SKKN Một số kinh nghiệm đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi

SKKN Một số kinh nghiệm đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi

Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên và được xem là ngành học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Ở trường mầm non trẻ luôn thực hiện theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi” một cách sinh động, nhiệt tình hơn.

Đúng vậy, với trẻ mầm non được vui chơi là niềm vui vô tận của trẻ, vui chơi được ví như cơm ăn, nước uống hàng ngày của trẻ. Xuất phát từ bản chất của giáo dục mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học, phù hợp với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi Mầm non.

Giáo dục Mầm non là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của các cấp, các ngành trong toàn xã hội. Để đáp ứng kịp với sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành giáo dục đang từng bước thực hiện đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục Mầm non. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc tổ chức hoạt động vui chơi phù hợp với từng độ tuổi đặc biệt là coi trọng đến hoạt động của từng cá nhân trẻ để giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động và cũng chỉ trong quá trình trẻ được hoạt động, trẻ được chơi thì mới giúp trẻ phát triển toàn diện. Như chúng ta đã biết đặc điểm ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng “trẻ luôn học bằng chơi, chơi mà học” chính vì vậy việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ đó chính là chúng ta đang tổ chức cho trẻ được học, được thể hiện mình để củng cố kiến thức và tiếp thu kiến thức trong quá trình chơi, chuẩn bị tốt về mọi mặt cho trẻ bước vào lớp một. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý ở tuổi mầm non là nhận thức chủ yếu bằng trực quan, cảm tính, tư duy, hình tượng, sự chú ý chủ định còn ít chưa có tính bền vững, nhanh nhớ và cũng rất chóng quên. Chính vì vậy, thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn từ đó dẫn đến sự biến đổi về chất trong tâm lý trẻ, qua chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Chơi cũng là phương tiện củng cố, mở rộng tri thức cho trẻ, giúp trẻ vận dụng những tri thức vào thực tiễn. Qua chơi trẻ phản ánh, tái tạo lại công việc của người lớn hàng ngày, thông qua việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi giúp cho trẻ phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và trẻ được củng cố, hoàn thiện dần về kiến thức mà trẻ tiếp thu được trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng qua thực tế việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường Mầm non chưa được coi trọng, tổ chức chơi cho trẻ mang tính đồng loạt, trẻ chơi tự do nhiều, cách tổ chức hướng dẫn của giáo viên còn mang tính áp đặt quá trình tổ chức buổi chơi chưa thực sự gợi ý giúp trẻ hoạt động để trò chơi được phát triển.

Là giáo viên Mầm non được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, tôi nhận thức được rằng hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng đặc biệt là trò chơi dân gian, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Chính vì điều đó mà giáo viên cần áp dụng các trò chơi dân gian có hiệu quả nhất trong các hoạt động của trẻ.

doc 18 trang thuychi01 8171
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Trong hệ thống giáo dục Quốc dân, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên và được xem là ngành học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Ở trường mầm non trẻ luôn thực hiện theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi” một cách sinh động, nhiệt tình hơn. 
Đúng vậy, với trẻ mầm non được vui chơi là niềm vui vô tận của trẻ, vui chơi được ví như cơm ăn, nước uống hàng ngày của trẻ. Xuất phát từ bản chất của giáo dục mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học, phù hợp với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi Mầm non.
