SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na

Tại trường Mầm non Ea Na. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương trình giáo dục mầm non mới theo kế hoạch giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ trẻ nhằm nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Song trong cách lựa chọn biện pháp, giải pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ phát huy được tích cực, hứng thú trong mọi hoạt động còn lúng túng chưa thiết thực, thực tiễn chưa đạt được hiệu quả cao so với việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số giáo viên còn dạy trẻ theo hướng một chiều, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được trao đổi, chưa mạnh dạn thể hiện nhu cầu của bản thân, vì một số giáo viên sợ trẻ không thực hiện được các nhiệm vụ hoặc chỉ số mà giáo viên đã lựa chọn.

 Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: [Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.]

 [Nguyên tắc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm là quá trình; Chăm sóc giáo dục xuất phát từ nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Trong quá trình giáo dục trẻ, nhà giáo dục luôn phát huy tính tích cực, tự lập của trẻ, giữ vai trò là người hỗ trợ “thang đỡ”, “điểm tựa” cho trẻ trong mọi quá trình hoạt động.]

Là giáo viên đứng lớp giảng dạy trẻ 5 – 6 tuổi, tôi nhận thấy đầu năm học đa số trẻ còn nhút nhát, một số trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năng thao tác của mình trong các quá trình chơi và học, trẻ thường chơi theo bắt chước giáo viên hoặc bạn, chưa thực sự trải nghiệm, thể hiện nhu cầu hứng thú của bản thân, một phần do các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động chưa mang tính mở, mặt khác giáo viên chưa thực sự là “Thang đỡ” hay “Điểm tựa” cho trẻ để có thể khơi dậy nhu cầu thể hiện hứng thú của trẻ, dẫn đến kết quả giờ học chưa cao. Từ đó trong suy nghĩ của tôi luôn đặt ra những câu hỏi: “Tại sao mỗi cá thể trẻ là một cá thể riêng nhưng lại cùng thao tác chơi, lý do chính khiến trẻ chưa thể hiện được hứng thú, nhu cầu nguyên nhân là do đâu?”, “Làm thế nào giúp trẻ khơi dậy và phát huy tiềm năng còn ẩn trong mỗi trẻ?” Chính vì vậy tôi tiếp tucj mọi giair pháp, biện pháp cải tiến đề tài nhaừm nâng cao hiệu quả của sáng kiến.

Đối tượng nghiên cứu đề tài:

Một số giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Phạm vi nghiên cứu:

Trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na.

Thời gian thực hiện:

Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 năm học 2018 –2019

 

