Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Xuân Thọ

Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Xuân Thọ

Từ thuở xa xưa cha ông ta có câu:

“ Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở hảy con thơ ngây”

Trẻ sinh ra đâu phải đứa trẻ nào cũng ngoan cũng lễ phép. Mà ngay từ ban đầu phải giáo dục các phẩm chất tốt đẹp về đạo đức, tính lễ phép nhằm làm cho trẻ nhận biết ra điều hay, lẽ phải, có quan hệ tốt và cách cư xử đúng đắn với những người xung quanh, đối với xã hội và đối với bản thân mình.

Bước vào lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ, đặc biệt với trẻ 5 tuổi lại càng quan trọng hơn. Nếu không làm tốt việc chăm sóc – Giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục trẻ lại càng hết sức khó khăn. Bởi vì trong giai đoạn này tâm lý của trẻ phát triển mạnh, nhiều nhu cầu và hứng thú mới cùng với một số nét tính cách cũng đang hình thành phát triển, thế nên công tác giáo dục trẻ ở lứa tuổi này hết sức quan trọng, có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu thu nhận ở độ tuổi này đã ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ khi khôn lớn.

 

doc 22 trang thuychi01 14705
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Xuân Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON XUÂN THỌ
Người thực hiện: Thạch Thị Lan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Xuân Thọ
SKKN thuộc lĩnh mực Chuyên môn 
 NHƯ THANH NĂM 2016
MỤC LỤC
Mục lục
1
1. Mở đầu...............................................................................................
2
- Lý do chọn đề tài.............
2
- Mục đích nghiên cứu.... .
3
- Đối tượng nghiên cứu.. ......
3
- Phương pháp nghiên cứu........
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm............................
3
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.........
3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........
5
2.3 Sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...........................................................................................
6
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng ngiệp và nhà trường.....
15
3. Kết luận, kiến nghị..................
16
1. Kết luận:..
16
2. Kiến nghị....
17
Tài liệu tham khảo..................................................................................
18
Phụ lục....................................................................................................
19
1. MỞ ĐẦU 
a. Lý do chọn đề tài
Từ thuở xa xưa cha ông ta có câu: 
“ Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở hảy con thơ ngây” 
Trẻ sinh ra đâu phải đứa trẻ nào cũng ngoan cũng lễ phép. Mà ngay từ ban đầu phải giáo dục các phẩm chất tốt đẹp về đạo đức, tính lễ phép nhằm làm cho trẻ nhận biết ra điều hay, lẽ phải, có quan hệ tốt và cách cư xử đúng đắn với những người xung quanh, đối với xã hội và đối với bản thân mình. 
Bước vào lứa tuổi mẫu giáo, giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ, đặc biệt với trẻ 5 tuổi lại càng quan trọng hơn. Nếu không làm tốt việc chăm sóc – Giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục trẻ lại càng hết sức khó khăn. Bởi vì trong giai đoạn này tâm lý của trẻ phát triển mạnh, nhiều nhu cầu và hứng thú mới cùng với một số nét tính cách cũng đang hình thành phát triển, thế nên công tác giáo dục trẻ ở lứa tuổi này hết sức quan trọng, có thể nói rằng những điều mà trẻ bắt đầu thu nhận ở độ tuổi này đã ảnh hưởng lâu dài đến việc hình thành toàn bộ nhân cách của trẻ khi khôn lớn.
