SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời Người đã nói “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, chăm sóc cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, văn học, chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng, thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ. Nhằm tạo cho trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH TRƯỜNG MẦM NON KIM TÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN CHO TRẺ MẪU GIÁO 4- 5 TUỔI Người thực hiện: Phan Thị Ni Na Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non Kim Tân SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THẠCH THÀNH, NĂM 2016 MỤC LỤC NỘI DUNG SỐ TRANG MỤC LỤC 1 I- PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 II- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Thực trạng 5 3. Biện pháp tổ chức thực hiện 6 Biện pháp 1: Đổi mới trong cách nghĩ, cách làm. 6 Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt điều kiện cần thiết cho việc tổ chức hoạt động làm quen với toán. 6 Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động 9 Biện pháp 4: Thiết kế, tổ chức nhiều trò chơi cho trẻ thể hiện hiểu biết và củng cố biểu tượng Toán. 12 Biện pháp 5: Luyện kĩ năng trả lời câu hỏi và nêu kết quả hoạt động 14 Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng 15 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15 III- KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16 1. Kết luận 16 2. Kiến nghị 17 I- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta, lúc sinh thời Người đã nói “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu”. Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giầu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, chăm sóc cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà còn phải trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động và qua các môn học như làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với tạo hình, văn học, chữ cái, thể dục, âm nhạc, làm quen với toán sơ đẳng, thông qua các môn học trẻ được học mà chơi chơi mà học. Từ đó dần hình thành lên nhân cách của trẻ và cũng từ đó trẻ được tiếp cận với những kiển thức từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Thông qua các môn học giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt như : Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ. Nhằm tạo cho trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm thế tự tin để bước vào lớp một. Giáo dục mầm non ngày càng được xã hội quan tâm. Bên cạnh hoạt động vui chơi, trẻ mầm non được lĩnh hội nhiều kiến thức, kĩ năng phù hợp lứa tuổi thông qua các hoạt động học tập về năm lĩnh vực phát triển. Vậy tổ chức các hoạt động học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là điều mỗi giáo viên luôn trăn trở. Bởi khi dạy trẻ mầm non cần hiểu một tính chất: Học bằng chơi, chơi mà học. Với môn “Làm quen với toán” là môn học đòi hỏi độ chính xác cao, muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho tiết mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kién thức một cách chính xác, khoa học. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy trẻ mấu giáo 4- 5 tuổi nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Tuy nhiên đây là môn học khó đối với cả người dạy và người học. Làm quen với toán có nhiều biểu tượng khác nhau: biểu tượng toán về tập hợp, số lượng, phép đếm; định hướng không gian, phép đo, hình dạng, kích thước và với mỗi biểu tượng có các dạng tiết khác nhau. Vì vậy người giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và linh hoạt, sáng tạo mới dạy tốt môn học này. Trên thực tế, đa số giáo viên mầm non chưa nắm chắc nội dung và pương pháp của hoạt động làm quen với toán. Việc thực hiện các tiết học còn lúng túng từ khâu xác định đề tài phù hợp lứa tuổi, lên giáo án đến tiến hành tổ chức hoạt động. Do đó chất lượng các hoạt động còn hạn chế. Để cải thiện thực trạng trên yêu cầu giáo viên phải nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống và chính xác, người giáo viên phải sự thay đổi mới trong phương pháp dạy trẻ theo hướng tích cực hoá hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ tự mình khám phá nhận xét phán đoán về những vấn đề có liên quan đến môn học. Tôi là một giáo viên trẻ cả về tuổi dời và tuổi nghề, song rất yêu nghề , luôn trăn trở, tìm tòi những biện pháp để tiến hành hoạt động làm quen với Toán hấp dẫn trẻ hcj tập và đạt hiệu quả ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ tôi mạnh dạn nghiên cứu thực nghiệm và viết đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với Toán cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi ”. 