SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Thành vinh – Thạch Thành

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Thành vinh – Thạch Thành

 Trong hệ thống Giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Trong quá trình giáo dục con người thì người giáo viên giữ vị trí quan trọng nhất. Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, nó giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. chính vì vậy trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

 Trong nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [1] đã được hội nghị trung ương VIII thông qua cũng đã khẳng định vai trò quyết định chất lượng giáo dục là của đội ngũ nhà giáo. Điều đó muốn nói lên tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay.

 Như chúng ta đã biết, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao về chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, giúp cho trẻ phát triển toàn diện về năm mặt đức, trí, lao, thể, mỹ, chuẩn bị tốt tâm thế để trẻ bước vào lớp một một cách vững vàng.

 

doc 21 trang thuychi01 6854
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường mầm non Thành vinh – Thạch Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG MẦM NON THÀNH VINH – THẠCH THÀNH
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 	Đơn vị công tác: Trường mầm non Thành Vinh
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THẠCH THÀNH NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
2
2.1
Cơ sở lý luận
2
2.2
Thực trạng của vấn đề
3
2.3
Các giải pháp
4
2.3.1
Trau rồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
4
2.3.2
Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho giáo viên
5
2.3.3
Bồi dưỡng giáo viên thông qua thăm lớp dự giờ
7
2.3.4
Đổi mới cách nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường mầm non
9
2.3.5
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên
10
2.3.6
Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục.
12
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
13
3
Kết luận, kiến nghị
15
3.1
Kết luận
15
3.2
Kiến nghị
16
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
 Trong hệ thống Giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Trong quá  trình giáo dục con người thì người giáo viên giữ vị trí quan trọng nhất. Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, nó giữ vai  trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. chính vì vậy trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 
 Trong nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI đã khẳng định về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [1] đã được hội nghị trung ương VIII thông qua cũng đã khẳng định vai trò quyết định chất lượng giáo dục là của đội ngũ nhà giáo. Điều đó muốn nói lên tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo hiện nay.
 Như chúng ta đã biết, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sẽ góp phần mang lại hiệu quả cao về chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, giúp cho trẻ phát triển toàn diện về năm mặt đức, trí, lao, thể, mỹ, chuẩn bị tốt tâm thế để trẻ bước vào lớp một một cách vững vàng. 
Chính vì vậy, người giáo viên mầm non được xem là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhiệm vụ của người giáo viên mầm non hết sức quan trọng, ngoài việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng đơn giản, ban đầu cho trẻ thì người giáo viên mầm non còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để hình thành cho trẻ kỹ năng sống tốt. Như lời Bác Hồ đã nói: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được như thế phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” [2]
 Chính vì vậy là giáo viên mầm non chúng ta phải yêu nghề mến trẻ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và luôn trau rồi phẩm chất đạo đức nhà giáo, yêu trẻ như chính con đẻ của mình thì phụ huynh mới tin tưởng cho con đến trường đi học, tuy nhiên trong thực tế hiện nay một bộ phận nhỏ giáo viên chưa phát huy tốt vai trò trách nhiệm của mình, chưa thực sự quan tâm đến trẻ nên vẫn còn có những bức súc trong dư luận xã hội. 
 Chính những băn khoăn trăn trở về một bộ phận nhỏ giáo viên như đã nêu ở trên là một hiệu trưởng nhà trường tôi rất quan tâm và chú trọng đến chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường, bởi vì có được đội ngũ giáo viên tốt thì xẽ có một lớp thế hệ măng non tốt, xuất phát từ những yêu cầu đó bản thân tôi luôn có một ý tưởng và mong muốn xây dựng cho nhà trường có được một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp để đáp ứng niềm tin yêu của Đảng và nhân dân giao cho. Bởi vì trong trường mầm non đội ngũ giáo viên luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường tốt hay sấu là phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên. 
 Đứng trước yêu cầu của đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, tôi luôn băn khoăn và đặt câu hỏi cho mình làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ. Xác định được tầm quan trọng này là một hiệu trưởng nhà trường tôi luôn trăn trở, tìm tòi để tìm ra những biện pháp hay, những phương pháp tốt nhất cho mình. Trên cơ sở thực tiễn của trường mầm non nơi mà tôi đang công tác, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thành Vinh” để nghiên cứu. 