doc 28 trang hoathepmc36 28/02/2022 8373
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÊN SÁNG KIẾN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI LỚP LÁ 3 TRƯỜNG MẦM NON EANA
THÔNG QUA BỘ MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC 
THỂ LOẠI TRUYỆN KỂ
Lĩnh vực	: Chuyên môn
Họ và tên tác giả	: Đặng Thị Hải Yến
Đơn vị	: Trường MN Ea Na
Krông Ana, tháng 04 năm 2019
Họ và tên tác giả: 
Đơn vị công tác: 
Trình độ đào tạo: 
Môn đào tạo: 
Krông Ana, tháng năm 2016
MỤC LỤC
 * Phần thứ nhất: Mở đầu...........................................................................3
I. Đặt vấn đề:	3
II. Mục đích nghiên cứu:	5
* Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề	6
I. Cơ sở lí luận của vấn đề	6
II. Thực trạng vấn đề	8
III. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 	11
- Giải pháp 1..............................................................................................11
- Giải pháp 2..............................................................................................12
- Giải pháp 3...............................................................................................15
- Giải pháp 4..............................................................................................17
- Giải pháp 5..............................................................................................19
- Giải pháp 6...............................................................................................20
IV. Tính mới của giải pháp	21
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	21
* Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị	22
I. Kết luận	22
II. Kiến nghị 	24
* Danh mục tài liệu tham khảo	25
*Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường	26
Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp huyện	27
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na. 
Phần thứ nhất: Mở đầu
I. Đặt vấn đề.
- Lý do lý luận:
 	Giáo dục mầm non là nấc thang khởi đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Song mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về mọi mặt như hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm sinh lý. Vậy nên mỗi trẻ em sẽ có nhu cầu và hứng thú, cách tiếp thu khác nhau nhưng chúng đều có thể thành công. Trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” sẽ mang lại hiệu quả cao khi có sự hỗ trợ trẻ theo hướng mở, dưạ trên sự hứng thú và những gì trẻ thích trải nghiệm. [Tại Điều 22, Luật Giáo dục 2005 của nước ta xác định; Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1]. Trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai chính vì vậy mà tại [Đại hội Đảng khóa IX đã chỉ rõ: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người]. [Tại nghị quyết TW2 Ban chấp hành TW khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và đào tạo là: Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp giáo dục tiến tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học]. 
 	Theo ý kiến các chuyên gia tại [Module mầm non 1d thì các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng; Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ]. Thế hệ trẻ sẽ trưởng thành và khẳng định được bản thân là những chủ nhân tương lai của đất nước nếu ngay bây giờ, những người giáo dục biết tiếp cận và áp dụng được phương pháp dạy học tích cực, khơi dậy và phát triển những tiềm năng ngay từ những thời kỳ đầu của trẻ bằng cách giáo dục trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”.
- Lý do thực tiễn:
 Để đạt được hiệu quả cao trong [Kế hoạch giáo dục số 15/KH-SGDĐT ngày 23 tháng 02 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020]. Không ai khác là đội ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. [Nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm]. 
 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có tác phong, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm chuyên sâu, không những thế cần nhiệt tình yêu nghề mến trẻ gần gũi trẻ mới có thể hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của từng độ tuổi, tính cách, nhu cầu hứng thú cách thực hiện của mỗi cá thể trẻ. Bởi “Mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt”, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm trí tuệ và tâm lý, văn hóa, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình. Chính vì vậy mà mỗi trẻ em có nhu cầu hứng thú, cách học và cách tiếp thu kiến thức riêng, nhưng mỗi đứa trẻ đều có thể thành công trong mọi lĩnh vực.
Tại trường Mầm non Ea Na. Đội ngũ giáo viên đã thực hiện được chương trình giáo dục mầm non mới theo kế hoạch giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. Biết ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác những thông tin trên mạng nhằm áp dụng vào các hoạt động thiết thực một cách hợp lý và mang tính giáo dục cao. Biết phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ trẻ nhằm nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Song trong cách lựa chọn biện pháp, giải pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ phát huy được tích cực, hứng thú trong mọi hoạt động còn lúng túng chưa thiết thực, thực tiễn chưa đạt được hiệu quả cao so với việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Đa số giáo viên còn dạy trẻ theo hướng một chiều, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được trao đổi, chưa mạnh dạn thể hiện nhu cầu của bản thân, vì một số giáo viên sợ trẻ không thực hiện được các nhiệm vụ hoặc chỉ số mà giáo viên đã lựa chọn.
	Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: [Chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ.] 
	[Nguyên tắc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm là quá trình; Chăm sóc giáo dục xuất phát từ nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ. Trong quá trình giáo dục trẻ, nhà giáo dục luôn phát huy tính tích cực, tự lập của trẻ, giữ vai trò là người hỗ trợ “thang đỡ”, “điểm tựa” cho trẻ trong mọi quá trình hoạt động.]
