SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lư¬ợng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hà Lan

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lư¬ợng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hà Lan

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng bậc nhất trong quá trình quản lý nguồn nhân lực. Trong xu thế toàn cầu hoá, hiện đại hóa như hiện nay, trước nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên là nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong Giáo dục - Đào tạo. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài để đảm đương sứ mệnh của Đảng và của ngành giao.

 Thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục, không ai khác ngoài vai trò của người thầy giáo, cô giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Vị trí, vai trò của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Thầy giáo là nhân vật trung, là người quyết định đào tạo nên những con người mới, xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng học hỏi phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa .Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục tuỳ thuộc vào đội ngũ này. cho nên chăm lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo chất lượng đội ngũ giáo viên".

 Mục tiêu của công tác bồi dưỡng đội ngũ là nhằm hoàn thiện phẩm chất đạo đức, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, nội dung phương pháp giáo dục phù hợp với xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này người giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ năng lực, lương tâm và nhân cách nhà giáo. Làm được việc này người giáo viên phải thường xuyên tham gia học hỏi để cải tiến phương pháp phù hợp với thời đại thích ứng với sự phát triển của xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Nhận thức rõ về vai trò của lực lượng giáo viên là nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lư¬ợng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hà Lan ” Làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình trong năm học 2017-2018.

 

doc 19 trang thuychi01 6904
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lư¬ợng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hà Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
I
MỞ ĐẦU
2
1
Lý do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG
3
1
Cơ sở lý luận
3.4
2
Thực trạng
4
Thực trạng chung
4
2.1
Thuận lợi
4
2.2
Khó khăn
4
Kết quả khảo sát phân loại chất lượng giáo viên đầu năm
4
3
Các biện pháp thực hiện
5
Biện pháp 1: Điều tra nắm bắt tình hình của đội ngũ giáo viên
5.6
Biện pháp 2:Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc tham quan học hỏi kinh nghiệm.
6.7
Biện pháp 3: Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên qua việc chỉ đạo điểm . 
7.8.9.10
Biện pháp 4: Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc dự giờ kiểm tra nhóm lớp
10.11
Biện pháp 5:Tổ chức phong trào thi đua trong năm học. 
11.12.13
Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra
13.14
4
Hiệu quả thực hiện
14.15
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
1
Kết luận
15
2
Kiến nghị
15
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là khâu quan trọng bậc nhất trong quá trình quản lý nguồn nhân lực. Trong xu thế toàn cầu hoá, hiện đại hóa như hiện nay, trước nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ, sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin. Việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên là nhu cầu tất yếu không thể thiếu trong Giáo dục - Đào tạo. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức, đủ tài để đảm đương sứ mệnh của Đảng và của ngành giao.
 Thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục, không ai khác ngoài vai trò của người thầy giáo, cô giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Vị trí, vai trò của người giáo viên trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Thầy giáo là nhân vật trung, là người quyết định đào tạo nên những con người mới, xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng học hỏi phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa .Tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục tuỳ thuộc vào đội ngũ này. cho nên chăm lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo chất lượng đội ngũ giáo viên".
 Mục tiêu của công tác bồi dưỡng đội ngũ là nhằm hoàn thiện phẩm chất đạo đức, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, nội dung phương pháp giáo dục phù hợp với xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này người giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ năng lực, lương tâm và nhân cách nhà giáo. Làm được việc này người giáo viên phải thường xuyên tham gia học hỏi để cải tiến phương pháp phù hợp với thời đại thích ứng với sự phát triển của xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay. Nhận thức rõ về vai trò của lực lượng giáo viên là nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hà Lan ” Làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình trong năm học 2017-2018.
 2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng nhà trường để đưa ra biện pháp quản lý, xây dựng và phát triển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hà Lan .
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hà Lan
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra giáo dục
Phương pháp quan sát thực hành sư phạm
Phương pháp thống kê
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
* Đội ngũ giáo viên là tập hợp số đông người cùng nghề giáo viên. Chất lượng đội ngũ là nền tảng để xây dựng thành công chất lượng giáo dục của nhà trường chính vì vậy phải quan tâm nâng cao chất lượng việc chỉ đạo quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
* Xây dựng đội ngũ giáo viên: Là duy trì sự tồn tại của đội ngũ giáo viên và làm cho đội ngũ giáo viên phát triển (cả về số lượng và chất lượng).
- Mục tiêu của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường: Là xây dựng một đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, vững về chất lượng để có khả năng thực hiện nội dung giáo dục toàn diện được quy định rõ trong kế hoạch giảng dạy của nhà trường.
- Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non: Chủ yếu gồm cán bộ quản lý, giáo viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục vụ chăm sóc bán trú, kế toán. 
* Vị trí vai trò của đội ngũ giáo viên: 
 Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản giáo dục là nhằm xây dựng những con người mới, một thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện tốt công nghiệp hoá - hiện đại hoá quê hương đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá chuyền thống của con người, năng động và sáng tạo tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phát huy tài năng của dân tộc Việt Nam. Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ, có tính tổ chức kỷ luật. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục nêu trên, tất yếu phải có một đội ngũ giáo viên vững mạnh, một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, nhiệt tình, năng động, sáng tạo đảm bảo thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục mới hiện nay. Đó chính là tập thể sư phạm nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng Vừa “hồng” vừa “chuyên”. 
 Giáo dục mầm non là tiền đề cho giáo dục của các bậc học tiếp theo với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục các cháu phát triển toàn diện. Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định giáo dục toàn diện cho trẻ. 
	Nhiệm vụ của người giáo viên mầm non hết sức nặng nề, ngoài việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng sơ giản ban đầu cho trẻ mà còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, uốn nắn và tập cho trẻ những thói quen, kỹ năng sống. Muốn thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của bậc học đề ra, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay và để có được đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ sư phạm thì người cán bộ quản lý trong nhà trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ chi tiết, cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế. 
Mục tiêu của giáo dục mầm non đặt ra rất lớn, đối chiếu với thực trạng nhà trường hiện nay, đăc biệt là vấn đề bồi duỡng chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận chương trình giáo dục mầm non lồng các chuyên đề mới, chuyên đề “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên luôn được phát huy và không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết đáp ứng với yêu cầu,nhiệm vụ của bậc học hiện nay. 
2. Thực trạng 
* Thực trạng chung:
	Bản thân nhận công tác tại trường thời gian chưa nhiều, do đó điêu kiên cho công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa được thuận lợi, vấn đề bồi dưỡng chưa thực sự có hiệu quả. Mặt khác giáo viên nhiều khi còn xem nhẹ chưa đầu tư nhiều để học hỏi chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp, xây dựng kế hoạch chưa được linh hoạt, việc triển khai còn mang tính máy móc, trình độ giáo viên không đồng đều,có nhiều giáo viên trẻ nên kinh nghiệm còn ít. Đấy chính là nguyên nhân cần phải nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
2.1. Thuận lợi
 Được sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo Phòng, các Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các bậc cha mẹ học sinh cùng với sự nhiệt tình, sự đoàn kết thống nhất cao trong ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên, cùng nhau phấn đấu khắc phục khó khăn xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
2.2. Khó khăn
Phụ huynh là người nông thôn thuần túy, đa số sống bằng nghề trồng lúa điều kiện kinh tế còn khó khăn, một số phụ huynh còn xem nhẹ việc cho trẻ đến trường do vậy việc huy động trẻ đến trường còn rất khó khăn.
Nhà trường còn thiếu phòng học và thiếu giáo viện nên phần nào có ảnh hưởng đến việc bố trí sắp xếp các công việc ở trường.
Công tác quản lý chỉ đạo của cán bộ chưa đồng đều, kinh nghiệm chuyên môn còn non trẻ. Việc đổi mới phương pháp dạy học và cập nhật các vấn đề đổi mới giáo dục lồng chuyên đề “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” hiện nay còn chậm
 Các buổi sinh hoạt chuyên môn nội dung chưa phong phú, chất lượng sinh hoạt chuyên môn chưa cao, chưa phát huy được sức sáng tạo của giáo viên, đầu tư thời gian về chuyên môn chưa nhiều.
*Kết quả khảo sát phân loại chất lượng giáo viên đầu năm học 2017-2018
TT
Nội dung
Tổng
GV
Xếp loại
Tốt
Tỉ lệ
Khá
Tỉ lệ
Trung bình
Tỉ lệ
1
Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống
14
12
86
2
14
0
0
2
Kiến thức
14
6
43
6
43
2
14
3
Kỹ năng sư phạm
14
6
43
6
43
2
14
Qua kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ giáo viên mầm non đạt tốt chưa cao, tỷ lệ khá còn nhiều. Vẫn còn tỷ lệ trung bình.
Căn cứ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Căn cứ vào thực trạng bảng khảo sát trên của nhà trường. Là hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để trường mình thật sự là trường có uy tín, có chất lượng tốt, chiếm được niềm tin của lãnh đạo và nhân dân nên tôi quyết tâm chọn và đưa ra “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Hà Lan” để khắc phục những mặt tồn tại của nhà trường.
3. Biện pháp tổ chức thực hiện:
 Biện pháp 1: Điều tra nắm bắt tình hình của đội ngũ giáo viên.
 Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, việc đầu tiên tôi phải hiểu được năng lực chuyên môn của từng giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên cho phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Việc thứ hai bản thân tôi phải tạo được sự đoàn kết thống nhất cao trong nhà trường đồng thời điều tra, nắm bắt tình hình từng giáo viên, tìm hiểu điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình, công việc của chồng con, năng lực chuyên môn, hiểu về tính cách cá nhân của từng giáo viên để phân công bố trí công việc sao cho phù hợp với khả năng, năng lực, đúng người, đúng việc tạo không khí thân thiện, đoàn kết, vui vẻ để giáo viên cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả công việc.
 Ví dụ 1: Trường tôi có những giáo viên có con nhỏ, con ốm yếu tôi kịp thời nắm bắt được tình hình,thường xuyên thăm hỏi, động viên giúp đỡ. Đồng thời tạo điều kiện phân công, công việc cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình phù hợp với năng lực chuyên môn và thời gian để họ yên tâm công tác.
 Ngoài ra tôi chọn những đồng chí thật sự có trình độ, năng lực chuyên môn, có tâm huyết với nghề, có sức khỏe, nhiệt tình, chịu khó, năng động có kinh nghiệm như cô Trần Thị Hà, cô Trương Thị Hà, Cô Bùi Thị Thanh Tân kèm cặp những cô có trình độ chuyên môn còn non trẻ để họ trao đổi cho nhau những kinh nghiệm chuyên môn, cách soạn bài, soạn giáo án điện tử, công nghệ thông tin, cách chuyền thụ năng khiếu sư phạm để họ giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ. 
 Cách phân công bố trí hợp lý cùng với sự’ động viên kịp thời như vậy, sự ảnh hưởng của giáo viên giỏi bên cạnh thì giáo viên yếu sẽ được học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích, hỗ trợ cho nhau, động viên nhau để làm sao kiến thức giáo viên được nâng lên đồng đều. Điều đó chính là thành công của tôi trong công tác chỉ đạo việc chăm sóc giáo dục nuôi dạy trẻ trong nhà trường.
 Ví dụ: Trường tôi có cô Bùi Thị Thanh Tân có kinh nghiệm về chuyên môn, biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin tôi phân công cho cô tìm hiểu về các loại phần mềm và hỗ trợ cho các giáo viên chưa thành thạo cách sử dụng máy tính và soạn giáo án điện tử.
 Bên cạnh đó chúng tôi còn đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, nắm bắt qua nhiều kênh thông tin: Thông tin từ phía phụ huynh, từ đồng nghiệp và qua kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ, hội thi, theo dõi các phong trào thi đua.... Hàng tháng ban giám hiệu kiểm tra hồ sơ sổ sách 1 lần. Mỗi tháng tôi dự giờ giáo viên từ 4 đến 6 giờ, phó hiệu trưởng dự giờ từ 8-10 giờ, qua dự giờ BGH chúng tôi nhận xét, đánh giá góp ý, trao đổi bổ sung một cách khách quan, công bằng để giáo viên khắc phục những tồn tại, hạn chế và phát huy những ưu điểm.
 Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huy tối đa, đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công theo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ để tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm, giáo viên vừa thể hiện được công việc và khả năng của mình đồng thời họ phát huy tối đa khả năng để nhân thêm tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong nhà trường với nhau, vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn có trách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể trên lợi ích cá nhân, làm cho mọi công việc của nhà trường được hoàn thành tốt, Đây là một biện pháp quan trọng dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà trường. 
 Biện pháp 2: Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc tham quan học hỏi kinh nghiệm.
 Nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2017-2018 trong đó có chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Xác định được nhiệm vụ, ngay từ đầu năm học tôi phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi ,tạo ra các góc mở theo chuyên đề. Bước đầu thực hiện còn lúng túng,chưa hiểu rõ được vấn đề. Do đó mà tôi đã tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học hỏi trao đổi ở trường bạn, sưu tầm qua mạng Internet, băng hình. Sau đó tập trung cùng nhau trao đổi, chia sẻ tìm ra những phướng án tốt nhất để thưc hiện công tác chuyên môn và đảm bảo yêu cầu của chuyên đề. Bên cạnh đó Phòng giáo dục tổ chức hội thi xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cấp Thị xã, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên các nhà trường được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường bạn . Trong quá trình đến trường bạn tham quan chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm về công tác quản lý của nhà trường rất nhiều.