Trường mầm non chính là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ lúc còn ấu thơ. Bởi vậy, khi đứa trẻ biết học ăn, học nói, trẻ đã được người lớn dạy cho trẻ những câu nói lễ phép, đủ câu đủ nghĩa, biết " vâng, dạ" khi cần thiết, đó chính là những bài học đầu tiên của con trẻ. Bài học đó chính là những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc hành vi, những mối quan hệ giao tiếp, hành vi xã hội mà cô giáo mầm non là người đóng vai trò trọng tâm trong việc giáo dục đó. Cổ nhân xưa cũng từng nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” như thế cũng đủ thấy là cha ông ta cũng rất coi trọng việc học lễ giáo, học lễ phép bởi đó là nét đẹp văn hóa được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá một con người, phải học lễ phép trước khi học kiến thức, học làm người. Cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng từng nói: 
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
 Ở đây vai trò của giáo dục lễ giáo được Bác đề cao, một con người dù có tài đến đâu chăng nữa nếu không được giáo dục đạo đức, các quy tắc ứng xử văn hoá thì cũng không thể thành người có ích. Giáo dục đạo đức, tính lễ phép cho trẻ là một bộ phận quan trọng trong việc giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách. Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ mà khả năng giao tiếp và hành động của trẻ với môi trường xung quanh được mở rộng, trẻ bắt đầu hình thành những quan niệm của mình về hiện thực xung quanh, trẻ biết tìm hiểu và căn cứ vào sự đánh giá của người lớn mà phân biệt điều tốt điều xấu, đã bộc lộ được tình cảm của mình với người khác, biết điều chỉnh hành động của bản thân để làm theo yêu cầu của người lớn. Giáo dục lễ giáo cho trẻ chính là hình thành cho trẻ một số nền nếp, thói quen và hành vi đẹp, giúp trẻ làm quen với một số chuẩn mực đạo đức với mọi người xung quanh, cộng đồng, xã hội. Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, tình cảm đối với vật nuôi, cây trồng, tình yêu quê hương đất nước, yêu những người đã sinh thành ra mình, giáo dục các quy tắc ứng xử có văn hoá, giáo dục tình cảm thẩm mỹ qua việc tiếp xúc với môi trường xung quanh 
Vì những lẽ nêu trên tôi nhận thấy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết, nhất là ở độ tuổi mẫu giáo nói chung, độ tuổi 5 -6 tuổi nói riêng. Năm học 2015 – 2016 tôi được nhà trường phân công đứng lớp lá A, nên tôi chọn đề tài “Biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non Xuân Thọ " làm đề tài nghiên cứu cho mình.
b. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm ra một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Hình thành cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi những kĩ năng lễ giáo chuẩn mực.
c. Đối tượng nghiên cứu.
	- Đối tượng là trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp lá A trường mầm non Xuân Thọ
d. Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra ở lớp Lá A trường Mầm non Xuân Thọ tổng số 22 cháu. Trò chuyện giữa giáo viên với các đồng nghiệp, phụ huynh của trẻ và với trẻ để tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ về nề nếp, thói quen, tình cảm của từng trẻ, để trẻ nắm được những tri thức mới về lễ giáo như thế nào.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tài liệu, sách báo, mạng internet, bài thơ câu chuyện có nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu: Tổng hợp đánh giá phân loại ở bảng khảo sát.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận. 
Như chúng ta đã biết trẻ 5 - 6 tuổi việc nhận thức về thế giới xung quanh đang được hình thành và phát triển, ý thức trước những sự việc diễn ra xung quanh, việc cảm nhận về thế giới xung quanh, khả năng nhận thức, giao tiếp, ứng xử còn hạn chế. Trẻ mầm non ban đầu còn chưa hiểu hết việc kính trọng, thưa gửi lễ phép, còn ứng xử theo cách riêng của bản thân mình với người lớn tuổi, với bạn bè và cô giáo. 
Giáo dục lễ giáo cho trẻ là bắt đầu hình thành cho trẻ những biểu tượng, sự chú ý, ghi nhớ và cách giao tiếp có chủ định khi tiếp xúc với bài thơ, câu chuyện, hay giao tiếp hàng ngày trẻ sẽ in sâu kiến thức và hiểu biết của mình với mọi người, mọi vật xung quanh, trẻ luôn hành động đúng và tập trung ghi nhớ một cách có chủ đích. Qua giáo dục lễ giáo với nhiều hình thức khác nhau, trẻ sẽ ngoan hơn, giỏi hơn. Khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người.