Là giáo viên đứng lớp giảng dạy trẻ 5 – 6 tuổi, tôi nhận thấy đầu năm học đa số trẻ còn nhút nhát, một số trẻ chưa mạnh dạn thể hiện khả năng thao tác của mình trong các quá trình chơi và học, trẻ thường chơi theo bắt chước giáo viên hoặc bạn, chưa thực sự trải nghiệm, thể hiện nhu cầu hứng thú của bản thân, một phần do các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động chưa mang tính mở, mặt khác giáo viên chưa thực sự là “Thang đỡ” hay “Điểm tựa” cho trẻ để có thể khơi dậy nhu cầu thể hiện hứng thú của trẻ, dẫn đến kết quả giờ học chưa cao. Từ đó trong suy nghĩ của tôi luôn đặt ra những câu hỏi: “Tại sao mỗi cá thể trẻ là một cá thể riêng nhưng lại cùng thao tác chơi, lý do chính khiến trẻ chưa thể hiện được hứng thú, nhu cầu nguyên nhân là do đâu?”, “Làm thế nào giúp trẻ khơi dậy và phát huy tiềm năng còn ẩn trong mỗi trẻ?” Chính vì vậy tôi tiếp tucj mọi giair pháp, biện pháp cải tiến đề tài nhaừm nâng cao hiệu quả của sáng kiến.
Đối tượng nghiên cứu đề tài: 
Một số giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Phạm vi nghiên cứu:
Trẻ 5 – 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Ea Na. 
Thời gian thực hiện: 
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019 năm học 2018 –2019 
II. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp và biện pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” giúp giáo viên tìm ra nguyên nhân trẻ còn nhút nhát, trẻ không tự tin tham gia các hoạt động đặc biệt là hoạt động trải nghiệm.
 Áp dụng một số giải pháp biện pháp giúp giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong việc thiết kế và thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, hiểu và tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá thể trẻ từ đó có giải pháp tác động vào mỗi trẻ nhằm đạt hiệu quả cho sự phát triển toàn diện phù hợp từng cá nhân trẻ theo mục tiêu giáo dục “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1”.Tạo niềm tin và cầu nối giữa cha mẹ trẻ và nhà trường mầm non.
Việc lấy trẻ là trung tâm, nghĩa là luôn coi trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động, giáo viên luôn sẵn sàng tạo điều kiện, tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ bộc lộ tính tự lập, tự quyết định làm những điều chúng muốn, chúng thích và chúng nghĩ là một mục tiêu cơ bản mang tính định hướng quan trọng của giáo dục mầm non. 
Tính tích cực của trẻ trong hoạt động là điều kiện cho trẻ chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực cho mỗi cá thể trẻ, từ đó trẻ sẽ có thái độ đúng đắn trước mọi sự vật , hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ.
Khi xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng độ tuổi, từng vùng miền, cần lựa chọn những nội dung phù hợp với đối tượng trẻ cụ thể. Như vậy mới có thể giúp trẻ có cách thức, thái độ đúng đắn trước các sự vật hiện tượng, trẻ sẽ thể hiện được nhu cầu hứng thú của bản thân như mạnh dạn, tự tin, thích trải nghiệm, khám phá, thao tác với đồ vật, đồ chơi về các sự vật hiện tượng.
Tìm hiểu về đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non. Trong thực tế vì sao chất lượng giáo dục mà trẻ lĩnh hội chưa cao? Tại sao chưa phát huy hết khả năng, tiềm thức của mỗi đứa trẻ?. Trong thực tế trẻ còn học dưới hình thức cũ, trẻ học còn bị chi phối nhiều của giáo viên, trẻ chưa được phát huy đúng hướng lấy trẻ làm trung tâm, nghĩa là trẻ chưa thể hiện được hết khả năng, nhu cầu và hứng thú trong các hoạt động học. Phải xây dựng kế hoạch giảng dạy và lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động nhằm lấy trẻ làm trung tâm thì mới mang lại hiệu quả, sát với thực tế, phù hợp với tình hình nhận thức của trẻ trong lớp.
Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành học Mầm non.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, giải quyết được một số tình huống có vấn đề thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là các biện pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Chính vì thế mỗi giáo viên mầm non là phải lựa chọn nội dung, xác định mục tiêu và đổi mới trong hình thức tổ chức hoạt động, nhằm lôi cuốn sự tham gia tích cực của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu nghiên cứu trong đề tài tôi chọn các phương pháp sư phạm sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tôi đã nghiên cứu về các biện pháp lấy trẻ làm trung tâm, bằng cách dựa vào lí luận thực tiễn, qua các tài liệu trong chương trình mầm non mới, qua các module mầm non, trang web nhằm phân tích tổng hợp tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Qua quan sát - đàm thoại, trực quan sinh động, thực hành – luyện tập, điều tra.
 Phương pháp thống kê toán học: Điều tra - kiểm tra, xử lí số liệu đã thu thập được.
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhà giáo dục và vai trò của trẻ, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động lấy giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, những năm gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở ngoài nước và trong nước thường nói đến việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yếu của nền giáo dục mà chúng ta cần áp dụng và đổi mới.
 Vậy thế nào là nền giáo dục lấy trẻ làm trung tâm?. Là nhà giáo dục lập kế hoạch giáo dục luôn căn cứ vào trẻ, nghĩa là căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu và cụ thể hóa nội dung. Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động như:
Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòi.
Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người.
Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội áp dụng vào việc giải quyết vấn đề.
Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và nhu cầu khám phá của bản thân.
Giải quyết vấn đề: Tìm ra hướng giải quyết để đạt được kết quả trong quá trình chơi và học.
