SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3A trường Tiểu học Xuân Dương, Thường Xuân thực hiện tốt giải toán có lời văn

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3A trường Tiểu học Xuân Dương, Thường Xuân thực hiện tốt giải toán có lời văn

Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Mỗi môn học ở bậc học Tiểu học đều góp phần vào hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Trong đó, môn Toán là môn học mà kiến thức và kĩ năng có nhiều ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn, góp phần rèn luyện trí thông minh, sự nhanh nhạy trong tính toán. Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kì công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì môn Toán càng có vai trò quan trọng, giúp người học hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, làm việc khoa học, tiếp cận kịp thời với xu thế phát triển của thời đại. Bên cạnh đó, môn Toán còn hỗ trợ nhiều cho việc học tập các môn học khác ở bậc Tiểu học và là nền tảng cho việc học toán ở các bậc học trên.

Trong nội dung chương trình môn toán, phần giải toán có lời văn là một mảng kiến thức có vị trí vô cùng quan trọng. Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng giải toán. Đồng thời giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm, những thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng của học sinh để giúp các em phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót. Thông qua dạy học giải toán sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng suy luận, lập luận và trình bày các kết quả theo một trình tự hợp lí làm cơ sở cho quá trình học toán ở các lớp cao hơn.

Việc giải toán giúp học sinh luyện được những đức tính và phong cách làm việc của người lao động như ý thức vượt khó, tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng. Đồng thời từng bước hình thành và rèn luyện thói quen về khả năng suy nghĩ, tính toán độc lập, khắc phục được tính rập khuôn, xây dựng được tính ham thích, tìm tòi, sáng tạo, phát triển tư duy,. giải toán còn là hoạt động gồm những thao tác như xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán.

Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở lớp 3, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường chậm hơn so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính đúng nhưng không tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải chưa phù hợp. Một số em mới chỉ đọc đề toán chứ chưa hiểu được đề. Khi trả lời câu hỏi của thầy nêu: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? thì còn lúng túng hoặc trả lời chưa chính xác. Chính vì thế, bản thân tôi đã trăn trở tìm hiểu thực trạng về giải các bài toán có lời văn, tìm tòi nghiên cứu giải pháp, biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học. Xin được đưa ra “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3A trường Tiểu học Xuân Dương, Thường Xuân thực hiện tốt giải toán có lời văn” để đồng nghiệp cùng tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm.

 

doc 20 trang thuychi01 6651
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3A trường Tiểu học Xuân Dương, Thường Xuân thực hiện tốt giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Tên mục
Trang
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Lí do chọn sáng kiến
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
1
Cơ sở lí luận 
2
2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3
3
Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề 
4
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
17
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1
Kết luận 
17
2
Kiến nghị 
18
I - PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến. 
Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Mỗi môn học ở bậc học Tiểu học đều góp phần vào hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Trong đó, môn Toán là môn học mà kiến thức và kĩ năng có nhiều ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn, góp phần rèn luyện trí thông minh, sự nhanh nhạy trong tính toán. Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời kì công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì môn Toán càng có vai trò quan trọng, giúp người học hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, làm việc khoa học, tiếp cận kịp thời với xu thế phát triển của thời đại. Bên cạnh đó, môn Toán còn hỗ trợ nhiều cho việc học tập các môn học khác ở bậc Tiểu học và là nền tảng cho việc học toán ở các bậc học trên. 
Trong nội dung chương trình môn toán, phần giải toán có lời văn là một mảng kiến thức có vị trí vô cùng quan trọng. Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng giải toán. Đồng thời giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm, những thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng của học sinh để giúp các em phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót. Thông qua dạy học giải toán sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng suy luận, lập luận và trình bày các kết quả theo một trình tự hợp lí làm cơ sở cho quá trình học toán ở các lớp cao hơn.
Việc giải toán giúp học sinh luyện được những đức tính và phong cách làm việc của người lao động như ý thức vượt khó, tính cẩn thận, chu đáo, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng. Đồng thời từng bước hình thành và rèn luyện thói quen về khả năng suy nghĩ, tính toán độc lập, khắc phục được tính rập khuôn, xây dựng được tính ham thích, tìm tòi, sáng tạo, phát triển tư duy,... giải toán còn là hoạt động gồm những thao tác như xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán. Chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán. 
Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở lớp 3, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường chậm hơn so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính đúng nhưng không tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải chưa phù hợp. Một số em mới chỉ đọc đề toán chứ chưa hiểu được đề. Khi trả lời câu hỏi của thầy nêu: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? thì còn lúng túng hoặc trả lời chưa chính xác. Chính vì thế, bản thân tôi đã trăn trở tìm hiểu thực trạng về giải các bài toán có lời văn, tìm tòi nghiên cứu giải pháp, biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học. Xin được đưa ra “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3A trường Tiểu học Xuân Dương, Thường Xuân thực hiện tốt giải toán có lời văn” để đồng nghiệp cùng tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm. 
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời rèn kĩ năng giải toán có lời văn tốt hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu. 
 Học sinh lớp 3A - Trường Tiểu học Xuân Dương;
 Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến sáng kiến;
 Nghiên cứu chương trình toán lớp 3 nói chung và toán có lời văn lớp 3 nói riêng; 
 Nghiên cứu cách dạy của giáo viên cùng khối. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp khảo sát điều tra;
 Phương pháp thống kê;
 Phương pháp quan sát;
 Phương pháp phân tích, tổng hợp;
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm; 
 Phương pháp tổng kết rút kimh nghiệm.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận. 
Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về số học, đo lường, đo đại lượng, các yếu tố hình học,... trong chương trình toán lớp 3. Hơn nữa phần lớn các biểu tương, khái niệm, các quy tắc, các tính chất toán học ở bậc Tiểu học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán. 
Thông qua nội dung thực tế của các đề toán, học sinh sẽ tiếp nhận được các kiến thức phong phú, đa dạng về cuộc sống. Từ đó có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức toán đã học cho bản thân mình. Mỗi bài toán là một bức tranh của cuộc sống, khi giải mỗi bài toán học sinh phải biết rút ra từ bức tranh đó cái bản chất của toán học, phải biết lựa chọn những phép tính thích hợp, làm đúng các phép tính đó, biết đặt lời giải chính xác,...Vì thế quá trình giải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống qua con mắt toán học của mình. 
Việc giải các bài toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học cho học sinh. Bởi vì khi giải các bài toán, học sinh phải biết chú ý tập trung vào bản chất của đề toán, phải biết phân biệt giữa cái đã cho và cái phải tìm, biết phân tích để tìm ra mối quan hệ giữa các số liệu. Nhờ đó mà óc sáng tạo của các em sẽ linh hoạt hơn, tinh tế hơn, chính xác hơn, tư duy làm việc của các em sẽ khoa học, logic hơn,... Điều này không chỉ giúp các em học giỏi môn toán mà còn giúp các em học tốt ở tất cả các môn học khác. 
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
 Giáo viên: 
Việc dạy học toán cho học sinh còn lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và sách giáo viên. Chủ yếu cung cấp đủ số lượng các bài tập trong một tiết dạy, chưa chú trọng đi sâu vào việc phân tích, tổng hợp, tìm tòi cách giải bài toán, cách hướng dẫn học sinh từng bước giải. Còn hạn chế trong việc dẫn dắt học sinh quá trình tìm cái ẩn, mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa các đại lượng,... để từ đó học sinh tìm được đường lối chung giải bài toán, tìm câu trả lời, thực hiện phép tính tương ứng. Một số giáo viên còn vận dụng chưa linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống nên việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh chưa tích cực. 
 Học sinh: 
 Việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn lệ thuộc vào người khác, ít động não suy nghĩ tìm tòi cái “ tiềm ẩn” chứa trong bài toán. Các khái niệm, quy tắc, công thức giáo viên đưa ra học sinh có nhiệm vụ ghi nhớ. Học sinh không chuẩn bị đúng mức để hoạt động độc lập, sáng tạo, luôn phụ thuộc vào người khác. Chính vì vậy mà đa số học sinh nắm kiến thức không vững, không sâu, không hiểu được bản chất của vấn đề chỉ biết rập khuôn theo mẫu một cách máy móc, nên có những bài toán chỉ khác mẫu đi một chút hoặc thay dự kiện là học sinh không làm được, nếu làm được thì kết quả cũng không chính xác. Mặt khác ngôn ngữ của các em còn hạn chế nên việc tìm lời giải cho bài toán còn gặp nhiều khó khăn;
 Học sinh đọc đề chưa kĩ, chưa có kĩ năng tìm hiểu đề nên hiểu đề chưa sâu, chưa nhận được dạng của bài toán, tóm tắt bài toán chưa đúng, hoặc chưa khoa học. 
