SKKN Một số biện pháp nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Trung
Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.” [1]
Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người, được thể hiện ra bên ngoài ở nhận thức, thái độ, hành vi, được hình thành do tu dưỡng theo chuẩn mực, quy tắc đạo đức trong xã hội.
Mỗi con người chúng ta cần rèn luyện đạo đức cho mình trong mọi môi trường từ phạm vi gia đình cho đến môi trường xã hội cần phải có sự rèn luyện đạo đức cho mình cần điều chỉnh hành vi của mình theo hướng nên hay không nên hành vi đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, thiện hay ác.
Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên và trong cuộc sống với tư cách 1 nhà giáo, được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ và hành vi của họ.[2]
Thời nào cũng vậy, người giáo viên luôn gánh trên mình trọng trách lớn lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi vinh quang, đó là trách nhiệm “trồng người”, vì thế để hoàn thành trọng trách ấy không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, mà hơn hết phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học. Tôi nhận ra một điều rằng cuộc sống không có nghĩa gì nhiều nếu bạn không sẵn lòng đóng góp phần nhỏ bé của mình nhằm tạo cho trẻ một môi trường luôn an toàn và tốt đẹp hơn. Trẻ nhỏ sẽ không nhớ bạn vì vật chất bạn cho chúng, mà vì tình cảm bạn dành cho chúng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIAO TIẾP ỨNG XỬ VỚI TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Trung SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng 3 Thuận lợi 4 Khó khăn 4 Kết quả của thực trạng 4 2.3 Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 4 Giải pháp 1. Tăng cường chỉ đạo nhận thức pháp luật, nhận thức về yêu cầu chuẩn mực đạo đức của GVMN. 4 Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nâng cao nhận thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 6 Giải pháp 3: Biện pháp tạo tình huống để rèn luyện hành vi đạo đức cho người giáo viên. 8 Giải pháp 4: Giám sát, hỗ trợ và điều chỉnh giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo ở các thời điểm trong ngày. 10 Giải pháp 5: Đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc để giảm áp lực đối với giáo viên mầm non. Động viên, đãi ngộ và tôn vinh người giáo viên mầm non. 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 3. Kết luận, kiến nghị 18 Kết luận 18 Kiến nghị 19 Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá Phần Phụ lục 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người.” [1] Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người, được thể hiện ra bên ngoài ở nhận thức, thái độ, hành vi, được hình thành do tu dưỡng theo chuẩn mực, quy tắc đạo đức trong xã hội. Mỗi con người chúng ta cần rèn luyện đạo đức cho mình trong mọi môi trường từ phạm vi gia đình cho đến môi trường xã hội cần phải có sự rèn luyện đạo đức cho mình cần điều chỉnh hành vi của mình theo hướng nên hay không nên hành vi đó là đúng hay sai, tốt hay xấu, thiện hay ác. Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành do tu dưỡng, rèn luyện theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu trong hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên và trong cuộc sống với tư cách 1 nhà giáo, được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ và hành vi của họ.