SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc

Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đặt nền móng vững chắc góp phần dựng xây một đất nước Việt Nam hùng mạnh mai sau. Chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trồng người; là cơ sở hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này.

Phát triển toàn diện nhân cách trẻ là mục tiêu trọng tâm mà các nhà giáo dục hướng đến. Trong đó, phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Theo tác giả Nông Thị Lịch (trên báo điện tử) cho rằng: “Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức của trẻ qua học tập và vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như: học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc.sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.”. Điều đó nói lên rằng âm nhạc có vai trò to lớn trong việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Và đây cũng là cách thức dễ tiếp cận nhất giúp cho khả năng cảm thụ, hướng đến và tạo ra cái đẹp ở trẻ được nâng cao.

 Âm nhạc dễ đi vào lòng người. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó kích thích trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng, đánh thức các giác quan nhanh nhậy, linh hoạt. Những hoạt động âm nhạc này rất quan trọng trong việc hình thành ở trẻ một số kỹ năng biểu diễn nghệ thuật và cảm thụ âm nhạc, khả năng tự tin mạnh dạn trước đám đông, biết tuân thủ theo yêu cầu nhất định để có thể rèn rũa tạo ra cái đẹp, mang tính thẩm mỹ. Tham gia hoạt động âm nhạc mang lại những rung động, cảm xúc thực sự cho trẻ,trẻ biết hài lòng, cảm thụ cái đẹp, mong muốn sáng tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố góp phần phat triển toàn diện nhân cách trẻ.

Trong khi đó, hiện nay chưa có nhiều tài liệu cung cấp cho giáo viên những kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động âm nhạc mang lại hiệu quả cao giúp trẻ phát triển thẩm mỹ. Mặt khác, không phải giáo viên nào cũng có nhiều kỹ năng, năng khiếu, hoạt động âm nhạc. Vấn đề đặt ra cho các nhà giáo là làm thế nào là làm thế nào để trẻ tiếp cận với âm nhạc một cách dễ dàng mà phát huy vai trò trong việc phát triển thẩm mỹ ở trẻ.

Bản thân tôi đang phụ trách nhóm lớp 5 – 6 tuổi, tôi nhận thấy đặc diểm phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc của trẻ ở trong lớp rất khác nhau, và có sự chênh lệch rõ rệt về kỹ năng vạn động, sự tự tin mạnh dạn biểu diễn, sáng tạo ý tưởng về nghệ thuật chưa đa dạng, phong phú, còn vụng về, chưa chính xác hóa,.

Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”

 

doc 12 trang thuychi01 17705
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trẻ em là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đặt nền móng vững chắc góp phần dựng xây một đất nước Việt Nam hùng mạnh mai sau. Chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trồng người; là cơ sở hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này.
Phát triển toàn diện nhân cách trẻ là mục tiêu trọng tâm mà các nhà giáo dục hướng đến. Trong đó, phát triển thẩm mỹ là một trong năm lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Theo tác giả Nông Thị Lịch (trên báo điện tử) cho rằng: “Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức của trẻ qua học tập và vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như: học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc...sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực...”. Điều đó nói lên rằng âm nhạc có vai trò to lớn trong việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Và đây cũng là cách thức dễ tiếp cận nhất giúp cho khả năng cảm thụ, hướng đến và tạo ra cái đẹp ở trẻ được nâng cao.
 Âm nhạc dễ đi vào lòng người. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó kích thích trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng, đánh thức các giác quan nhanh nhậy, linh hoạt. Những hoạt động âm nhạc này rất quan trọng trong việc hình thành ở trẻ một số kỹ năng biểu diễn nghệ thuật và cảm thụ âm nhạc, khả năng tự tin mạnh dạn trước đám đông, biết tuân thủ theo yêu cầu nhất định để có thể rèn rũa tạo ra cái đẹp, mang tính thẩm mỹ. Tham gia hoạt động âm nhạc mang lại những rung động, cảm xúc thực sự cho trẻ,trẻ biết hài lòng, cảm thụ cái đẹp, mong muốn sáng tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố góp phần phat triển toàn diện nhân cách trẻ.