 Giáo dục lễ giáo có tác động rất mạnh đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo và bạn bè trong lớp. Phẩm chất đạo đức và ý chí của trẻ chỉ hình thành mạnh mẽ trong việc giáo dục lễ giáo, mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, cô giáo và người lớn tuổi chỉ bắt nguồn từ giáo dục lễ giáo, trẻ luôn có ý thức trong cách ăn, nói, và hành động đều thể hiện sự nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi. Qua đó, giúp trẻ phát huy nhận thức và hình thành lên nhân cách cho trẻ. 
 Vậy giáo dục lễ giáo là gì ? Là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống của trẻ. Hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
 Từ lâu giáo dục lễ giáo cho trẻ luôn cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phu huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã quan tâm đến nhận thức lễ giáo của trẻ vì vậy giao tiếp chiếm một vị trí quan trong trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ. 
 Việc giáo dục lễ giáo cho trẻ là việc mà mỗi giáo viên phải thực hiện thường xuyên liên tục và xem nó như một phần công việc hàng ngày của mình. Để đạt được hiệu quả trong giáo dục lễ giáo cho trẻ thì việc cô giáo gương mẫu là việc làm vô cùng cần thiết. Cô giáo phải luôn luôn thể hiện chuẩn mực trong cách giao tiếp với người lớn và mọi người xung quanh. Với trẻ không to tiếng quát tháo, xưng hô dịu dàng bằng cô và con; giờ đón trả trẻ, luôn ân cần dịu dàng; khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh; khi trẻ hỏi, cô trả lời rõ ràng, đủ câu, không trả lời qua loa chiếu lệ. Mặt khác, giáo viên cũng rất cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm lý của từng trẻ để có những cách ứng xử phù hợp với trẻ. Có như vậy cô mới có biện pháp giáo dục tích cực và hiệu quả. 
 Các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao vai trò đặc biệt của giáo dục lễ giáo với sự phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ có sự giao tiếp mạnh dạn trẻ ngoan ngoãn vâng lời người lớn biết kính trên nhường dưới biết thưa gửi lễ phép, tất cả đều có sự giáo dục của cô giáo và mọi người xung quanh trẻ. Vì vậy giáo dục lễ giáo cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết trong trường mầm non.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
* Thuận lợi:
- Bản thân là giáo viên trẻ luôn tâm huyết với nghề, coi học sinh như con mình, luôn có ý thức tự học, tự rèn luyện, tham khảo sách báo, tập san, Internet thông tin đại chúng để tìm ra các phương pháp, biện pháp dạy và hướng dẫn trẻ phù hợp tham gia đầy đủ các chuyên đề về đổi mới của ngành học Mầm non, trong đó có chuyên đề lễ giáo, chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng... - Bản thân cũng luôn được sự quan tâm động viên, giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà Trường, tổ chuyên môn và bạn bè đồng nghiệp.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, đưa đón trẻ đúng giờ, đóng góp các khoản đúng quy định.
- Trẻ khỏe mạnh, tự tin, đi học tương đối đều, tích cực tham gia các hoạt động.
	* Khó khăn:
- Tranh ảnh và đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề lễ giáo chưa phong phú.
- Một số trẻ vẫn còn nhút nhát, tiếp thu chậm, 
- Giáo viên giáo dục lễ giáo cho trẻ chủ yếu là thông qua các hoạt động có chủ định, chưa lồng ghép giáo dục cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày.
- Một số phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ, còn nuông chiều con, chưa thực sự gương mẫu trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ....
- Do sự tác động của công nghệ thông tin: tranh ảnh, phim, game dành cho thiếu nhi có nhiều hình ảnh bạo lực làm ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.
* Thực trạng giáo dục lễ giáo: Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp A tại trường Mầm non Xuân Thọ.
- Đối với trẻ: Để biết được nề nếp, thói quen ban đầu của trẻ, vào đầu năm học Tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực trạng của trẻ lớp tôi gắn với tiêu chí cần thực hiện kết quả cụ thể như sau:
Tiêu chí
Tổng số trẻ
 KÊT QUẢ
 Đạt
Chưa đat
Loại tốt
Loại khá
Trung bình
Yếu
Số cháu
Tỷ lệ
Số cháu
Tỷ lệ
Số cháu
Tỷ lệ
Số cháu
Tỷ lệ
1. Nền nếp đi đứng chào hỏi lễ phép, nói năng đúng mực. 
22
12
54,5
4
18,2
6
27,3
0
0
2. Thói quen vệ sinh, hành vi văn minh.
22
9
40,9
6
27,2
7
31,9
0
0
3. Tình cảm với mọi người, vật nuôi, cây trồng.
22
8
36,3
7
31,8
7
31,8
0
0
 - Đối với phụ huynh:
Bản thân được giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn coi trọng việc giáo dục tính lễ phép, lễ giáo cho trẻ vào trong các hoạt động, giáo dục uốn nắn các cháu ở mọi lúc mọi nơi và cũng đã mang lại hiệu quả nhất định, song do việc chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc giáo dục lễ phép, lễ giáo cho trẻ nên một số phụ huynh cũng chưa thực sự coi trọng nhiệm vụ này, còn quan niệm các cháu còn nhỏ chưa biết gì lớn lên uốn nắn giáo dục sau vẫn kịp, cho nên chưa thực sự coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, Một số gia đình phụ huynh chưa thực sự quan tâm gương mẫu trước trẻ thậm chí còn đánh nhau, chửi bậy trước mặt trẻ, khi trẻ nói tục, nói trống không, không uốn nắn, sửa sai trẻ kịp thời. Một số gia đình quá nuông chiều con, muốn gì được nấy dần dần hình thành ở trẻ tính ích kỷ, hỗn láo... Họ cho rằng cháu còn bé chưa cần uốn nắn lớn lên cháu sẽ tự ý thức, tự điều chỉnh được. Một số phụ huynh coi việc giáo dục tính lễ phép, lễ giáo là việc của cô giáo, có tư tưởng khoán trắng cho cô, cho nhà trường. 
- Đối với cô:
Bản thân tôi cũng chưa đi sâu đi sát tìm ra những biện pháp để lồng ghép công tác giáo dục lễ giáo vào trong các hoạt động, mọi lúc mọi nơi để đạt được hiệu quả tốt. Đôi lúc giáo viên cũng chưa thực sự mẫu mực trước trẻ: Quần áo, đầu tóc còn lôi thôi chưa gọn gàng, xưng hô với bạn bè, đồng nghiệp còn “mày, tao”, nói năng chưa chuẩn mực, còn nói to, cười đùa trong giờ làm việc...
Nghiên cứu vấn đề này tôi mong muốn rằng sẽ khai thác một cách đầy đủ chi tiết ở mọi khía cạnh, mọi góc độ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ để có thể lồng ghép việc giáo dục tính lễ phép, lễ giáo đến với trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
2.3 Các giải pháp và biện pháp thực hiện:
* Các giải pháp thực hiện
1. Lập kế hoạch cụ thể, đưa việc giáo dục tính lễ phép, lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
2. Xây dựng góc tuyên truyền với các nội dung giáo dục phong phú để mang lại hiệu quả phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các cháu.
3. Tạo môi trường giáo dục xung quanh trẻ.
4. Giáo dục lễ giáo mọi lúc mọi nơi, lồng vào trong các tiết học, các hoạt động.
5. Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với các bậc cha mẹ, các lực lượng xã hội để triển khai tốt chuyên đề lễ giáo 
6.Giáo dục lễ giáo cho trẻ qua việc khích lệ nêu gương.
* Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Lập kế hoạch cụ thể, đưa việc giáo dục tính lễ phép, lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Tôi cho rằng: Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi là hết sức cần thiết và quan trọng. Bởi lẻ, trẻ ở lứa tuổi này dể nhớ nhưng cũng chóng quên. Chính vì vậy, ở mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào tôi cũng luôn lên kế hoạch cụ thể để lồng nghép các nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày: 
Trong giờ đón trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong sưng hô với bố, mẹ trẻ, tôi nhắc trẻ đến lớp phải chào cô, chào các bạn, chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp. Còn một số trẻ do những buổi đầu đi học còn nhút nhát chưa dám chào cô, chào bố mẹ tôi ân cần làm mẫu cho trẻ: “ Con chào cô ạ”, “ Con chào mẹ ạ” nhiều lần, nhiều ngày như thế trẻ sẻ nói được, chào được.
 Trong giờ học, khi trẻ trả lời trống không tôi tập cho trẻ phải nói đủ câu, đủ nghĩa. 
Ví dụ: cô hỏi: "cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì", trẻ trả lời "Thỏ trắng biết lỗi", cô phải sửa ngay: "Con thưa cô, cô vừa kể câu chuyện Thỏ trắng biết lỗi ạ". Cô nói trước, trẻ nói theo sau, lâu dần thành thói quen trẻ sẽ nói được.
Đi đôi với việc rèn luyện cho trẻ cách học nói, cách phát âm, tôi còn chú trọng xây dựng góc tuyên truyền phụ huynh, góc lễ giáo, góc thiên nhiên, xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp, lồng ghép giáo dục tính lễ phép, lễ giáo các môn học, các hoạt động, mọi lúc mọi nơi...
+Tôi chia kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ ra các giai đoạn khác nhau: 
- Giai đoạn 1 (Tháng 9, 10, 11) giáo dục nề nếp chào hỏi, nói năng đi đứng.
- Giai đoạn 2 (tháng 12, 01, 02) giáo dục trẻ không xả rác bừa bãi, không nói tục nói bậy, giữ gìn vệ sinh bản thân, vệ sinh lớp và nơi công cộng.
- Giai đoạn 3 (Tháng 3, 4, 5) giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè, giáo dục tình cảm đối với vật nuôi cây trồng, đối với người thân, tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người.
Cùng với việc xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục lễ giáo theo từng giai đoạn tôi còn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục lễ giáo theo từng tháng, tùy vào từng chủ đề thực hiện trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ cho phù hợp:
Ví dụ:
Thời gian
Nội dung giáo dục
Yêu cầu cần đạt
Tháng 9
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẻ
- Biết chào cô, chào bố mẹ, chào hỏi khách khi đến thăm.
- Trẻ có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm của mình đến những người gần gũi 
75%
Tháng 10
- Biết chào cô, chào bố mẹ, chào hỏi khi có khách đến thăm một cách chủ động, tự giác
- Trẻ có thói quen và nề nếp tự phục vụ 
- Biết giúp đỡ cô và các bạn trong các hoạt động
80%
Tháng 11
- Trẻ có thói quen nề nếp ăn uống sạch sẻ, văn minh lịch sự. Có thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể gon gàng, sạch sẻ
- Biết cầm bằng hai tay, biết cảm ơn, xin lỗi
85%
Khi xây dựng kế hoạch cho từng tháng tôi lên kế hoạch nội dung giáo dục và yêu cầu cần đạt tháng sau cao hơn tháng trước. Từ khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ tiếp thu giáo dục lễ giáo một cách tự nhiên không thụ động, trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, bố mẹ, không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn.