[2] Thời nào cũng vậy, người giáo viên luôn gánh trên mình trọng trách lớn lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi vinh quang, đó là trách nhiệm “trồng người”, vì thế để hoàn thành trọng trách ấy không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, mà hơn hết phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên trau dồi về phẩm chất đạo đức nghề dạy học. Tôi nhận ra một điều rằng cuộc sống không có nghĩa gì nhiều nếu bạn không sẵn lòng đóng góp phần nhỏ bé của mình nhằm tạo cho trẻ một môi trường luôn an toàn và tốt đẹp hơn. Trẻ nhỏ sẽ không nhớ bạn vì vật chất bạn cho chúng, mà vì tình cảm bạn dành cho chúng. Đạo đức của giáo viên mầm non là những phẩm chất của người giáo viên mầm non được hình thành do tu dưỡng, rèn luyên theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu...trong chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách một nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi. Thật vậy, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội. Ở lứa tuổi mầm non trẻ như một tờ giấy trắng về nhận thức còn cơ thể trẻ thì rất non nớt và dễ bị tổn thương. Nhiệm vụ của chúng ta những nhà giáo dục là gì? Là cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên mầm non cần trau dồi đạo đức cũng như cách giao tiếp ứng xử với trẻ để mỗi khi trẻ đến trường trẻ sẽ cảm thấy yên tâm, đến với cô giáo trẻ sẽ được vỗ về được học những lời hay ý đẹp được giao tiếp với người lớn, với bạn bè xunh quanh bằng ngững lời nói hay những hành động đẹp. Nhưng trên thực tế hiện nay hành vi lối sống của không ít một số người đang cho chúng ta thấy sự suy thoái về đạo đức và hành vi lối sống. Chúng ta không khó gì khi bắt gặp cảnh ở trong gia đình thì bố mẹ quát tháo con cái, con cái cãi lại cha mẹ, hay sự lãnh đạm thờ ơ khi đi đường gặp cảnh bất bình, và đặc biệt là trong trường học đã xảy ra không ít trường hợp bạo lực trong trường học giữa giáo viên đối với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt lad trẻ mẫu giáo trẻ rất tò mò hiếu động luôn tìm tòi khám phá thế giới xung quanh mình vì vậy sự hoạt động của trẻ nhiều lúc gây áp lực cho giáo viên nếu giáo viên không có sự kiên nhẫn, không có kỹ năng sư phạm mềm dẻo trong xử lý tình huống sẽ rất dễ có những hành xử giao tiếp với trẻ chưa đúng đắn như: quát tháo, dọa nạt hoặc cao hơn là có thể bạo hành trẻ. Sau khi nghiên cứu và nhận thức rõ về tầm quan trọng của đạo dức nhà giáo trong giao tiếp ứng xử với học sinh tôi quyết định đi sâu nghiên cứu và làm sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Nga Trung” 1.2. Mục đích nghiên cứu + Nâng cao đạo đức của giáo viên trong giao tiếp ứng xử đối với trẻ mẫu giáo của trường mầm non Nga Trung – Nga Sơn – Thanh Hóa. + Tìm ra biện pháp chỉ đạo trong giao tiếp ứng xử giữa giáo viên và trẻ. + Giúp trẻ mẫu giáo trường mầm non Nga Trung – Nga Sơn – Thanh Hóa có hành vi ứng xử văn minh lịch sự. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Giáo viên mẫu giáo trường mầm non Nga Trung – Nga Sơn – Thanh Hóa. Trẻ mẫu giáo trường mầm non Nga Trung – Nga Sơn – Thanh Hóa. 1.4. Phương Pháp nghiên cứu. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến biện pháp nâng cao đạo đức nhà giáo, tài liệu chuyên đề giao tiếp ứng xử của giáo viên đối với học sinh trong trường Mầm non. + Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép việc tổ chức hoạt động của cô và trẻ trong nhà trường. + Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Bằng trò chuyện, trao đổi thông tin + Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả điều tra. + Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người được thể hiện ra bên ngoài của nhận thức, thái độ, hành vi được hình thành do tu dưỡng chuẩn mực, qyi tắc đạo đức trong xã hội. [3] Tất cả chúng ta muốn trở thành người công dân có ích trước hết phải học cách làm người phải học cách rèn luyện đạo đức. Đối với người giáo viên muốn giáo dục được thế hệ trẻ thành người công dân tốt thì yêu cầu tât yếu người giáo viên đó phải có đạo đức nhân cách, giao tiếp ứng xử đúng mực. Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách khác là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Đối với một số giáo viên còn có cách nhìn nhận sai lầm về cách giáo dục trẻ. Chỉ cố gắng làm thế nào cho trẻ phải nhận thức tiếp thu được lượng kiến thức theo yêu cầu trong chương trình giáo dục vì vậy bằng mọi cách giáo viên ép trẻ tiếp thu kiến thức cho bằng được. Chính điều này vô tình giáo viên gây áp lực đối với trẻ như: nghiêm khắc trong hoạt động, dọa nạt quát tháo. ..mà quên đi rằng những điều mình làm đang ảnh hưởng đến vấn đề đạo đức nhà giáo, ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử giữa cô với trẻ. Mặt khác do tính chất công việc: Khác với giáo viên tiểu học và trung học cơ sở giáo viên mầm non được ví như là người mẹ và cũng là cô giáo đối với trẻ. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi giáo viên phải thực hiện. Từ công việc chăm sóc sinh hoạt hàng ngày, từ bữa ăn giấc ngủ cho đến những hoạt động học được tổ chức nhẹ nhàng theo phương pháp “ học bằng chơi, chơi mà học”. Đặc biệt độ tuổi mẫu giáo trẻ luôn muốn mình là trung tâm của mọi sự chú ý, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh, trẻ tự nghĩ ra những trò chơi mà trẻ chơi mãi không chán, những câu hỏi thắc mắc liên tục của trẻ, hay những tranh giành phân bua của trẻ với nhau. Tất cả những điều trên tạo cho giáo viên một áp lực một guồng công việc liên tục đôi khi gây căng thẳng. Nếu giáo viên không kiềm chế được sẽ dẫn đến cáu gắt đối với trẻ, quát mắng trẻ, có những ứng xử lời nói không đẹp và nghiêm trọng hơn là dễ dẫn đến bạo hành đối với trẻ. Tất cả những yếu tố về nhận thức của giáo viên, quan diểm giáo dục về tính chất của công việc mà một số giáo viên đang thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày đang gặp phải nếu như không được bồi dưỡng và trau dồi về đạo đức cũng như cách giao tiếp ứng xử với trẻ kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh người giáo viên trong mắt phụ huynh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và hình thành tâm lý và nhân cách của trẻ. Vì vậy vấn đề nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử đối với trẻ mẫu giao là việc làm hàng đầu mà đòi hỏi người quản lý phải nhận thức rõ để có biện pháp chỉ đạo giáo viên thực hiện cho nghiêm túc. 2.2 - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Với mục tiểu chung của giáo dục, là quản lý trong trường mầm non tôi trăn trở với nội dung làm thế nào để nâng cao đạo đức cho người giáo viên thông qua giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo xây dựng hình ảnh “cô giáo như mẹ hiền” trong đôi mắt trẻ thơ. Thuận lợi - 100% CBGV có trình độ đào tạo trên chuẩn - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động luôn yêu nghề mến trẻ. Khó khăn Cơ sở vật chất của trường còn thiếu, số lượng phòng học còn thiếu nên số lượng trẻ trên lớp đông làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cô và trẻ. - Số lượng giáo viên còn thiếu so với quy định, số lượng trẻ đông so với tiêu chuẩn trên giáo viên nên trong quá trình chăm sóc giáo dục giáo viên phải làm việc quá tải gây sức ép tâm lý cho giáo viên. - Các biện pháp sử dụng để giao lưu giữa giáo viên với trẻ còn đơn điệu. - Đa số phụ huynh làm nghề nông và công nhân nên chưa có thời gian quan tâm, chú ý cho trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng về giáo dục đạo đức và giao tiếp ứng xử giữa người lớn đối với trẻ Kết quả thực trạng: (Ở phần phụ lục 1) Đứng trước tình hình đó, tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như thế nào để chỉ đạo nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ mẫu giáo. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau. 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề Giải pháp 1. Tăng cường chỉ đạo nhận thức pháp luật, nhận thức về yêu cầu chuẩn mực đạo đức của GVMN. Để tăng cường được nhận thức về đạo đức cho người giáo viên trong nhà trường. Người quản lý giáo dục trong các nhà trường là người có vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của nghành giáo dục đề ra và phải hiểu rõ được yêu cầu chuẩn mực về đạo đức của người giáo viên mầm non. Để giáo viên xác định rõ đạo đức của giáo viên mầm non là những phẩm chất của người giáo viên mầm non được hình thành do tu dưỡng, rèn luyên theo các quy định, tiêu chuẩn, yêu cầu...trong chăm sóc và giáo dục trẻ em và trong cuộc sống với tư cách một nhà giáo được thể hiện ra bên ngoài qua nhận thức, thái độ, hành vi. Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng với các đồng chí quản lý nhà trường tổ chức mở lớp chuyên đề về nâng cao về nhận thức và đạo đức cho người giáo viên mầm non khi giao tiếp ứng xử với trẻ. Xây dựng bài giảng để truyền đạt cho giáo viên hiểu rõ về đạo đức của người giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng là một giáo viên trước hết phải hiểu biết Phẩm chất đạo đức của người giáo viên mầm non cần phải có: Lòng yêu nước, có niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa. trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chấp hành tốt luật pháp Nhà nước, chủ trương, chính sách của Đảng và những qui định của ngành, của trường mầm non. Có định hướng tốt trong đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục, bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ. Làm một công dân tốt có ý thức trách nhiệm đối với xã hội, tham gia phát triển văn hóa- xã hội của cộng đồng; mẫu mực trong hành vi giao tiếp ứng xử là tấm gương cho trẻ noi theo. Yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ. Không phân biệt đối xử với trẻ và chấp nhận sự đa dạng của trẻ; Tận tụy chăm sóc trẻ và kiên nhẫn trong giáo dục trẻ mầm non. Xây dựng mối quan hệ thân mật, gần gũi, ân cần, chu đáo với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Coi trọng tính tích cực, chủ động, sáng tạo cá nhân của trẻ mầm non; động viên khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động chung. Xây dựng và duy trì việc phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc-giáo dục trẻ; tuyên truyền về trẻ và phổ biến thông tin về phương pháp giáo dục trẻ. Yêu nghề, tâm huyết, gắn bó và có trách nhiệm cao với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với trẻ, đồng nghiệp, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng nghiệp và cộng đồng, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý. Có tình cảm và yêu trẻ, có động cơ yêu nghề, say mê sáng tạo, nhanh chóng thích ứng với tình huống mới.Có ý thích tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chăm sóc – giáo dục trẻ trong độ tuổi. Có quan hệ tin cậy dễ chịu với người khác, hợp tác thiện chí, trau dồi kinh nghiệm tự hoàn thiện bản thân.Có suy nghĩ và quan điểm tích cực, hoàn thành tốt các công việc được giao nhằm đáp ứng với các yêu cầu mới mục tiêu chăm sóc – giáo dục, bảo vệ và nuôi dưỡng trẻ. Có ý thức tổ chức, có đạo đức tốt, yêu thương đồng cảm với người khác, mềm dẻo, hiểu biết, sáng tạo, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị phù hợp với văn hóa dân tộc. Xây dựng và duy trì việc phối hợp với gia đình trong việc chăm sóc - giáo dục trẻ; tuyên truyền về trẻ và phổ biến thông tin về phương pháp giáo dục trẻ. Tân tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội duy của đơn vị, nhà trường, của ngành, sẵn sàng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Tham gia đóng góp xây dựng và thực hiện nội quy hoạt động của nhà trường. Thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Chấp hành kỉ luật lao động, chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp được phân