SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3

Như chúng ta đã biết bậc Tiểu học không những là bậc nền móng cho các bậc học cao hơn, mà còn là bậc học nền tảng cho việc dạy môn Tiếng Việt ở các bậc học khác. Bởi tiếng Việt là môn học giúp các em hình thành bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong phân môn tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp 3. Bởi phân môn Luyện Từ và câu rèn cho các em hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ,và qua đó cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Tiếng Việt. Nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập , để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, )

Qua việc học Luyện từ và câu giúp học sinh việc mở rộng, hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh. Ngay tên gọi của phân môn đã cho ta thấy mục đích của nó. Luyện từ và câu dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, cách sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu.Tuy nhiên, trong thực tế đây là một phân môn rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 và Tiếng Việt 3 không có những bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có những bài tập để học sinh thực hành về từ và câu khá phong phú và đa dạng kiểu loại.Nhằm giúp học sinh nhận diện các kiến thức sơ giản chứ không có sự tổng thể về mặt lý thuyết.

Luyện từ và câu lớp 3 ngoài nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm, ôn luyện kiến thức về từ loại, các kiểu câu, dấu câu đã học ở lớp 2 còn làm quen với các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh). “So sánh” là nội dung dạy học mới được đưa vào chương trình lớp 3 .Vì vậy, tôi thấy rằng việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh làm tốt các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu là rất cần thiết và tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” để nghiên cứu.

 

doc 23 trang thuychi01 7491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
	1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Như chúng ta đã biết  bậc Tiểu học không những là bậc nền móng cho các bậc học cao hơn, mà còn là bậc học nền tảng cho việc dạy môn Tiếng Việt ở các bậc học khác. Bởi tiếng Việt là môn học giúp các em hình thành bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Trong phân môn tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn đặc biệt quan trọng đối với học sinh lớp 3. Bởi phân môn Luyện Từ và câu rèn cho các em hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ,và qua đó cung cấp những kiến thức sơ giản gắn trực tiếp với việc học Tiếng Việt. Nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng Tiếng Việt để học tập , để giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,)
Qua việc học Luyện từ và câu giúp học sinh việc mở rộng, hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh. Ngay tên gọi của phân môn đã cho ta thấy mục đích của nó. Luyện từ và câu dạy cho học sinh hiểu nghĩa của từ, cách sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu.....Tuy nhiên, trong thực tế đây là một phân môn rất khó đối với cả giáo viên và học sinh. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 và Tiếng Việt 3 không có những bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có những bài tập để học sinh thực hành về từ và câu khá phong phú và đa dạng kiểu loại......Nhằm giúp học sinh nhận diện các kiến thức sơ giản chứ không có sự tổng thể về mặt lý thuyết. 
Luyện từ và câu lớp 3 ngoài nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm, ôn luyện kiến thức về từ loại, các kiểu câu, dấu câu đã học ở lớp 2 còn làm quen với các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh). “So sánh” là nội dung dạy học mới được đưa vào chương trình lớp 3 .Vì vậy, tôi thấy rằng việc tìm ra phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh làm tốt các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu là rất cần thiết và tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi hướng dẫn học sinh làm các bài tập về biện pháp so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3” để nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm giúp học sinh:
Nhận biết, phát hiện và sử dụng biện pháp so sánh.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán,)
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại: có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. 
Từ những mục tiêu của môn Tiếng việt nói chung và phân môn “ Luyện từ và câu” nói riêng giúp học sinh : khi nói hoặc khi viết, nếu các em biết sử dụng hình ảnh so sánh sẽ gây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay hơn, sinh động hơn.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các kiến thức về biện pháp so sánh trong Luyện Từ và câu. Áp dụng vào làm bài tập và giao tiếp .
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức về biện pháp so sánh trong Tiếng Việt và áp dụng vào làm bài tập , giao tiếp hàng ngày trong cuộc sống .
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp quan sát. 