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tìm ra những biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trể 4- 5 tuổi một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung, đồng thời phát huy cao nhất tính tích cực của trẻ. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, tổng kết về việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động làm quen với toán cho trẻ 4- 5 tuổi. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế Phương pháp thống kê, tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. II- NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận: Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non mới. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp các hoạt động mà trọng tâm là hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Hơn nữa nội dung, phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Việc hình thành các biểu tượng toán học “môn toán” cho trẻ mầm non là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước hình dạng của các vật, về khả năng định hướng không gian, thời gian và mối quan hệ giữa sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non. Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào nên nhiệm vụ của giáo viên là phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, để có sự phát triển và hướng tới một nền giáo dục toàn diện như Bác Hồ đã từng nói: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ...Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh. Tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. Việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết nhưng nội dung dạy cho trẻ phải phù hợp lứa tuổi, theo đặc điểm nhận thức. Giáo viên phải tuân theo chương trình quy định. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trể. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quen với một số khái niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trìu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ. Đồng thời cung cấp những kinh nghiệm, những vấn đề có ý nghĩa và thú vị gần gũi có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của trẻ, góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ, giúp trẻ có những phản ứng nhanh nhạy xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, để sau này trẻ vững vàng, tự tin hơn khi tiếp nhận những kiến thức của môn toán ở giai đoạn tiếp theo của cuộc đời, không những thế làm quen với toán còn góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. Lí luận và thực tiễn đã cho thấy ý nghĩa to lớn của hoạt động làm quen với toán tác động đến sự phát triển của trẻ. Trẻ em là tương lai của đát nước, để những giá trị tuyệt vời của giáo dục trẻ em được lĩnh hội trọn vẹn thì vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Mỗi giáo viên cần nhận thức sâu sắc vấn đề này, thể hiện lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo, không ngừng học tập tu dưỡng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Thuận lợi: Năm học 2015- 2016, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi. Tổng số trẻ: 30, trong đó nam: 17, nữ 13. 100% trẻ ăn ngủ bán trú tại trường và học chương trình Giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành. Lớp học luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đó là đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ cho trẻ. Mỗi giáo viên đều có kế hoạch giảng dạy các môn học và các hoạt động rất cụ thể ngay từ đầu năm học. Đối với phụ huynh đã quan tâm và nhận thức đầy đủ đến ngành học mầm non nên đã đầu tư cho con mình trong tất cả các môn học, đặc biệt môn toán là một trong mối quan tâm hàng đầu, họ luôn mong muốn con em học tốt môn toán. Vì vậy giáo viên đã phối kết hợp với phụ huynh sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi học liệu cho trẻ học tập môn toán đạt kết quả cao. 2.2 Khó khăn: Tài liệu tham khảo về kỹ năng sống cho trẻ còn ít nên việc lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi là rất khó khăn. Việc đầu tư cho môn “Làm quen với toán” còn sơ sài, đồ dùng đồ chơi chưa nhiều chưa mang tính hiện đại. Hình thức tổ chức các tiết học ở lớp chưa phong phú, một số trẻ khả năng thực hành về định hướng trong toán học còn hạn chế. * Kết quả thực trạng trên: Đầu năm học 2015- 2016, khảo sát chất lượng thu được kết quả sau: TT Nội dung Tổng số trẻ Giỏi, khá Trung bình Yếu Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Khả năng nhận biết và so sánh các đối tượng 30 10 33.3 11 36.7 9 30.0 2 Kĩ năng thực hành của trẻ 30 8 26.7 13 43.3 9 30.0 3 Khả năng tham gia các trò chơi củng cố và trải nghiệm. 