối đầy đủ đồ dùng đồ chơi, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ. Luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của chuyên môn phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường.
 Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con, luôn mong muốn cho bé được sống trong môi trường an toàn, chan chứa tình yêu thương.
 Lớp có 2 giáo viên, có trình độ chuyªn m«n trên chuẩn và nắm vững phương pháp, ham học hỏi tìm tòi sáng tạo để thu hút trẻ trong giờ học cũng như trong mọi hoạt động trong ngày.
2.2.2 Khó khăn:
* Về phía trẻ:
 Số trẻ trên lớp đông một số trẻ chưa có nền nếp học tập. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số trẻ còn nhút nhát đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất nên cũng ảnh hưởng tới việc cung cấp kiến thức trong quá trình học. 
Nội dung
Tổng
số
cháu
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khả năng tập trung chú ý trong giờ học 
35
12
34
13
37
8
23
2
6
Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động
9
26
10
28
8
23
8
23
Trẻ biết cách giải quyết các tình huống.
3
9
7
20
15
43
10
28
(Bảng khảo sát đầu năm – Tháng 9)
* Về phía giáo viên:
 Trong thực tế giáo viên đôi lúc còn thiếu chủ động trong việc giảng dạy, còn phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu, vẫn còn nặng việc cung cấp kiến thức chưa chú trọng đến việc phát huy được tính chủ động tích cực, nên có phần hạn chế tính mạnh dạn, tích cực chủ động của trẻ trong các giờ học.
 Môi trường lớp học được thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề nhưng nội dung và hình thức chưa phong phú, hấp dẫn đối với trẻ.
 Đồ dùng dạy học chưa sáng tạo còn phụ thuộc vào các đồ dùng của nhà trường. 
 Thực trạng: Qua khảo sát đầu năm trên trẻ về nhận thức và tính tích cực chủ động của trẻ, kết quả thu được cho thấy nhiều vấn đề đáng quan tâm:
*Về phía phụ huynh 
 Một số phụ huynh chưa nhận thức hết được yêu cầu và tầm quan trọng khi cho trẻ đến trường. Chưa coi trọng việc học tập của con, cho con đi học không đúng giờ, chưa chuyên cần, còn coi nhẹ việc học tập của con vì chỉ nghĩ các cháu đến trường mầm non chủ yếu là vui chơi và ăn ngủ và thường cho con nghỉ học tùy tiện nên ít nhiều làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của lớp. Một phần nhỏ trẻ được bố mẹ, người thân bao bọc quá kỹ, chiều chuộng theo ý thích của con, khiến trẻ đánh mất sự tự tin về khả năng của bản thân. Trẻ thường bị động trong giao tiếp.
 Từ những nguyên nhân trên và từ thực tế đã áp dụng tại nhóm lớp của mình, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy được tính tích cực trong các hoạt động ở trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi như sau: 
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập theo hướng mở là điều kiện cần thiết tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào hoạt động tích cực.
 Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Đây là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hoạt động trải nghiệm nhằm thoả mãn nhu cầu của trẻ. Đây cũng là nơi mà trẻ được giúp đỡ để thu nhận một khối lượng kiến thức và kỹ năng nền tảng cần thiết cho việc học sau này. Vì thế giáo viên luôn sẵn sàng đón tiếp tất cả trẻ đến với mình, dành thời gian quan tâm đến từng trẻ, từng nhóm, cả lớp. Biết cung cấp cơ hội để tạo sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau. Biết sắp xếp lớp học theo cách khuyến khích trẻ hoạt động. Tạo cơ hội để phát triển tư duy, phát triển các kỹ năng nhận thức xã hội, phát triển ngôn ngữ, hứng thú trong học tập và khám phá thế giới xung quanh.
 Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ cao và kích thích tính tích cực của trẻ. Tận dụng những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học. Đổi mới cách trang trí lớp tạo môi trường theo hướng mở phù hợp từng chủ đề, tạo cơ hội để trẻ hoạt động trải nghiệm với đồ dùng trang trí để lĩnh hội kiến thức. Các đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trang trí không dán cố định mà được bố trí trẻ có thể dễ dàng lấy sử dụng theo ý thích, ý tưởng của trẻ. Cụ thể các mạng hoạt động: Bảng chủ đề, các góc mở, các góc hoạt động, tất cả các giá đồ chơi vừa tầm của trẻ, các nguyên vật liệu để ở trạng thái mở, dễ lấy, dễ cất. Trong mỗi góc chơi tôi thiết kể mảng mở, các mảng mở tôi thường làm bằng nhựa trong. Trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó, để kích thích tính chủ động sáng tạo của trẻ.
 Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về qui định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Như: Cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, không tranh giành đồ chơi của nhau và biết giúp đỡ bạn trong quá trình chơi.
 Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
 Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. 
 Như vậy tạo môi trường lớp đẹp, thân thiện ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Giúp trẻ phát triển hơn về khả năng tưởng tượng sáng tạo từ đó trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động.
 Biện pháp 2: Linh hoạt làm mới hình thức tổ chức hoạt động học. Khuyến khích tính tự giác, chủ động tích cực ở trẻ.
