SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Vạn Xuân

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Vạn Xuân

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội.

 Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Càng thể hiện rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

 Giáo dục mầm non được xem là quốc sách hàng đầu, là nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ ở nhà trường, gia đình trẻ mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

 Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm đến bậc học mầm non, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non không ngừng được bổ sung và hoàn thiện, là cơ sở pháp lý cho công tác tham mưu, quản lý chỉ đạo, tăng cường các điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non thì đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải thực sự gắn bó, tâm huyết với nghề, nắm vững chuyên môn, có kiến thức sâu rộng và vận dụng thật linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo để tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó là tạo được môi trường giáo dục gần gũi, lành mạnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đảm bảo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

 

doc 20 trang thuychi01 6931
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Vạn Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON VẠN XUÂN
Người thực hiện: Lê Thị Huyền 
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Vạn Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HOÁ, NĂM 2018

MỤC LỤC
STT
Các phần chính của SKKN
Trang
1
Mục lục 
1
2
1. Mở đầu
2
3
1.1. Lí do chọn đề tài
2
4
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
5
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
6
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
7
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 
3
9
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
10
2.3. Các giải pháp 
7
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
15
12
3. Kết luận, kiến nghị
17
13
3.1. Kết luận 
17
14
3.2. Kiến nghị 
18
15
Tài liệu tham khảo
19
16
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn lực con người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, phát triển kinh tế - xã hội.
	Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Càng thể hiện rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
	Giáo dục mầm non được xem là quốc sách hàng đầu, là nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ ở nhà trường, gia đình trẻ mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
	Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã luôn luôn quan tâm đến bậc học mầm non, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non không ngừng được bổ sung và hoàn thiện, là cơ sở pháp lý cho công tác tham mưu, quản lý chỉ đạo, tăng cường các điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. 
Để thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non thì đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên phải thực sự gắn bó, tâm huyết với nghề, nắm vững chuyên môn, có kiến thức sâu rộng và vận dụng thật linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo để tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó là tạo được môi trường giáo dục gần gũi, lành mạnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đảm bảo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
	 Tuy nhiên trên thực tiễn tại đơn vị Trường mầm non Vạn Xuân trong quá trình thực hiện Chương trình giáo dục mầm non còn gặp phải những khó khăn đó là trang thiết bị, đồ dùng dạy học chưa đáp ứng với yêu cầu, trình độ, kiến thức của giáo viên không đồng đều, Kỷ năng sử dụng công nghệ thông tin của giáo viên còn hạn chế, một số giáo viên với bằng cấp chuyển đổi kinh nghiệm chưa nhiều, một số giáo viên chưa thật sự tìm tòi, nghiên cứu để đổi mới phương pháp giảng dạy theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, thiếu nguồn tài liệu để thực hiện chương trình dẫn đến việc lập các loại kế hoạch của một số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, chưa nắm chắc được nội dung chương trình của từng độ tuổi, (những nội dung trong kế hoạch giáo dục năm học của chuyên môn, và các nội dung hướng dẫn trong các tài liệu để thực hiện chương trình theo độ tuổi, các trò chơi, bài hát, bài thơ, câu chuyện,...). Khi lập kế hoạch chủ đề xác định mục tiêu, nội dung, chưa đầy đủ, chưa chính xác, kế hoạch giáo dục các tuần trong một chủ đề lớn giữa 2 giáo viên/lớp chưa có sự thống nhất để chuyển tải hết nội dung, có những tuần trùng nhau một số đề tài và có những đề tài khó giáo viên không đưa vào thực hiện, bởi vậy kế hoạch chưa đầy đủ, chưa phù hợp, một số giáo viên chưa thật sự đầu tư nghiên cứu. Mức tiền ăn của trẻ ở trường còn thấp, calo chưa đảm bảo theo quy định, khó cân đối tỷ lệ các chất và thay thế các món ăn cho trẻ.
