SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền giữa nhà trường và cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường Mầm non Thành Mỹ

SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền giữa nhà trường và cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường Mầm non Thành Mỹ

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, cần được chăm sóc, được học tập và khi mỗi trẻ em biết ăn, biết ngủ, học hành tốt chính là một trẻ em ngoan ngoãn, vui lòng cha mẹ, làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình.

Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tập tiếp theo và học tập suốt đời sau này của trẻ.

Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì chúng ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối, giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin hơn thì trước tiên ta phải có một kiến thức nhất định về cách chăm sóc và nuôi dạy con khoa học, theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Bộ GD&ĐT đã ban hành. [1]

 Công tác tuyên truyền giữa nhà trường với gia đình ở bậc học Mầm Non đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong hai năm trở lại đây trường mầm non Thành Mỹ đã có sự phối kết hợp với các bậc phụ huynh rất nhịp nhàng thông qua nhiều hoạt động thiết thực và bổ ích, đã mang lại hiệu quả cả về vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển của nhà trường.

 Nhưng với thực tế hiện nay vẫn còn một số ít những phụ huynh nhất là phụ huynh là người dân tộc thiểu sống ở vùng đặc biệt khó khăn (vùng 135) việc nhận thức về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ chưa thực sự đầy đủ và thấu hiểu. Mặt khác các bậc phụ huynh có hộ nghèo chiếm rất tỷ lệ rất cao nên không cho trẻ đến trường đến lớp, phụ huynh chưa thực sự quan tâm nhiều về kiến thức và phương pháp nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo khoa học.

 

doc 23 trang thuychi01 11901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền giữa nhà trường và cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường Mầm non Thành Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CHA MẸ TRẺ TRONG CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON THÀNH MỸ
Người thực hiện: Dao Thị Khánh Ly
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường MN Thành Mỹ
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
2
2.2.1. Thuận lợi 
2
2.2.2. Khó khăn 
3
2.2.3. Kết quả thực trạng 
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Tuyên truyền về chất lượng đội ngũ CBGV,NV vững về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng. 
4
2.3.2. Tuyên truyền các nội dung thiết thực bằng nhiều hình thức khác nhau.
6
2.3.3. Tuyên truyền về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
12
2.3.4. Tham mưu với địa phương, các ban ngành đoàn thể xây dựng cơ sở vật chất, tạo cảnh quan môi trường lớp học.
16
2.3.5. Kêu gọi các nhà hảo tâm, các bậc phụ huynh tham gia công tác xã hội hoá giáo dục.
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động GD và với bản thân, đồng nghiệp nhà trường
18
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận: 
19
3.2. Kiến nghị
20
- Tài liệu tham khảo 
- Danh mục các đề tài SKKN đã được hội đồng đánh giá xếp loại cấp phòng GD&ĐT, cấp sở GD&đT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, cần được chăm sóc, được học tập và khi mỗi trẻ em biết ăn, biết ngủ, học hành tốt chính là một trẻ em ngoan ngoãn, vui lòng cha mẹ, làm những điều phù hợp với lứa tuổi của mình.
Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, tâm sinh  lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tập tiếp theo và học tập suốt đời sau này của trẻ. 
Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì chúng ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng được nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ mạnh, học tốt phát triển cân đối, giao tiếp ứng xử mạnh dạn, tự tin hơn thì trước tiên ta phải có một kiến thức nhất định về cách chăm sóc và nuôi dạy con khoa học, theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ của Bộ GD&ĐT đã ban hành. [1]
 Công tác tuyên truyền giữa nhà trường với gia đình ở bậc học Mầm Non đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong hai năm trở lại đây trường mầm non Thành Mỹ đã có sự phối kết hợp với các bậc phụ huynh rất nhịp nhàng thông qua nhiều hoạt động thiết thực và bổ ích, đã mang lại hiệu quả cả về vật chất lẫn tinh thần cho sự phát triển của nhà trường. 