Giáo dục Mầm non là trách nhiệm, nghĩa vụ chung của các cấp, các ngành trong toàn xã hội. Để đáp ứng kịp với sự phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành giáo dục đang từng bước thực hiện đổi mới phương pháp, nội dung giáo dục Mầm non. Trong đó, đặc biệt coi trọng việc tổ chức hoạt động vui chơi phù hợp với từng độ tuổi đặc biệt là coi trọng đến hoạt động của từng cá nhân trẻ để giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động và cũng chỉ trong quá trình trẻ được hoạt động, trẻ được chơi thì mới giúp trẻ phát triển toàn diện. Như chúng ta đã biết đặc điểm ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng “trẻ luôn học bằng chơi, chơi mà học” chính vì vậy việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi cho trẻ đó chính là chúng ta đang tổ chức cho trẻ được học, được thể hiện mình để củng cố kiến thức và tiếp thu kiến thức trong quá trình chơi, chuẩn bị tốt về mọi mặt cho trẻ bước vào lớp một. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý ở tuổi mầm non là nhận thức chủ yếu bằng trực quan, cảm tính, tư duy, hình tượng, sự chú ý chủ định còn ít chưa có tính bền vững, nhanh nhớ và cũng rất chóng quên. Chính vì vậy, thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn từ đó dẫn đến sự biến đổi về chất trong tâm lý trẻ, qua chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Chơi cũng là phương tiện củng cố, mở rộng tri thức cho trẻ, giúp trẻ vận dụng những tri thức vào thực tiễn. Qua chơi trẻ phản ánh, tái tạo lại công việc của người lớn hàng ngày, thông qua việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi giúp cho trẻ phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và trẻ được củng cố, hoàn thiện dần về kiến thức mà trẻ tiếp thu được trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng qua thực tế việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường Mầm non chưa được coi trọng, tổ chức chơi cho trẻ mang tính đồng loạt, trẻ chơi tự do nhiều, cách tổ chức hướng dẫn của giáo viên còn mang tính áp đặt quá trình tổ chức buổi chơi chưa thực sự gợi ý giúp trẻ hoạt động để trò chơi được phát triển. 
Là giáo viên Mầm non được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, tôi nhận thức được rằng hoạt động vui chơi đối với trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng đặc biệt là trò chơi dân gian, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Chính vì điều đó mà giáo viên cần áp dụng các trò chơi dân gian có hiệu quả nhất trong các hoạt động của trẻ. Giáo viên phải là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. 
Trước những vấn đề trên, không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi, cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỷ năng của trẻ được củng cố và bổ sung và đặc biệt trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn, bởi đây là lứa tuổi được coi là bước nhảy trong các hoạt động cũng như trong đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Nhận thức được ý nghĩa, hiệu quả của hoạt động vui chơi đối với trẻ mầm non, đặc biệt khơi dậy và giữ gìn trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết trong các trường Mầm non. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi” tại trường Mầm Non.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ nhằm phát huy tính hứng thú, luyện kĩ năng, tính tích cực trong các hoạt động. Nó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó sự phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức – Trí – Lao – Thể - Mỹ. Qua trò chơi, trẻ biết thương yêu đoàn kết với bạn bè, kính trên nhường dưới, thực sự là con ngoan của bố mẹ, trò giỏi của thầy cô. Từ đó cảm thấy thích thú khi tham gia vào các hoạt đông hàng ngày.
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng trong việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi, lớp mẫu giáo A2.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp nghiên cứu và lý luận
- Phương pháp xử lý thông tin và phân tích tổng hợp
- Phương pháp quan sát, đàm thoại.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận 
Trò chơi dân gian là một trong những kho tàng của di sản văn hoá và được xem là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Đó là sản phẩm mang tính chất vận động và tinh thần xuất phát từ lao động, sản xuất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và được lưu truyền bằng miệng, truyền tay, được trình diễn, thi đấu. Trò chơi dân gian hướng cho trẻ về với những giá trị truyền thống của cha ông, giúp trẻ thêm yêu quý và tự hào về truyền thống của dân tộc, trò chơi dân gian còn giúp cho trẻ rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống, sự khéo léo, nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp trẻ thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn trẻ theo chiều hướng tốt hơn. Việc chơi các trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ yêu dân tộc, hiểu các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc mà còn cho trẻ thấm hơn các tình yêu thương, bảo vệ môi trường sống xung quanh mình. Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi, trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.
Ở lứa tuổi mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ học mà chơi - chơi mà học. Các trò chơi dân gian như: Nu na nu nống, thả đỉa ba ba, chồng nụ chồng hoa, bịt mắt bắt dê, chơi đu, ô ăn quan,... kèm theo các câu đồng dao rèn luyện sự khéo léo, vui đùa tập thể, xây dựng tính cộng đồng, tính linh hoạt, nhanh nhẹn như: Nhảy dây, lộn cầu vồng, nhảy bao bố, đánh quay,... giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, kỹ năng, kỹ xảo cá nhân, khả năng tính toán, phán đoán chính xác, xây dựng tình đoàn kết, ý thức cộng đồng trách nhiệm. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non, thì trò chơi dân gian là vô cùng cần thiết và không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi.