	Từ những lý do trên là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách chuyên môn của nhà trường tôi luôn nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường, tăng thêm khẩu phần ăn cho trẻ. Những băn khoăn, suy nghĩ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường mầm non Vạn Xuân, huyện Thường Xuân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Với đề tài này mục đích là đánh giá thực trạng thực hiện chương trình của đội ngũ giáo viên Trường mầm non Vạn Xuân tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn trong nhà trường để thực hiện tốt các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ. 
	Giúp đội ngũ giáo viên biết lập các loại kế hoạch giáo dục, biết xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức tốt các hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và để thực hiện tốt chuyên đề Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm trong những năm tiếp theo.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	 Việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non ở Trường mầm non Vạn Xuân từ đó nâng cao chất lượng thực hiện 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
	- Phương pháp quan sát
	- Phương pháp đàm thoại
	- Phương pháp thu thập thông tin
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Do xuất phát từ vai trò Giáo dục & Đào tạo là “quốc sách hàng đầu” đối với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho Quốc gia. Sự phát triển của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của sự nghiệp phát triển giáo dục. 
Để đáp ứng mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực và bồi dưỡng nhân tài mà giáo dục mầm non lại là nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. 
Vì vậy, chương trình giáo dục mầm non theo Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sử đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trong chương trình giáo dục mầm non đã đặt ra muc tiêu rất cụ thể: đó là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nề tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và việc học tập suốt đời. 
	Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi cán bộ quản lý và giáo viên phải nắm vững yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non:
	+ Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
	+ Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em. Hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.	
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
*.Đặc điểm tình hình của nhà trường
Trường Mầm non Vạn Xuân trong đang trong giai đoạn phấn đấu từng bước xây dựng trường Chuẩn quốc gia vào năm 2019, nên luôn được các cấp, các ngành quan tâm về mọi mặt, chất lượng giáo dục mỗi ngày được nâng lên rõ rệt. 
	Năm học 2017 - 2018 nhà trường có:
- Cơ sở vật chất: Tổng số phòng học 18:
	+ Khu trung tâm: 9 phòng (7 phòng kiên cố, 2 phòng học tạm)
	+ Khu Quạn: 7 phòng 
	+ Công Thương: 2 phòng 
- Tổng số trẻ trong độ tuổi điều tra: 556 cháu.
 Tổng số trẻ ra lớp: 386 cháu. 
 trong đó: - Nhà trẻ: 55 cháu đạt 33%
	 - Mẫu giáo: 331 cháu 99,1%
- Trẻ nuôi bán trú 386 cháu đạt tỷ lệ 100%
- 100% nhóm lớp thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm non
- Đội ngũ giáo viên: 
	+ Tổng số CBGV, NV: 43 đồng chí:
	Trong đó: 
	Cán bộ quản lý: 3 đồng chí
	Giáo viên: 33 đồng chí 
	Nhân viên: 7 đồng chí 
	+ Trình độ chuyên môn: 
	Đại học: 29 đồng chí đạt tỷ lệ 67,5%
	Cao đẳng: 1 đồng chí đạt tỷ lệ 2,3%
	Trung cấp: 13 đồng chí đạt tỷ lệ 30,2%
	+ Tổng số cán bộ, giáo viên biên chế 29 đồng chí, được hưởng chế độ hợp đồng 60 là 08 đồng chí.
	+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 2 đồng chí, sơ cấp 3 đồng chí.
	+ Đảng viên: 19 đồng chí ( 4 đồng chí đảng viên dự bị) 
*. Thuận lợi:
	 Nhà trường được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thường Xuân, sự quan tâm giúp đỡ của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, ban ngành đoàn thể trong xã. Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
	 Lãnh đạo nhà trường luôn năng động, sáng tạo, có chuyên môn vững vàng và luôn đổi mới trong công tác quản lý. 
	Bản thân luôn được tập huấn các chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức vào đầu năm học. 
	Đội ngũ giáo viên có tâm huyết với nghề, tận tuỵ với công việc, 100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuẩn trở lên và được hưởng lương theo chế độ vùng 135, đời sống tương đối ổn định. 
