SKKN Một số biện pháp nhằm khắc phục khó khăn trong dạy học lịch sử ở lớp 8, 9 tại trường THCS Quảng Hưng - Tp Thanh Hóa
Trên thế giới, ở nhiều quốc gia, việc dạy học lịch sử vốn được coi trọng từ lâu. Ở thời cổ đại, các nhà sử học đã xem “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Đại hội của hội đồng quốc tế các nhà khoa học lịch sử (năm 1980) đã khẳng định: “Muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại của chúng ta cần phải không ngừng cải tiến chất lượng dạ học lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học kí thuậ, sự hứng thú hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bới sự chú ý của chúng ta đối với việc dạy học lịch sử. Chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng trong công cuộc xây dựng sáng tạo đối với sự tàn phá, chiến thắng của hòa bình đối với chiến tranh, sự gần gũi hiểu biết của các dân tộc về văn hóa và các mặt khác, khắc phục tình trạng biệt lập”.
Dân tộc Việt Nam không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ. Năm 1941, khi về Pắc Pó trực tiếp lãnh đạo nước ta, Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn quyển “Lịch sử nước ta” mở đầu bằng hai câu thơ:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà Nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- kế hoạch. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi cấp bách phải đổi mới phương pháp dạy học trong đó có việc dạy và học môn Lịch sử.
Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở các trường học hiện nay là nhằm góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bản lĩnh con người, để giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đang ở mức “báo động đỏ”, kiến thức của học sinh về môn Lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này.
Nhiều học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. còn yếu.
Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh.thì học sinh còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở LỚP 8, 9 TẠI TRƯỜNG THCS QUẢNG HƯNG - TP THANH HÓA Người thực hiện : Hoàng Thị Vinh Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Quảng Hưng SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Trên thế giới, ở nhiều quốc gia, việc dạy học lịch sử vốn được coi trọng từ lâu. Ở thời cổ đại, các nhà sử học đã xem “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Đại hội của hội đồng quốc tế các nhà khoa học lịch sử (năm 1980) đã khẳng định: “Muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại của chúng ta cần phải không ngừng cải tiến chất lượng dạ học lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học kí thuậ, sự hứng thú hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bới sự chú ý của chúng ta đối với việc dạy học lịch sử. Chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng trong công cuộc xây dựng sáng tạo đối với sự tàn phá, chiến thắng của hòa bình đối với chiến tranh, sự gần gũi hiểu biết của các dân tộc về văn hóa và các mặt khác, khắc phục tình trạng biệt lập”. Dân tộc Việt Nam không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục lịch sử truyền thống cho thế hệ trẻ. Năm 1941, khi về Pắc Pó trực tiếp lãnh đạo nước ta, Nguyễn Ái Quốc đã biên soạn quyển “Lịch sử nước ta” mở đầu bằng hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Theo Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà Nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- kế hoạch. Chính vì lẽ đó, đòi hỏi cấp bách phải đổi mới phương pháp dạy học trong đó có việc dạy và học môn Lịch sử. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở các trường học hiện nay là nhằm góp phần vào việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong quá trình hội nhập, môn Lịch sử đặc biệt là lịch sử dân tộc rất cần được coi trọng để giúp thế hệ trẻ hình thành nhân cách, bản lĩnh con người, để giữ gìn bản sắc dân tộc. Nhưng thực trạng việc dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đang ở mức “báo động đỏ”, kiến thức của học sinh về môn Lịch sử quá kém, dư luận xã hội đang rất quan tâm vấn đề này. Nhiều học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.... còn yếu. Học sinh thường trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày), còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh...thì học sinh còn rất lúng túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung. Ngoài ra, phương pháp truyền thụ môn Lịch sử còn mang tính chất truyền thống theo kiểu giáo viên hỏi, học sinh trả lời. Chính vì vậy làm cho không khí giờ học nhàm chán, không gây được hứng thú cho học sinh. Thêm vào đó việc giảng dạy lịch sử còn mang nặng tính ghi nhớ máy móc các sự kiện Lịch sử như thời gian, diễn biến, các số liệu...