2.2. Thực trạng 
* Thuận lợi:
Luôn đựơc sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục, sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian.
Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất của nhà trường cơ bản đảm bảo. Giáo viên là người địa phương, nên từ nhỏ đã được chơi và tiếp xúc với nhiều trò chơi dân gian, nên vốn hiểu biết về trò chơi dân gian đa dạng và phong phú.
* Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình tổ chức cho trẻ thực hiện vẫn còn gặp một số tồn tại sau:
+ Về phía nhà trường: Trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học của nhà trường còn nhiều hạn chế, vì vậy việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
+ Đối với trẻ:
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ chưa cao. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi, nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
 Trẻ không hứng thú vì đồ dùng và phương tiện củ, hình thức tổ chức chưa hay, không hấp dẫn trẻ, trẻ không hứng thú tham gia dẫn đến sự cảm thụ cái hay cái đẹp trong trò chơi dân gian bị hao mòn dần
+ Đối với giáo viên:
Do lớp học đông học sinh, lớp chỉ có một cô, việc chăm sóc giáo dục trẻ chiếm nhiều thời gian, vì vậy thời gian dành cho việc tổ chức các trò chơi dân gian còn hạn chế, không đạt được kết quả cao.
Giáo viên chưa thực sự đầu tư vào việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, đồ dùng chưa phong phú hấp dẫn đối với trẻ. 
+ Đối với phụ huynh:
Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ chưa thật sự hiệu quả, trong đó việc hướng dẫn, tổ chức các trò chơi dân gian chưa được phụ huynh trẻ quan tâm.
Vẫn có những phụ huynh cho rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non chỉ đơn thuần là trông trẻ chứ có học hành gì đâu. Nên dẫn đến công tác phối hợp tuyên truyền chưa tốt, chưa thống nhất về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ nói chung và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian nói riêng.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ở lớp mẫu giáo 5 tuổi do tôi phụ trách kết quả thực trạng như sau:
* Bảng khảo sát chất lượng chơi các trò chơi dân gian ở lớp 5 tuổi trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
TT
Số trẻ tham gia khảo sát
Nội dung khảo sát
Tổng số 
trẻ đạt
Tỉ lệ %
1
30
Trẻ hứng thú khi tham gia vào các trò chơi dân gian.
14
47%
2
Hiểu cách chơi, luật chơi
13
43%
3
Biết cùng nhau tự tổ chức một số trò chơi dân gian đơn giản
12
40%
4
Nhớ tên một số trò chơi dân gian
14
47%
5
Trẻ phát triển về trí tuệ qua các trò chơi
12
40%
Qua khảo sát cho thấy, kết quả còn quá thấp, điều này khiến tôi phải suy nghĩ và tìm ra những giải pháp, làm thế nào để đưa các trò chơi dân gian đến trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi do tôi phụ trách đạt kết quả tốt nhất.
Từ kết quả thực trạng trên, để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi đạt hiệu quả cao. Bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp góp phần thực hiện tốt nội dung tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong trường mầm non.
2.3. Các biện pháp thực hiện.
*Biện pháp 1: Tham mưu cùng nhà trường, mở rộng nhận thức cho trẻ thông qua các buổi tham quan thực tế ở địa phương.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi chú trọng mở rộng nhận thức cho trẻ trong các ngày hội, ngày lễ truyền thống của địa phương được tổ chức tại nhà văn hóa khu
Trong ngày hội, tổ chức cho trẻ đến dự xem các nghệ nhân múa rồng, múa lân, biễu diễn các trò chơi truyền thống của địa phương trong đó có trò chơi dân gian, từ đó khơi dậy ở trẻ lòng say mê hứng thú với các trò chơi dân gian cha ông ta để lại, góp phần lưu giữ nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc
Tham mưu với phó Hiệu trưởng nhà trường, xây dựng một lớp điểm với chủ đề: Thực hiện tốt trò chơi dân gian năm học 2018 - 2019 ở lớp tôi phụ trách, tổ chức thường xuyên và mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động, phù hợp và đảm bảo yêu cầu giáo dục đạt hiệu quả cao. Từ mô hình lớp điểm nhân rộng ra toàn trường cùng tổ chức thực hiện, sau đó có sự giao lưu giữa các khối lớp, làm tốt công tác XHHGD sưu tầm đồ dùng, đồ chơi thiết bị phục vụ cho các trò chơi.