 	Nhưng với thực tế hiện nay vẫn còn một số ít những phụ huynh nhất là phụ huynh là người dân tộc thiểu sống ở vùng đặc biệt khó khăn (vùng 135) việc nhận thức về chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ chưa thực sự đầy đủ và thấu hiểu. Mặt khác các bậc phụ huynh có hộ nghèo chiếm rất tỷ lệ rất cao nên không cho trẻ đến trường đến lớp, phụ huynh chưa thực sự quan tâm nhiều về kiến thức và phương pháp nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo khoa học. 
 Xuất phát từ các biểu hiện đó của phụ huynh thì công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong công tác nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở trường mầm non.
Vì vậy, đứng trước thực trạng trên với vai trò là Hiệu trưởng nhà trường, tôi xác định ngoài việc thúc đẩy các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thì việc tuyên truyền để phụ huynh thấu hiểu cũng là một vấn đề hết sức cần thiết nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đây cũng là lý do tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền giữa nhà trường và cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường Mầm non Thành Mỹ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Ở trường Mầm non công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là rất quan trọng vì công tác này không những được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, mà còn được phụ huynh và các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ vị trí tầm quan trọng của nó vì lợi ích chung của xã hội và cá nhân. chính vì vậy công tác tuyên truyền cần được chuẩn bị tốt, để những kiến thức đến với phụ huynh phải thật sự cần thiết, thiết thực, hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	- 373 các bậc phụ huynh trường MN Thành Mỹ
 - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường
- Các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm trên địa bàn xã.
	- Chính quyền địa phương, nhân dân xã Thành Mỹ
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
- Phương pháp thu thập thông tin (trải nghiệm)
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Việc phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ trẻ là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục trẻ cho phụ huynh và cộng đồng nhằm giúp cho trẻ có sự phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử...góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà nhiệm vụ đã đề ra. 
 Có thể nói giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Bởi vậy trường Mầm non được xác định là sự khởi đầu cực kỳ quan trọng của sự nghiệp đào tạo con người vì đối với trẻ nhỏ đây là thời kỳ hình thành và phát triển nhân cách. Do vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non phải nhằm đạt được mục tiêu: Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[2]
	Gia đình là một tế bào của xã hội và trẻ được giáo dục nền tảng chính ở trong gia đình. Giáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp con trở nên hữu ích, là người con hiếu thảo trong gia đình, là công dân tốt cho xã hội và đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra nhà trường cần tuyên truyền phổ biến những kiến thức nuôi dạy trẻ với phụ huynh tạo sự kết hợp chặt chẽ thống nhất giữa nhà trường và gia đình tránh được sự trái ngược về cách thức tác động đến trẻ, nâng cao hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
- Trường mầm non Thành Mỹ nằm ngay trung tâm địa bàn của xã, thuận tiện cho phụ huynh đưa con đến trường, nhà trường có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng cho trẻ hoạt động và nơi ăn ngủ đảm bảo cho trẻ. 
- Tổng số trẻ đến trường là 373 cháu và được chia làm 15 nhóm lớp (nhà trẻ 4 nhóm lớp, mẫu giáo 11 lớp). 100% trẻ đến trường học được chia theo độ tuổi.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đoàn kết nhiệt tình, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề có trình độ chuyên môn vững vàng có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc. Tổng số CBGV, NV: 32 người. Trong đó: BGH: 3; Giáo viên 24; Nhân viên kế toán: 1; Nhân viên hợp đồng nuôi dưỡng: 4. Trình độ cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn 100% trong đó: Đại học: 18 đ/c, Cao đẳng: 2 đ/c, Trung cấp: 12 đ/c (Trong đó có 2 đồng chí đang theo học đại học )
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, sạch sẽ, an toàn có bồn hoa cây cảnh, khuôn viên được trang trí khoa học. Được sự quan tâm của sở, phòng giáo dục đã tạo điều kiện cấp cho nhà trường một số hạng mục đồ chơi theo thông tư 02 của bộ giáo dục và đào tạo.
- Được sự quan tâm giúp đỡ của địa phương, các nhà hảo tâm các bậc phụ huynh luôn quan tâm ủng hộ nhà trường trong công tác xây dựng cơ sở vật chất tạo cảnh quan môi trường lớp học.
 	- Đa số các bậc cha mẹ phụ huynh hưởng ứng tích cực trong việc tổ chức bán trú cho trẻ nhiệt tình tham gia các phong trào và các hoạt động của nhà trường cũng như nhóm, lớp tổ chức.