	Tỷ lệ trẻ huy động trẻ đến trường đạt 100% đối với độ tuổi mẫu giáo.
*. Khó khăn: 
Trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên do học chuyển đổi nên việc nắm bắt về tâm sinh lí lứa tuổi, nội dung, mục tiêu chương trình chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, hồ sơ, giờ dạy chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, chưa chú ý nhiều đến việc xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm nhóm lớp và tâm sinh lý lứa tuổi, xây dựng môi trường theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nguồn tài liệu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non còn thiếu, khả năng tin học của một số giáo viên còn nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, các kế hoạch còn chung chung.
Khuôn viên trường lớp còn chặt hẹp, khu trung tâm đang có công trình xây dưng. Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế
Số giáo viên trẻ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ nhiều, chưa có nhiều thời gian đầu tư cho công tác giảng dạy
Nhiều giáo viên khi tổ chức hoạt động đang còn áp đặt trẻ, chưa khơi dậy được tính tò mò, khám phá của trẻ, chưa chú trọng đến phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Đời sống của nhân dân không đồng đều nên rất khó cho việc thống thất mức đóng tiền ăn cho trẻ. Mức tiên ăn của trẻ trong trường còn thấp, calo chưa đảm bảo theo quy định, khó cân đối tỷ lệ các chất và thay thế các món ăn cho trẻ.
*. Kết quả khảo sát đầu năm
	- Chất lượng giáo viên: Tổng số giáo viên 33 đồng chí
Các tiêu chí 
đánh giá
Đạt
Chưa đạt 
Tốt
Khá
TB
 Yếu
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Lập kế hoạch giáo dục chủ đề/tuần/ngày
8
24,2
13
39,4
12
36,4
0
0
Đánh giá sự phát triển của trẻ
7
21,2
9
27,3
15
45,5
2
 6
 Thực hiện chấm biểu đồ
6
18,2
9
27,3
14
42,4
4
12,1
XD MT GD TQĐLTLTT
7
21,2
8
24,2
13
39,4
5
15,2
Giờ dạy
11
33,3
15
45,5
7
21,2
0
0
- Kết quả chất lượng giáo dục:
Độ tuổi
TS học sinh
Đạt
Chưa đạt
Số học sinh
Tỷ lệ
Số học sinh
Tỷ lệ
Nhà trẻ
55
48
87,3
7
12,7
Mẫu giáo
331
291
97,9
40
10,3
Cộng
386
339
87,8
47
12,2
	- Chất lượng nuôi dưỡng:
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Cân nặng
Chiều cao
Kênh cân nặng BT
Kênh SDD thể nhẹ cân
Kênh SDD thể nhẹ cân mức độ nặng
Kênh thừa cân, béo phì
Kênh chiều cao BT
Kênh SDD thể thấp còi
Kênh SDD thể thấp còi mức độ nặng
Cao hơn so với tuổi
Nhà trẻ
55
47
8
0
0
48
7
0
0
Mẫu giáo 
331
298
33
0
0
300
31
0
0
Cộng
386
345
41
0
0
348
38
0
0
Tỷ lệ 
89,4
10,6
90,1
9,9
2.3. Các biện pháp
a. Đăng ký, thu thập tài liệu phục vụ chuyên môn
	Ngay sau khi có danh mục tài liệu của Sở Giáo dục và Phòng giáo dục gửi về tôi tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường chuyển danh mục tài liệu đến tất cả các đồng chí giáo viên để thống nhất một số tài liệu cần thiết phục vụ cho chuyên môn và các hoạt động khác của nhà trường. 
