SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Hoằng Truờng

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Hoằng Truờng

Như chúng ta đã biết trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản đó là: Hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các hoạt động ngoài hệ thống môn học thường gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Mặc dù chỉ là hoạt động giáo dục ngoài kế hoạch dạy học các môn chính khóa, nhưng hoạt động này lại là công cụ mạnh mẽ để phát triển giá trị, nội dung, các quan hệ xã hội thực tiễn một cách sâu sắc.

Thứ nhất: Chương trình giáo dục phổ thông HĐGDNGLL thực sự là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Một mặt nó kiểm nghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt và việc mở rộng kiến thức; mặt khác thông qua các HĐGDNGLL người học nâng cao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế trong cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹ năng sống và tính thẩm mỹ. Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại, học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại.

Thứ hai: Với những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, về xã hội của tuổi học trò việc tổ chức các HĐGDNGLL thì đây là dịp tạo cho các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ được kinh nghiệm giao tiếp, giàu thêm vốn sống cho mình, mở được một tầm nhìn thực tế.

Thứ ba: Trong HĐGDNGLL, nếu tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian, tham gia lễ hội ở địa phương, văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc và chăm sóc đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ. thì càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “lòng tự hào dân tộc”. Từ đó giúp các em có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có ý thức phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội, góp phần hình thành nhân cách mới con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế, những năm qua việc tổ chức quản lý các hoạt động GDNGLL ở trường THCS chưa được đầu tư thích đáng cả về kế hoạch, nguồn lực, nội dung, hình thức tổ chức còn đơn điệu; học sinh chưa tích cực, chủ động tham gia, hiệu quả đem lại chưa cao. Vì thế chưa phát huy được tác dụng của HĐGDNGLL trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Hoằng Truờng làm đề tài nghiên cứu.

 

doc 19 trang thuychi01 5620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Hoằng Truờng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản đó là: Hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học và các hoạt động ngoài hệ thống môn học thường gọi là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Mặc dù chỉ là hoạt động giáo dục ngoài kế hoạch dạy học các môn chính khóa, nhưng hoạt động này lại là công cụ mạnh mẽ để phát triển giá trị, nội dung, các quan hệ xã hội thực tiễn một cách sâu sắc.
Thứ nhất: Chương trình giáo dục phổ thông HĐGDNGLL thực sự là một bộ phận quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Một mặt nó kiểm nghiệm kiến thức đã có, bổ sung những kiến thức còn thiếu hụt và việc mở rộng kiến thức; mặt khác thông qua các HĐGDNGLL người học nâng cao tầm hiểu biết và nhận thức đầy đủ hơn về xã hội, gắn kiến thức đã học với thực tế trong cuộc sống, tăng cường phát triển trí lực, thể lực, rèn luyện kỹ năng sống và tính thẩm mỹ. Đây là con đường dẫn dắt các em từng bước đến với nền văn hóa, xã hội của dân tộc và nền văn hóa văn minh của nhân loại, học tập những cái hay, cái đẹp mà thế giới và dân tộc đã để lại.
Thứ hai: Với những đặc điểm riêng biệt về tâm lý, về xã hội của tuổi học trò việc tổ chức các HĐGDNGLL thì đây là dịp tạo cho các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn để có thêm những hiểu biết, tích luỹ được kinh nghiệm giao tiếp, giàu thêm vốn sống cho mình, mở được một tầm nhìn thực tế.
Thứ ba: Trong HĐGDNGLL, nếu tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian, tham gia lễ hội ở địa phương, văn hóa nghệ thuật truyền thống dân tộc và chăm sóc đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ... thì càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về tình cảm, đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, “lòng tự hào dân tộc”. Từ đó giúp các em có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có ý thức phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội, góp phần hình thành nhân cách mới con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế, những năm qua việc tổ chức quản lý các hoạt động GDNGLL ở trường THCS chưa được đầu tư thích đáng cả về kế hoạch, nguồn lực, nội dung, hình thức tổ chức còn đơn điệu; học sinh chưa tích cực, chủ động tham gia, hiệu quả đem lại chưa cao. Vì thế chưa phát huy được tác dụng của HĐGDNGLL trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Hoằng Truờng làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động GDNGLL, đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Hoằng Trường.