Thường xuyên tổ chức và dự các hoạt động vui chơi của đồng nghiệp về tổ chức trò chơi dân gian
*Biện pháp 2: Lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. 
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi, mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi, khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:
+ Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
+ Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
+ Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp mẫu giáo lớn: “Thả đỉa ba ba”, “Ô ăn quan”, “ Chuyền thẻ”, “Trốn tìm”, “Đếm sao”, “Kéo co”, “Rồng rắn lên mây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Ném còn”, “Cướp cờ” “Mèo đuổi chuột” Bịt mắt bắt dê”
Ví dụ: Có những trò chơi bắt nguồn từ những bài đồng dao có thể nhập vào bài hát và lặp đi lặp lại một cách thoải mái như: Bài đồng dao của trò chơi “Ô ăn quan”: “Hàng trầu hàng cau - là hàng con gái
 Hàng bánh hàng trái – là hàng bà già, 
 Hàng hương hàng hoa – là hàng cúng phật”
Phụ thuộc vào thời tiết mà có thể chọn trò chơi cho phù hợp. Vào tiết trời mưa, không gian bị thu hẹp, có thể chơi trò đơn giản và không cần nhiều người tham gia như: Chi chi chành chành, cờ tướng, ô ăn quan... Những hôm trời khô ráo có thể chơi những trò chơi mang tính tập thể như: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây..
Trò chơi “Mèo đuổi chuột”.
Có những trò chơi rèn luyện sự khéo léo, chính xác như chơi chuyền, chơi chong chóng, thả diều... Có những trò chơi lại giúp trẻ rèn luỵên thể lực sức mạnh và dẻo dai như: Nhảy ngựa, nhảy dây, đá cầu, mèo đuổi chuột... Những trò chơi như: ô ăn quan, đánh trận giả lại rèn cho trẻ tính thông minh. Những trò vừa chơi vừa hát đồng dao như nu na nu nống, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ, rồng rắn lên mây thực sự đã đem lại cho trẻ những tiếng cười sảng khoái.
Trò chơi dân gian có một vị trí đặc bịêt quan trọng, nó không chỉ đơn giản mang tính giải trí đơn thuần mà nó còn góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước. Làm thế nào để kéo các bé đến với trò chơi dân gian đầy bổ ích và lý thú thật không đơn giản, nhưng cũng không phải là không thực hiện được. Việc lựa chọn và đưa trò chơi dân gian đến với trẻ cần được vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhưng phải lấy mục tiêu giáo dục phù hợp lứa tuổi làm tiêu chí quan trọng. Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi, đồ dùng, dụng cụ của trò chơi với chất liệu khác hiện đại, an toàn hơn nhưng vẫn đảm bảo nội dung chủ yếu và tác dụng giáo dục của trò chơi. 
Khi lựa chọn và đưa các trò chơi dân gian đến với trẻ cần chú ý các điểm sau:
Trò chơi dân gian mang tính tập thể cao. Vì vậy giáo viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện cho trẻ biết phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau khi tham gia chơi thì mới đạt được kết quả cao như: Trò chơi “Mèo đuổi chuột” hoặc “Rồng rắn lên mây”
Với những trò chơi tập thể như thế này trẻ cần phải biết phối hợp với nhau nhịp nhàng và ăn ý nếu không biết phối hợp cùng nhau thì trò chơi sẽ nhanh chóng kết thúc.
Môi trường chơi của trò chơi dân gian thường ở ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Vì vậy có thể chọn vị trí, địa điểm chơi linh hoạt, không nhất thiết phải ở trong lớp mà còn có thể cho trẻ chơi ở hành lang, sân trường, vườn trường.
Trò chơi: Rồng rắn lên mây”. 
+Với trò chơi “Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “Xin khúc đuôi - Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi” (đứng sau cùng) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “thầy” để đi đuổi những trẻ khác. 