1.2 Mục đích nghiên cứu.
 Bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thành Vinh” để nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra những biện pháp quản lý cần thiết của người quản lý trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường mầm non Thành Vinh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu giáo dục của bậc học trong giai đoạn hiện nay. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
 Đội ngũ giáo viên trường mầm non Thành Vinh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp 
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
 Tập thể sư phạm là một tập thể lao động trong lĩnh vực giáo dục, đó là một tập thể nhiều người trong một tổ chức chặt chẽ nhằm thực hiện những mục đích chung, có mục tiêu và nhiệm vụ thống nhất, là giáo dục trở thành con người phát triển một cách toàn diện. Đó là tập hợp những con người có sự nhất trí, tự giác, sự quản lý chặt chẽ về mặt lao động và sinh hoạt tập thể, có sự lãnh đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Tập thể sư phạm trong trường mầm non gồm có cán bộ, giáo viên và nhân viên, là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trể mầm non, trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu nhất.
 Chất lượng của nhà trường tốt hay không tốt đều phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên và sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong nhà trường với nhau trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài”. Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững. 
 Đứng trước những yêu cầu và sự cần thiết của nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non nhằm đạt được mục tiêu của ngành nói chung của trường nói riêng. Vì vậy bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết và cấp bách, mang tính thường xuyên và lâu dài. 
2.2. Thực trạng vấn đề 
 *Thuận lợi: 
 Nhà trường được sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Thạch Thành và của Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã Thành Vinh, sự đồng thuận của các bậc phụ huynh. Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ có phẩm chất đạo đức tốt. Có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, luôn đoàn kết nhất trí xây dựng tập thể nhà trường.
 Năm học 2018-2019 nhà trường có tổng số 19 nhóm, lớp có 437 cháu, trong đó 354 trẻ mẫu giáo và 63 trẻ nhà trẻ. Tổng số cán bộ giáo viên là 27 đồng chí, trong đó 3 cán bộ quản lý, 23 giáo viên và 1 nhân viên.
 Cán bộ, giáo viên, nhân viên biên chế là 17 đồng chí, giáo viên hợp đồng theo quyết định 60 của UBND Tỉnh là 10 đồng chí. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ trên chuẩn là 24 đồng chí đạt 88,9 %, đạt chuẩn là 3 đồng chí tỉ lệ 11,1 %. Trong các năm học gần đây tập thể nhà trường luôn đạt trường tiên tiến cấp Huyện, công đoàn và chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh. 
 Năm học 2018-2019 có 100% nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT.
* Khó khăn:
 Bên cạnh những mặt thuận lợi như đã nêu ở trên nhà trường còn gặp không ít những khó khăn đó là cơ sở vật chất còn thiếu nhiều phòng học dẫn đến học sinh trên lớp quá tải, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi theo thông tư 28/BGD&ĐT còn thiếu. Năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế và cứng nhắc chưa ý thức và tự giác về trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ được phân công. Đặc biệt là số giáo viên hợp đồng theo quyết định 60 của ủy ban nhân dân Tỉnh, một số giáo viên chưa nắm vững nội dung chương trình theo thông tư số 28/TT-BGD-ĐT, vận dụng các phương pháp giáo dục vào dạy trẻ chưa phù hợp, kỹ năng lên lớp của giáo viên còn thiếu tự tin, chưa linh hoạt trong cách sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy, nếu có sử dụng thì cũng chưa sử dụng đúng lúc đúng chỗ, chưa có nhiều sáng tạo trong cách tổ chức hình thức giảng dạy, một số giáo viên do tuổi đời cao nên dẫn đến việc tiếp cận cái mới còn hạn chế.
*Kết quả của thực trạng:
 Với những mặt thuận lợi và khó khăn như đã nêu ở trên dẫn đến chất lượng đội ngũ chưa cao. 
 Qua khảo chất lượng giáo viên vào tháng 09 năm 2018 như sau:
Nội dung
Kết quả thực hiện
TS GV
G
%
K
%
TB
%
Nắm vững nội dung, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo TT28/BGD&ĐT
23
17
74
3
13
3
13
Vận dụng các phương pháp sáng tạo, tổ chức tiết dạy phù hợp với nội dung yêu cầu
23
14
60.9
5
21.7
4
 17.4
Tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh vào các nội dung giáo dục trẻ mầm non
23
16
69.6
4
17.4
3
13
 Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi luôn trăn trở và đặt ra những câu hỏi và những câu trả lời với nhiều lý do tự đưa ra, làm tôi phải suy nghĩ và tìm ra giải pháp tối ưu nhất để làm thế nào nâng cao được chất lượng đội ngũ.
