SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình (thể loại vẽ) cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Định Liên
Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Khi bàn về giáo dục Bác Hồ thường nói: “Hiền giữ đâu phải là có sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chính vì vậy trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non hiện nay, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ biết cách học như thế nào để phát huy tối đa tính chủ động tích cực của trẻ trong tất cả các hoạt động. Bên cạnh đó những năm gần đây nền kinh tế - xã hội của nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng cũng từng bước củng cố và phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại.
Mỗi đứa trẻ có một khả năng, một nhu cầu và một sở thích riêng và tất cả đều mong muốn được thể hiện bản thân. Các nhà giáo dục cũng chỉ ra rằng: về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng này của trẻ rộng hơn rất nhiều những gì trẻ thể hiện trên lớp. Để trẻ bộc lộ hết năng lực cần có một môi trường học tập cho phép trẻ được học mọi lúc, mọi nơi, theo nhiều cách khác nhau và phải được khơi dậy từ bé. Là một giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - đạo đức - thẩm mĩ - thể lực. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử.
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................2 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 4 2.2. Thực trạng .....................................................................................................5 2.3. Biện pháp thực hiện .......................................................................................6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm .......................................................... 13 3. KẾT LUẬN 3.1. Kết luận .......................................................................................................15 3.2. Bài học kinh nghiệm.....................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........17 DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN .......................... 18 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Khi bàn về giáo dục Bác Hồ thường nói: “Hiền giữ đâu phải là có sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Chính vì vậy trong xu thế đổi mới mạnh mẽ của giáo dục mầm non hiện nay, các hoạt động giáo dục ở trường mầm non phải hướng tới việc dạy cho trẻ biết cách học như thế nào để phát huy tối đa tính chủ động tích cực của trẻ trong tất cả các hoạt động. Bên cạnh đó những năm gần đây nền kinh tế - xã hội của nước ta có sự phát triển không ngừng làm cho ngành giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng cũng từng bước củng cố và phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Mỗi đứa trẻ có một khả năng, một nhu cầu và một sở thích riêng và tất cả đều mong muốn được thể hiện bản thân. Các nhà giáo dục cũng chỉ ra rằng: về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng này của trẻ rộng hơn rất nhiều những gì trẻ thể hiện trên lớp. Để trẻ bộc lộ hết năng lực cần có một môi trường học tập cho phép trẻ được học mọi lúc, mọi nơi, theo nhiều cách khác nhau và phải được khơi dậy từ bé. Là một giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - đạo đức - thẩm mĩ - thể lực. Từ đó giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử. Trong các lĩnh vực giáo dục trẻ mầm non, phát triển thẩm mĩ là một trong năm lĩnh vực góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Trẻ em có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay một bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh...Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Chính vì vậy mà việc giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai. Hoạt động tạo hình trong trường mầm non là một phương tiện phát triển thẩm mĩ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý như: Khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham muốn tạo ra các đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Hoạt động tạo hình hay còn gọi là những hoạt động nhằm tạo ra cái đẹp cho cuộc sống và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình ở trong trường mầm non gồm có vẽ, nặn, cắt dán, xé dánnhằm phát triển ở trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo cung cấp cho trẻ những kỹ năng tạo hình đơn giản, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình về cái đẹp của thế giới xung quanh qua các hình thức tạo hình, đồng thời qua đó bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ của trẻ, hình thành ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ. Theo sự phát triển của độ tuổi, trẻ mầm non dần tích lũy biểu tượng, vốn sống kinh nghiệm, đồng thời với sự phát triển theo hướng hoàn thiện dần về cấu tạo và chức năng của cơ thể khiến cho năng lực thẩm mĩ, các ấn tượng, xúc cảm, tình cảm và kỹ năng vận động tinh khéo ngày một hoàn thiện hơn. Trẻ có thể sử dụng(ở mức độ khác nhau) các đường nét liền mạch uyển chuyển, các màu sắc phong phú, các hình khối/ bố cục để miêu tả các sự vật, hiện tượng ở thế giới hiện thực xung quanh một cách đầy hấp dẫn dưới góc nhìn thơ ngây, trong sáng của trẻ tạo nên sự sinh động, đáng yêu và đầy cảm xúc trong cách thể hiện các đối tượng thẩm mĩ. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng đối với sự phát triển của trẻ nên bản thân trong quá trình giảng dạy luôn mong muốn tìm ra phương pháp tối ưu nhất để truyền tải kiến thức đến với trẻ. Tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy thị hiếu thẩm mĩ của trẻ còn yếu, cách xắp xếp bố cục chưa hợp lí, chưa có sự sáng tạo. Trẻ chưa chủ động tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô. Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình sáng tạo chưa cao còn phụ thuộc nhiều vào sản phẩm mẫu. Tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho trẻ học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Từ những hạn chế nêu trên và cùng với mục tiêu phát triển của giáo dục thẩm mĩ của trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng. Tôi manh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình(thể loại vẽ) cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non Định Liên” nhằm tìm ra những biện pháp, phương pháp tốt nhất để giúp trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động tạo hình nhằm kích thích phát triển ở trẻ khiếu thẩm mĩ, nâng cao chất lượng giáo dục trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4- 5 tuổi. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nhằm tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động vẽ trong trường mầm non, giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học. Trẻ biết tạo ra các đường nét, hình dáng cơ bản, sắp xếp bố cục tranh hợp lý, biết ứng dụng luật xa gần trong bài vẽ để bức tranh có nội dung phong phú. - Trẻ biết sử dụng, phối hợp màu sắc hài hòa, sinh động. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu với 42 học sinh lớp 4-5 tuổi (Chồi 3) Trường mầm non Định Liên do tôi phụ trách. 4. Phương pháp nghiên cứu: Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu - Phương pháp quan sát, đàm thoại - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. - Phương pháp xử lí thống kê toán học. - Phương pháp thực hành - Phương pháp nêu gương khích lệ - Phương pháp trực quan. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Cơ sở lý luận Tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo là thời kỳ nhạy cảm với “cái đẹp’’xung quanh, có thể coi đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ- những xúc cảm tích cực, dễ chịu được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với “cái đẹp’’. Từ những xúc cảm tích cực, trẻ bắt đầu mong muốn thể hiện trong các hoạt động nghệ thuật. Hoạt động tạo hình còn gọi là hoạt động tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật bằng ngôn ngữ, phương tiện tạo hình. Hoạt động tạo hình góp phần quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non đặc biệt là đối với trẻ 4-5 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ thẩm mĩ và bồi dưỡng những cảm xúc thẩm mĩ. Những vẻ đẹp đa dạng của hình dáng, sự phong phú về màu sắc của đồ vật, thiên nhiên và sự lặp đi lặp lại của các yếu tố tạo hình như sự cân đối đa dạng về cấu trúc, hình dạng, về tính truyền cảm của đường nétđã thu hút hứng thú và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ được nảy sinh và trở nên sâu sắc cùng với sự phát triển của cảm giác và sự phong phú của các biểu tượng, trẻ tri giác thế giới xung quanh ngày càng có ý thức hơn. Dần dần trẻ có khả năng cảm thụ, nhận thức và đánh giá được vẻ đẹp hay không đẹp của các đồ vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật ở mức sơ đẳng được biểu hiện qua thái độ: thích hay không thích, yêu hay ghét, phân biệt đẹp hay xấu. Việc làm quen, tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình còn giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện qua ngôn ngữ tạo hình là đường nét, hình dáng, màu sắc và bố cụccàng làm cho trẻ hứng thú mong muốn được tạo ra sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4- 5 tuổi, đây là giai đoạn giữa tuổi mẫu giáo, vận động của trẻ chỉ ở mức độ trung bình( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dánchưa khéo léo). Mặt khác, thế giới xung quanh còn nhiều điều mới lạ hấp dẫn với trẻ, ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế. Đôi khi trẻ chưa diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động vẽ chính là thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mĩ của trẻ. Tuổi mầm non rất hứng thú và ham thích được tham gia hoạt động vẽ nhất là việc sử dụng sáp màu, hồ nướcđể vẽ thành các con vật, đồ vật, một sản phẩm mà trẻ yêu thíchChính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Chính sự quan trọng của hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mà tôi với vai trò là giáo viên mầm non luôn muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. 