SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc

 Bác Hồ kính yêu đã từng nói:

"Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"

Qua câu nói của Bác Hồ chúng ta hiểu rằng nhiệm vụ của giáo viên mầm non không chỉ dạy cho trẻ “biết ăn”, “biết ngủ” mà người giáo viên Mầm non còn có nhiệm vụ dạy trẻ “biết học”, “biết hành” thông qua học mà chơi, chơi mà học, “học’’ở đây là học những kiến thức sơ đẳng, cơ bản nhất thuộc một số bộ môn ở các lĩnh vực; “hành” ở đây là cần phải hình thành rèn luyện cho trẻ có được một số kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, để từng bước hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên, cơ bản của nhân cách ngay từ lúc thuở còn thơ. Chính vì vậy mà trẻ cần phải có một số kiến thức, kỹ năng cơ bản ngay từ lứa tuổi mầm non.

 Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là khâu quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ bước vào học tiểu học. Vì vậy tôi thấy: "Làm quen với toán" ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu về toán đối với trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển về các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực phát triển nhận nhận thức. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành năng lực hoạt động cho mình như: quan sát, so sánh, tìm tòi, suy nghĩ, thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán học như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở bậc học tiếp theo. Nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán, để giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản thì vấn đề quan trọng là giáo viên phải có những biện pháp linh hoạt, sáng tạo để truyền thụ những kiến thức sơ đẳng về toán đến với trẻ, rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng như quan sát, so sánh để trẻ tích cực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá từ đó góp phần phát triển lĩnh vực nhận thức của trẻ.

 

doc 22 trang thuychi01 16791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Bác Hồ kính yêu đã từng nói:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
Qua câu nói của Bác Hồ chúng ta hiểu rằng nhiệm vụ của giáo viên mầm non không chỉ dạy cho trẻ “biết ăn”, “biết ngủ” mà người giáo viên Mầm non còn có nhiệm vụ dạy trẻ “biết học”, “biết hành” thông qua học mà chơi, chơi mà học, “học’’ở đây là học những kiến thức sơ đẳng, cơ bản nhất thuộc một số bộ môn ở các lĩnh vực; “hành” ở đây là cần phải hình thành rèn luyện cho trẻ có được một số kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, để từng bước hình thành cho trẻ những yếu tố đầu tiên, cơ bản của nhân cách ngay từ lúc thuở còn thơ. Chính vì vậy mà trẻ cần phải có một số kiến thức, kỹ năng cơ bản ngay từ lứa tuổi mầm non. 
 Giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là khâu quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ bước vào học tiểu học. Vì vậy tôi thấy: "Làm quen với toán" ở lứa tuổi mầm non vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu về toán đối với trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển về các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực phát triển nhận nhận thức. Cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cần thiết vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành năng lực hoạt động cho mình như: quan sát, so sánh, tìm tòi, suy nghĩ, thông qua hoạt động với toán để giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán học như: Số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở bậc học tiếp theo. Nhưng trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán, để giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản thì vấn đề quan trọng là giáo viên phải có những biện pháp linh hoạt, sáng tạo để truyền thụ những kiến thức sơ đẳng về toán đến với trẻ, rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng như quan sát, so sánh để trẻ tích cực suy nghĩ, tìm tòi, khám phátừ đó góp phần phát triển lĩnh vực nhận thức của trẻ. 
Như chúng ta đã biết: Hoạt động vui chơi là hoạt hoạt động chủ đạo của lứa tuổi Mầm non. Thông qua chơi mà trẻ học; thông qua học mà trẻ chơi, xong hoạt động học tập được thể thể hiện qua các giờ hoạt động học có chủ định đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ. Vậy tổ chức tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả, nhất là đối với môn “Làm quen với toán”. Đây là môn học đòi hỏi độ chính xác cao, muốn làm được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có kế hoạch để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kĩ năng học tập đối với việc làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, đồng thời người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy, như vậy tiết dạy mới đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. 