 Phần trình bày lời giải còn sai, chưa hợp lí.
 Giải xong bài không thử lại kết quả. 
Từ thực trạng trên đã dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa đạt như mong muốn. Tính hiệu quả trong dạy học chưa cao. Nhất là khi gặp những bài toán có lời văn, các em không giải quyết nổi hoặc giải quyết không hợp lí. 
Qua việc chấm bài, trao đổi trực tiếp với học sinh, tôi phát hiện được những hạn chế phổ biến của học sinh trong giải toán: Có em đã biết giải đúng (đúng lời giải và phép tính tương ứng). Song có em chỉ thực hiện được phép tính đúng mà lời giải chưa phù hợp hay viết lời giải còn lủng củng, tối nghĩa, thậm chí có em hoàn toàn chưa biết giải bài toán dù là toán đơn hay toán hợp. 
Điều tra thực trạng tại lớp tôi cho thấy kết quả như sau:
Tổng số 
HS có lời giải và phép tính đúng, trình bày khoa học
HS có lời giải và phép tính đúng, trình bày chưa khoa học
HS có phép tính đúng mà lời giải chưa hợp lí
HS chưa giải được bài toán
24 em
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8 em
 33,3%
6 em
25%
6 em
25%
4 em
16,7%
Như vậy việc dạy và học giải toán có lời văn ở lớp 3 có vai trò cực kì quan trọng, đặc biệt là giải toán có đến 2 phép tính (vì đây là dạng toán các em mới tiếp cận). Vì thế để giúp học sinh biết giải toán đúng, giáo viên phải đặt ra yêu cầu cho học sinh đó là biết tìm hiểu đề toán, biết tóm tắt bài toán, biết tìm cách giải và hơn nữa là biết tìm lời giải phù hợp và cuối cùng là biết tự đánh giá kết quả. 
3. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
Để giúp học sinh lớp 3 biết giải toán có lời văn trong sách giáo khoa toán 3 và các bài toán phát triển dựa trên các bài toán đã cho để vận dụng giải các bài toán trong thực tế đời sống, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau: 
Biện pháp 1. Trang bị quy trình cho các dạng bài tập
1.1. Cung cấp quy trình chung để giải các bài tập theo 4 bước cơ bản sau đây: 
 	1.1.1. Tìm hiểu đề toán:
Yêu cầu học sinh đọc thật kĩ đề toán. Đây là một bước quan trọng không thể thiếu được trong dạy học toán. Ở bước này giáo viên giúp học sinh tiếp cận với nội dung bài toán, khắc phục khó khăn về ngôn ngữ, biết diễn đạt ngôn ngữ bằng kí hiệu đặc biệt, sau đó xác định 3 yếu tố cơ bản của bài toán:
 Dữ kiện (là cái đã cho, đã biết trong đề toán)
 Ẩn số (là cái chưa biết, cần tìm)
 Điều kiện (là mối quan hệ giữa dự kiện và ẩn số)
Như vậy, ngay từ bước đầu đã bắt buộc học sinh phải phát huy tính linh hoạt của tư duy, sau bước này học sinh tóm tắt được bài toán bằng cách ghi các dữ kiện, điều kiện, ẩn số bằng ngôn ngữ hoặc kí hiệu ngắn gọn, cô đọng nhất.
Ví dụ 1: Bể thứ nhất có 4 con cá, bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. Hỏi cả hai bể có bao nhiêu con cá? (Bài toán 2 trang 50).
 Tóm tắt
4 con cá
? con cá
3 con cá
Bể thứ nhất:	
Bể thứ hai:
(Dạng bài toán hợp giải bằng hai bước tính nhằm giúp học sinh chọn 2 phép cộng)
Ví dụ 2: Một cửa hàng ngày thứ bảy bán được 6 xe đạp, ngày chủ nhật bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp ngày thứ bảy. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu xe đạp?