1.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: Công tác tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường 
THCS Hoằng Trường.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Hoằng Trường.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Hoằng Trường.
- Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động NGLL ở THCS Hoằng Trường.
- Đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS Hoằng Trường.
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp nghiên cứu lí luận
+ Phân tích các tài liệu, giáo trình, tạp trí có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành Giáo dục- Đào tạo có liên quan đến công tác hoạt động GDNGLL, chọn lọc thông tin cần thiết nhằm xây dựng cở sở nghiên cứu cho đề tài.
+ Khái quát hóa các nội dung về lý luận hoạt động GDNGL.
+ Phân tích lý luận để làm rõ yêu cầu của chương trình giáo dục qua hoạt động GDNGLL.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin qua quan sát các hoạt động bằng việc tham dự buổi tổ chức hoạt động GDNGLL.
+ Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, trao tiếp các đối tượng: GVCN, HS, phụ huynh HS. 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động GDNGLL ở trường THCS
2.1.1. Một số khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
Là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong các hoạt động thực tiễn về khoa học - kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, thăm quan du lịch... được thực hiện ngoài giờ lên lớp nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh.
2.1.2. Những vấn đề cơ bản của tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
*Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Điều lệ trường THCS trường THPT và trường PT có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo thông tư số 12/2001/TT-BGD ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) đã xác định tính pháp lý về vị trí vai trò của HĐ GDNGLL trong công tác GD học sinh theo đó hoạt động GDNGLL là một bộ phận thống nhất của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường vị trí, vai trò có tính pháp lý của hoạt động GDNGLL của nhà trường là: 
Các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động NGLL nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện về mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năn lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Xây dựng tư cách và trảch nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tực học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Theo Đặng Vũ Hoạt, hoạt động GDNGLL: là một trong ba kế hoạch đào tạo (đó là kế hoạch dạy học, kế hoạch GDNGLL, kế hoạch hướng nghiệp dạy nghề) của trường trung học cơ sở nhằm thục hiện mục tiêu đào tạo của cấp học theo các hướng giáo dục: nhân văn, khoa học và kĩ thuật.
Hoạt động GDNGLL có các vai trò sau:
- Hoạt động GDNGLL là sự nối tiếp hoạt động dạy - học, do đó tạo nên sự hài hoà, cân đối của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất nhằm “hiện thực hoá" mục tiêu của cấp học.
	- Hoạt động GDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp và hoạt động giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên, giữa các lớp trong trường và cộng đồng xã hội.
	- Hoạt động GDNGLL lớp thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
	- Hoạt động GD NGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học - kỉ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí... để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường...).
	* Vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL với việc phát huy tính tích cực hoạt của học sinh:
Có thể nói tính tích cực hoạt động là thành phần rất cơ bản trong cấu trúc của một nhân cách. Tính tích cực đó chỉ có thể được nảy sinh và phát triển bằng sự tham gia trực tiếp của con người vào hoạt động; đối với học sinh, tính tích cực hoạt động là một trong những yêu cầu không thể thiếu được của quá trình học tập và rèn luyện của các em.Tham gia vào hoạt động tập thể là cách tốt nhất để học sinh đuợc rèn luyện tính tích cực. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức tổ chức đa dạng giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
	Hoạt động GDNGLL với tính đa dạng của nó sẽ thu hút học sinh tham gia vào quá trình tổ chúc hoạt động. Tính đa dạng và phong phú của hoạt động GD NGLL thể hiện rõ ở nội dung hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động, các điều kiện thực hiện hoạt động, chính điều đó sẽ là một trong những yếu tố quan trọng kích thích tính tích cực hoạt động của học sinh.
	Để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh thì hoạt động GDNGLL giữ vai trò chủ chốt trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường, với đặc thù của hoạt động GDNGLL, với chương trình và quỹ thời gian thực hiện được khẳng định trong chương trình, hoạt động GDNGLL đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để học sinh rèn luyện tính tích cực hoạt động.
	Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động của học sinh trong hoạt động GDNGLL:
Trong hoạt động GD NGLL, tính tích cực được biểu hiện khi học sinh tham gia vào quá trình tổ chức và điều khiển hoạt động của chính tập thể mình: 
	- Thứ nhất, tìm tòi và lựa chọn các hình thức hoạt động đa dạng khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của các em. Đây là một biểu hiện của tính tích cực hoạt động của học sinh. Các em thích những hoạt động do chính mình tự đề xuất và tự tổ chức.
	- Thứ hai, tính tích cực của học sinh được thể hiện trong việc chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động, phân công nhau chuẩn bị các công việc cho hoạt động. Trong quá trình chuẩn bị, học sinh tự bàn bạc và tìm ra những biện pháp thực hiện các công việc cho hoạt động.
	- Thứ ba, tính tích cực còn được thể hiện ở sự tham gia nhiệt tình và sáng tạo của học sinh. Mỗi học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt động sẽ tham gia đóng góp ý kiến nhằm thống nhất các công việc cần chuẩn bị cho hoạt động. Các em cùng nhau suy nghĩ để tìm ra những hình thức hoạt động mới, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của tập thể mình.
	- Thứ tư, tính tích cực còn được thể hiện ờ khâu đánh giá kết quả hoạt động. Trên cơ sở những tiêu chí đánh giá, các em cùng nhau xem xét và phân tích những mặt đạt được, đồng thời tự rút ra những điểm còn hạn chế cần phải khắc phục.
	- Thứ năm, sự phối hợp điều khiển một cách nhịp nhàng giữa các em giữ vai trò điều khiển hoạt động cũng là một biểu hiện của tính tích cực hoạt động của học sinh.
*Mục tiêu tổ chức hoạt động GD HĐNGLL:
- Củng cố khắc sâu những kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức và kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi THCS như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, lao động và công tác xã hội.
- Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên xã hội.
* Nhiệm vụ của các hoạt động GDNGLL
- Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức
+ Hoạt động GD NGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp; đồng thời qua các hoạt động thực tế, học sinh có thêm những hiểu biết,những kiến thức mới, mở rộng nhân sinh quan với thế giới xung quanh, với cộng đồng xã hội.
+ Hoạt động GDNGLL giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống (tự nhiên, xã hội) đặt ra.
+ Hoạt động GDNGLL giúp học sinh định hướng nhận thức biết tự điều
chỉnh hành vi đạo đức, lối sống phù hợp. Qua đó cũng từng bước làm giàu thêm vốn sống, kinh nghiệm thực tế, xã hội cho các em.
 	+ Hoạt động GDNGLL giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội; có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước; đồng thời làm tăng thêm sự hiểu biết của các em về Bác Hồ về Đảng, Đội, để các em thực hiện tốt nghĩa vụ của người học sinh, người đội viên, đoàn viên.
+ Hoạt động GDNGLL giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tính thời đại như hoà bình và hữu nghị, dân số môi trường, an ninh biển đảo, tệ nạn xã hội, pháp luật và đời sống...
- Nhiệm vụ giáo dục về thái độ:
+ Hoạt động GDNGLL tạo cho học sinh sự hứng thú và lòng ham muốn hoạt động; hoạt động phải mang lại lợi ích cho học sinh để thu hút, lôi cuốn các em tự giác tham gia thì mới đạt hiệu quả giáo dục.
+ Hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào các giá trị mà các em phải vươn tới, đó là các giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, của quê hương, đất nước, của trường của lớp... để trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tích cực, công dân có ích cho xã hội mai sau.
+ Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho HS những tình cảm đạo đức trong sáng (tình cảm thầy-trò, tình cảm bạn bè, tình cảm quê hương, đất nước), qua đó giúp các em biết trân trọng những cái tốt, cái đẹp; biết ghét những cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp trong cuộc sống.
+ Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng xây dựng cho học sinh lối sống và nề nếp phù hợp với đạo đức, pháp luật, truuyền thống tốt đẹp của địa phương đất nước.
+ Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh tích tích cực năng động sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường của lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.