Trong khi đó, hiện nay chưa có nhiều tài liệu cung cấp cho giáo viên những kinh nghiệm, kỹ năng trong hoạt động âm nhạc mang lại hiệu quả cao giúp trẻ phát triển thẩm mỹ. Mặt khác, không phải giáo viên nào cũng có nhiều kỹ năng, năng khiếu, hoạt động âm nhạc. Vấn đề đặt ra cho các nhà giáo là làm thế nào là làm thế nào để trẻ tiếp cận với âm nhạc một cách dễ dàng mà phát huy vai trò trong việc phát triển thẩm mỹ ở trẻ.
Bản thân tôi đang phụ trách nhóm lớp 5 – 6 tuổi, tôi nhận thấy đặc diểm phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm nhạc của trẻ ở trong lớp rất khác nhau, và có sự chênh lệch rõ rệt về kỹ năng vạn động, sự tự tin mạnh dạn biểu diễn, sáng tạo ý tưởng về nghệ thuật chưa đa dạng, phong phú, còn vụng về, chưa chính xác hóa,...
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Bản thân tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp giúp trẻ nhóm lớp 5 – 6 tuổi khắc phục hiệu quả được những hạn chế của trẻ về kĩ năng vận động âm nhạc, kĩ năng ca hát, kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc, phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả trong việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc.
Qua tìm tòi nghiên cứu đề tài giúp tôi tích lũy được những kinh nghiệm quý báu cho công tác giảng dạy của bản thân và cho đồng nghiệp sau này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu đề tài này là những biện pháp, phương pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ lứa tuổi 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc. 
1.4 .Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã dùng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp dùng lời (Hướng dẫn, giảng giải).
- Phương pháp trực quan thính giác
- Phương pháp thực hành nghệ thuật.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Muốn phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc, tôi phải dựa trên cơ sở lý luận sau:
a. Cơ sở tâm lí:
Trẻ em mầm non đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh bởi chúng chứa đựng bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúccảm với cảnh vật xung quanh mình, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnhVới đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ thời thơ ấu. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mâu giáo để ươm mầm những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Nội dung hoạt động âm nhạc trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động âm nhạc giúp trẻ phat triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo. Đây là yếu tố góp phần phat triển toàn diện nhân cách trẻ.
b. Cơ sở lí luận:
Ở tuổi mẫu giáo xúc cảm của trẻ phát triển khá nhanh, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ xúc cảm với những cảnh vật xung quanh. Vì vậy trẻ dễ nhận ra được những vẻ đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích học múa hát. Trẻ đến với nghệ thuật một cách rất nhanh và tác động của nghệ thuật đối với trẻ thơ rất mạnh mẽ. Đa số trẻ 5 – 6 tuổi đã biết nhận xét về âm nhạc như: tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu, nhịp nhanh chậm, cường độ to nhỏ, âm sắc nhạc cụ, giọng hát bạn, tiếng kêu của các con vật, tiếng vật gì gõ, tiếng đàn gì vang lên...Trẻ hiểu được yêu cầu thể hiện sắc thái bài hát, thể hiện được các động tác trong điệu múa, biêt hòa mình với tập thể. Trong các vận động trò chơi trẻ thích làm gà, vịt, mèo, chim hót, thích làm ca sĩ,...đặc biệt thích chơi với nhạc cụ. Tuy nhiên, mức độ cảm thụ của trẻ rất khác nhau, một số chau còn nhút nhát, không hứng thú tham gia vào hoạt động tích cực đòi hỏi giáo viên phải nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học một cách cơ bản về khoa học sáng tạo. Kết hợp các hình thức khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc tính vừa sức, tuần tự liên tục, tự giác tích cực...Tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động khác một cách phù hợp, hiệu quả. Sưu tầm nguyên vật liệu phế thải làm nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo đẹp, phong phú, lôi cuốn trẻ.