Tóm lại, môn học Làm quen với toán đối với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi nói riêng có vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy sau này cho trẻ, cùng các môn học khác giúp trẻ phát triển tất cả các lĩnh vực mà mục tiêu giáo dục Mầm non đặt ra, trong đó quan trọng nhất là trẻ được tích cực suy nghĩ, tìm tòi, so sánh, nhận xét, đánh giá, từ đó giúp trẻ phát triển tư duy lô gic, chặt chẽ từ cụ thể đến trừu tượng. Với nhận thức trên, bản thân được phân công dạy lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc” để nghiên cứu và đưa vào thực hiện trong giáo dục trẻ ở lớp do tôi phụ trách.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Với đề tài này mục đích là đánh giá thực chất việc nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc để tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo để nâng cao chất lượng cho trẻ trong học môn Làm quen với Toán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Các biện pháp nâng cao chất lượng Làm quen với toán đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Thị Trấn Vĩnh Lộc.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp quan sát. 
 Phương pháp trò truyện đàm thoại.
Phương pháp điều tra, thống kê.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT đã nêu rõ mục tiêu của chương trình giáo dục Mầm non đối với trẻ mẫu giáo là giáo dục trẻ phát triển về cả 5 lĩnh vực: “Phát triển thể chất, phát triển thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức và phát triển về tình cảm kỹ năng xã hội”[1]. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển được cả 5 lĩnh vực trên, chương trình giáo dục Mầm non cũng đã quy định thực hiện một số môn học cơ bản nhưng toàn diện: Làm quen với chữ cái, làm quen với khám phá khoa học, làm quen với văn học, làm quen với toán đòi hỏi người giáo viên phải biết phối hợp hài hòa không xem nhẹ một môn học nào vì các môn học trên có mối liên quan chặt chẽ, giúp trẻ có được nhiều kiến thức sơ đẳng cơ bản trên nhiều lĩnh vực và phát triển tư duy, nhận thức, trong đó môn làm quen với toán có vai trò hết sức quan trọng để giúp trẻ phát triển tư duy, nhận thức cho trẻ.
	Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu mục tiêu cụ thể đối với giáo dục Mầm non là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp một” [2]. Như vậy một lần nữa khẳng định nhiệm vụ của giáo viên Mầm non là phải giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ sẵn sàng bước vào cấp học mới (cấp Tiểu học). Giáo viên muốn giúp trẻ phát triển toàn diện, trước hết phải cho trẻ quan sát, làm quen, rồi tìm hiểu đến so sánh, nhận biết, đánh giá tức là từ trực quan hình tượng đến phát triển tư duy trừu tượng. Trong đó môn Làm quen với Toán đóng vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực phát triển nhận thức của trẻ. Giáo viên cần dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với toán, không những chỉ giúp cho trẻ học môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn, nói cách khác là giúp trẻ được phát triển tư duy tích cực hơn. Chính vì vậy trong quá trình dạy học trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tôi đã rất quan tâm và tìm hiểu, đưa ra thực hiện một số biện pháp để nâng cao chất lượng làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng.
* Thuận lợi: 
Trường mầm non Thị Trấn là một khu trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của huyện Vĩnh Lộc, có nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, đời sống nhân dân ổn định. Đảng bộ và chính quyền UBND Thị Trấn và phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Lộc luôn luôn quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao với hoạt động của Trường. 
Trường MN Thị trấn Vĩnh Lộc liên tục nhiều năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc. Năm học 2016- 2017 nhà trường có 10 nhóm lớp (7 lớp mẫu giáo, 3 nhóm trẻ), với số trẻ: 268 cháu.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của trường đủ theo quy định: có 03 cán bộ quản lý, 16 giáo viên. Đa số giáo viên còn trẻ, yêu nghề, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc.
Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo sát sao đến việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở tất cả các môn học đối với tất cả các nhóm lớp trong nhà trường, đặc biệt là môn “Làm quen với Toán”, tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ lẫn nhau qua các đợt thao giảng để giáo viên trao đổi, học hỏi rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhà trường tương đối đủ, đạt mức tối thiểu theo quy định.
 * Khó khăn:
Khả năng học tập của trẻ trong lớp không đồng đều, có trẻ rất nhanh nhẹn thông minh, nhưng có trẻ rất lì lợm, ít nói, ít hoạt động. 
“Làm quen với Toán” là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên giáo viên cũng khó khăn trong việc kết hợp với phụ huynh để tăng cường phối hợp nâng cao chất lượng môn này.