	Để giáo viên tất cả các lớp có đủ bộ sách thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, tranh hướng dẫn các bộ môn, tranh truyện, thơ và tài liệu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non tôi đăng ký theo số lớp, độ tuổi theo kế hoạch của nhà trường mỗi lớp 01 bộ. Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kỹ sách hướng dẫn thực hiện chương trình, nội dung chương trình đặc biệt là một số cụm từ được bãi bỏ, thay thế theo thông tư 28 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	Đăng ký tài liệu của trẻ căn cứ trên số trẻ điều tra từng độ tuổi, đăng ký sổ theo dõi sức khỏe mới 100%, cần đọc kĩ danh mục tài liệu dành cho trẻ lựa chọn tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Phòng giáo dục một số sách cần thiết, đăng ký để tủ tài liệu chuyên môn nhà trường phục vụ cho việc hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch cho giáo viên tham khảo qua các hội thi và các hoạt động khác. Chính nguồn tài liệu này giúp cho chính bản thân tôi và giáo viên nắm vững hơn về chuyên môn nghiệp vụ, có thêm về những kiến thức để vận dụng phù hợp với điều kiện của nhà trường, nhóm lớp...
b.Hướng dẫn giáo viên cách lập các loại kế hoạch giáo dục( kế hoạch giáo dục chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch ngày) thông qua triển khai chuyên đề tại trường và qua lịch duyệt kế hoạch hàng tuần.
	Sau khi đi tiếp thu chuyên đề: "Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sữa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư 28/2016/TT-BGD cho quản lý, cán bộ giáo viên cốt cán” tại Phòng GD&ĐT Thường Xuân và triển khai chuyên đề tại trường tôi nghiên cứu kỹ nội dung chuyên đề so sánh với chuyên đề của những năm trước
rồi tham mưu với Hiệu trưởng nhà trường để đưa ra kế hoạch làm thế nào để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ ở trường. Từ đó tôi đưa ra giải pháp cụ thể. 
	 Với chuyên đề này là người phụ trách chuyên môn của nhà trường tôi nghiên cứu kỹ và xây dựng kế hoạch giáo dục năm học cho từng độ tuổi, dự kiến các chủ đề trong năm sắp xếp cho phù hợp. Lựa chọn nội dung chương trình giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục, đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổiđảm bảo tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ rễ đến khó và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Giành một thời gian để hệ thống lại tất cả các loại kế hoạch giáo dục, các loại hồ sơ theo quy định, hướng dẫn cụ thể giáo viên cách làm từng loại hồ sơ, cách soạn bài khi xác định cấu trúc soạn giáo án từ kế hoạch tuần, cách soạn thể dục sáng và hoạt động góc cho cả tuần. Đến kế hoạch ngày hướng dẫn chi tiết từng hoạt động theo cấu trúc nhất định, mục đích yêu cầu về kiến thức, kỷ năng, thái độ rõ ràng phù hợp với đề tài. Một số nội dung sữa đổi, bổ sung theo thông tư 28 của Bộ giáo dục và đào tạo cần thống nhất tôi cho giáo viên pho to để tất cả mọi giáo viên trong nhà trường đều được nghiên cứu và thực hiện ngay trong năm học này.
Ví dụ: Bảng mục tiêu, nội dung giáo dục năm học 2017-2018
 Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Độ tuổi 25-36 tháng.
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC
NỘI DUNG GIÁO DỤC NĂM HỌC
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
1.Trẻ thích khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan
+ Trẻ thích sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.
2.Trẻ thể hiện sự hiểu biết về các sự vật hiện tượng gần gũi.
+ Trẻ biết được tên của bản thân và những người gần gũi.
+Trẻ nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể
+ Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giao thông quen thuộc.
+ Trẻ có khả năng nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa, quả quen thuộc.
+ Trẻ chỉ, nói tên hoặc lấy , cất đúng đồ chơi màu đỏ - vàng - xanh theo yêu cầu.
+ Trẻ chỉ, nói tên hoặc lấy , cất đúng đồ chơi có kích thước
 to – nhỏ theo yêu cầu
*Luyện tập và phối hợp các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu
- Nghe và nhận biết âm thanh của đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc
- Sờ nắn, nhìn,ngửi...đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
- Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng – mềm, trơn ( nhẵn) – xù xì.