2.2.2. Khó khăn:
- Trường Mầm Non Thành Mỹ là trường được đóng trên địa bàn xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn dân cư sinh sống gồm có 02 dân tộc kinh và mường, trong đó dân tộc mường chiếm 90%. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hộ nghèo chiếm 80%, mức thu nhập của người dân chủ yếu là nghề trồng trọt, đời sống phụ thuộc vào thiên nhiên.
 - Trường nằm ngay vùng trũng nên hay bị ngập úng và lụt làm ảnh hưởng đến học tập của trẻ cũng như cơ sở vật chất.
 - Công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh còn gặp rất nhiều khó khăn vì Nhà trường có 1 khu trung tâm và 2 khu lẻ nằm ở thôn Đồng Luật và thôn Lệ Cẩm nên số trẻ không ăn bán trú chiếm 20%.
 	 - Trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ còn thiếu thốn, nhà trường chưa có đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy học.	
- Một số giáo viên mới ra trường tuổi đời còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh.
- Một số phụ huynh chưa coi trọng, chưa thực sự nhận thức đúng đắn về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa học, phụ huynh thiếu thời gian chăm sóc con hoặc không quan tâm con, ỷ lại nhà trường và cô giáo, các yêu cầu của nhà trường chưa được phụ huynh thực hiện đầy đủ. 
2.2.3. Kết quả của thực trạng trên:
* Những kết quả đạt được qua khảo sát vào tháng 9 năm 2016:
Nhóm lớp
Tổng số phụ huynh HS
Mức độ
Hiểu biết về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN
Hiểu biết bình thường
Chưa hiểu biết về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN
SL
%
SL
%
SL
%
Khối nhà trẻ khu trung tâm
29
10
34,3
14
48,2
5
17,5
Khối MG Bé khu trung tâm
70
25
35,7
35
50
10
14,3
Khối MG Nhỡ khu trung tâm
74
26
35
40
57
8
8
Khối MG lớn khu trung tâm
100
45
45
48
48
7
7
Khối nhà trẻ khu lẻ
26
7
27
10
38,4
9
34.6
Khối MG khu lẻ
74
23
31
38
51.3
13
17,7
Qua khảo sát ban đầu cho thấy mức độ hiểu biết của phụ huynh về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non chưa cao, nhận thức của một số các bậc phụ huynh còn hạn chế, chưa quan tâm đến con em mình trong chăm sóc nuôi dưỡng cũng như giáo dục trẻ, phụ huynh chưa có sự phối kết hợp với nhà trường còn phó mặc việc chăm sóc, dạy dỗ là trách nhiệm của nhà trường. Một số phụ huynh còn để con ở nhà với ông bà chưa cho trẻ đi học.
Điều kiện cơ sở vật chất ở khu lẻ còn thiếu thốn chưa có bếp ăn bán trú cho trẻ nên mức độ phụ huynh hiểu biết về nuôi dưỡng còn hạn chế, trẻ không ăn bán trú ở lại nên có những trẻ sáng đi học, trưa về ăn cơm với gia đình ngủ dậy muộn phụ huynh để trẻ ở nhà luôn.
Nhà trường tổ chức các hoạt động như: Ngày hội, ngày lễ, các hội thi của trẻ một số phụ huynh nghĩ không liên quan gì đến ngày hội, ngày lễ cho rằng ngày đó là ngày của nhà trường tổ chức, hoặc trẻ tham gia thi thì phụ huynh cho đi còn nếu không tham gia thì để trẻ ở nhà.
Trước tình hình thực tế đó, việc thực hiện các biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền giữa nhà trường và cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường Mầm non Thành Mỹ là một việc làm hết sức cần thiết. Bản thân là hiệu trưởng phụ trách chung của nhà trường tôi luôn suy nghĩ và trăn trở rằng mình phải làm gì? Làm như thế nào? Để phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại nhà trường cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tuyên truyền về chất lượng đội ngũ CBGV,NV vững về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng. 
 Đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non có vai trò quyết định trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ ở trường mầm non vậy phải làm thế nào để phụ huynh hiểu được trách nhiệm to lớn này: Trước hết người giáo viên mầm non phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực thực tiễn đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ bao dung, thương yêu trẻ, thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng luôn cải tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia tích cực các hoạt động đem lại nhiều kết quả mới. Đây là vấn đề cốt lõi của con người bởi trình độ tư tưởng chính trị và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, giáo viên sẽ quán xuyến, chi phối toàn bộ hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. 
 Mặt khác đội ngũ cán bộ giáo viên phải thấm nhuần lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Chính vì thế mà các phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách, tác phong Hồ Chí Minh, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo hay phong trào “giỏi việc trường đảm việc nhà” đã lan rộng cho tất cả các thế hệ nhà giáo nói chung và cán bộ giáo viên, nhân viên trường mầm non Thành Mỹ nói riêng.
Chính vì vậy mà các tấm gương cán bộ giáo viên tiêu biểu điển hình trong nhà trường đã được tuyên truyền sâu rộng cho phụ huynh biết từ đó phụ huynh có cái nhìn đúng đắn hơn không nghĩ rằng trẻ đến trường mầm non chỉ để gửi con trẻ hát, múa chứ không được học hành gì cả với cách nghĩ đơn giản đó thì việc không cho trẻ đến trường là điều dễ xảy ra.
Để khẳng định được uy tín của nhà trường trong chất lượng đội ngũ bản thân CBGV,NV phải chứng minh được việc làm cụ thể, kết quả thành tích đạt được từ đó “Thương hiệu” của nhà trường mới được ghi nhận đem lại cho phụ huynh lòng tin tưởng tuyệt đối.
 (Hình ảnh tấm gương CBGV tiêu biểu của trường mầm non Thành Mỹ)
Đây là một kênh thông tin quan trọng góp phần chuyển biến rõ rệt về nhận thức của các bậc phụ huynh. Với công tác tuyên truyền sâu rộng như vậy thì địa phương, các bậc phụ huynh, nhân dân trong xã cũng đã có nhận thức đúng đắn về công tác công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục từ đó cùng tham gia vào các hoạt động mà nhà trường tổ chức và hiểu ra bậc học mầm non nó quan trọng như thế nào. 
2.3.2. Tuyên truyền các nội dung thiết thực bằng nhiều hình thức khác nhau.
* Tuyên truyền thông qua các cuộc họp phụ huynh.
Trên thực tế, nhiều cuộc họp phụ huynh vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Nhất là, cuộc họp phụ huynh đầu năm học còn dành quá nhiều thời gian cho việc thu các khoản tiền trong đó có việc vận động phụ huynh tích cực đóng góp các khoản “tự nguyện”, vai trò của nhà trường và ban chấp hành phụ huynh học sinh cũng chưa thực sự phát huy hết bản chất của nó. Nhiều phụ huynh đi dự họp trong tâm thế chỉ để nghe phổ biến các khoản tiền nộp và quy định về thời gian nộp. Mong cho cuộc họp mau chóng kết thúc để nộp tiền rồi ra về. Ở đây, vai trò của tổ chức đại diện phụ huynh học sinh trong các cuộc họp phụ huynh còn khá mờ nhạt, chưa phát huy hết vai trò của mình.
Vậy để những cuộc họp phụ huynh học sinh thực sự phát huy hiệu quả cao thì nhà trường cần phải cải tiến hình thức trình bày nội dung sao cho khoa học theo hướng tập trung vào việc thảo luận, bàn bạc các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ vì thế nội dung tuyên truyền trong cuộc họp phụ huynh là hết sức quan trọng. Nhà trường họp thống nhất các nội dung chính cần họp lên kế hoạch cụ thể dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về các hoạt động và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua các bài giảng của cô giáo dạy hàng ngày. Tuyên truyền về nội dung chương trình giáo dục mầm non, nhằm tạo sự liên kết thống nhất giữa nhà trường với các bậc phụ huynh về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của ở các nhóm lớp học cũng như ở gia đình. 
Ví dụ 1: Trẻ nhà trẻ thực hiện các hoạt động trên 4 lĩnh vực giáo dục: GD phát triển thể chất, GD nhận thức, GD ngôn ngữ, GD tình cảm kỹ năng xã hội- thẫm mỹ.
 Lĩnh vực phát triển GD thể chất: Trẻ được vận động thông qua các tiết học như: - Tập bò, trườn: Bò thẳng hướng và có vật trên lưng; Bò chui qua cổng; Bò, trườn qua vật cản. - Tập đi, chạy: Đi theo hiệu lệnh, đi trong đường hẹp; Đi có mang vật trên tay; Chạy theo hướng thẳng; Đứng co một chân. - Tập nhún bật: Bật tại chỗ; Bật qua vạch kẻ. - Tập tung, ném, bắt: Tung - bắt bóng cùng cô; Ném bóng về phía trước; Ném bóng vào đích [2]
 Lĩnh vực phát triển GD Nhận thức: Trẻ được làm quen: Một số bộ phận của cơ thể con người; Một số đồ dùng, đồ chơi; Một số phương tiện giao thông quen thuộc; Một số con vật, hoa, quả quen thuộc; Một số màu cơ bản, kích thước, hình dạng, số lượng vị trí trong không gian; Trẻ nhận biết về bản thân, người gần gũi. [2]
Ví dụ 2: Đối với trẻ mẫu giáo thực hiện các hoạt động trên 5 lĩnh vực: GD phát triển thể chất, GD nhận thức, GD ngôn ngữ, GD tình cảm kỹ năng xã hội, GD thẫm mỹ.
 Về lĩnh vực GD thẩm mỹ: - Môn âm nhạc: Trẻ được làm quan với các bài hát, bản nhạc; Hát đúng gia điệu lời ca, bài hát; Vận động đơn giản theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.; Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách nhịp.
 - Môn tạo hình: trẻ sử dụng các nguyên vật liệu, tạo hình để tạo ra sản phẩm, Sử dụng một số kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm đơn giản; Nhận xét sản phẩm tạo hình, Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích, Đặt tên cho sản phẩm của mình. [2]
Tuyên truyền các nội dung như: Khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học, giáo dục lễ giáo, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông, ứng phó giảm nhẹ thiên tai, bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập. Tuyên truyền và phổ biến những kiến thức nuôi con theo khoa học, quá trình phát triển của trẻ, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm khi trẻ ở trường hay những dịch bệnh thường gặp ở trẻ mầm non, cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong những trường hợp khẩn cấp. 
Ngoài ra còn Tuyên truyền cho phụ huynh một số các chế độ chính sách của trẻ mầm non: như chế độ hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi được hỗ trợ ăn trưa là 120.000 đồng/tháng/trẻ và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. Mỗi trẻ được hưởng chính sách hỗ trợ tối đa trong 3 năm học. Năm học được hưởng là năm học mà trẻ đạt đến 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi theo giấy khai sinh. Ngoài ra còn hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ, chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật. [3]
	Chính vì thế mà 2 năm trở lại đây các cuộc họp phụ huynh ở trường Mầm non Thành Mỹ đã mang lại kết quả rất cao, tạo niềm tin cho phụ huynh và thu hút trẻ đến trường, đến lớp vượt chỉ tiêu kế hoạch giao.
* Tuyên truyền thông qua các ngày hội, ngày lễ.
Việc tổ chức các ngày hội, ngày lễ được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt và cũng là một trong những nội dung đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Tổ chức ngày hội, ngày lễ là điều kiện tốt nhất cho giáo viên được chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết, hình thức hay để thực hiện tốt hơn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ và cũng là dịp để tuyên truyền đến địa phương, các ban ngành toàn thể, các bậc phụ huynh hiểu biết về những hoạt động ở trường mầm non, nhằm đánh giá việc thực hiện và kết quả thực hiện, năng lực, ý thức trách nhiệm của từng đồng chí giáo viên trong mọi hoạt động.
          Thông qua các ngày hội, ngày lễ hình thành cho trẻ có khái niệm cơ bản về một số ngày hội, ngày lễ gần gũi và biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình với những ngày đó, giúp trẻ phát triển giao lưu cảm xúc, mạnh dạn, tự tin, đoàn kết khi thể hiện các tiết mục văn nghệ mang tính giáo dục cao. Từ đó giáo dục trẻ tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_cong_tac_tuyen_truyen_giua_nh.doc