công. Không có biểu hiện tiêu cực trong cuốc sống, trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Không vi phạm các quy định về hành vi nhà giáo không được làm. Không chỉ bồi dưỡng trên lý thuyết tôi đã sưu tầm và cập nhật những bộ phim tài liệu về những tấm gương nhà giáo tận tâm tận tụy với ngề để cho giáo viên được xem và học hỏi cũng như các vi deo đăng tải những hành vi vi phạm về đạo đức nhà giáo như: Quát tháo trẻ trong giờ học, giờ ăn hay những clip quay lại những cảnh giáo viên mầm non bạo hành trẻ trong giờ ngủ giờ ăn để giáo viên xem. Sau đó đề nghị giáo viên phát biểu ý kiến của mình về những clip mình vừa được xem về những hành vi đạo đức đó đúng hay sai, lý do vì sao mà xảy ra những hành vi như thế để giáo viên rút kinh nghiệm và không được vấp phải trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Xác định rõ hình phạt mà giáo viên vi phạm đạo đức đó phải chịu trách nhiệm trước gia đình nhà trường và pháp luật nhà nước. Sau đợt bồi dưỡng thì giáo viên nhìn nhận mình đang đứng ở đâu và hướng phấn đấu tiếp theo như thế nào, nhận biết được điểm mạnh điểm yếu trong năng lực nghề của giáo viên. Kết quả: Trong đợt bồi dưỡng 13/13 = 100% giáo viên nhận thức được pháp luật về chuẩn mực về đạo dức của người giáo viên Có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với trẻ, đồng nghiệp; Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của trẻ, đồng nghiệp và cộng đồng, được đồng nghiệp, người dân tín nhiệm và trẻ yêu quý. Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên nâng cao nhận thức về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Một trong các biện pháp chỉ đạo để nâng cao đạo đức cho giáo viên trong giao tiếp ứng xử với trẻ thì tôi đẫ tổ chức trau dồi những hiểu biết về tâm sinh lý của lứa tuổi mẫu giáo. Muốn giao tiếp với trẻ có hiệu quả đúng theo phương pháp giáo dục thì người giáo viên cần nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó mới có phương pháp những ứng xử mang tính giáo dục cao. Thông qua các buổi chuyên đề tôi tổ chức cho giáo viên trình bày và thảo luận đặc điểm tâm lý trẻ mẫu giáo để giáo viên nhận thức rõ trẻ bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Khi trẻ sợ hãi, giáo viên nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tránh quát mắng làm các em hoảng sợ. -Khi trẻ bước vào độ tuổi đi mẫu giáo trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài, được giao tiếp với nhiều người lạ, bạn bè ở trường là một thế giới vô cùng rộng lớn đối với trẻ. Có rất nhiều trẻ sẽ hứng thú với việc đến trường mỗi ngày,những ngược lại cũng có nhiều trẻ có tâm lý sợ tới trường mặc dù biết ở trường có nhiều thứ để chơi, có bạn bè nhưng tâm lý các em vẫn luôn sợ. Đây là dấu hiệu tâm lý cho thấy trẻ sợ đi học, trẻ chưa tìm thấy hứng thú trong việc học hoặc sợ cô giáo, sợ bị bạn bắt nạt Đối với những trẻ có hứng thú với việc tới lớp thì trong kí ức của trẻ tới trường như một thế giới tuyệt vời nhiều điều mới lạ mà các em muốn khám phá. Trong giai đoạn này các em rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ. Nếu như cha mẹ hiểu được tâm lý của con và định hướng cho con thì sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực sau này của trẻ. Với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi các triệu chứng bướng bỉnh của trẻ lên 2 sẽ dần hết trẻ sẽ đằm tính hơn. Trẻ 3 tuổi có thể tập trung tới vài phút để làm một việc gì đó và thích chơi đùa với trẻ khác hơn, tới thời điểm này trẻ vbieets biểu lộ nhiều dạng cảm xúc hơn. Chúng có thể tỏ ra đăm chiêu, tỏ ra ganh tị, cảnh giác, sợ hãi hoặc cũng có thể hài lòng khoái chí, thích thú. Trẻ có có nắm bắt được cảm xúc của cô và mọi ngư
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_dao_duc_cho_giao_vien_trong_g.doc