 Tôi nghĩ để thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy ở mỗi hoạt động học tôi luôn phải xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đề tài. Mà đặc biệt đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ. Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo khả năng chú ý, ghi nhớ chưa cao, trẻ thường dễ chịu ảnh hưởng tác động từ bên ngoài, (ngồi không ngay ngắn trong khi học, mất trật tự, không kiềm chế các hoạt động cá nhân). Trong khi đó việc trẻ tập trung, ghi nhớ có chủ đích và hứng thú trong giờ hoạt động chung là rất quan trọng, vì đây là hoạt động giúp trẻ lĩnh hội một cách bài bản, đầy đủ và khoa học nhất các kiến thức đơn giản và vừa sức về các lĩnh vực phát triển khác nhau. Tôi nhận thấy rằng nếu không thay đổi, làm mới các biện pháp và hình thức dạy học khác nhau, trẻ sẽ không hứng thú trong giờ học và sẽ không đạt hiệu quả cao trong giờ dạy. Cùng với đó khả năng tiếp thu của trẻ, cũng sẽ hạn chế và trẻ sẽ có phản ứng chán học, gây mất trật tự trong lớp học. Chính vì vậy mà bản thân không ngừng nghiên cứu các tài liệu, suy nghĩ thay đổi các hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó, giờ học trẻ nào cũng hào hứng, không gò bó, phát huy được tính tích cực của trẻ, đạt kết quả cao.
VD1: Toán: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.( Chủ đề: gia đình) Với mục đích yêu cầu trẻ nhận biết và phân biệt, gọi tên chính xác các hình.
 Phần gây hứng thú: Tôi cho trẻ cùng chơi TC” Xếp nhà” Mỗi đội bật qua các vòng lên chọn hình xếp thành một ngôi nhà. Sau đó cô đưa ra câu hỏi để trẻ nhận xét.
 Phần nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn: Tôi cho trẻ nhận biết tên các hình thông qua trò chơi. Mỗi trẻ một chiếc khăn tay hình vuông, cho trẻ gấp chéo hình vuông được hình gì? (Trẻ nhận ra là hình tam giác), hay từ hình vuông gấp đôi chiếc khăn được hình chữ nhật, gấp đôi hình chữ nhật được hình vuông. Thông qua hình thức gấp khăn trẻ rất hứng thú và nhớ tên hình rất nhanh. Phần trò chơi luyện tập: Tôi cho trẻ chơi TC” lăn hình” Và TC” Cùng chơi đố nào” giúp trẻ nhận biết và phân biệt chính xác các hình một cách tích cực.
VD 2: Khi tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ.
 Để thực hiện hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tôi nghĩ ngoài việc sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ra thì chúng ta cũng phải trú trọng tới các hình thức dạy học. Vì vậy trong hoạt động giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau:
* Hình thức tập theo nhóm lớp đồng loạt
 Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập.
Ví dụ2: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ, trẻ rất hứng thú và thi đua nhảy cùng nhau, trẻ được tập nhảy nhiều hơn nên kỹ năng nhảy tốt hơn.
* Hình thức tập nhóm nhỏ nối tiếp
 Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập.
* Hình thức chia nhóm tập luyện:
 Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo phụ trách.
 Ngoài ra để cho tiết học thể dục không trở nên khô cứng, nhàm chán. Đồng thời không làm cho trẻ thấy mệt mỏi không thích tập, giáo viên có thể thay đổi hình thức vào bài: Cùng tham gia vào cuộc thi: “ Bé khoẻ, bé khéo" và xuyên suốt tiết học đó giáo viên tổ chức dưới dạng các trò chơi liên hoàn, khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc về đích.
 Để tăng sự hứng thú cho trẻ, giáo viên có thể thoát ly khỏi hình thức khởi động quen thuộc. Thay vào đó là những bài tập sôi động nhẹ nhàng nhưng cũng không tách rời mục đích chính của phần khởi động tôi có thể chọn một bản nhạc sôi động, sau đó cho trẻ đứng vào hàng để tập bài tập xoay các khớp: cổ tay, khuỷu tay, lắc hông, đầu gối, cổ chân... Đối với chủ đề cuối năm, cô có thể cho trẻ tự tìm vị trí đứng cho mình sao cho mỗi bạn cách nhau 2 ô gạch. Điều này giúp trẻ phát triển tính tích cực, tự giác trong quá trình tham gia tập luyện. Cô vẫn giữ vai trò chỉ huy hô mệnh lệnh cho trẻ tập để đảm bảo mức độ vận động của mỗi động tác không quá sức với trẻ.
 Tương ứng với các nội dung của tiết học thể dục: Khởi động, trọng động (Bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản), trò chơi, hồi tĩnh. Ngoài ra, cô có thể sưu tầm các bài hát mới lạ để làm nhạc nền cho trẻ tập thể dục. Đồng thời sau buổi tập cô thưởng cho trẻ huy chương vàng, hộp quà cho 2 đội hay vòng nguyệt quế. 
VD 3: Tổ chức hoạt động làm quen văn học: 
 Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”; câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh, hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm, dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt để gây hứng thú cho trẻ. Trong quá trình dạy trẻ đọc thơ tôi đưa các hình thức đọc khác nhau: Đội đọc thơ nối tiếp. Đọc to nhỏ, đọc nhanh, chậm, đọc theo dấu tay cô Đặc biệt việc đọc thơ trên nền nhạc giúp trẻ điều chỉnh âm lượng của trẻ tốt nhất không cần đến sự can thiệp của giáo viên đồng thời trẻ lại cảm thụ bài thơ về nhịp, nội dung chuyển tải của bài thơ nhanh nhất. 
 Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tình liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ.
 Tổ chức giờ học dưới hình thức học theo nhóm là 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_tre_ma.doc