c.Cơ sở thực tiễn:
Hoạt động âm nhạc là một hoạt động được dạy xuyên suốt từ thời nhà trẻ đến mẫu giáo. Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó có tác động đến cả ngườì nghe và cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường mầm non, ca hát là một hoạt động thường xuyên, liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhât để tham gia vào các hoạt động.Tuy nhiên, khi trẻ ca hát thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí có trẻ còn tự sáng tác lời, không phù hợp với nội dung. Mặt khác kỹ thuật hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, về âm vực tiết tấu. Vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt là sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát chưa thật chủ động. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thực trạng chung
Tôi tiến hành nghiên cứu trên 24 trẻ tại nhóm lớp 5 – 6 tuổi A1 – trường Mầm non thị trấn Mường Lát. Ngay từ đầu năm học, tôi nhận thấy khả năng âm nhạc của các cháu còn hạn chế, các cháu còn nhút nhát, hát chưa chính xác, chưa rõ lời, khả năng vận động theo nhạc còn hạn chế, chưa nghe được đúng nhạc, chưa khớp nhạc...Chính vì thế trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn xây dựng 
phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non mới, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình mầm non mới.
- Trường có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ. 
- Trong quá trình công tác, bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng học hỏi kinh nghiệm, tự nghiên cứu chuyên môn. Biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của âm nhạc đối với việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
- Các cháu đều khỏe mạnh, ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi
- Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng, trường tổ chức.
- Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, có sự phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phụ huynh nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên trong việc dạy dỗ các cháu và thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu.
* Khó khăn:
- Đầu năm học còn nhiều trẻ rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia hoạt động âm nhạc cùng cô và các bạn. Kỹ năng vận động âm nhạc của trẻ còn nhiều hạn chế, còn vụng về, chưa biết cách vận động, chưa có tính sáng tạo, hát chưa đúng lời, đúng giai điệu của bài hát, khả năng cảm thụ âm nhạc còn chậm, khả năng biểu hiện sắc thái, cảm xúc bài hát chưa tốtĐiều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ. 
- Nhiều phụ huynh còn chưa quan tâm chú trọng đến phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc.
 - Thủ thuật gây hứng thú của cô cho trẻ khi hoạt động còn chưa hấp dẫn, sinh động.
 - Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động âm
nhạc còn chưa đa dạng, phong phú.
b. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát:
Phân loại khả năng
Tổng số trẻ
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được sắc thái tình cảm
24
4
 16.5%
6
25%
10
42 %
4
16.5%
 Kỹ năng vận động theo nhạc 
24
2
8%
5
 21%
10
42 %
7
 29%
Kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc
24
3
 13%
8
 33%
9
 37.5%
4
 16.5%
Thể hiện 
sự sáng tạo trong hoạt động âm nhạc
24
2
8%
5
 21%
11
 46%
6
 25%
Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu dạy dỗ trẻ hàng ngày, trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua một số hoạt động sau:
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
a. Thông qua hoạt động âm nhạc phát triển khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật cho trẻ.
- Lựa chọn thể loại, bài hát có nội dung phù hợp, hấp dẫn trẻ:
Mỗi lời ca tiếng hát chứa đựng những ngôn từ đẹp đẽ, miêu tả con người, cảnh vật trong cuộc sống gần gũi thân thuộc với trẻ. Để trẻ có thể cảm nhận, tưởng tượng được vẻ đẹp đó tôi cho trẻ nghe các bài hát, bản nhạc dân ca không lời như: “Lý con sáo”(Dân ca Nam bộ), “Gửi anh một khúc dân ca”( Dân ca Nam Bộ), “Xe chỉ luồn kim”(Dân ca quan họ Bắc Ninh)....Những bài hát này tôi sẽ cho vào phần nghe hát trong hoạt động âm nhạc. Lời ca mượt mà của dân ca có thể đi sâu vào tiềm thức của trẻ hơn, từ đó giúp trẻ rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp, yêu mến cuộc sống xung quanh mình.