điều đó đã làm cho học sinh không yêu thích môn học vì khó ghi nhớ, hay quên. Bản thân rất yêu môn Lịch sử và là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử nhiều năm, rút ra từ thực tế giảng dạy tại trường Trung học cơ sở Quảng Hưng, trước những khó khăn trên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy học Lịch sử lớp 8,9 tại trường THCS Quảng Hưng- TP Thanh Hóa ” là góp phần thêm về việc nâng cao dạy và học bộ môn Lịch sử. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Sử dụng một số biện pháp để khắc phục những khó khăn trong dạy học lịch sử giúp cho giáo viên và học sinh có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giảng dạy và học tập môn Lịch sử. Để làm được, mỗi tiết học giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh học một cách khoa học, trình tự, lôgíc theo đặc thù bộ môn. Phát huy cao độ tính sáng tạo cho học sinh, góp phần hình thành và rèn luyện cho học sinh cách tư duy, làm việc khoa học, cũng như góp phần giáo dục học sinh có ý thức, thái độ, trách nhiệm đối với cuộc sống, gia đình, xã hội và môi trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng là học sinh lớp 8, lớp 9 Trường THCS Quảng Hưng - Thành phố Thanh hóa - Tỉnh Thanh Hóa trong 2 năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Tham khảo tài liệu về một số bài soạn mẫu trong quyển một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp. - Điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh. - Thực nghiệm dạy ở lớp 8,9. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Một giờ dạy tốt đó là cái đích phấn đấu của mỗi giáo viên ở trường phổ th«ng. Và cho đến nay, không một giáo viên nào bước lên bục giảng lại không mong muốn giờ học đạt hiệu quả cao, lại không mong muốn trở thành một giáo viên dạy giỏi. Vậy thế nào là một giờ học tốt, làm thế nào để trở thành một giáo viên dạy giỏi? Vấn đề này tưởng chừng như đơn giản song để giải quyết nó phải có nhiều công trình khoa học, nhiều hội thảo và phải phấn đấu nỗ lực của mỗi người. Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: Dạy Lịch sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc các trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi trả lại. Như vậy mục đích của việc dạy học Lịch sử ở trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những kết quả của quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của Lịch sử mà quan trọng hơn là hiểu được lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện. Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lô gic có ý nghĩa rất quan trọng. Dạy học Lịch sử là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động của giáo viên và học sinh. Những hoạt động đó nhằm giúp học sinh nắm vững tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng, tình cảm phát triển năng lực tư duy giáo viên học sinh, nội dung giảng dạy và phương pháp dạy học là những nhân tố cơ bản của quá trình dạy học. Mối liên hệ tác động qua lại giữa các nhân tố cơ bản đó tạo thành một hệ thống dạy và học hoàn chỉnh.Nói đến dạy học là nói đến nhận thức của học sinh diễn ra dưới sự lãnh đạo của thầy. Trong dạy học, sự chỉ đạo của giáo viên và vai trò chủ thể của học sinh là sự thống nhất biện chứng. Học là học dưới sự điều khiển hướng dẫn có tổ chức của giáo viên và dạy học là dạy để mà học. Đó là mối quan hệ biện chứng thống nhất của dạy và học, của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Do đó,tôi xin trình bày một khía cạnh là “Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy học Lịch sử lớp 8, 9 tại trường THCS Quảng Hưng- TP thanh Hóa” 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Trong quá trình giảng dạy tôi luôn được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của đồng nghiệp cũng như sự chỉ đạo chặt chẽ của ban Ban giám hiệu trường THCS Quảng Hưng. - Bản thân cũng nhiều năm dạy môn Lịch sử và luôn có ý thức