30 7 23.3 12 40.0 11 36.7 4 Khả năng trả lời câu hỏi và thể hiện ý kiến cá nhân 30 6 20.0 10 33.3 14 46.7 Từ kết quả khảo sát trên việc tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành những biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 4- 5 tuổi một cách chính xác, bền vững, phát huy được tính tích cực của trẻ là vấn đề tôi luôn trăn trở. Và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp áp dụng vào thực tế công tác trong năm học 2015-2016, mang lại hiệu qủa tốt. 3. Các biện pháp thực hiện: Với trẻ 4- 5 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần thiết, không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát, sáng tạo trong khi thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thế vững vàng trước khi lên líp mẫu giáo lín. Chính vì vậy mà tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: Biện pháp 1: Đổi mới trong cách nghĩ, cách làm. Trước đây, một thực tế là nhiều giáo viên mầm non chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với Toán. Các giờ hoạt động còn đơn điệu, nghèo nàn chưa thu hút được trẻ. Bởi đây là môn học khó, kiến thức rộng cần đầu tư thời gian nghiên cứu thiết kế hoạt động và chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi yêu cầu độ chính xác và tính thẩm mĩ cao. Hơn nữa, để tổ chức hoạt động thành công phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là khả năng của cô và kĩ năng hoạt động của trẻ. Bên cạnh đó thời gian của giáo viên mầm non rất hạn chế nên khó khăn trong việc chuẩn bị cho hoat động này. Do đó chất lượng hoạt động làm quen với Toán còn nhiều hạn chế. Từ những ngày đầu tiên bước vào nghề, Tôi đã đánh giá cao vai trò của hoạt động làm quen với Toán. Đứng trước nhiều khó khăn, để luôn tổ chức được những hoạt động làm quen với Toán chất lượng và hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Nên tôi rất trăn trở trước những khó khăn trên và mong muốn tìm ra biện pháp khắc phục. Sau một thời gian suy nghĩ tôi đã tự nhận thấy rằng: bản thân cần năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo ; có sự chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết và lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Cần phải thay đổi từ cách nghĩ, tạo được niềm say mê, tìm ra cách làm hiệu quả. Tạo được niềm đam mê và có sự tâm huyết trong công việc mới có thể đạt kết quả cao. Ví dụ: Ngay từ đầu tháng 8 nhận lớp phụ trách, tôi đã nghiên cứu và nắm bắt đặc điểm nhận thức của trẻ 4-5 tuổi đối với các biểu tượng toán và nội dung chương trình. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho môn Toán theo từng chủ đề. Biện pháp 2: Chuẩn bị tốt điều kiện cần thiết cho việc tổ chức hoạt động làm quen với toán. a. Tích cực rèn nề nếp, thói quen, kĩ năng sống cho trẻ. + Tuy trẻ đã học mẫu giáo nhỡ nhưng Tôi không coi nhẹ việc rèn nề nếp, thói quen và đặc biệt là kĩ năng sống. Với môn toán trẻ muốn học tố cần có kĩ năng cơ bản khi hoạt động đọc lập cũng như hoạt động nhóm. Ở lớp tôi tới 2/3 số trẻ là trai rất hiếu động. Do đó, tôi phải thường xuyên đưa trẻ vào nề nếp, luyện cho trẻ khả năng tập trung cao. Khi trẻ có nề nếp tốt sẽ góp phần cho quá trình tổ chức hoạt động được dễ dàng, trẻ tập trung vào việc lĩnh hội kiến thức, nâng cao kết quả học tập. + Rèn cho trẻ ý thức tự phục vụ. Thường xuyên dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ đơn giản: Cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ trả lời câu hỏi của cô; Lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, rửa tay, rửa mặt, giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, chủ động hơn trong các hoạt động. + Nghiêm chỉnh thực hiện giờ nào việc nấy, tạo thói quen tốt cho trẻ. Dặn dò trẻ về nhà có thói quen học bài đều đặn. + Luyện tập các kĩ năng hoạt động trong tiết học: Tập trung, chuyển đội hình theo hiệu lệnh xác xô, cách lấy cất đồ dùng, kĩ năng trong học toán( cách xếp đối tượng theo yêu cầu, cách trả lời, nêu kết quả, cách chơi trò chơi có luật...) giúp trẻ chủ động hơn trong hoạt động, cô giáo không bị cháy giáo án. b. Chuẩn bị tốt về mặt nội dung: Hoạt động làm quen với Toán là một hoạt động nặng kiến