Qua dự giờ thao giảng của đồng nghiệp cho thấy một số giáo viên chưa tạo cho trẻ có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái trong tiết học “Học bằng chơi - Chơi mà học”, hình thức tiết dạy chưa đa dạng, phong phú, chưa lôi cuốn được sự tập trung chú ý của trẻ. Giáo viên cho trẻ sử dụng đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh đối với môn làm quen với toán có nhưng chưa nhiều, thiếu hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát, chưa kích thích được khả năng tìm tòi của trẻ và nhiều khi còn sử dụng nhiều đồ dùng đồ chơi có sẵn ngoài thị trường.
 	 Việc lựa chọn và sử dụng trò chơi trong các tiết học Làm quen với toán còn hạn chế, giáo viên chưa cho trẻ làm quen nhiều trước khi vào dạy hoạt động, mà chỉ chơi sau khi trẻ đã được hoạt động do đó hiệu quả học - chơi chưa cao.
 Phương pháp và hình thức tổ chức cá hoạt động học - chơi cho trẻ còn có lúc, có tiết mang tính chất áp đặt, rập khuôn, chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ. 
Việc lồng ghép, tích hợp dạy làm quen với toán trong các chủ đề, chủ điểm còn hạn chế. 
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
Đầu năm học 2016 - 2017, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi,
Qua một tháng của năm học, tại thời điểm tháng 9 năm 2016 tôi đã khảo sát trẻ và thu được kết quả như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Số trẻ đạt
yêu cầu
Số trẻ chưa đạt yêu cầu
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
1
Trẻ biết tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm.
19/29
65,5
10/29
34,5
2
Trẻ biết xếp tương ứng.
18/29
62,1
11/29
37,9
3
Trẻ biết so sánh, sắp xếp theo quy tắc.
18/29
62,1
11/29
37,9
4
Trẻ biết đo lường.
16/29
55,2
13/29
44,8
5
Trẻ biết nhận biết về hình dạng cơ bản.
16/29
55,2
13/29
44,8
6
Trẻ biết định hướng trong không gian và định hướng thời gian.
17/29
58,6
12/29
41,4
7
Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động học.
20/29
68,7
9/29
31,3
Qua bảng khảo sát trên tôi thấy sự chất lượng học Làm quen với toán của trẻ còn khá thấp, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, chưa linh hoạt, nhanh nhẹn, số trẻ nắm được một số kiến thức sơ đẳng theo nội dung khảo sát còn hạn chế. Từ đó bản thân tôi đã suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn này? Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, suy nghĩ, tìm hiểu và đưa ra áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng Làm quen với toán cho trẻ 5- 6 tuổi, nhằm đáp ứng với yêu cầu về chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
 2.3. Các giải pháp và đang thực hiện.
	2.3.1. Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau.
	Bản thân luôn tham gia đầy đủ, tích cực các lớp học chuyên đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo mở, các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ. Luôn nêu cao ý thức tự học về chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
	Bản thân cũng luôn có ý thức, trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của mình được giao, đồng thời luôn luôn gương mẫu trong thực hiện mọi hoạt động, phong trào của nhà trường. Bản thân chủ động bố trí thời gian để tăng cường dự giờ đồng nghiệp trong trường, nhằm đúc rút kinh nghiệm thông qua các tiết dạy, đặc biệt là tiết Làm quen với toán.
	Luôn giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, học hỏi đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi hội thảo chuyên đề để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho bản thân. Tôi đã chủ động xin phép Ban giám hiệu để đi dự một số giờ dạy của những giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán ở các trường khác trong huyện.
	Ngoài ra tôi còn thường xuyên đọc tham khảo sách báo, tập san, các thông tin trên mạng internet để trau dồi kiến thức, củng cố kỹ năng sư phạm, khai thác các thông tin, đặc biệt là các hình ảnh sinh động để sử dụng nâng cao hiệu quả các tiết dạy.
	 2.3.2. Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trực quan của cô và trẻ
Việc chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giờ dạy, do đó tôi đã luôn đầu tư vào bài soạn cho giờ hoạt động có chủ định đảm bảo đầy đủ các nội dung tập hợp và số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, trong đó có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp. Có nhiều sáng tạo trong quá trình hướng dẫn, dẫn dắt bài để giúp trẻ cảm nhận ngay với những hoạt động mà trẻ sẽ thực hiện và giúp trẻ hứng thú và hoạt động tích cực. Có tích hợp một số môn học khác. Tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, kỹ năng chơi với các trò chơi với toán và kỹ năng tập hợp và số lượng kỹ năng về kích thước, kỹ năng về hình dạng, kỹ năng về định hướng không gian. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với kỹ năng học toán.
Với giáo dục mầm non, đồ dùng trực quan có vai trò vô cùng quan trọng, để thực hiện tốt môn làm quen với toán giúp trẻ hứng thú và tự tin tham gia vào các hoạt động với toán, phát huy tốt khả năng toán của trẻ cần phải có các điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi. Do đó ngoài việc thường xuyên sử dụng các đồ dùng hiện có của nhà trường, tôi đã tuyên truyền phát động phụ huynh mua sắm đồ dùng phục vụ trong các tiết dạy. Bản thân tôi cũng đã tự sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng phục vụ cho các tiết dạy như que tính hột hạt, làm các con vật, hình hộp,...
Khi sử dụng đồ dùng trực quan, tôi đã sử dụng đúng lúc, rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo tôi. 
Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần. Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ, nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo tôi lại hướng dẫn tỉ mỉ và động viên trẻ thực hiện tốt hơn.
	Khi sử dụng đồ dùng trực quan, có những khi tôi lại thay đổi hình thức như dẫn dắt bằng các vần thơ, câu đố để gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Khi dạy bài: Số 8 (tiết 1) chủ điểm thế giới động vật. Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “ Mèo đi câu cá”, sau đó tôi hỏi trẻ: trong bài thơ nói về ai? Trẻ trả lời: Nói về anh em nhà mèo đi câu cá. Tôi đã chuẩn bị sẵn đồ dùng trực quan cho cô và trẻ gồm: Mèo và cá có số lượng đều là 8. Tôi nói: Vậy cô và các con cùng nhau xếp tương ứng mèo và cá ra 2 nhóm để xem mỗi nhóm có bao nhiêu con nào?.
Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học. Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan bằng các câu hỏi nhẹ nhàng, hợp lý đúng lúc đúng chỗ điều đó đã phát huy được tính tích cực một cách cao nhất ở trẻ khi tham gia các hoạt động giáo dục, đặc biệt là với hoạt động làm quen với toán. Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ, tôi đã tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động “Làm quen với toán” giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách chính xác, sâu sắc và bền vững.
(Cô và trẻ lớp 5- 6 tuổi trường MN Thị Trấn Vĩnh Lộc đang học
 trong giờ Làm quen với Toán).
	2.3.3. Tự tin linh hoạt, sáng tạo thay đổi hình thức trong việc cung cấp kiến thức và hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ.
	Khi dạy tiết học “Làm quen với toán”, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới, gây ấn tượng cho trẻ, thì sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học.	
Ví dụ: Dạy bài khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ. Phần giới thiệu bài, tôi tạo tình huống dẫn dắt trẻ bằng cách kết hợp tổ chức trò chơi với nêu vấn đề: “Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa đi thi đấu về, sau đây là lễ trao giải quả bóng vàng” Tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy. Quả bóng vàng được trao cho “cầu thủ Nam”, các cháu thấy quả bóng trên tay bạn Nam có hình dạng như thế nào? ...
 Vào giờ học xung quanh chủ đề thể thao, tôi cho trẻ xếp gôn bằng các khối và tập đá bóng bằng các khối cầu, trẻ rất hứng thú chơi trong khi mình đang học một tiết toán về các hình khối, hoặc khi dạy bài khối vuông, khối chữ nhật. Trong chủ đề ngành nghề, giới thiệu cho trẻ về nghề xây dựng: Trước khi vào giờ học tôi dẫn trẻ đi thăm một số công trình xây dựng bằng hình khối trong sân trường, vườn trường...
	Quá trình tổ chức tiết học Toán cần phải lồng ghép chủ điểm một cách xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc bài, giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyển tiếp, tích hợp chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên.