Các bài hát phỏng theo các bài đồng dao, bài hát ru là lựa chọn tiếp theo của
tôi. Những bài hát này vừa giúp trẻ gợi nhớ đến cội nguồn, nét đẹp đậm đà bản sắc của quê hương mình, vừa giữ gìn, kế thừa được những cái hay, cái đẹp của dân tộc ta để lại. Chẳng hạn như, trong chủ đề “Quê hương - đất nước - Bác Hồ”
Tôi sẽ cho trẻ nghe bài hát “Lời ru trên nương” nói về lời ru con ngủ trên nương của một người mẹ dân tộc thiểu số, nhưng đồng thời cũng ca ngợi sự hi sinh thầm lặng nuôi nấng nên những chiến sĩ cách mạng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Qua đó giáo dục trẻ được những nét đẹp truyền thống quý báu, nhớ về nguồn cội.
 Vì vậy, khi lên kế hoạch giáo dục giáo viên cần lựa chọn các bài hát, bản nhạc hay tiết mục văn nghệ có chọn lọc, vừa phù hợp với nội dung giáo dục lứa tuổi vừa mang tính nghệ thuật cao, góp phần vào việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ một cách có hiệu quả.
Lựa chọn dụng cụ âm nhạc phù hợp:
 Để tăng mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ trước hết phải thu hút được sự chú ý của trẻ khi hát, biểu diễn. Tôi sẽ lựa chọn các dụng cụ âm nhạc truyền thống phù hợp với bài hát như: Đàn bầu, sáo, khèn...Nếu cảm thấy khả năng của bản thân giáo viên có hạn, có thể mời nhạc công hoặc giáo viên có năng khiếu đến biểu diễn cho trẻ thưởng thức. Đạo cụ âm nhạc truyền thống sẽ thu hút được sự chú ý và tạo ra cảm xuc mãnh liệt của trẻ đối với âm nhạc. Ngoài ra, tôi làm thêm các đạo cụ âm nhạc từ các nguyên vật liệu sẵn có và phế liệu sẽ cho giờ học âm nhạc sinh động hơn. Khi trẻ chú ý đến hoạt động thì trẻ thể hiện cảm xúc thực sự và rung động trước vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên và trong cuộc sống xung quanh mình. Bởi lẽ âm nhạc đã đánh thức các giác quan trẻ một cách nhạy bén và tinh tế hơn.
 - Lựa chọn cử chỉ điệu bộ, điệu múa minh họa bài hát sinh động, hấp dẫn và trang phục phù hợp:
 Ở nội dung này, tôi lựa chọn các cử chỉ điệu bộ điệu múa hấp dẫn, phù hợp với trẻ và chọn phục trang đẹp mắt, phù hợp với bài hát. Trẻ có thể vừa nghe giai điệu bài hát, vừa thưởng thức tiết mục văn nghệ trọn vẹn, từ đó phát huy được tính nghệ thuật của bài hát, trẻ sẽ thấy hay, thấy rung động trước cái hay, cái đẹp trong lời bài hát.
 Ví dụ: Nghe hát bài “Inh lả ơi”(Dân ca Thái): Giáo viên lựa chọn trang phục váy thổ cẩm và áo khóm của người dân tộc thái, dùng quạt làm đạo cụ âm nhạc cùng với điệu múa xòe hoa để múa minh họa theo lời bài hát kết hợp với nhạc không lời trẻ sẽ thích thú, chăm chú quan sát và lắng nghe. Từ đó cũng cho trẻ thấy được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, vừa lôi cuốn trẻ hưởng ứng tích cực cùng cô trong hoạt động âm nhạc đó.
b. Rèn một số kỹ năng âm nhạc cho trẻ.
Vấn đề phát triển kỹ năng âm nhạc của trẻ ở lớp Mẫu giáo lớn A1 do tôi phụ trách đang còn nhiều hạn chế. Trẻ đã biết vận động theo nhạc, tuy nhiên khả năng vận động này đang còn theo ngẫu hứng, vụng về, chưa chính xác, chưa thẩm mỹ. Mặt khác một số trẻ lớp tôi đang còn rụt rè, chưa tự tin biểu diễn hay chưa nghe được đúng tiết tấu, giai điệu bài hát. Tôi đã có một số biện pháp phát triển tăng kỹ năng âm nhạc cho trẻ như sau:
- Lựa chọn loại hình vận động và xây dựng các động tác vận động phù hợp. 
Vận động là công cụ để giúp trẻ thể hiện bài hát. Trước tiên giáo viên phải có khả năng phân tích, xây dựng các động tác vận động minh họa phù hợp với bài hát, hấp dẫn đối với trẻ. Cô nên tự tin trước trẻ và rèn luyện các động tác minh họa trước một cách thành thạo. Với mỗi bài hát mang đến cho trẻ, tôi có thể cùng trẻ phân tích nội dung, giai điệu, thể loại của bài hát để lựa chọn các động tác minh họa phù hợp. Những bài hát rõ nhịp, rõ phách , có giai điệu vui tươi, có cấu trúc cân đối tôi có thể lựa chọn hình thức vận động theo nhịp phách hoặc các loại hình tiết tấu.
Ví dụ: Bài hát: “Mùa xuân đến rồi” tôi chọn hình thức vận động theo tiết tấu chậm. Bài hát: “Mời lên tàu lửa” tôi chọn hình thức vận động theo tiết tấu phối hợp.
Đối với những bài hát có hình tượng đẹp, có giai điệu tình cảm, tha thiết tôi lựa chọn hình thức múa. Những đoạn nhạc, những bài hát sôi động tôi có thể cho trẻ tập những động tác nhảy, hay êrôbic khỏe khoắn. 
Ví dụ: Bài hát: “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ” tôi sẽ dạy các cháu múa. Còn với bài hát: “Trời nắng, trời mưa” tôi có lại cho các cháu nhảy êrôbic sinh động.
Việc lựa chọn loại hình vận động và các tác động phù hợp với tính chất âm nhạc sẽ giúp cho quá trình lĩnh hội các kỹ năng vận động của trẻ thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, sự linh hoạt của giáo viên trong việc lựa chọn loại hình vận động cũng rất quan trọng trong việc xây dựng thành công các động tác vận động giúp trẻ phát huy được khả năng và mang tính thẩm mĩ cao khi biểu diễn.
- Chính xác hóa các động tác vận động:
Đây là biện pháp quan trọng giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động. Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác vận động, tôi thường tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình và cho trẻ thực hiện thử. Với những bài vận động theo nhịp, phách, tiết tấu trẻ đã biết, tôi để cho trẻ nhớ lại hình thức vận động và thực hiện phép thử ghép vào lời bài hát. Sau đó tôi chính xác lại bằng cách thực hiện động tác cho trẻ quan sát kết hợp với lời giải thích ngắn gọn giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động.
Ví dụ: Khi cho trẻ vận động bài hát “Gọi bướm” tôi cho trẻ suy nghĩ một vài động tác theo ý của mình và cho một đến hai trẻ thực hiện thử...Sau đó khen ngợi và cho trẻ phát huy tính sáng tạo của trẻ. Nếu cảm thấy phù hợp với lời bài hát và nhạc tôi có thể lựa chọn động tác đó của trẻ cùng với động tác tôi đã định hướng để tổng hợp thành một hệ thống động tác liên hoàn. Để trẻ thực hiện đúng, chính xác và dễ dàng tiếp nhận các động tác, tôi thực hiện lại cho trẻ quan sát kết hợp phân tích giảng giải những động tác khó, đòi hỏi tính nghệ thuật. Nhưng việc thực hiện mẫu này đòi hỏi giáo viên phải tự tin trước trẻ, và phải có độ chính xác cao vừa mang tính thẩm mĩ, vừa mang tính giáo dục.