 Với trách nhiệm là một hiệu trưởng nhà trường, chỉ đạo chung tất cả các hoạt động vì thế tôi luôn theo dõi và tìm hiểu về chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường, nhằm để tìm ra được các biện pháp tốt nhất nâng cao chất lượng đội ngũ ngày càng đi lên. 
2.3. Các giải pháp
 Đứng trước những thuận lợi và không ít những khó khăn trên, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi và mạnh dạn áp dụng các giải pháp sau. 
2.3.1 Trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
 Như chúng ta đã biết trong thời gian qua điều mà tôi cũng như các đồng chí cán bộ quản lý mầm non luôn quan tâm, băn khoăn và chăn trở đó là hiện nay trên các kênh thông tin đại chúng, chương trình thời sự, trang mạng xã hội luôn đăng tải các hình ảnh, vi deo phản cảm về việc bạo hành trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các trường mầm non Tư Thục, hình ảnh các cô giáo mầm non bạo hành trẻ em gây bức súc cho các bậc phụ huynh, làm giảm lòng tin với phụ huynh, phụ huynh không tin tưởng khi gửi con em mình đến trường đi học, điều này chứng tỏ rằng một bộ phận giáo viên đã suy thoái về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó do mặt trái của cơ chế thị trường với những yếu tố tiêu cực đã xâm nhập, tác động tới nhận thức của một bộ phận giáo viên, làm cho không ít giáo viên đã không thể cưỡng lại được trước sức cám dỗ của vật chất và sức hút của đồng tiền dẫn đến những hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo.
 Những tấm gương mờ này không chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của nhà giáo mà còn tác động xấu tới trẻ mầm non. Nguy hại hơn cả là niềm tin của xã hội đối với ngành Giáo dục nói chung, đội ngũ nhà giáo nói riêng bị giảm sút.
 Vì thế, để nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp giáo dục đào tạo trở thành “quốc sách hàng đầu” nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc trau dồi phẩm chất đạo đức cán bộ, nhà giáo, đảm trách nhiệm về sự nghiệp “trồng người” có ý nghĩa quyết định.
 Đứng trước tình hình đó là một cán bộ quản lý tôi luôn suy nghĩ và tìm biện pháp để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên, đối với đội ngũ giáo viên trường Mầm non Thành Vinh thì đa số các cô có nhiều năm trong công tác giảng dạy, tâm huyết với nghề, tuy nhiên còn có nhiều giáo viên tuổi đời còn trẻ mới bước vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc dạy trẻ, nên việc trau rồi phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên là một việc làm rất cần thiết, phải được làm thường xuyên và liên tục, giáo dục cho đội ngũ giáo viên nhận thức sâu sắc về vị trí của nghề giáo dục trong xã hội. Để giáo viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, vì thế tôi đã tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối cho đội ngũ giáo viên, gắn hoạt động này với các phong trào thi đua dạy tốt học tốt chào mừng các ngày lễ ví dụ như ngày 20/10, 20/11, 8/3, cụ thể như trong năm học 2018-2019 tôi tiếp tục triển khai tới đội ngũ giáo viên thực hiện chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; công văn số 93/PGD ĐT- GDMN ngày 16 tháng 4 năm 2018 của phòng giáo dục đào tạo Thạch Thành về việc hướng dẫn bồi dưỡng, tập huấn, thực hiện tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở giáo dục mầm non.
 Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được nghe trực tuyến về chuyên đề của giáo sư Nguyễn Chí Bảo về học tập tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua sóng phát thanh đài truyền hình Thanh Hóa.
 Ví dụ: Để nâng cao phẩm chất đạo dức nhà giáo các buổi họp hội đồng nhà trường để giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên, tôi sưu tầm các hình ảnh, vi deo trên các chương trình thời sự về các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các trường mầm non có uy tín để trình chiếu cho giáo viên xem và học tập, ngoài ra tôi cho giáo viên xem lại một số hình ảnh của giáo viên mầm non bạo hành trẻ em mà đang bị xã hội lên án, từ đó giáo viên biết điều chỉnh hành vi đạo đức của mình để làm tốt công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 Những biện pháp này tôi đã thực hiện thường xuyên ngay từ đầu năm học chính vì vậy đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn tâm huyết, có ý thức phẩm chất đạo đức chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, sáng tạo trong công tác giảng dạy và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, luôn được phụ huynh tin tưởng trao gửi con đến trường cho nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng.