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh tri thức.
Vì sao phải xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm. Vì con người chỉ muốn nghe và làm những gì mà bản thân chưa biết, muốn làm những điều mà khả năng của chính bản thân mình làm được, trẻ em cũng vậy, chúng chỉ tích cực hoạt động khám phá, tìm tòi, thích học cái chưa được học và chưa biết và có thể mang lại kết qủa mà khả năng bản thân có thể làm được.
Vậy muốn trẻ học tập tích cực thì giáo viên không nên dạy trẻ những gì trẻ đã biết mà cần dạy cái mà trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe, hoặc giáo viên cần hỗ trợ cho trẻ thực hiện được ý tưởng mà trẻ phát minh được. Thế nên mọi hoạt động phải hướng vào trẻ, nghĩa là lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục.
 Việc xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là cần thiết, giúp giáo viên dự kiến được kế hoạch, chủ động tổ chức các hoạt động một cách có hiệu quả vì vậy khi xây dựng kế hoạch giáo dục giáo viên cần căn cứ vào tình hình nhận thức của trẻ ở lớp mình phụ trách để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu nhận thức của trẻ.
Theo tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, chuyên gia về giáo dục đầu đời tại Việt Nam cho biết [Cách tiếp nhận tốt nhất để giáo dục các phương pháp dạy học tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ là cách tiếp cận tốt, thường thể hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ].
Nhà giáo dục học mầm non Tiến sĩ Nguyễn Thị Hòa đã viết [Muốn tác động sư phạm có hiệu quả thì những tác động phải phù hợp với điều kiện bên trong của mỗi đứa trẻ. Bởi lẽ mỗi trẻ đều trải qua những giai đoạn phát triển theo trình tự như nhau nhưng với tốc độ, nhịp độ và khuynh hướng riêng, những trải nghiệm cuộc sống của mỗi trẻ không giống nhau và mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, độc đáo. Vậy nên giao nhiệm vụ cho trẻ phải khó hơn một chút so với khả năng thực của trẻ, động viên, hỗ trợ để trẻ tự mình hoàn thành nhiệm vụ được giao. Không làm thay trẻ, dành thời gian cho trẻ suy nghĩ, dẫn dắt trẻ nhận biết, phân tích, phán đoán, suy luận], mới mang lại hiệu quả cao trong học tập.
Trong lí luận dạy học mầm non, nhà khoa học J.A. Cômenxki đã chỉ ra:
 [ Dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển năng lực của trẻ và đặc biệt chuẩn bị cho trẻ đến hoạt động tự lập sau này].
Tại trường Mầm non Ea Na, căn cứ vào [kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường: Chương trình giáo dục Mầm non theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung theo thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo].
Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là “Chơi bằng học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ.
Chương trình giáo dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Nghĩa là nhà giáo dục luôn coi trọng suy nghĩ, ý tưởng của trẻ, không nhồi nhét, áp đặt mọi trẻ đều như nhau. Tuy nhiên không buông lỏng và thả nổi trẻ, mà luôn tạo cơ hội cho trẻ phát triển tính tự lập và óc sáng tạo của trẻ. Giáo viên luôn tạo sự đồng cảm, tôn trọng cá nhân trẻ, luôn là điểm dựa vững chắc mỗi khi trẻ cần.
Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
II. Thực trạng vấn đề. 
Trong thực tiễn nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Ea Na trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện, cũng như trang thiết bị dạy học phong phú và đa dạng, giúp giáo viên tiếp cận phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi đã thực hiện nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm” trong quá trình giáo dục trẻ. Chẳng hạn, khi tổ chức hoạt động, bản thân tôi đã cho trẻ chơi theo ý muốn, trẻ được lựa chọn bạn chơi và góc chơi hay trò chơi mà trẻ thích, đó là những bước đầu cho trẻ thể hiện nhu cầu, hứng thú khi chơi, tôi không áp đặt trẻ vào khuôn khổ, không áp đặt trẻ vào ý muốn chủ quan của mình. Song điều đó chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa thật sự mạnh dạn thể hiện hết nhu cầu hứng thú của bản thân trẻ khi được trải nghiệm, đa số trẻ còn chơi theo bắt chước thao tác của cô hoặc bạn chứ chưa có sự sáng tạo trong các hoạt động. 
Điều đó dễ mang lại cho trẻ sự nhàm chán và ít tập trung, trước vấn đề đặt ra trong tâm trí tôi luôn suy nghĩ; vì sao trẻ không mạnh dạn trải nghiệm? Vì sao mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt mà lại có chung thao tác chơi giống nhau?. Mặc dù trong năm học 2016- 2017 tôi đã áp dụng đổi mới phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” nhưng kết quả chưa thật sự thuyết phục tôi, dù kết quả có tính khả thi, có sự chuyển biến rõ rệt so với kết quả đối chiếu trong những năm qua nhưng bản thân tôi vẫn chưa hài lòng, khi thực tế kết quả chưa đạt được như mục tiêu mà bản thân tôi đã đặt ra.
Trước kết quả đạt được bản thân tôi nhìn nhận lại và thấy còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Cách xây dựng kế hoạch, tạo môi trường giáo dục, học liệu và phương tiện, kỹ năng sư phạm chưa đủ sức thuyết phục trẻ, chưa thực sự là đòn bẩy cho mỗi cá thể trẻ khơi dậy và phát triển được tiềm năng trong con người trẻ, đa số giáo viên còn hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực hành, trao đổi, một phần cũng do đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu hứng thú của trẻ, chưa mang tính mở nên hoạt động của trẻ chưa đạt kết quả cao.
Để tháo gỡ khó khăn này, tôi tiếp tục tìm mọi giaỉ pháp, biện pháp tiếp tục cải tiến đề tài “Lấy trẻ làm trung tâm”. Tôi đã chọn phương pháp lập kế hoạch giáo dục trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thiết kế đồ dùng học liệu mang tính mở, tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì tôi tin chắc rằng trẻ sẽ phát triển mọi nhu cầu hứng thú của bản thân tối đa khi có sự hỗ trợ kịp thời và có một môi trường vật chất và xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_lay_tre_lam.doc