Việc chính xác hóa động tác bằng cách phân tích và giải thích giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động, khắc sâu ấn tượng, nhận biết một cách xúc cảm các động tác, bài múa, góp phần nâng cao khả năng vận động cho trẻ.
- Tạo sự hứng thú cho trẻ trong quá trình vận động theo nhạc:
 Vận động theo nhạc là quá trình thực hành, trải nghiệm và cảm thụ nghệ thuật. Để quá trình vận động không bị đơn điệu, gây mệt mỏi và sự chán nản cho trẻ, tôi tổ chức cho trẻ thực hiện vận động dưới nhiều hình thức thi đua có yếu tố vui chơi. Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện vận động theo tiết tấu phối hợp bài hát “Em đi chơi thuyền”, tôi tổ chức cuộc thi tài giữa các nhóm nghệ sĩ: nhóm nghệ sĩ trống, nhóm nghệ sĩ phách tre, nhóm nghệ sĩ đàn ghi ta...và thi đua giữa các tổ. Sau đó tôi cho trẻ bình chọn nghệ sĩ xuất sắc nhất. Qua việc tổ chức thi đua sôi động như vậy trẻ lớp tôi rất hứng thú vận động và rất mạnh dạn tự tin thể hiện khả năng của mình.
Để giúp trẻ hứng thú hơn tôi còn sử dụng đa dạng các dụng cụ âm nhạc có sẵn ở trường lớp, hay dụng cụ tôi tự làm từ các ngưyên vật liệu, phế liệu tận dụng có sẵn ở địa phương làm đa dạng về chủng loại dụng cụ âm nhạc, mẫu mã lạ mắt, thích thú đối với trẻ như: phách tre, trống làm từ cây luồng, cây vầu,... cùng với những chiếc mũ múa tự làm xinh xắn, đáng yêu tạo nên không khí âm nhạc sôi động. 
Với những bài múa, thể dục nhịp điệu tôi cũng sử dụng một số dụng cụ phù hợp với bài hát, hình tượng âm nhạc trong bài như: lựa chọn trang phục, các vòng tay, dây hoa, nơ...Việc sử dụng các dụng cụ âm nhạc trong quá trình trẻ vận động làm tăng hứng thú, phát huy tính tích cực vận động của trẻ, từ đó năng cao hiệu quả của quá trình vận động.
 - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ vận động theo nhạc:
 Để trẻ có thể vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc Tôi không chỉ vận động theo nhạc trong các giờ hoạt động có chủ đích chuyên biệt mà tôi luôn tạo điều kiện và tạo cơ hội cho trẻ được vận động theo nhạc ở mọi lúc mọi nơi như: Hoạt động thể dục sáng cô có thể cho đan xen bài hát theo chủ đề đang học kết hợp với các động tác thể dục khỏe khoắn, hay khi tổ chức sinh nhật cho trẻ biểu diễn văn nghệ tặng bạn...Ví dụ: Chủ đề: “ Bản thân” Cho trẻ tập thể dục sáng khớp với lời ca “Đi đều”, cô cho trẻ tập bước đều giống như các chú bộ đội đang diễu binh và các động tác thể dục dứt khoát nhưng nhờ có âm nhạc mà không hề khô cứng. Việc rèn luyện kỹ năng vận động trong các hoạt động ngoài giờ âm nhạc cũng góp phàn rèn luyện kỹ năng vận động âm nhạc thành thạo cho trẻ. Từ đó trẻ thể hiện được đúng sắc thái của giai điệu bài hát, tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_cho_tre_5_6_tuoi_th.doc