6 xe
 Tóm tắt
? Xe
Thứ bảy :
 Chủ nhật :
Sơ đồ này giúp học sinh trong việc lựa chọn phép tính để giải (phép tính nhân và phép tính cộng)
1.1.2. Tìm đường lối giải: 
Bước này là bước quan trọng nhất, việc nắm vững nội dung đặc biệt là ba yếu tố cơ bản của bài toán, là yêu cầu đầu tiên khi học sinh tìm hiểu bài toán. Khi đó xuất hiện các hiện tượng yêu cầu học sinh phải tư duy tích cực, phân tích, sàng lọc từ đó tìm ra phương pháp giải quyết bài toán. Ở bước này giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh phân tích, sàng lọc nhằm loại bỏ các yếu tố thừa, các trường hợp không cơ bản đối với việc giải toán. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm đường lối giải như sau: 
 Cần xem bài toán này thuộc dạng mẫu hay dạng điển hình nào ? Xét xem bài toán đã cho có tương tự bài toán đã biết cách giải hay không ?
 Hãy phân tích bài toán đã cho thành các bài toán đơn (nếu là toán hợp) bằng phương pháp suy luận từ cuối.
Ví dụ: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? (BT2- SGKT3 – trang 50).
Bước 1: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng bao nhiêu lít dầu?
Bước 2: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng 24 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu? 
Có thể minh họa bằng sơ đồ sau:
18 lít
18 lít
 Bước 1
 Bước 2
? lít
? lít
24 lít
6 lít
Thùng 1: 
Thùng 2: 
Thùng 1: 
Thùng 2: 
1.1.3. Trình bày bài giải:
Nội dung của bước này là đi ngược lại bước 2, đi từ cái đã cho đến cái phải tìm. Mỗi phép tính phải ghi câu lời giải kèm theo. Cuối cùng ghi đáp số để trả lời đúng cho câu hỏi của bài toán.
Bài giải
Số lít dầu ở thùng thứ hai là:
18 + 6 = 24 (l)
Số lít dầu cả hai thùng là:
18 + 24 = 42 (l)
Đáp số: 42 lít dầu
1.1.4. Kiểm tra, đánh giá:
Đây cũng là bước quan trọng, Sau khi tiến hành song 3 bước học sinh hay bỏ qua bước này. Vì thế nên có những học sinh làm xong bài giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc rằng kết quả bài của mình đúng không ?” thì một số em còn lúng túng. Vì vậy yêu cầu cần đạt được là phải làm sao phát huy được tinh thần trách nhiệm và lòng tin vào kết quả tìm được. 
 Đánh giá kết quả là động lực thúc đẩy các em cố gắng tìm ra cách giải khác nhau để thực hiện yêu cầu bài toán.
 Kiểm tra là nhằm phát hiện những sai sót nhầm lẫn trong quá trình tính toán, suy luận.
Sau khi giải xong bài toán, giáo viên cần khuyến khích học sinh Bằng cách Hỏi: Em có thể giải bài toán bằng cách khác được không ? Từ bài toán này rút ra được kinh nghiệm, nhận xét. Đặt ra được cách giải bài toán khác như thế nào? Giải quyết chúng ra sao? 
1.2. Vận dụng quy trình chung để giải các bài toán ở mỗi dạng:
Để giúp học sinh biết vận dụng quy trình giải toán có lời văn ở mỗi dạng trong SGK toán 3. Tôi chọn một số ví dụ điển hình cho dạng đang đề cập tới: 	
Dạng 1: Bài toán giải bằng hai phép tính
Ví dụ 1: (Bài số 2 SGK Toán 3 - trang 51)
Một thùng đựng 24 lít mật ong, lấy ra số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong ? 
Dụng ý của bài tập này nhằm giúp học sinh vận dụng tri thức vừa học, lí thuyết mà giáo viên vừa cung cấp thông qua luyện tập thực hành rèn kĩ năng giải toán.
 Cách rèn luyện: Để học sinh vận dụng linh hoạt và có sáng tạo cách giải đúng, biết trình bày bài giải giáo viên cần giúp học sinh thấy được phần trừu tượng của bài toán. Tìm số lít mật ong lấy ra trong thùng đó, sau đó thực hiện phép tính 24 : 3 = 8, cuối cùng ghi tên đơn vị vào sau kết quả. Để biết được số lít mật ong còn lại ta phải làm thế nào ? Học sinh thực hiện phép trừ 24 – 8 =16.