cao trong việc tự học tập và tìm tòi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Luôn suy nghĩ tìm ra những phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy. - Học sinh của trường đa số là chăm ngoan lắng nghe ý kiến của thầy cô giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, tôi vẫn còn gặp những khó khăn: - Phụ huynh học sinh đa số sống bằng nghề nông, một số phụ huynh là công nhân làm việc tại khu công nghiệp Cảng Lễ Môn... điều kiện kinh tế cũng như về thời gian còn khó khăn, bên cạnh đó còn có một số em học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa nên không có ai quan tâm, chỉ bảo cũng như nhắc nhở các em học bài. nên hạn chế rất nhiều trong công tác quan tâm, tạo điều kiện cho con em học tập cũng như công tác chỉ bảo học tập của con em ở nhà. - Tinh thần tự giác học bài và làm bài tập ở nhà của học sinh còn rất hạn chế, do trong những năm gần đây môn Lịch sử không tham gia thi vào phổ thông trung học. - Một số học sinh có thái độ chán học, coi việc đi học là việc bắt buộc nên không có động cơ thúc đẩy học tập. Vì vậy, tôi nghĩ: là người trực tiếp điều khiển quá trình học tập của các em tôi cần phải có những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy động lực học tập của học sinh, giúp các em yêu thích môn học, nắm được nội dung kiến thức một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu, có phương pháp học tập thật tốt. Từ đó mới nâng cao được hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Chính vì thế, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra một số phương pháp giải để giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn và không còn cảm giác ái ngại khi học lịch sử. 2.3. Giải pháp thực hiện: * Giải pháp 1: khắc phục nội dung ‘‘quá dài’’ trong sách giáo khoa Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa ở nhà Muốn hiểu được nội dung của bài, học sinh phải hiểu được các thuật ngữ, một số từ hay một vài cụm từ quan trọng trong mỗi bài, phải có cách lập luận khoa học, phân tích vấn đề, vận dụng kiến thức đã học ở từng bài để tổng hợp một giai đoạn hay một khoá trình lịch sử, đây là một trong những phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Để đáp ứng yêu cầu này, đòi hỏi mỗi học sinh phải đọc sách giáo khoa ở nhà trước khi học bài mới. Nhưng trong thực tế, học sinh chưa quen với việc đọc một tài liệu khoa học, các em có tâm lí chờ đợi, ít chịu động não, mau nản chí trước những vấn đề khó. Học sinh chỉ đọc sách giáo khoa qua loa nên không nắm được nội dung chính của bài, không dừng trước những từ, cụm từ “lạ” để suy nghĩ, thậm chí có nhiều em không đọc bài trước, không biết bài mình sắp học có tựa là gì? gồm mấy phần?...phần nào đó do người thầy không có đủ thời gian kiểm soát xem các em có đọc sách trước hay không, từ đó các em ỷ lại, chủ quan và theo thời gian đã hình thành trong đa số học sinh thói quen không đọc bài mới trước ở nhà. Vì thế, sự hướng dẫn của người thầy là rất quan trọng, để học sinh làm quen với cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề, giải thích vấn đề, tổng hợp vấn đề và đánh giá vấn đề, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa theo các bước sau: Đọc lần 1: đọc tựa chương, tựa bài, đọc lướt nhanh nội dung của mỗi mục, sau đó viết nhanh ra giấy những nội dung cần lưu ý nhưng không cần thiết phải viết đầy đủ nội dung của cả câu, cả đoạn mà chỉ cần thay thế nội dung đó bằng một từ hoặc một cụm từ để diễn tả. Đọc lần 2: Đọc lại nội dung, cố gắng hiểu từng phần, kết hợp ghi nhớ các hình ảnh minh họa có trong sách giáo khoa để hỗ trợ cho việc hiểu nội dung bài học. Phần này đòi hỏi người học phải có khả năng tư duy, nhưng cách làm này không khó chỉ yêu cầu học sinh có tính chịu khó mà thôi. Đọc lần 3: Nắm được mối liên hệ giữa các mục trong bài và đừng quên đọc cả câu hỏi ở mỗi mục và cuối bài, để định hướng nội dung trả lời. Học sinh cần gạch chân một số từ hoặc cụm từ quan trọng có liên quan đến câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc khó hiểu để tập trung vào nội dung đó khi nghe thầy giảng trên lớp. Như vậy sau 3 lần đọc, học sinh đã hình thành sơ lược được nội dung của bài. Bước2: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa khi học ở nhà Sau bước 1: đọc sách giáo khoa, ở bước 2 này học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa như: các câu hỏi cuối mỗi mục, mỗi bài. Hay tìm hiểu những nội dung mà giáo viên giao về nhà. Tuy nhiên ở phần này cần lưu ý: nên đưa ra những câu hỏi trọng tâm, không hỏi những câu hỏi rời rạc, số câu hỏi ít. Khi được giao những công việc cụ thể, các em sẽ phải hoàn thành và phải học tập một cách độc lập, sáng tạo. Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa trên lớp: Khi học sinh đã quen dần với phương pháp đọc sách giáo khoa ở nhà, giáo viên có thể rèn luyện cho học sinh cách đọc sách giáo khoa tại lớp. Hình thức này yêu cầu các hoạt động của học sinh cao hơn, nhạy bén hơn và người thầy cũng phải kiên trì hơn, vì không phải một sớm, một chiều mà học sinh làm tốt được. Nhưng khi học sinh đã có thói quen này thì sẽ khắc phục phần nào tình trạng nội dung bài học quá dài. Học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi đối chiếu so sánh với sách giáo khoa, thậm chí nhiều học sinh không ghi theo bài giảng của giáo viên mà lại chép trong sách giáo khoa. Vì vậy, bài giảng của giáo viên không nên lặp lại ngôn ngữ trong sách giáo khoa mà nên diễn đạt bằng lời của mình Một biện pháp thường hay sử dụng khi giảng dạy ở trên lớp là cho học sinh đọc sách giáo khoa rồi tự các em tóm tắt, kể lại những nội dung cơ bản. Thông thường, những kiến thức ít phức tạp, không đòi hỏi phải giải thích hay phân tích nhiều của giáo viên thì nên sử dụng biện pháp này. Đó là các kiến thức về diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh hay tiểu sử của một nhân vật mà các em quen biết Đương nhiên, các em sẽ không kể lại được một cách đầy đủ, trọn vẹn. Song cần rèn luyện cho các em từng bước. Thông qua đó mà ngôn ngữ sử học của các em phát triển. Tùy điều kiện cụ thể, giáo viên sáng tạo thêm các biện pháp để phát huy hiệu quả của sách giáo khoa, làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho học sinh. Với phương pháp đọc sách giáo viên sẽ rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc với tài liệu khoa học, giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp và giành thời gian mở rộng kiến thức như kể những câu chuyện có liên quan hoặc nêu nhận định hoặc đặt câu hỏi mang tính giáo dục học sinh, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giải quyết nội dung bài học quá dài, còn học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc đọc sách giáo khoa vì tự mình khai thác nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của người thầy. Việc yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa là một trong những phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Và phương pháp này sẽ gặp không ít trở ngại vì thói quen thụ động của học sinh, vì vậy thầy cô cần phải kiên trì, thực hiện từng bước nhưng phải kiên quyết, phải “đến nơi đến chốn”, phải hướng dẫn các em cách đọc sách giáo khoa và thường xuyên kiểm tra, khi kiểm tra cần tập trung nhiều vào việc đánh giá sự hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh hơn là kiểm tra kết quả đúng hay sai và người thầy cũng đừng quên tìm ý đúng mà khen. * Giải pháp 2: Người thầy phải đóng vai trò chủ đạo: Người thầy tìm cách vượt ra khỏi tâm lí môn phụ, không cho phép “ngồi chờ” có đủ điều kiện mới tiến hành mà cần phải làm ngay với mức độ phù hợp, phải biết tạo sự cuốn hút môn học bằng cách đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu một tiết dạy, luôn tạo mới mẽ cho mỗi tiết học, quyết tâm từ bỏ thói quen dạy học theo kiểu truyền đạt kiến thức một chiều, chỉ nói lại những nội dung có sẵn trong sách giáo khoa. Đồng thời trong cách diễn đạt của giáo viên, ngôn ngữ phải rõ ràng, giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn, gây xúc cảm cho học sinh, tạo cho học sinh hình thành biểu tượng, từ đó tạo tính chiều sâu trong tiết dạy: Bước thứ nhất của công việc giảng dạy lịch sử là làm thế nào khêu gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, làm rõ mục đích học tập. Tuy nhiên động cơ học tập của học sinh rất đa dạng và chưa bền vững, biểu hiện ở những thái độ nhiều khi mâu thuẫn, từ rất tích cực đến thờ ơ, lười biến, từ nổ lực học tập đến thụ động học thuộc từng câu, từng chữ, hứng thú học bài này, môn học này nhưng hoàn toàn không hào hứng học bài khác, môn học khác. Bước thứ 2: Để các em có động