thức mang tính khoa học nên cô giáo cần có thời gian nghiên cứu và đưa ra đối tượng, mục tiêu, phương pháp , hình thức tổ chức phù hợp. + Tôi luôn hoàn thành kế hoạch sớm, trong đó đưa ra đề tài hoạt động tuần tới, xác định mục tiêu giáo dục. + Xác định kiến thức cần truyền đạt cho trẻ, kỹ năng cần rèn luyện. Sau đó lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với phương châm: trẻ được “ học bằng chơi, chơi mà học “, tránh gò bó áp đặt, kết hợp động tĩnh, hấp dẫn, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên. Ví dụ: Tổ chức hoạt động làm quen với toán không phải theo một khuôn mẫu hay một mô týp nào. Tuỳ thuộc vào đề tài và chủ đề đang học để tổ chức dưới dạng một cuộc thi, một trò chơi, một cuôc đi chơi hay theo nội dung một câu chuyện nào đóTạo được sự thoải mái hấp dẫn trẻ tham gia hoạt động. + Soạn giáo án chi tiết, có tính mở để có thể chỉnh sửa, bổ xung sau khi tổ chức cho trẻ làm quen. c. Chuẩn bị về đồ dùng, đồ chơi và không gian tổ chức hoạt động. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng trong họat động làm quen với Toán. Không có đồ dùng, đồ chơi thì không thể tổ chức hoạt động. Không có không gian hoạt động phù hợp thì hiệu quả hoạt động sẽ thấp. Do đó Tôi đặc biệt cố gắng trong việc làm đồ dùng, đồ chơi và tạo không gian tổ chức hoạt động. * Về đồ dùng: Trẻ mẫu giáo nhỡ, tư duy trực quan hình tượng vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy, đồ dùng, đồ chơi chuẩn bị Tôi luôn dựa trên các tiêu chí sau: + Luôn lựa chọn làm đồ dùng là vật gần gũi với trẻ, trẻ đã biết, phù hợp chủ đề dễ tạo ra lời dẫn dắt logic từ đầu đến cuối giờ học. Ví dụ: Với đề tài : Đếm đến 4, tạo nhóm 4 đối tượng, nhận biết chữ số 4. Chủ đề: Nghề sản xuất Đồ dùng lựa chọn là: hai nhóm 4 chính là hình ảnh Bác nông dân và cái quốc. In hình bác nông dân, tô màu, dán bia cứng cắt riêng từng hình. Cái quốc dùng giấy xốp cắt lưỡi, bấm lỗ, dùng ống mút làm cán. Sau khi làm xong đồ dùng chụp ảnh, lưu vào máy tính để đưa vào giáo án điện tử. Ngoài ra cần các đồ dùng phục vụ cho các hoạt động khác: các nhóm đồ có số lượng trong phạm vi 4 là dụng cụ làm việc và sản phẩm của nghề nông bằng vật thật. + Đồ dùng ấn tượng, màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, có tính động . + Đồ dùng cần chú ý kích cỡ phù hợp, dễ bảo quản, dễ phục hồi, độ bền cao. Ví dụ: Tôi lựa chọn và làm đồ dùng không quá bé hay quá to, đồ dùng của cô và trẻ cô kích thước khác nhau. + Đồ dùng, đồ chơi làm từ những nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, tận dụng phế liệu và đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi tự tìm kiếm thu thập và vận động phụ huynh ủng hộ , làm cùng. Ví dụ: Làm lô tô học toán tận dụng lốc lịch cũ, thùng giấy dán cho cứng; Tận dụng ống mút sữa làm cán cuốc... + Tạo điều kiện cho trẻ tự làm ra đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động. Cô hướng dẫn cho trẻ cùng làm và khích lệ trẻ sáng tạo ra đồ dùng , đồ chơi mới. Ví dụ: Cô hướng dẫn cho trẻ tô màu tranh Bác nông dân, dán lên bìa cứng sau đó cắt thành từng lô tô. * Xây dựng không gian tổ chức hoạt động Không gian tổ chức vô cùng quan trọng đối với hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non. Nó đặc biệt quan trọng với việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề. Môi trường tổ chức phải làm nổi bật chủ đề đang thực hiện, thu hút sự chú ý của trẻ. Dù điều kiện không gian trường lớp còn chật hẹp song tôi cũng cố gắng khắc phục để tạo ra không gian tốt nhất có thể để việc tổ chức hoạt động cho trẻ được thuận lợi. Trang trí, sắp xếp các góc, nhóm trong lớp học hài hoà hợp lý tạo môi trường học tập sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo chủ đề, theo nội dung từng tiết dạy. + Không gian cho hoạt động làm quen với Toán cần thoáng, rộng, thoải mái, đươc trang trí nổi bật đề tài và thể hiện ý tưởng của người tổ chức. Ví dụ: Với đề tài : Đếm đến 4, tạo nhóm 4 đối tượng, nhận biết chữ số 4. Chủ đề : Nghề sản xuất Tôi cho trẻ tham hội chợ giới thiệu dụng cụ sản xuất và sản phẩm của nghề nông. Do đó không gian tổ chức được trang trí rất nhiều tranh ảnh quảng cáo về công việc của người nông dân,dụng cụ làm việc và sản phẩm của nghề... trẻ bước vào rất bất ngờ và thích thú. + Cần tạo cho trẻ không gian hoạt động mà trong không gian đó trẻ được hoạt động thoải mái, thích thú. Một không gian thực sự giành cho trẻ, thân thiện giúp trẻ hoạ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.doc