 Hơn nữa, cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, luôn chấp hành thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giáo viên luôn tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện khi giao tiếp giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa giáo viên với học sinh tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội hiện nay.
2.3.2 Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho giáo viên
Việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non là rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường, chính vì vậy tôi rất chú trọng đến công tác này vì hiện nay trình độ chuyên môn của một số giáo viên trong nhà trường vẫn còn một số hạn chế nhất định đặc biệt là những giáo viên tuổi đời cao và một số giáo viên trẻ mới vào nghề vì thế bản thân tôi luôn băn khoăn và trăn trở, phải suy nghĩ và tìm biện pháp khắc phục những hạn chế này chính vì vậy khi bước vào năm học mới tôi phối hợp với công đoàn nhà trường phân công sắp xếp bố trí nhiệm vụ cho giáo viên trong năm học 2018-2019 phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên và điều kiện hoàn cảnh của từng người, tôi bố trí xen kẽ những giáo viên đã có nhiều năm thâm niên trong nghề có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là giáo viên giỏi các cấp đứng lớp với những giáo viên mới ra trường hoặc những giáo viên có trình độ chuyên môn còn hạn chế để giáo viên giúp đỡ lẫn nhau trong công tác. 
Ngoài ra tôi còn sắp xếp giáo viên là Đảng viên, giáo viên là người dân tộc bố trí một cách phù hợp để giáo viên tự mình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ từ đó phát huy được tinh thần tự lực, phát triển những mặt mạnh khắc phục những mặt yếu để hoàn thiện bản thân.
Tôi tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt trình độ trên chuẩn tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn. Đối với giáo viên tham gia học đại học nhà trường phân công, phân nhiệm hợp lý để tạo điều kiện cho giáo viên đó tham gia học tập, không bố trí những công việc kiêm nhiệm nhiều, để khỏi chồng chéo thời gian học của giáo viên. Phân công giáo viên dạy thay giúp đỡ đồng nghiệp để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ.
Ví dụ: Trong năm học 2018-2019 tôi tạo điều kiện cho 2 đồng chí giáo viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, 1 đồng chí đi học lớp trung cấp lý luận chính trị tại trường chính trị Tỉnh và 3 đồng chí đi học lớp thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Ngoài ra tôi còn chỉ đạo CBGV tham gia tự học bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu của nghành và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc đi tham qua học tập ở các trường bạn trong Huyện, tổ chức chuyên đề, bồi dưỡng qua phong trào thi đua như phong trào thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức hội thi “ Bé khỏe, bé tài năng” cấp trường khen thưởng kịp thời cho giáo viên có thành tích trong các đợt thi đua. Kết quả cho thấy qua quá trình bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đã có sự chuyển biến rõ nét, số giáo viên tuổi đời cao thì đã phát huy được năng lực của mình, chủ động tích cực hơn, số giáo viên mới ra trường có kinh nghiệm hơn trong công tác, biết được trách nhiệm và công việc phải làm và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chất lượng giờ dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt vì giáo viên đã trang bị cho mình những kiến thức tốt và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đảm bảo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
( Hình ảnh thao giảng hội thi giáo viên giỏi cấp trường chào mừng ngày 20/11)
2.3.3 Bồi dưỡng giáo viên thông qua thăm lớp dự giờ
 Thăm lớp dự giờ là một hoạt động thường xuyên không thể thiếu được của cán bộ quản lý, để nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên tôi luôn tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn, đặc biệt là dự giờ giáo viên mới vào nghề và một số giáo viên có tay nghề còn hạn chế, bởi vì thăm lớp dự giờ là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên mầm non thông qua việc dự giờ giúp giáo viên có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác phát triển chuyên môn, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của trẻ. 
 Cụ thể trường chúng tôi tháng 5/2018 có thêm 3 giáo viên hợp đồng theo quyết định 60 của Tỉnh mới vào trường, thật sự là năng lực chuyên môn của giáo viên đang còn rất hạn chế, giáo viên còn lúng túng khi xây dựng mục tiêu, mạng nội dung, kế hoạch tuần mà lớp mình phụ trách và tham gia giảng dạy các hoạt động giáo dục, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế bài dạy theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi bồi dưỡng giáo viên mới ra trường bằng cách hàng tháng tổ chức t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc