SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Thiệu Vũ, năm học 2016 - 2017

SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Thiệu Vũ, năm học 2016 - 2017

 Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu sự hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.

Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước và của cá nhân. [ 1]

Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên đó là giáo dục mầm non.

Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày.

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.

Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ [2]. Vì vậy, trong chương trình giảng dạy của mình tôi đã cố gắng lựa chọn, lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường phù hợp với trẻ. Tôi hy vọng rằng từ những nội dung giáo dục đó sẽ giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thiệu Vũ, năm học 2016-2017”.

 

doc 20 trang thuychi01 7803
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Thiệu Vũ, năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
 Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu sự hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người, sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước và của cá nhân. [ 1]
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên đó là giáo dục mầm non.
Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi mầm non.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ [2]. Vì vậy, trong chương trình giảng dạy của mình tôi đã cố gắng lựa chọn, lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường phù hợp với trẻ. Tôi hy vọng rằng từ những nội dung giáo dục đó sẽ giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Thiệu Vũ, năm học 2016-2017”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn sóng thần là mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng phục hồi sau những thiên tai ấy là rất lớn. Đứng trước tình trạng này, con người phải có biện pháp làm sạch môi trường. [3]. Do đó để bảo vệ môi trường, chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là biện pháp có hiệu quả nhất đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Bởi trẻ ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách tốt
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tôi xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tiến hành có kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường, gia đình và xã hội góp phần xây dựng một môi trường “ Xanh – Sạch – Đẹp”.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Với đề tài nghiên cứu đã chọn với khả năng và trách nhiệm của mình, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi.
 Qua đề tài này giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài này sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành ý thức bảo vệ môi trường của trẻ.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình lựa chọn, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm tòi, tham khảo tài liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ cho quá trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu .
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kết quả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu . 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tuổi mầm non là một hoạt động mang tính giáo dục cao. Nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, có kế hoạch, biết tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải để biến chúng thành những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Để mang lại hiệu quả giáo dục cao là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục là: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Từ lâu nay hoạt động giáo dục về môi trường là một phần quan trọng không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non và trong những năm học gần đây nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một trong những nội dung trọng tâm của nhiệm vụ năm học. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo, tạo điều kiện của Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa và Ban giám hiệu nhà trường.
- Nhà trường trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, tài liệu phục vụ các hoạt động, quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, các tiết kiến tập do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức.
- Phụ huynh của lớp rất quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong các hoạt động của trẻ.
- Bản thân tôi luôn tích cực học hỏi, trau dồi chuyên môn, thu thập tài liệu xây dựng môi trường lớp với các góc mở cho trẻ hoạt động.
- Trẻ hào hứng học tập, thích sưu tầm nguyên vật liệu và cùng cô làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho các hoạt động.
 b. Khó khăn:
 - Môi trường giáo dục trong nhà trường chưa thật sự phong phú để giáo viên cho trẻ trải nghiệm 
- Những tài liệu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chương trình mầm non còn hạn chế.
- Vẫn còn một số phụ huynh ý thức bảo vệ môi trường chưa cao.
c. Kết quả thực trạng:
Từ những tình hình thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá trẻ ngay từ đầu năm học với các tiêu chí sau: 
BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Biết lao động tự phục vụ
40/46
87%
6/46
13 %
Biết lao động vệ sinh môi trường 
38/46
82,6%
8/46
17,3 %
Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
41/46
89%
5/46
11 %
Có những hiểu biết về môi trường
39/46
84,7%
7/46
15,3%
Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
40/46
87 %
6/46
13 %
Biết được nguyên nhân làm sạch môi trường
39/46
84,7%
7/46
15,3 %
Hứng thú tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường
38/46
82,6 %
8/46
17,3 %
Biết phân biệt hành động đúng, sai
39/46
84,7 %
7/46
15,3%
3. Các giải pháp – thực hiện:
 + Giải pháp 1: Giúp trẻ hiểu được những khái niệm đơn giản về môi trường từ đó dạy trẻ có những hành vi phù hợp để bảo vệ môi trường.
Để trẻ có được ý thức bảo vệ môi trường trước tiên giáo viên phải giúp trẻ hiểu được môi trường là gì? Thế nào là môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm, nguyên nhân làm cho môi trường bẩn, biện pháp làm cho môi trường sạch. Trong các hoạt động trong ngày tôi luôn chú trọng việc lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường, từ đó đưa ra các khái niệm với trẻ một cách tự nhiên hợp lý và đạt hiệu quả. Ngay từ những ngày học đầu tiên của năm học, tôi đã tiến hành dạy trẻ và đưa ra các khái niệm rất gần gũi với trẻ phù hợp với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ 1 : Trong chủ đề “ Trường Mầm Non”
Khi giới thiệu với trẻ về trường lớp tôi đã lồng ghép và cho trẻ hiểu môi trường của trường mầm non bao gồm: các phòng nhóm, sân, vườn, cống rãnh, các đồ dùng, đồ chơi của lớp, của cá nhân cô giáo, nhân viên trong trường và trẻ.
Môi trường sạch là các phòng, nhóm lớp trong trường ngăn nắp, sạch sẽ, đủ ánh sáng, không có bụi, khói, mùi hôi, nấm mốc, trong trường có nhiều cây xanh, không có rác bừa bãi
Môi trường bị ô nhiễm là các đồ dùng sắp xếp không ngăn nắp, bụi bẩn, môi trường bị ô nhiễm bởi rác, nước thải sinh hoạt của người lớn và trẻMôi trường sạch hay môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người tạo ra một cách dán tiếp hay trực tiếp, môi trường có ảnh hưởng đến đời sống con người và mọi sinh vật. Đồng thời tôi đặt ra các câu hỏi cùng trò chuyện với trẻ để từ đó có kế hoạch giáo dục trẻ như:
 Vì sao phải giữ cho trường lớp sạch đẹp?
 Nếu trường, lớp không sạch đẹp thì các con thấy thế nào ?
 Trường, lớp không sạch đẹp thì có hại gì đối với sức khỏe của chúng ta?
 Để trường, lớp luôn sạch đẹp các con phải làm gì?
 Nếu các con thấy có bạn vứt rác bừa bãi con sẽ làm gì? 
Sau khi trẻ có được những hiểu biết về môi trường tôi đã giáo dục trẻ những hành vi bảo vệ môi trường như: vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, quét rác, mạng nhện, lau bụi các đồ dùng - đồ chơi, cửa sổ, các giá đồ chơi, sắp xếp đồ dùng - đồ chơi ngăn nắp, thông thoáng phòng thông qua các 
câu truyện, bài thơ, chơi các góc, kể truyện theo tranh.
Ví dụ: Trong câu truyện rất ngắn để trẻ trong lớp biết về ngày sinh nhật của các bạn trong lớp tôi đã lồng ghép nhẹ nhàng nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ như câu truyện “ Sinh nhật của bạn Thảo”. Trong bữa tiệc sinh nhật tại lớp các bạn trong lớp cùng ăn bánh kẹo, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, Thảo rất vui vì được nhận rất nhiều lời chúc mừng của các bạn trong lớp nhưng Thảo cũng không quên đặt một chiếc vỏ hộp bánh lên bàn. Các bạn có biết vì sao Bi lại đặt chiếc vỏ hộp bánh lên bàn không? Thảo đặt lên để các bạn cùng bỏ vỏ của bánh kẹo vào trong chiếc hộp đó, để lớp không bị bầy bừa bởi những chiếc vỏ bánh, vỏ kẹo Chỉ bằng những câu truyện rất ngắn tôi đã kể cho các con trong lớp và đặt ra các câu hỏi cho các con tự trả lời và đấy là 
những bài học mà tôi thấy trẻ trong lớp nhớ rất lâu và tạo thành ý thức cho trẻ. Sau những bài học tôi thấy trẻ lớp tôi luôn có ý thức giữ cho trường lớp sạch đẹp và trẻ trong lớp không vứt rác bừa bãi.
Hay trong hoạt động góc, tôi cho trẻ kể truyện theo tranh và nói cho cô và các bạn biết con đồng tình với việc làm của bạn nào trong các tranh. Từ đó hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường không chỉ ở trường lớp mà trẻ còn có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi nơi.
Cho trẻ lựa chọn tranh và kể chuyện theo tranh:
Ngoài những câu truyện, bài thơ, bài hát, dựa vào đặc điểm tâm lý trẻ là thích được trải nghiệm thực tế tôi đã lên kế hoạch cho trẻ trong lớp lao động trực nhật cuối tuần cùng cô vào thứ sáu hàng tuần và kết quả là trẻ trong lớp rất hứng thú, hăng say cùng cô và các bạn trong lớp lau dọn vệ sinh trong và ngoài lớp 
học để trường lớp luôn sạch đẹp với khẩu hiệu chung của lớp:
“ Trường em, em quý, em yêu
Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên”
Các bé đang vệ sinh tủ đồ chơi của lớp
Thứ sáu bé lại cùng nhau lau lá cho cây
Ví dụ 2: Trong chủ đề “ Nghề nghiệp”
 	Trẻ tìm hiểu về các nghề trong xã hội, tôi đã cho trẻ biết đến những nghề đã bảo vệ môi trường và xây dựng nên một môi trường trong lành và sạch đẹp đó là nghề trồng rừng, trồng cây cảnh , chăm sóc công viên cây xanh , chăm sóc 
vườn thú , bác sỹ thú y , công nhân môi trường đô thị... Trẻ biết được công việc của các cô các bác công nhân ngày đêm vất vả âm thầm lao động để giữ cho môi trường trong sạch. Từ đó dạy trẻ chung tay góp sức bảo vệ môi trường và giúp đỡ các bác công nhân đỡ vất vả như: không vứt rác, không phóng uế bừa bãi để người công nhân quét dọn đường đỡ vất vả hơn, không ngắt lá bẻ cành, không bắn chim, săn bắn thú rừngcùng tuyên truyền tới người thân trong gia đình hãy bảo vệ môi trường của chúng ta. Với lứa tuổi mẫu giáo lớn tôi yêu cầu trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định, không ngắt lá bẻ cành, không viết vẽ bậy, biết chăm sóc bảo vệ cây, và trong những buổi nêu gương cuối tuần, tôi đã nêu
gương những trẻ đã làm được những công việc bảo vệ môi trường nhằm phát huy tính tích cực ở trẻ và các trẻ trong lớp cùng học tập lẫn nhau và làm được nhiều việc tốt bảo vệ môi trường.
Hình ảnh các bé đang nhặt lá trong vườn hoa
Các bé đang nhặt rác và bỏ rác đúng nơi quy định tại vườn cổ tích của t
+ Giải pháp 2: Sưu tầm các bài thơ, các bài hát có nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào dạy trẻ.
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tôi đã lựa chọn một số bài thơ câu chuyện vào dạy trẻ ở các chủ đề, để qua đó trẻ biết và có ý thức bảo vệ môi trường.
 *Với Chủ đề “Trường Mầm Non”, tôi đã lựa chọn bài thơ để dạy trẻ:
Bé giữ vệ sinh môi trường
Sân trường bé chơi
Thấy lá vàng rơi
Vung vãi khắp nơi
Cùng đi nhặt lá
Bỏ vào thúng rác
Các nơi đều sạch
Không khí trong lành
Giúp bé học hành
 Chăm ngoan khỏe mạnh.
* Với chủ đề “ Bản thân”: 
Bé ơi!
Bé này,bé ơi
Đừng chơi đất cát
Hãy vào bóng mát
Khi trời nắng to
Sau lúc ăn no
Đừng co chân chạy
 Mỗi sáng ngủ dậy
 Rửa mặt đánh răng
 Sắp đến bữa ăn
 Rửa tay đã nhé
 Bé này, bé ơi.
* Với chủ đề “Gia đình của bé”:
Tập quét nhà
Cái chổi lúa
Dựng góc nhà
Theo em ra
Và đi quét
Mẹ dặn trước
Quét trong ra
Gần đến xa
Sân sạch bóng
Dù bụi đọng
Rác ngổn ngang
Giúp mẹ làm
Vui chẳng ngại.
* Với chủ đề “ Nghề Nghiệp”:
 Sân trường em
Sân trường mát sạch
Nhờ bác lao công
Ngày ngày quét dọn
Em cũng góp phần
Giữ sân trường sạch
 Này các bạn ơi Cùng ra sân chơi 
Ta cùng lượm lá.
* Với chủ đề “ Bé yêu cây xanh”:
 Đừng nhé bé ơi
Bé không làm những gì nào
Ngắt hoa, bẻ cành, giẫm vào cỏ xanh
Khi vui học, lúc dạo quanh
Không chơi đất cát, đu cành cây cao
Không nên đứng sát bờ rào
Không chơi nhảy nhót cạnh ao, cạnh hồ...
Bé nhớ lời cô dặn dò
Điều nào xấu, tốt gắng cho nên người.
* Với chủ đề “ Bé với những con vật đáng yêu”: 
 Chú Vịt tôn
 Ả vịt bầu Nọ chiếc lá
 Dưới ao sâu Cây đánh rơi
 Kêu “ cạc,cạc” Mau mau nhặt
 Chú Vịt tôn Mang tận nơi
 Đứng bên đường Vịt tôn xơi
 Kêu “ rác, rác” Ao gợn sóng
 Này vỏ chuối Vịt bầu bơi
 Ta vừa bóc Đường sạch bóng
 Kìa mảnh giấy 	 Vịt tôn cười! 
 Sáng gói xôi 
 * Với chủ đề “ Nước và hiện tượng thiên nhiên”:
Tâm sự của bức tường
Muốn nói với bé
Đôi lời tâm sự:
Bé ơi! nhớ nhé
Đừng làm xấu tôi
Tôi muốn sạch sẽ
Như khuôn mặt bạn
Xin đừng bôi bẩn
Sẽ làm xấu tôi.
Với các bài thơ này tôi đã đưa vào dạy trẻ, thông qua đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường và tạo cho trẻ tình yêu với thiên nhiên môi trường xung quanh bé. Đồng thời tôi phổ biến tuyên truyền tới phụ huynh học sinh cùng dạy trẻ những bài thơ này.
Bên cạnh những bài thơ dạy trẻ, tôi đã sưu tầm các bài hát có nội dung bảo vệ môi trường vào dạy trẻ và sử dụng làm các bài nghe hát cho trẻ. Đồng thời trong những ngày truyền thông về môi trường tôi đã mở những bài hát này để làm những truyền thông tới tất cả mọi người.
*Các bài hát tôi đã sưu tầm: 
 Em vẽ môi trường màu xanh.
 Bài hát cổ động về môi trường.
Em yêu cây xanh.
 Hãy phân loại rác.
	 Giấc mơ môi trường màu xanh.
 + Giải pháp 3: Giáo dục trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi
Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi không phải lúc nào cũng đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ra để dạy trẻ như vậy trẻ dễ nhàm chán và không tiếp thu. Do đó người giáo viên cần phải linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Hoặc có thể lồng ghép vào các môn học như: Làm quen văn học, khám phá môi trường xung quanh, giáo dục âm nhạc, tạo hình
Ví dụ:
Trong giờ Làm quen văn học: Truyện “ Nỗi đau của lá”, cô kể cho trẻ nghe câu chuyện và đàm thoại về nội dung câu chuyện từ đó trẻ hiểu được những lời tâm sự của lá khi con người vô tình ngắt lá bẻ cành, từ đó giáo dục trẻ biết yêu cây xanh có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây.
 Trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh: Tổ chức cho trẻ quan sát, làm thí nghiệm thực nghiệm đơn giản như: “Cây cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”, hiểu sự cần thiết của nước, không khí, ánh sáng đối với cây trồng. Cho trẻ làm thí nghiệm lọc nước bẩn và làm cho nước bị ô nhiễm.
 Trong hoạt động ngoài trời: Cô cho trẻ quan sát thời tiết, nêu những đặc điểm của thời tiết, gió lợi ích và tác hại của gió, nắng và mặt trời có lợi ích và tác hại gì, các biện pháp phòng tránh. Nguyên nhân và tác hại của bão lũ và cách chống lũ lụt là trồng cây gây rừng, khơi thông dòng chảy, không đổ rác thải xuống ao, hồ, sông
 Trong hoạt động góc: 