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp phân tích.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 
 2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận 
So sánh là thao tác thường trực của tư duy, là cách nói rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như sáng tạo văn chương. So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nền cho hình thức mưu tả sinh động. Đây là một nội dung khó, mang tính trừu tượng. Trong khi đó tư duy nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách chung chung tác dụng câu so sánh. Các em sẽ gặp khó khăn khi vận dụng đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít, chưa có thói quen và chưa biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy câu văn của các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả... Điều đó phần nào lý giải vì sao các bài tập tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn. Trong khi nói hoặc khi viết, nếu các em biết sử dụng hình ảnh so sánh sẽ gây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay hơn, sinh động hơn. . Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên điều này. Một mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm.
“So sánh” trong chương trình “Luyện từ và câu” lớp 3. Đây là một nội dung mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp ba. Các kiến thức được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập không lý thuyết nên hệ thống dữ liệu được lựa chọn phải thực sự chính xác cho học sinh. Nội dung so sánh được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập thực hành với mục tiêu cụ thể là:
+ Học sinh nhận biết biện pháp so sánh (bao gồm hình ảnh so sánh, các kiểu so sánh, ngang bằng, hơn kém) sự vật – sự vật, âm thanh - âm thanh, hoạt động – hoạt động, từ so sánh, phương tiện so sánh trong các bài học trong ngôn từ nói hàng ngày, kể cả lời nói của chính các em.
+ Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong giao tiếp.
Như vậy trong “Luyện từ và câu” lớp 3 so sánh bước đầu được đưa vào thông qua sách giáo khoa, qua các ví dụ và bài tập thực hành giúp cho học sinh cảm nhận, gây hứng thú và từ đó tìm ra được kiến thức mới để áp dụng trong nói và viết hàng ngày.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng 
* Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường, của các tổ chuyên môn đã có vai trò tích cực giúp giáo viên đi đúng  nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu. 
 - Học sinh lớp 3 giai đoạn này rất ham học, đặc biệt hơn lứa tuổi này các em không còn bỡ ngỡ trước môi trường học tập thật sự như ở các lớp học trước, quan trọng là ở lớp 3 các em đã được trang bị một lượng kiến thức ở lớp 2, đã nắm vững kiến thức, kĩ năng mà các thầy cô giáo trước đó đã trang bị. Đây là cơ sở giúp cho các em học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3. 
- Đa số các em có ý thức trong việc học, có chuẩn bị bài khá chu đáo trước khi đến lớp, một số em đã biết dùng từ đặt câu, diễn đạt tương đối lưu loát. 
- Đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao nên việc đầu tư cho con cái học tập cũng có những thuận lợi nhất định. 
* Khó khăn
- Vốn từ vựng của học sinh còn hạn chế, cũng ảnh hưởng đến việc thực hành luyện tập
 - Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3, lứa tuổi mau nhớ nhưng cũng mau quyên, mức độ tập trung thục hiện các yêu cầu của bài học chưa cao.
- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học.
Ở lớp 3, học sinh vẫn chỉ đang ở giai đoạn của một quá trình nhận thức nên nội dung dạy học so sánh không có tiết lý thuyết riêng mà chỉ được cung cấp kiến thức thông qua hệ thống bài tập. Các bài tập được đưa ra dưới nhiều dạng khác nhau. Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh còn hạn chế. Một số em nhận biết về nghệ thuật còn hạn chế, học sinh chỉ mới biết một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỷ thực tế.
Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh của học sinh lớp 3 trong học kỳ I năm học 2017-2018 tôi đã thu được kết quả như sau:
- Tổng số học sinh lớp 3B là 31 em kết quả thu được như sau:
Số học sinh đạt yêu cầu về nhận biết tu từ so sánh
Số học sinh chưa có kỹ năng nhận biết tu từ so sánh nhanh
Số học sinh còn nhầm lẫn khi nhận biết tu từ so sánh
12/31=38,7%
8/31=22,6
12/31=38,7%
Qua khảo sát tôi thấy chất lượng về nhận biết tu từ so sánh của học sinh chưa được như mong muốn.Bản thân tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
Sau khi đã tìm hiểu đánh giá về thực trạng dạy học kiểu bài “So sánh” ở lớp 3, Từ kinh nghiệm của bản thân, qua học hỏi đồng nghiệp, thực tế giảng dạy và kiến thức học hỏi qua tài liệu,các chuyên đề bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dạy học kiểu bài “so sánh” trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 như sau:
2.3.1. Dạy đúng quy trình.
Để học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu dạng bài tu từ so sánh giáo viên cần nắm vững và tích cực vận dụng đổi mới phương pháp dạy học khi dạy luyện từ và câu; Để học sinh tự thực hành luyện tập làm các bài tập để làm quen khám phá kiến thức. Đối với học sinh cần nắm và làm theo các yêu cầu sau:
- Đọc kỹ đề bài. 
- Xác định đúng yêu cầu của bài.
- Phân tích yêu cầu của bài .
- Học sinh làm bài .
-Đối chiếu so sánh kết quả với bạn (Học sinh lý giải được đáp án của mình)
Ví dụ: Bài 5B.Hoạt động 4 (trang 61 Hướng dẫn học Tiếng Việt 3 Tập 1A)Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau:
b) Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ.
 Trần Đăng Khoa
a) Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
 Phạm Cúc
c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
 Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 Trần Quốc Minh
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài. 
- Phân tích yêu cầu của bài .
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?(Giáo viên gạch chân các từ: Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau:
- Học sinh làm bài: Nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trên bảng phụ.
- Các nhóm khác nhận xét và có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn ( Nếu thấy phân vân và muốn hiểu rõ hơn) 
- Giáo viên chốt lại kết quả: 
a) Sức cháu được so sánh với sức ông → Cháu khỏe hơn ông nhiều.
Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già.
Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu đang ngày thêm lớn mạnh.
b) Trăng được so sánh với đèn
Trăng khuya sáng hơn đèn
Những ngôi sao thức ngoài kia so sánh với chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
c) Mẹ được so sánh với ngọn gió của con → Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
Hình ảnh nhóm
2.3.1.Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý.
. Chuẩn bị đồ dùng: Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, bảng con, hình ảnh trực quan,đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả thành công của tiết dạy.
Sử dụng đồ dùng cần hợp lý mà các kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu nói chung trong dạy học kiểu bài “so sánh” nói riêng được cung cấp qua hệ thống bài tập nên áp dụng nguyên tắc trực quan trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Sau khi đã yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân hoặc theo nhóm. Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng chữa trực tiếp bài. Giáo viên có thể dùng giấy khổ to để ghi lại nội dung bài tập, nếu bảng phụ không đủ. Tương tự như bảng phụ và giấy khổ to, các bảng giấy hoặc thẻ từ ghi sẵn ngữ liệu cũng là những đồ dùng dạy học hiệu quả, nên được sử dụng linh hoạt trong giờ luyện từ và câu. Đặc biệt ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển chúng ta có thể áp dụng trong dạy kiểu bài “so sánh” bằng cách đưa ra các hình ảnh động để học sinh cảm nhận rõ sự giống và khác nhau giữa các sự vật với sự vật. Từ đó các em sẽ dễ dàng so sánh sự vật một cách chính xác, chắc chắn giờ học sẽ sinh động và hiệu quả. Tuy nhiên giáo viên cần phải biết sử dụng khéo léo hợp lý đố với từng bài tập không quá lạm dụng hình ảnh.
Ví dụ; Bài 15C Nhà rông của người Tây Nguyên sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 3 Tập 1B trang 79+80) Yêu cầu quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
Hay khi dạy bài: 1C: Hai bàn tay em trang 11 sách hướng dẫn Tiếng việt 3 tập 1A.
Ngoài ra trong quá trình dạy học, GV có thể thiết kế và sử dụng phiếu bài tập nhằm thay đổi hình thức tổ chức dạy học, tạo hứng thú cho các em trong giờ học.
Chẳng hạn, giáo viên có thể thiết kế phiếu bài tập cho tiết luyện từ và câu bài: 1B Trẻ em thông minh như thế nào ? trang 7 Tiếng Việt 1A như sau:
Phiếu học tập
Bài 4: Tìm những sự vật được so sánh và các từ chỉ sự so sánh trong các khổ thơ điền vào:
Sự vật 1
Từ so sánh
Sự vật 2
M: a) Hai bàn tay em
 như
hoa đầu cành
b)
c)
d)
Trong các giờ Luyện từ và câu ta có thể sử dụng nhiều đồ dùng dạy học khác nhau để giờ học sinh động hấp dẫn không tẻ nhạt. giáo viên phải biết phối hợp sử dụng các đồ dùng dạy học một cách linh hoạt. Có như vậy hiệu quả giờ học mới được như mong muốn.
Giáo viên cho các em bước đầu cảm nhận thấy trong mỗi hình ảnh so sánh các sự vật được so sánh với nhau đều có những nét tương đồng (đặc điểm giống nhau) chẳng hạn: (Đưa hình ảnh động hoa xao xuyến nở – mây).
Trên thực tế có những học sinh chưa từng được nhìn thấy hoa xao xuyến nở đặc biệt là học sinh thành phố. Do vậy hình ảnh hoa xao xuyến nở – mây sẽ giúp học sinh thấy được đặc điểm giống nhau giữa 2 sự vật và qua đó cảm nhận được cái hay, cái đẹp.
“Hoa xoan nhỏ li ti, màu tím ngắt, mọc thành chùm. Khi hoa xoan nở rộ gợi cho ta cảm giác, chúng như những chùm mây tím xốp đang bồng bềnh trôi”.
Giáo viên có thể chốt bài.
+ Trong mỗi hình ảnh so sánh trên thường có mấy sự vật được so sánh với nhau
+ Các sự vật được so sánh có những đặc điểm như thế nào với nhau ? (ngang bằng, giống nhau)
Để thực hiện sự so sánh ngang bằng (giống nhau) ta thường dùng những từ chỉ sự so sánh nào ? (là, tựa, như, tựa như...)
- Giáo viên cần nắm chắc vững mức độ nội dung của cả chương trình và từng bài để tránh dạy quá cao hoặc hạ thấp với chương trình.
2.3.2. Lựa chọn phương pháp dạy
Có nhiều phương pháp để dạy luyện từ và câu lớp 3. Tuy nhiên, khi dạy nội dung so sánh giáo viên cần lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài dạy, từng đối tượng học sinh làm sao phát huy được hiệu quả tôi đã sử dụng phương pháp sau:
a. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình dạy học Tiếng việt nói chung và dạy học phép tu từ so sánh nói riêng. Giáo viên có thể vận dụng phương pháp này vào việc dạy các loại bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn luyện từ và câu.
	Ví dụ: Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào dạy bài tập nhận diện tiết luyện từ và câu như sau:
Trong đoạn trích sau đây những hoạt động nào được so sánh với nhau:
Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đạp đất
	 (Trần Đăng Khoa)
Cau cao, cao mãi
Tàu vươn giữa trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi
	(Ngô Viết Dinh)
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động với các thao tác.
Thao tác 1: Học sinh đọc to ngữ liệu trong sách giáo khoa cả lớp đọc thầm bằng mắt.
Thao tác 2: Giáo viên nêu nhiệm vụ các em hãy đọc kỹ các câu thơ, câu văn rồi tìm ra những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ câu văn đó.
Thao tác 3: Phổ biến hình thức tổ chức hoạt động (làm theo nhóm hoặc cá nhân).
Thao tác 4: Phát phiếu giao việc cho học sinh.
Bước 2: Học sinh tiến hành phân tích ngữ liệu và ghi kết quả vào phiếu.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả qua các bước:
Thao tác 1: Giáo viên treo bảng phụ và có ghi những câu thơ, câu văn làm ngữ liệu trong sách giáo khoa.
Thao tác 2: Học sinh báo cáo kết quả. Giáo viên dùng phấn gạch chân những sự vật được so sánh với nhau.
Thao tác 3: Học sinh cả lớp theo dõi phân tích kết quả của bạn, nêu nhận xét bổ sung.
Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh rút ra bài học, thông qua các câu hỏi dẫn dắt gợi ý.
Đây là loại bài tập thực hành, nhưng mục đích là hình thức kiến thức mới về phép tu từ so sánh nên tiến hành phân tích - phát hiện là chủ yếu. Hướng phân tích tập trung vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện ra hai yếu tố quan trọng của phép tu từ và so sánh là so sánh và được so sánh.
b. Phương pháp trực quan và giảng giải : vì nó thuộc kiểu so sánh khác loại (so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng)
 VD : + Công cha nghĩa mẹ như núi cao biển rộng 
 + Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời 
Khi đó giáo viên phải dùng phương pháp giảng giải, mô tả để học sinh phát huy tư duy trừu tượng của mình, để hình dung tưởng tượng ra đặc điểm giống nhau giữa cái cụ thể và trừu tượng ấy (ý nói công ơn sinh thành nuôi dưỡng dạy bảo của cha giành cho con như biển nước biển không bao giờ vô cạn) Hoặc: Hình bóng me, tình cảm của mẹ luôn là nguồn động viên an ủi con, là ngọn gió lành thổi mát tâm hồn con đến cuộc đời. Tuy nhiên để giờ học sinh động giáo viên cần linh hoạt phối hợp cả 3 phương pháp trên và các phương pháp khác thường hay sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
Để dạy Luyện từ và câu một cách có mục đích, có kế hoạch người giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc dạy học như : nguyên tắc giáo tiếp, nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc trực quan và nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ pháp.
c. Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy và học theo hướng tích cực chính là phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Trong dạy học tích cực học sinh là chủ thể của mọi hoạt động, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn sự chuyển biến hoạt động trong lớp học.
Dưới đây là một số hình ảnh của tiết dạy học luyện từ và câu của lớp 3 B trường Tiểu học Đông Hải 1 sử dụng phương pháp dạy học tích cực.
d. Phương pháp tổ chức Trò chơi:
Đây là hình thức dạy học hấp dẫn nhất trong đó chơi là phương tiện, học là mục đích. Thông qua hình thức chơi mà học, học sinh sẽ được hoạt động, tự củng cố kiến thức. Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả, cần xác định mục đích của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi cần đơn giản dễ hiểu. Trò chơi học tập không chỉ nhằm vui chơi giải trí mà còn góp phần cũng cố kiến thưc, kĩ năng học tập của các em. Về các bước tiến hành khi sử dụng phương pháp trò chơi gồm 3 bước như sau:
Bước 1 : chuẩn bị
Bươc 2: tổ chức trò chơi
Bước 3: đánh giá tổng kết
Ví dụ: Tuần 1: Luyện từ và câu ôn tập từ chỉ sự vật. So sánh
1.Mục tiêu bài học:
-Ôn tập từ chỉ sự vật
-Bước đầu làm quen với từ chỉ sự vật và so sánh
2.Tổ chức trò chơi “Tìm nhanh từ chỉ sự vật” cho bài tập 1 SGK tr.8
Mục đích:
+ Qua trò chơi giúp học sinh biết nhanh các từ chỉ sự vật.
+ Luyện trí thông minh, nhanh tay nhanh mắt cho học sinh
.-Chuẩn bị
+Hai tờ giấy khổ to chép sẳn đoạn thơ trong BT1 SGK.
+ Hai bút dạ, nam châm để gắn dấu lên bảng.
-Cách tổ chức:
Gồm hai đội tham gia. Mỗi độ gồm có 3 người chơi, thời gian chơi trò chơi là 3 phút. Gíao viên treo lên bảng giấy đã chuẩn bị yêu cầu của trò chơi và phát cho mỗi đội một cây bút dạ. Hai đội đứng thành hai hàng dọc, giáo viên yêu cầu mỗi thành viên của hai đội chơi lần lượt nhau lên gạch dưới các từ chỉ vật trong khổ thơ. Khi bắt đầu nghe khẩu lệnh chơi thì em đầu tiên của mỗi đội lên gạch rời trở về đứng vào hang cuối của đội cho đến hết. Mỗi câu đúng sẽ ghi cho đội được hai điểm, trong thời gian như nhau đội nào xác định được nhiều từ đúng nhất sẽ dành đượ chiến thắng.
Tổng kết trò chơi: giáo viên nhận xét quá trình chơi và thái độ chơi của mỗi đội, tuyên dương đôi chiến thắng.
Ví dụ 2: Bài 5B : Biết nhận lỗi và sửa lỗi
Chúng ta có thể sử dụng trò chơi “ Rung chuông vàng” cho BT1 SGK tr.43. Sẽ giúp học sinh hiểu được kiểu câu so sánh là như thế nào, hiểu được nghĩa của từ so sánh hơn kém đồng thời cũng biết cách so sánh các từ so sanh như thế nào cho phù hợp. Rèn cho học sinh biết sử dụng các hình ản

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_khi_huong_dan_h.doc