Giải pháp 2: Xây dựng góc tuyên truyền với các nội dung giáo dục phong phú để mang lại hiệu quả phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục các cháu: 
 Trước tiên tôi xây dựng góc tuyên truyền để gây được sự chú ý cho phụ huynh, góc tuyên truyền giáo dục lễ giáo được treo ngay cửa ra vào lớp, trang trí đẹp, sinh động và hấp dẫn. Qua đó trẻ được trực quan bằng hình ảnh những tấm gương tốt, hoặc qua thơ, chuyện ... thì trẻ dễ tiếp thu dễ phân biệt việc nào tốt, việc nào sấu. Bên cạnh đó thông qua góc tuyên truyền phụ huynh dễ thấy và nắm bắt kịp thời nội dung giáo dục lễ giáo của trường, lớp để có hướng nhắc nhở con cái và sẽ chú trọng hơn đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà. Ở góc này tôi sưu tầm những bài thơ, bài hát mang nội dung giáo dục lễ giáo, xen kẽ vào những bài thơ bài hát là những hình ảnh mang tính giáo dục. Hằng tháng tôi lên kế hoạch chủ điểm lễ giáo và thay tranh ảnh bài thơ có nội dung phù hợp với chủ điểm của từng tháng.
 Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh thông qua góc trao đổi với phụ huynh, qua giờ đón và trả trẻ về việc tiến bộ lễ giáo của trẻ cho phụ huynh để các bậc phụ huynh nhận thức được giáo dục lễ giáo rất quan trọng đối với trẻ. 
Ảnh cô trao đổi với phụ huynh về việc giáo dục lễ giáo cho trẻ
 Hàng tháng tôi lên kế hoạch chủ điểm lễ giáo và chọn những bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung giáo dục đạo đức và hành vi văn minh phù hợp với chủ điểm phô tô và phát cho Phụ huynh để các bậc phụ huynh phối hợp giáo dục và rèn luyện trẻ tại gia đình.
Ví dụ : Tôi lên kế họach tháng 10 có nội dung giáo dục lễ giáo: “ Trẻ có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm của mình đến những người gần gũi ” Thì tôi lựa chọn các bài thơ : “Vì con”, “Lời chào” Bài hát : “Tổ ấm gia đình”, “Cả nhà thương nhau”, “Cho con” Câu chuyện : “Tấm Cám”, “ tích Chu”, “Ba cô gái”
Thông qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện này giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu thương và giúp đỡ những người thân trong gia đình trẻ.
Bên cạnh đó để giúp cho việc giáo dục lễ giáo đạt được kết quả cao hơn tôi trao đổi với phụ huynh tạo điều kiện giúp giáo viên sưu tầm một số bài thơ, câu chuyện, bài hát , những hình ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo để tôi cung cấp kiến thức cho trẻ ngày càng phong phú hơn. 
Nhờ cách làm như vậy tôi đã đạt được hiệu quả nhất định: Trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp và bản thân tôi cũng nhận được những bài học kinh nghiệm qúy báu.
Giải pháp 3: Tạo môi trường giáo dục xung quanh trẻ:
Như chúng ta đã biết muốn giáo dục trẻ tính lễ phép, lễ giáo thì người lớn phải là tấm gương, vì vậy việc tạo ra môi trường mẫu mực xung quanh trẻ là rất quan trọng, bởi vì trẻ ở lứa tuổi này rất hay bắt chước. Ngoài yêu cầu phải có môi trường “Xanh - sạch - đẹp”, giáo viên phải mẫu mực trước trẻ: ăn mặc, cử chỉ, lời nói, tác phong đối với trẻ phải nhẹ nhàng đúng mực. Quan hệ giữa người lớn với nhau phải mang tính sư phạm mẫu mực.
 Tôi đã gây sự chú ý cho trẻ bằng cách tạo cảnh quan sân trường sao cho hấp dẫn trẻ: Chậu hoa, cây cảnh được sắp xếp hợp lý, các thùng rác đặt đúng nơi quy định để tạo ra thói quen cho trẻ và phụ huynh không vứt rác bừa bãi. Góc tuyên truyền phụ huynh hình thức trình bầy đẹp, nội dung các bài thơ do cô giáo, phụ huynh sáng tác và sưu tầm đều có nội dung giáo dục lễ phép, lễ giáo được bố trí hợp lý và có tác dụng tuyên truyền đối với c

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_giao_duc_le_giao_cho_tre_mau_giao_5_6_tuoi_tai_tru.doc