+ Trò chơi tổ chức trong lớp: “Nu na nu nống, chi chi chành chành, lộn cầu vồng”
+ Trò chơi có thể tổ chức bên ngoài lớp học, hành lang, sân trường như: “Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Ô ăn quan”
Ở lứa tuổi này, sức tập trung chú ý của trẻ có hạn do đó giáo viên cần lưu ý về thời lượng chơi của trẻ. Có thể cho trẻ chơi ba đến bốn ván hoặc tham gia ba, bốn lượt chơi, trẻ sẽ cảm thấy thích thú chơi mà không cảm thấy bị nhàm chán.
Giáo viên có thể cho trẻ chơi theo từng cặp, nhóm và không nên cho trẻ chơi với số lượng quá đông ở một trò chơi. Thay vào đó, có thể để từng nhóm, từng cặp chơi lần lượt, số còn lại làm khán giả cổ vũ cho các bạn chơi.
Trẻ lứa tuổi này chủ yếu là làm quen với các khái niệm do vậy, giáo viên không nên chọn trò chơi quá khó, vì nếu quá khó không những không giúp trẻ phát triển mà ngược lại, trẻ sẽ rất lúng túng, thụ động trong quá trình giải quyết vấn đề.
Dựa vào tính chất của từng trò chơi mà giáo viên lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Việc lựa chọn các trò chơi dân gian thích hợp là vô cùng cần thiết, có như vậy mới phát huy hết tác dụng của nó.
* Biện pháp 3: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi.
Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian có tính chất vui nhộn, mang tính cộng đồng, tập thể. Trò chơi có luật nhưng thoải mái với người chơi và phù hợp với từng lứa tuổi. Vì vậy có thể nói trò chơi dân gian là môi trường giáo dục tốt giúp trẻ biết rộng lượng, chia sẻ, tích cực, hòa đồng với hoạt động tập thể. Để tạo sự hứng thú cho trẻ ngoài việc chuẩn bị những điều kiện như: người chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi, đồ chơi, địa điểm tổ chức... tôi còn chú trọng đến việc tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia trò chơi bằng cách:
Giới thiệu đồ chơi đẹp bắt mắt, đồ chơi mang tính thẩm mĩ cao và khơi gợi được trí tò mò vốn có của trẻ.
Khi hướng dẫn trẻ chơi tôi đặc biệt nhấn mạnh được những điểm hấp dẫn nhất của trò chơi để thu hút, lôi cuốn trẻ giúp trẻ hứng thú hơn.
Trong suốt quá trình chơi thường xuyên khen ngợi, động viên, tuyên dương trẻ đúng lúc để kích thích sự hứng thú của trẻ. Tổ chức thi đua giữa các đội chơi nhằm nâng cao hiệu quả của trò chơi đồng thời kích thích những trẻ chưa tự tin tham gia trò chơi.
Ví dụ: Trò chơi “chi chi chành chành” khoảng 4-5 trẻ một nhóm. Một trẻ làm “cái” xòe bàn tay ra, các trẻ khác đặt ngón tay vào lòng bàn tay của trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái’ vừa gõ ngón tay vừa đọc theo nhịp bài hát “chi chi chành chành” đến từ “sập” trẻ làm cái nắm tay vào để bắt các ngón tay của các bạn. Các bạn rút ngón tay nhanh ra khỏi bàn tay của trẻ làm “cái”, ai bị “cái” bắt ngón tay thì xòe bàn tay cho các bạn chơi tiếp. Người thua cuộc phải chịu hình phạt để người thắng cuộc sai khiến
Khi trẻ đã chơi thành thạo, chúng ta có thể tăng độ khó của trò chơi để trẻ có ý chí phấn đấu vươn lên chinh phục thử thách mới. Đồng thời tạo cơ hội cho trẻ tự tổ chức trò chơi.
Tổ chức cho trẻ chơi theo biện pháp này thực sự sẽ đem lại thích thú mới mẻ cho trẻ. Trẻ không những nhớ cách chơi mà còn học cách phân vai chơi, rèn luyện trí nhớ và ngôn ngữ nói cho trẻ.
*Biện pháp 4: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian.
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. 
Ví dụ: Chơi “Ô ăn quan” thì cần có các viên sỏi, “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền quả cà, Trò chơi “Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền thống của trò chơi đó, hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_dat_hieu_qua_cao_trong_viec_to_chuc.doc