	Tôi giới thiệu, dẫn dắt để cháu thực hành đo: Các bác tài xế ở nơi xa đến chưa thạo đường đi. các bác phải tìm được con đường có độ dài có số lần đo bằng chữ số ở xe của các bác. Các cháu có muốn giúp các bác đi đúng đường không? Chúng mình phải làm thế nào để xe đi đúng đường (phải đo). Thế là trẻ bắt tay vào đo một cách rất thích thú. Khi đo xong trẻ nói kết quả và tìm chiếc xe có chữ số tương ứng với số lần đo ở con đường đó đặt vào đúng con đường đó. Rồi xuyên suốt bài học các cháu được đo chiều dài đoàn tàu bằng bàn chân mình, rồi treo cờ chuẩn bị cho hội thi “Bé với an toàn giao thông”...Trong cả một giờ học các cháu rất thích thú, hồ hởi, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động.
	Việc lồng nội dung chủ đề và các môn học khác làm cho tiết học “Làm quen với toán’’ phong phú, hấp dẫn, củng cố những kiến thức của trẻ về nhiều lĩnh vực đồng thời được rèn nhiều kỹ năng. 
Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt tôi thường sử dụng các câu truyện sáng tạo để gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Có một bạn Sóc rất ngoan, hôm nay trên đường đi học bạn Sóc gặp cô và bạn Sóc đã nói thầm vào tai cô đấy! Chúng mình có muốn biết bạn Sóc đã nói gì không? ( Trẻ hào hứng nghe và rất muốn được biết điều mà Sóc nói với cô giáo). Tôi lại nói tiếp: Bạn Sóc nhờ cô hỏi các bạn lớp mình xem có biết ngày 19/5 là ngày gì không nào? (Trẻ trả lời đúng). Tôi nói tiếp bạn Sóc cảm ơn các bạn lớp mình đã giúp cho bạn ấy biết bí mật của ngày 19/5 nên đã tặng lớp mình một món quà ( Món quà đó là một trò chơi ôn luyện được chuẩn bị trước).
2.3.4. Sưu tầm bài thơ, truyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng
Thơ, truyện, trò chơi luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với trẻ mẫu giáo. Khi tổ chức các hoạt động tôi đã sưu tầm thơ, truyện, trò chơi phù hợp, hoặc có lúc tự sáng tác thơ để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm, tạo được sự chú ý, thích thú cho trẻ, giờ học đã đạt được hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ: Với bài dạy “Đếm đến 9. Nhận biết số lượng trong phạm vi 9. Nhận biết chữ số 9″, tôi cho trẻ luyện tập nhận biết các nhóm có 9 đối tượng qua bài thơ “Vườn xuân bé yêu” để trẻ đếm số hoa trong vườn xuân, gắn thẻ số tương ứng với số hoa trong vườn và trồng thêm hoa để vườn xuân có đủ số lượng là 9 cây. Qua đó trẻ đã rất chú ý, hứng thú tham gia hoạt động. Ở bài dạy này tôi còn tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi như: chung sức, bé vui xuân, trẻ được gắn hoa đủ số lượng là 9. Với cách tổ chức trên, trẻ đã tích cực tham gia hoạt động, các biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm của trẻ ngày càng cụ thể, rõ ràng.
	Các tiết học “ Làm quen với toán” thường ít được tổ chức dưới các hình thức “Chơi mà học”; Trẻ thường phải quan sát, so sánh, tư duy, nhận xét...có thể nói khi học các tiết Làm quen với toán trẻ thường phải tư duy tích cực do đó đòi hỏi giáo viên phải biết linh hoạt kết hợp sử dụng một số trò chơi mới, hấp dẫn để giúp trẻ bớt căng thẳng, đồng thời góp phần củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng mà trẻ vừa học.
 	 Những trò chơi mà trẻ rất thích chơi là: Chơi lò cò, cáo và gà mái, trốn tìm (nhằm củng cố các kỹ năng đếm số bạn cùng chơi và định hướng trong không gian), hoặc những trò chơi như cờ ca rô, lô tô (nhằm dạy trẻ biết lập kế hoạch và chọn biện pháp học đếm phù hợp), những trò chơi sử dụng con xúc xắc như: con rắn và thang (

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_lam_quen_voi_toan.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia (1).doc
  • docMỤC LỤC SKKN.doc