- Nến vị của một số thức ăn, quả ( Ngọt - mặn - chua )
*Nhận biết
- Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.
- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình
- Tên chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân.
- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
- Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dung của phương tiện giao thông gần gũi.
- Nhận biết được tên, một số đặc điểm nôi bật của, con vật, rau, hoa, quả quen thuộc.
- Màu đỏ, xanh, vàng.
- Số lượng ( một – nhiều)
- Kích thước to - nhỏ
- Hình tròn, hình vuông
- Vị trí trong không gian
 ( trên - dưới, trước -sau) so với bản thân trẻ.
	Cùng với việc giới thiệu kế hoạch giáo dục năm học của Ban giám hiệu trong buổi sinh hoạt chuyên môn tôi giải thích cho giáo viên hiểu về cấu trúc và nội dung của kế hoạch, cách sử dụng, lựa chọn để chuyển tải một phần kế hoạch năm học vào các chủ đề bằng cách phân bổ các nội dung trọng tâm, liệt kê các nội dung của từng lĩnh vực theo độ tuổi và phân bổ vào các chủ đề. 
Hình ảnh trong buổi sinh hoạt chuyên môn
	Đầu năm học tôi cùng tổ trưởng tổ chuyên môn phân bổ các nội dung giáo dục cả năm thuộc các lĩnh vực vào các chủ đề: Nội dung tất cả các môn học theo từng độ tuổi tôi liệt kê ra và cùng giáo viên phân bổ cho các chủ đề để giáo viên các lớp lập kế hoạch giáo dục chủ đề tránh bỏ sót, trùng lặp các nội dung mỗi chủ đề.
Kế hoạch chủ đề lớn được duyệt trước khi thực hiện có lồng ghép các ngày hội, ngày lễ, kế hoạch thể hiện các nội dung các lĩnh vực giáo dục phát triển, thể hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với hiểu biết, nhu cầu, hứng thú của trẻ, phù hợp với cơ sở vật chất, với hoàn cảnh thực tế.
	 Kế hoạch tuần thể hiện nội dung và các hoạt động, hướng dẫn giáo viên phân bổ nội dung của chủ đề cho các tuần, chuyển tải đầy đủ các nội dung, hoạt động học có chủ định không trùng lặp các đề tài giữa các tuần, một số hoạt động thiết kế theo ngày cụ thể phù hợp. Kế hoạch cung cấp cho trẻ cơ hội học, được tổ chức dưới hình thức chơi, trải nghiệm, đưa cụ thể một số bài của các loại vở vào hoạt động chiều để thực hiện.
	Kế hoạch ngày chuyển tải từ kế hoạch tuần, thể hiện các hoạt động hàng ngày theo chế độ một ngày của trẻ phù hợp, kết hợp các hoạt động động và hoạt động tĩnh, trong nhà và ngoài trời, củng cố bài cũ, làm quen với bài học mới. Khi tổ chức các hoạt động giáo viên hết sức linh hoạt mềm dẻo khi lựa chọn nội dung giáo dục và tạo cho trẻ tham gia vào các hoạt động một cách thoải mái. 
	Thường xuyên quan sát các hoạt động của giáo viên, tiếp cận giáo viên và trẻ tạo ra các tình huống có vấn đề để có cách bồi dưỡng kịp thời phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu giáo dục. 
c. Hướng dẫn chấm biểu đồ và đánh giá trẻ.
	Đánh giá sự phát của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá cuối giai đoạn và đánh giá trẻ cuối giai đoạn)
 Đánh giá trẻ hàng ngày ghi tình trạng sức khỏe trẻ, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi, kiến thức, kỷ năng của trẻ.
Đánh giá cuối chủ đề dựa vào mục tiêu của chủ đề cần đánh giá của 5 lĩnh vực đối với mẫu giáo chọn 15-18 chỉ số ghi rõ từ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_thuc_hien_chuong_t.doc