	* Góc thiên nhiên: Tổ chức cho trẻ trồng và chăm sóc các loại cây, cho trẻ gieo hạt trồng cây, trồng rau, tưới cây, xới đất cho cây, lau rửa lá sạch bụi, làm cỏ, vun gốc cây trong chậu cảnh. Đây chính là việc làm tốt cho môi trường và hình thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
Hình ảnh các bé chăm sóc cây xanh trong góc thiên nhiên
Cô giáo căn dặn trẻ trong giờ ăn, các bé luôn ăn hết xuất và không làm rơi vãi thức ăn
 Trong hoạt động nêu gương cuối tuần: Đưa nội dung giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn bính xét bé ngoan, từ đó giaó dục trẻ học tập theo gương bạn tốt. Và sau giờ nhận xét bé ngoan tổ chức cho trẻ cùng cô vệ sinh môi trường cuối tuần như: Cho trẻ lau dọn tủ đồ chơi, lau đồ dùng đồ chơi, lau cửa, xếp đồ dùng ngăn nắp, nhặt rác thu gom lá ở sân trường. 
Khi được làm thường xuyên những công việc này ý thức bảo vệ môi trường của trẻ được nâng lên một cách rõ rệt, và hình thành ở trẻ những nề nếp thói quen tốt.
+ Giải pháp 4: Tổ chức cho trẻ thu gom đồ đã qua sử dụng làm đồ đùng đồ chơi.
	Hiện nay trong cuộc sống hiện đại những đồ dùng một lần, những đồ hộp đựng thực phẩm được sử dụng nhiều, và từ đó tạo ra một khối lượng rác thải khổng lồ đó là giấy nilon, chai nhựa, giấy gói quà, hộp nhựa đựng thực phẩm, hộp sữa, hộp sữa chua Những rác thải này cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự ô nhiễm môi trường. Từ tình hình thực tế và góp phần vào việc bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ sử dụng tiết kiệm tôi đã dạy trẻ biết phân loại rác, cho trẻ thu gom những rác thải tái chế này để làm nguyên vật liệu để tạo ra những đồ dùng đồ chơi cho trẻ góp phần giảm tải lượng rác ra môi trường đồng thời giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và cùng cô làm ra được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
Dạy trẻ phân loại rác:
 Khi dọn lớp sẽ thu được một đống chiến lợi phầm các con hãy giúp cô phân loại chúng nhé.
 + Tôi sẽ đưa ra bốn cái xô và dán các loại tên phân loại rác vào từng xô
 Ví dụ:
 + Rác bỏ đi.
 + Rác tái chế.
 + Dùng lại.
 + Cho gia xúc. 
 Ví dụ: 
Từ những vỏ chai coca, len vụn, xốp màu vụn được các cháu thu gom từ nhà đem đến chúng tôi đã làm ra những con vật thật ngộ nghĩnh.
 Sản phẩm của cô và bé từ những phế liệu
Chính bằng những việc làm đơn giản này xong nó mang tính giáo dục rất cao trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Trẻ hăng say thu gom và hứng thú cùng cô làm đồ dùng dồ chơi và khi được học được chơi trên những sản phẩm tự tay mình tìm nguyên vật liệu và tạo ra trẻ rất hứng thú và kết quả trên trẻ đạt cao.
 + Giải pháp 5: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Đây là biện pháp không thể thiếu khi giáo dục trẻ, giáo viên cần tuyên truyền tới phụ huynh nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và lợi ích của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Để từ đó phụ huynh phối hợp cùng giáo 
viên dạy và rèn trẻ các nề nếp thói quen, ý thức bảo vệ môi trường như dọn dẹp nhà cửa cùng bố mẹ, biết vứt rác đúng nơi quy định, không ngắt lá bẻ cành, biết chăm sóc vật nuôi cây trồng, biết cất đồ dùng đúng nơi quy định, biết lao động tự phục vụ. 
	Để dạy trẻ làm tốt được điều này giáo viên tuyên truyền và cung cấp các tài liệu ở góc cha mẹ cần biết để phụ huynh tham khảo và hướng dẫn con em tại nhà đồng thời trong buổi họp phụ huynh nhắc nhở va tuyên truyền tới phụ huynh cùng chung tay bảo vệ môi trường, hãy là tấm gương sáng để con em mình noi theo.
	Làm tốt công tác vận động phụ huynh khuyên góp các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để giáo viên tận dụng hướng dẫn trẻ cùng cô làm đồ dùng đồ chơi đồng thời phát động phụ huynh ủng hộ cây xanh và tham gia vào đợt phát động Tết trồng cây.
Bảng tuyên truyền của lớp
Tôi xây dựng thông điệp dạy trẻ và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh trong việc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.doc