+ Hoạt động GDNGLL còn góp phần giáo dục cho học sinh tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới.
- Nhiệm vụ rèn luyện các kỹ năng
+ Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, những thói quen tốt trong học tập và rèn luyện.
+ Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng tự quản, trong đó có kỹ năng tổ chức, kỹ năng điều khiển, kỹ năng tham gia và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả; kỹ năng nhận xét đánh giá kết quả hoạt động.
+ Hoạt động GD NGLL rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự giáo dục, tự điều chỉnh, kỹ năng hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ, các vấn đề đặt ra của hoạt động thực tiễn.
*Nội dung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
Thực tế, nội dung của hoạt động GDNGLL rất phong phú và đa dạng, chủ yếu tập trung vào 5 loại hình hoạt động sau đây:
Hoạt động xã hội nhân văn
+ Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế hoặc những sự kiện đáng chú ý ở địa phương.
+ Thi tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của nhà trường và địa phương.
+ Tuyên truyền cổ động về nội qui nhà trường, những qui định về pháp luật (như Luật giao thông, trật tự công cộng...); những chính sách lớn của nhà nước (như dân số, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội...) và những qui định của địa phương.
+ Hưởng ứng và tham gia các hoạt động lễ hội, hoạt động văn hoá truyền thống ở địa phương.
+ Công tác Trần Quốc Toản và các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm ở địa phương...
+ Phụ trách sao Nhi đồng (ở địa phương)
Hoạt động văn hoá nghệ thuật và thẫm mĩ:
+ Sinh hoạt văn nghệ, thơ ca múa hát, kể chuyện ...được thể hiện dưói nhiều hình thức khác nhau.
+ Đọc sách báo, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật.
+ Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, du lịch, cắm trại.
+ Thi vẻ đẹp học sinh tuổi thiếu niên,
+ Thi khéo tay và trưng bày triển lãm những sản phẩm và thành tích nhân ngày hội học sinh hay kết hợp trong hoạt động tập thể của trường và của lớp.
+ Các hoạt động câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi và hứng thú của học sinh.
Hoạt động vui chơi giải trí:
+ Thể dục giữa giờ chống mệt mỏi; tập và chơi thể thao theo lớp hoặc khối, trường như bóng đá, bóng bàn, điền kinh, cờ quốc tế.
+ Các trò vui chơi giải trí như các loại trò chơi vận động, trò chơi thể thao, trò chơi trí tuệ.. .xen kẽ trong các tiết sinh hoạt tập thể của lớp, hoặc của trong giờ ra chơi, trong các ngày hội.
+ Tổ chức ngày hội vui khoẻ, biểu diễn thi đấu.
Hoạt động tiếp cận khoa học (tự nhiên, xã hội; kĩ thuật và hướng nghiệp).
+ Các trò chơi (tìm hiểu về xã hội, khoa học theo các chuyên đề về các môn học) 
+ Sưu tầm, tìm hiều về các danh nhân, nhà bác học, những tấm gương ham học, say mê phát minh, sáng chế.
+Tham quan các cơ sở sản xuất-các công trình khoa học, xem triển lãm về thành tựu kinh tế- kĩ thuật.
+ Thi làm đồ dùng học tập, dụng cụ trực quan....
Hoạt động lao động công ích:
+ Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường và các khu vực của trường tham gia vệ sinh môi trường chung.
+ Trang trí lớp học, trồng cây, làm bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp.
* Các nguyên tắc và phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL 
 Các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích: Mục đích quản lý gắn với việc nâng cao chất lượng của HĐGDNGLL thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện.
- Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Quản lý HĐGDNGLL tính đến sao cho chi phí ít nhất về nguồn lực, thời gian nhưng đem lại hiệu quả cao.
- Nguyên tắc phát huy tính tích cực chủ động, tích cực của giáo viên và học sinh: HĐGDNGLL là hoạt động của người học, do người học, nhưng do giáo viên tổ chức, thiết kế vì vậy cần phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh trong tổ chức hoạt động nhằm biến quá trình tổ chức thành quá trình tự tổ chức dưới sự định hướng của nhà quản lý.
- Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế: Quản lý HĐGDNGLL ở trường THCS theo định hướng xây dựng trường học thân thiện thực hiện theo hệ thống các văn bản có tích pháp lý của Bộ GD- ĐT, những Thông tư hướng dẫn của ngành và văn bản chỉ đạo của Sở GD-ĐT và Nghị quyết của Hội đồng trường THCS.
Các phương pháp: 
- Phương pháp tâm lý - giáo dục
+ Tổ chức thuyết phục động viên giáo viên, học sinh nhận thức đúng về chủ trương, nội dung phong trào xây dựng trường học thân thiện, về vai trò, ý nghĩa của tổ chức hoạt động GDNGLL. 
+ Tạo môi trường để thu hút người học tham gia một cách tự giác, tích cực vào hoạt động GDNGLL.
+ Xây dựng động cơ tham gia hoạt động đúng đắn cho học sinh
- Phương pháp hành chính: 
Xây dựng, sử dụng hệ thống các văn bản có căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL, điều khiển, quản lý, chỉ đạo HĐGDNGLL. Quán triệt hệ thống văn bản đó tới từng giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh, tiến hành, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động theo hệ thống văn bản đã hướng dẫn.
- Phương pháp tổ chức: 
Xây dựng nội quy HĐGDNGLL, xây dựng cơ chế phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường với lực lượng xã hội để thực hiện có hiệu quả tổ chức HĐGDNGLL.
- Phương pháp kinh tế: 
Huy động nguồn tài chính từ các tổ chức để động viên khuyến khích học sinh tham gia HĐGDNGLL bằng các hình thức thưởng theo kết quả đạt được của học sinh.
2.2.Thực trạng hoạt động GDNGLL ở trường THCS Hoằng Trường
2.2.1.Đặc điểm tình hình 
*Thuận lợi
Trường THCS Hoằng Trường thuộc thôn 3 xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hoá có diện tích 5482 m2 được xây dựng trong một khuôn viên thoáng mát nhiều cây xanh với môi trường đảm bảo. Năm học 2016-2017 có 670 HS chia ra 16 lớp mỗi khối 4 lớp với tổng số 37 cán bộ giáo viên và nhân viên.
	Mặc dù địa phương là một xã nghèo bãi ngang của một trong các xã vùng biển của huyện Hoằng Hoá. Song những năm gần đây với sự quan tâm của Đảng và nhà nước cũng sự nỗ lực của chính quyền nhân dân, đặc biệt là sự phấn đấu quyết tâm của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường, năm 2015 nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. 
	Cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo cho công tác dạy và học, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, trình độ đạo tạo căn bản, tỷ lệ giáo viên có độ tuổi còn trẻ cao. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể và hội cha mẹ học sinh có nề nếp.
*Khó khăn:
	Địa phương là một xã vùng biển thuộc xã nghèo bãi ngang có dân số đông (gần 12 nghìn người) chủ yếu làm nghề đi biển và dịch vụ; một số ít nhân dân làm nông nghiệp nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung điều kiện kinh tế xã hội còn chậm phát triển hơn so với các địa phương khác của huyện Hoằng Hoá. Đặc biệt là sự quan tâm của gia đình và phong trào học tập trong nhân dân chưa cao. Tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm còn cao. Còn nhiều học sinh chậm tiến, chưa chăm ngoan .
	Đội ngũ cán bộ giáo viên còn trẻ kinh nghiệm ít nhà lại xa truờng (đa số cán bộ giáo viên là ở nơi khác đến công tác). Các hoạt động đoàn thể ở địa phương chưa phát triển. Năng lực hoạt động của hội cha mẹ học sinh còn hạn chế...
2.2. 2. Tổ chức khảo sát thực trạng
- Mức độ nhận thức của các đối tượng về hoạt động GDNGLL
- Sự phối hợp của các lực lượng tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện nội dung hoạt động GDNGLL.
2.2.3. Kết quả khảo sát
- Thực trạng nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh
+ Nhận thức của giáo viên: Hoạt động GDNGLL theo định hướng xây dựng trường học thân thiện có vai trò quan trọng trong việc h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_ngoai_gio_l.doc