cơ, thái độ đúng đắn trong học tập thì tài liệu học tập phải có nội dung khoa học súc tích, phải được định hướng rõ rệt, phải gắn với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên phải biết gợi mở, khêu gợi nhu cầu tìm hiểu của học sinh phải giúp cho các em có phương pháp học tập phù hợp để tránh bị thất bại. Công việc này thường được tiến hành trong bài mở đầu cũng như phần đầu của mỗi giờ học trong suốt quá trình giảng dạy. Những giáo viên có kinh nghiệm thường kết hợp hai yêu cầu đó. Mở đầu bài giảng, giáo viên giúp học sinh thấy được mục đích và yêu cầu của bài, đưa ra một số vấn đề trong nội dung bài học có khả năng khêu gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến họ khao khát muốn được biết, kích thích tính tích cực học tập của học sinh. Ví dụ: Ở Lịch sử 8, Khi dạy học bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 ở mục 3 phần II về những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước, giáo viên có thể khêu gợi, kích thích nhu cầu nhận thức của học sinh như sau: “Các em đã tìm hiểu về những hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà cách mạng khác. Vậy, hoạt động của Nguyễn Tất Thành có gì khác với các bậc tiền bối ? Hoặc khi dạy bài 1: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, giáo viên có thể định hướng nhận thức cho học sinh như sau: “Tại sao cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX trong khi các nước ở Châu Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng”. Hay ở bài 29: “Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam” , giáo viên đặt câu hỏi: Sau khi Pháp hoàn thành việc xâm lược nước ta, việc tiếp theo của thực dân Pháp là làm gì? * Giải pháp 3: Tạo hứng thú học tập cho học sinh Để tạo được hứng thú học tập môn Lịch sử cho các em ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về giáo án, tranh ảnh, bản đồ, kết hợp nhiều phương pháp dạy hoc: thuyết trình, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm...., giáo viên còn phải đẩy mạnh năng cao năng lực chuyên môn, trình độ tin học, tiến hành các hoạt động ngoại khóa, vui chơi với môn Lịch sử, vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học lịch sử....Với nhiều phương pháp như vậy sẽ tạo ra hứng thú cho học sinh, từ đó lôi kéo học sinh tham gia vào tiết hoc. Tổ chức vui chơi với môn Lịch sử Việc xây dựng các sự kiện qua các câu hỏi trò chơi và mối liên hệ giữa chúng là một trong những biện pháp giúp học sinh nhớ ngay sự kiện cơ bản ở trên lớp, đồng thời kích thích tính tích cực học tập của các em. Qua đó tạo thêm sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Ví dụ: Sau khi học xong bài 26: “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX (lịch sử 8 trang 125).Chúng ta có thế tổ chức trò chơi ô chữ để cho các em xâu chuổi các sự kiện, hiện tượng lịch sử lại với nhau để các em khắc sâu hơn kiến thức và có hứng thú học tập thông qua các câu hỏi gợi ý. Câu 1: Ri-vi-e bị giết ở đâu? Câu 2: Ông Vua trẻ kiên quyết chống Pháp là ai? Câu 3:Tên hiệp ước triều đình kí với Pháp năm 1884? Câu 4: Thành miền Tây mà Phan Thanh Giản dâng cho Pháp? Câu 5: Tên thật của vua Hàm Nghi? Câu 6: Tên dãy núi vua Hàm Nghi vượt để sang Hà Tĩnh? Câu 7: Người đứng đầu phe chủ chiến là ai? Câu 8: Nơi vua Hàm Nghi bị đi đày? Đáp án của các ô chữ: C ¢ U G I ¢ Y H A M N G H I P A T ¥ N ¤ T V I N H L O N G ¦ N G L I C H T R ¦ ¥ N G S ¥ N T ¤ N T H ¢ T T H U Y £ T A N G I £ R I Ở bài 15: cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921), giáo viên cho học sinh củng cố kiến thức bằng một bài tập: Em hãy nối ô bên trái (thời gian) với ô bên phải (dữ kiện lịch sử) sao cho phù hợp: 7/ 10/ 1917 Lê Nin đến điện X mô-nưi 24/10/1917 Cách mạng giành thắng lợi trên toàn nước Nga 25/10/ 1917 Lê Nin từ Phần Lan trở về Pê- tơ- rô-grat Đầu năm 1918 Quân cách mạng tấn công vào Cung điện Mùa Đông Đáp án: 7/ 10/ 1917 Lê Nin đến điện X mô-nưi 24/10/1917 Cách mạng giành thắng lợi trên toàn nước Nga 25/10/ 1917 Lê Nin từ Phần Lan trở về Pê- tơ- rô-grat Đầu năm 1918 Quân cách mạng tấn công vào Cung điện Mùa Đông Hay trong bài 20 sử 9: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936- 1939, giáo viên cho học sinh làm bài tập: điền vào
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_khac_phuc_kho_khan_trong_day_hoc.doc