2. Thực trạng vấn đề a. Thuận lợi: - Nhà trường: Có đầy đủ phòng học cho các nhóm lớp. Cảnh quan nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. + Nhà trường tổ chức ăn bán trú 100%, đảm bảo thời gian học tập và vui chơi của trẻ trong một ngày hoạt động. - Giáo viên: Giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có trình độ chuyên môn vững vàng, tập thể giáo viên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Về phụ huynh học sinh: Phần lớn phụ huynh có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục mầm non đối với sự với phát triển của trẻ. Vì vậy phụ huynh luôn đưa con em mình đến trường đúng độ tuổi đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. + Trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường. b. Khó khăn. - Nhà trường: Tuy nhà trường có đầy đủ phòng học nhưng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là hoạt động tạo hình. + Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn. + Tài liệu tham khảo còn hạn chế. - Về phía giáo viên: Khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non giáo viên còn nặng nhiều về vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ còn thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển nghệ thuật tạo hình ở trẻ. + Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo hình cho trẻ, còn áp đặt và chưa chú trọng vào việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. + Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học vẽ. + Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ. Về phía phụ huynh: + Phụ huynh của các cháu trong lớp có hoàn cảnh khác nhau, sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình đến trẻ cũng khác nhau. Vẫn còn nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con phát triển năng khiếu thẩm mĩ. Vì thế trẻ không có điều kiện tiếp xúc trải nghiệm nhiều với môi trường thực tế. Với những thuận lợi và khó khăn trên, vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát thực trạng học sinh lớp 4-5 tuổi (Chồi 3) do tôi phụ trách với tổng số 42 học sinh. c. Kết quả khảo sát thực trạng * Bảng 1. khảo sát thực trạng đầu năm. Nội dung Tổng số Kết quả khảo sát Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Yếu Số trẻ % Số trẻ % Trẻ hứng thú vẽ 42 27 64 15 36 Kỹ năng vẽ 42 28 67 14 33 Biết bố cục tranh và phối màu đẹp 42 26 63 16 37 Biết nhận xét sản phẩm. 42 27 64 15 36 Từ kết quả trên cho thấy: - Trẻ chưa hứng thú vẽ chiếm tỷ lệ cao: 36% - Các kỹ năng của trẻ còn nhiều hạn chế, sản phẩm của trẻ con nghèo nàn, đơn điệu, chưa có sự sáng tạo. - Chưa biết bố cục tranh và phối màu hợp lí: Tỷ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu chiếm 37% - Trẻ chưa nêu được ý tưởng cũng như tên sản phẩm của mình, chưa biết cách nhận xét sản phẩm của mình và của bạn 36%. * Nguyên nhân: - Cảm xúc và thị hiếu thẩm mĩ của trẻ còn hạn chế, cách xắp xếp bố cục chưa hợp lí, chưa có sự sáng tạo. - Do nhiều trẻ còn chưa biết cách cầm bút, và tay cầm bút còn vụng về. Trẻ di màu và tô màu còn chưa đều, còn để khoảng trống và tô lem ra ngoài. - Trẻ chưa biết bố cục tranh và phối hợp các nét vẽ để tạo ra sản phẩm tạo hình. Trẻ chưa chủ động tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô. Sự tập trung chú ý của trẻ trong quá trình sáng tạo chưa cao, còn phụ thuộc vào sản phẩm mẫu. - Trẻ chưa biết cách nhận xét đánh giá sản phẩm, nhiều trẻ có tạo ra sản phẩm nhưng chưa biết gọi tên cho sản phẩm của mình. - Giáo viên chưa đi sâu bồi dưỡng kỹ năng tạo hình cho trẻ, chưa áp dụng được nhiều biện pháp thực hiện hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. - Xây dựng kế hoạch hoạt động còn mang tính hình thức, xây dựng theo tính truyền thống, chưa lấy trẻ làm trung tâm. 3.Các biện pháp thực hiện. * Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp học tập trên lớp. Nề nếp của trẻ là bước đầu của một hoạt động học, nếu chúng ta đưa trẻ vào nề nếp ngay từ đầu thì giờ học sẽ đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của giáo viên ngay ban đầu trẻ đã say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Trong quá trình dạy trẻ, tôi đã rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ bằng nhiều hình thức như: - Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của cá nhân trẻ để sắp xếp vị trí ngồi sao cho dễ quan sát, quản lí và hướng dẫn trẻ. Ví dụ: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn, nhanh nhẹn ngồi cạnh với cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ, cháu hiếu động hay nói chuyện ngồi cạnh các cháu ngoan;Chia tổ, đặt tên cho tổ “Tổ hoa cúc, tổ hoa hồng, tổ hoa đào’’và bầu ra tổ trưởng để nhắc nhở, quán xuyến thành viên tổ mình. - Rèn nề nếp thường xuyên trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi: Hàng ngày tôi tập cho trẻ thói quen đến lớp biết chào cô, chào các bạn . Đối với những trẻ của lớp tôi còn nhút nhát, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở và tạo tình huống để trẻ hòa nhập. Tôi luôn động viên trẻ trong một hoạt động học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câuKhi tham gia hoạt động trẻ biết tự nhận biết đồ dùng của mình, khi xong biết cất đồ dùng vào nơi qui địnhcùng với dùng lời tôi còn giáo dục trẻ thông qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung giáo dục nề nếp, thói quen tốt như: Lời chào, bé dọn đồ chơi, giờ ăn, giờ ngủ, rửa tay sạch - Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên nêu gương tốt qua các hoạt động trong ngày, tổ chức hoạt động cắm cờ bé ngoan và nêu gương cuối tuần để tạo tinh thần thi đua giữa các trẻ. Trẻ mầm non rất thích được khen và thích bắt chước nên tôi thường khen những gương tốt trước tập thể lớp như: Hôm nay bạn Hoa đi học đúng giờ, ngoan, biết chào người lớn, biết giữ vệ sinh, trong giờ học rất tích cực , nghiêm túc, hoàn thành nhanhđể trẻ noi gương và cố gắng để được khen như bạn. - Việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ phải thực hiện thường xuyên và thống nhất giữa cô giáo và cha mẹ trẻ vì vậy tôi luôn trao đổi với phụ huynh để có phương pháp giáo dục tốt nhất, phù hợp với từng trẻ. Qua quá trình thử nghiệm tôi đã đưa trẻ lớp mình vào nề nếp, trẻ có thói quen tốt, mạnh dạn, tự tin, thực hiện tốt mọi yêu cầu, xưng hô lễ phép, ăn ngủ đúng giờ, giữ vệ sinh chung, lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định, trẻ thực sự say mê hứng thú, không bị gò bó, tâm thế thoải mái và sẵn sàng cho hoạt động ở lớp. * Biện pháp 2: Cung cấp kiến thức, vốn hiểu biết về cái đẹp cho trẻ thông qua việc tạo môi trường hoạt động trong và ngoài nhóm lớp. Hoạt động tạo hình của trẻ là một hoạt động nhận thức đặc biệt thông qua những hình tượng nghệ thuật được tạo nên và cảm nhận thẩm mĩ bằng các phương tiện truyền cảm nhưng mang tính trực quan. Mặt khác tư duy của trẻ ở giai đoạn này là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ rất muốn được tiếp xúc, sờ mó, được xem xét, khám phá, tìm tòi và nêu ý kiến của mình một cách tự nhiên về mọi cái mà trẻ phát hiện ra và bộc lộ cảm xúc của mình với những đối tượng đó. Vì vậy để cho trẻ hoạt động tốt thì môi trường nghệ thuật là một trong những yếu tố rất quan trọng. Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình nói chung đặc biệt là hoạt động vẽ. Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ 4-5 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ. Mảng chủ đề thường ở vị trí chính giữa lớp để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đề: Như chủ đề trường Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt, có cô giáo cùng bé đi dạo Chủ đề “Gia đình’’ có hình ảnh bức tranh về người thân trong gia đình, hình ảnh các kiểu nhà, hình ảnh các đồ dùng trong gia đìnhCác góc hoạt động như: Góc phân vai tôi đặt tên là “ Tổ ấm 4 C” trong đó có hình ảnh Mẹ và bé mặc tạp dề nấu cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến, có hình ảnh bác sỹ đang khám bệnh cho bệnh nhân... Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Bé làm kiến trúc sư, công trình mơ ước, công trình thân yêu của bécó hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề tôi sẽ thay đổi nội dung chủ đề mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích ham muốn tham gia sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình. Ví dụ: Ở góc hoạt động tạo hình : Tôi đã trưng bày các sản phẩm mẫu tự làm và sưu tầm, cho trẻ quan sát nhằm kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ. Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của chúng mình. Chúng mình hãy cùng chọn một cái tên thật hay để đặt cho nó nhé. Nào ai có ý kiến - cô gợi ý các tên như sau: Hoạ sĩ nhí, bé khéo tay, bé làm hoạ sĩ, hoạ sĩ tí honCho trẻ thảo luận và lựa chọn nếu trẻ nào nghĩ được tên khác hay hơn cô có thể chọn làm tên góc hoạt động. Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ đề tiến hành mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và phong phú về chủng loại. Nguyên vật liệu thì giáo vi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.doc