Ở phần này, nếu giáo viên không giúp thì sẽ có một số học sinh dễ nhầm lẫn phép tính cộng. Vậy để các em giải đúng theo quy trình đã hướng dẫn, các em làm theo 4 bước sau: 
Bước 1: Tìm hiểu đề (Học sinh đọc thật kĩ đề toán)
Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Có 1 thùng đựng 24 lít mật ong, lấy ra số lít mật ong trong thùng đó.)
Hỏi: Bài toán hỏi gì? (Trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong?)
Học sinh tóm tắt
 Tóm tắt 
24 lít
? l
Bước 2: Tìm đường lối giải
Muốn tìm số lít mật ong lấy ra từ thùng mật ong đó ta phải làm như thế nào? Lấy ra là mấy phần? (một phần), còn lại mấy phần? (hai phần). Học sinh thực hiện phép tính (24 : 3 = 8 (l)). Đã biết mỗi phần là 8 lít thì số còn lại là bao nhiêu? (học sinh thực hiện phép tính trừ 24 - 8 = 16 (l))
Bước 3: Trình bày bài giải
Bài giải
Số lít mật ong đã lấy ra là:
24 : 3 = 8 (l)
 Số lít mật ong còn lại là: 
24 - 8 = 16 (l)
 Đáp số: 16 lít mật ong
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá 
 Thử lại: 24 : 3 = 8 ; 8 3 = 24, 24 : 3 = 8 (đúng)
 24 – 8 = 16 ; 16 + 8 = 24, 24 – 8 = 16 (đúng)
Dựa vào bài toán trên (VD1), tôi có thể thay đổi dữ kiện để biến đổi thành một số bài toán mới nhằm phát triển được kĩ năng giải toán, kĩ năng vận dụng, kĩ năng suy nghĩ linh hoạt của học sinh để hình thành kĩ xảo giải toán.
Bài toán mới: Một thùng đựng 28 lít mật ong, lấy ra 14 số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong? 
Ví dụ 2: (Bài số 2 SGK Toán 3 - trang 52)
Bác An nuôi 48 con thỏ, bán đã bán đi 16 số con thỏ đó. Hỏi bác An còn lại bao nhiêu con thỏ?
Dụng ý của bài tập này: Giúp học sinh biết thao tác giải toán theo các bước giải, biết trình bày bài giải đúng, nhanh, chính xác.
 	 Học sinh nhận diện bài toán thuộc dạng toán nào? (Dạng toán hợp giải bằng 2 phép tính). So với các bài toán đã giải bài toán này có điểm nào giống nhau? (Số “lấy ra”; số “bán đi” là 2 thuật ngữ mang nghĩa toán học tương đương mà ở đây đều được chọn là phép tính chia).
Bước 1: Học sinh đọc kĩ đề toán, phân tích đề, tóm tắt bài toán.
 Có mấy con thỏ? (48 con)
 Đã bán đi: con thỏ), nghĩa là có 6 phần bán đi 1 phần.
48 con
 Tóm tắt
Bán đi:
 Có :
? con
Bước 2: Tìm đường lối giải
Hỏi: Muốn tìm số thỏ đã bán đi ta phải làm như thế nào? (HS chọn phép tính và thực hiện phép tính 48 : 6 = 8(con)) (HS làm trên giấy nháp)
Hỏi: Số con thỏ còn lại là bao nhiêu? (HS chọn phép tính và thực hiện: 
 48 – 8 = 40 (con) ) (HS thực hành trên giấy nháp)
Bước 3: Trình bày bài giải
Bài giải
Số thỏ đã bán đi là :
48 : 6 = 8 (con)
Số thỏ còn lại là:
48 - 8 = 40 (con)
Đáp số: 40 con thỏ 
Bước 4: Thử lại :
 48 : 6 = 8; 8 6 = 48; 48 : 6 = 8 (đúng) 
 48 - 8 = 40; 40 + 8 = 48, 48 - 8 = 40 (đúng)
Như vậy qua ví dụ 2 học sinh đã biết vận dụng quy trình giải bài toán có đầy đủ câu lời giải, phép tính tương ứng đúng theo 4 bước giải.
Dạng 2: Giải các bài toán có nội dung hình học
Các bài toán trong dạng này dụng ý nhằm giúp các em biết cách giải bài toán có liên quan về hình học. Thông qua rèn luyện thực hành để phát triển năng lực học toán, giải được các bài toán trong SGK và trong đời sống thực tiễn (về cách tính chu vi của một số hình học).
Ví dụ 1: (Bài số 2, SGK Toán 3 - trang 87)
Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m. Tính chu vi mảnh đất đó?
Dụng ý của bài toán này: Nhằm vận dụng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật cho học sinh; Học sinh thành thạo giải toán thông qua luyện tập thực hành; hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Bước 1: Tìm hiểu đề: Học sinh đọc kĩ đề toán
Hỏi: Bài toán cho biết những gì? (Số đo của các cạnh, chiều dài: 35m; chiều rộng: 20 m)
35m
Hỏi: Bài toán yêu cầu gì? (Tính chu vi mảnh đất đó)
Tóm tắt: Chiều dài:	 35 m
20m
	 Chiều rộng:	 20 m
	 Chu vi mảnh đất: ...? m
 Bước 2: Tìm đường lối giải
Hỏi: Muốn tính được chu vi của mảnh đất hình chữ nhật (HCN) ta làm thế nào? (lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân với 2) lưu ý cùng một đơn vị đo.
Từ công thức tính chu vi hình chữ nhật (a + b) ´ 2, giáo viên có thể giúp học sinh vận dụng thành thạo cách tính và tìm lời giải đúng, chính xác, phù hợp với yêu cầu của đề toán đặt ra.
Bước 3: Trình bày bài giải
Bài giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật đó là
(35 + 20) 2 = 110 (m)
Đáp số: 110m
	Bước 4: Thử lại : (35 + 20) 2 = 110; 20 + 35 = 55
	 55 2 = 110 (đúng)
	Dựa vào bài toán trên tôi có thể phát triển thành các bài toán mới bằng cách thay đổi dự kiện bài toán (hoặc giả thiết).
	Bài toán 1: Cái sân nhà em có chiều dài 12m, chiều rộng bằng 9m. Tính chu vi cái sân đó?
	Bài toán 2: Mảnh vườn nhà em hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi của mành vườn đó?
	Từ bài toán giải bằng một phép tính biến đổi thành bài toán giải bằng hai phép tính.
	Ví dụ 2: (Bài số 2, SGK Toán 3- trang 89)
	Khung của một bức tranh hình vuông có cạnh 50 cm. Hỏi chu vi khung bức tranh đó là bao nhiêu mét?
Dụng ý của bài tập này: Nhằm giúp học sinh thành thạo trong việc áp dụng công thức tính chu vi hình vuông thông qua luyện tập giải toán, học sinh biết được mối quan hệ đo độ dài (hơn, kém nhau bao nhiêu đơn vị).
	Bước 1: Tìm hiểu đề
 	Cho học sinh đọc thật kĩ đầu bài toán.
	- Bài toán đã cho biết cái gì? (Cạnh của khung bức tranh là 50 cm).
	- Bài toán yêu cầu tìm gì? (chu vi của khung bức tranh).
	Muốn tìm chu vi hình vuông ta phải làm như thế nào? (Ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4), học sinh thực hiện phép tính nhân 50 4 = 200 (cm).
	Bước 2: Tìm đường lối giải
 Biết cạnh của hình vuông (khung) là 50 cm.
 Yêu cầu tính chu vi khung hình vuông bằng mét, học sinh phải đổi đơn vị đo 50cm ra m, hoặc sau khi trình bày xong phép tính 50 4 = 200 cm rồi mới đổi để bài toán dễ hơn. Giáo viên gợi ý học sinh tìm được chu vi khung bức tranh rồi mới đổi ra m.
	Bước 3: Trình bày bài giải
Bài giải
Chu vi của khung bức tranh hình vuông là:
50 4 = 200 (cm)
	 Đổi 200 cm = 2 m
	 	 Đáp số: 2 m
 	 Bước 4: Thử lại: 50 4 = 200 ; 200 : 4 = 50; 50 4 = 200 ( đúng)
Dạng 3. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Các bài toán ở dạng này giúp học sinh biết cách giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Từ đó rèn luyện học sinh kĩ năng thành thạo giải được các bài toán t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3a_truong_tieu_hoc.doc