 	 Ví dụ: Chúng tôi được chứng kiến hiệu quả của công tác chỉ đạo của ban giám hiệu về chuyên môn, phong trào làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp học xây dựng môi trường trong và ngoài lớp theo chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi được học hỏi,trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, kinh nghiệm về sự phối hợp và mối quan hệ thân thiện giữa ban giám hiệu với giáo viên, quan hệ giữa phụ huynh và cô giáo, quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường, kinh nghiệm về chuyên môn, kinh nghiệm quan hệ giữa nhà trường và nhân dân 
 	 Đợt tham quan này giúp chúng tôi chiêm ngưỡng những vẻ đẹp khuôn viên nhà trường, vẻ đẹp về cách trang trí thật đẹp mắt của các loại đồ chơi tự tay cô và cháu trong trường mầm non làm từ chính các đồ dùng đã qua sử dụng, nguyên vật liệu đã phế thải xung quanh ta như lọ xà phòng, vải vụn,, chai nước rửa bát, lon bia, lon nước ngọt, hộp xà phòng, hộp kẹo, vỏ hộp đựng bánh, hộp sữa chua các cô giáo đã làm ra các loại đồ chơi đep, các con vật,.
 	 Ví dụ: Trường bạn đã xây dựng được các góc giới thiệu những đặc trưng của vùng miền như cây lúa, khoai,sắn, mây tre đan..những di sản, nét văn hóa của địa phương. Khu vui chơi vận động rất đẹp bằng lốp ô tô, xe máy phế thải. Hay từ những hộp nhựa phế thải tạo ra được góc thiên nhiên. Nhiều đồ dùng đồ chơi tự làm tạo ra các góc mở rất sáng tạo như hạt gấc lại làm được quân cờ chữ cái, chữ số,ong tìm chữ... 
 Ngoài ra chúng tôi được quan sát các loại đồ chơi họ làm ra cây cỏ khô, cây hoa dại đầy mầu sắc, các loại quả, loại lá cây , cành cây, thân cây gỗ. Như cành cây khô cuốn giấy mầu trang trí thêm lại thành cây hoa thật đẹp mắt, hay các lốp ô tô,xe máy lại tạo thành hình con vật, các đồ dùng dụng cụ phục vụ cho phát triển vận động, những sân vận đông cho trẻ rất đẹp...Các loại lá cây cũng làm thành các con vật như con trâu, con ong, con bướm điều kỳ diệu các đồ dụng này cô giáo hướng dẫn cho các cháu lại có thể làm được.
 Trong khi đi tham quan chúng tôi đều ghi chép những kinh nghiệm vào sổ tay, nhât ký về học, bên cạnh đó chúng tôi còn đem theo máy ảnh, điện thoại di động, máy tính đi để quay băng, ghi những hình ảnh, chụp ảnh lấy tư liệu và học hỏi. Sau khi đi tham quan về chúng tôi tổ chức họp nhà trường, tổ chức họp phụ huynh mở băng ghi các các hình ảnh, đồ dùng, đồ chơi, khuôn viên, cách trang trí các mảng tường, tư liệu vừa đi tham quan về trình chiếu cho toàn thể giáo viên được xem và học tập.Từ đó giúp giáo viên đưa ra những ý tưởng sáng tạo để áp dụng cho từng nhóm, lớp mình phụ trách.
 	 Biện pháp tham quan học hỏi kinh nghiệm này vô cùng bổ ích cho chính cán bộ giáo viên trong nhà trường . Qua biện pháp này chúng tôi được mở mang tầm nhìn, được học hỏi kinh nghiệm và được thực hành làm ra những sản phẩm đep, đồ chơi đẹp đáp ứng nhu cầu, tạo môi trường trong và ngoài lớp học phục vụ chuyên đề giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Đây là một thành công lớn giúp trường chúng tôi đạt giải Nhì của hội thi do Phòng giáo dục tổ chức vào tháng 2 vừa qua.
 Biện pháp 3: Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc chỉ đạo điểm.
* Thực hành soạn giáo án và dạy mẫu hoạt động học
Trong quá trình thực hiện chuyên môn, bất kỳ một hoạt đông nào trong ngày cũng rất quan trọng. Song việc thực hiện trên các hoạt động học là hành trang chủ chốt bắt buộc mỗi giáo viên phải ghi nhớ.
 Sau khi tiến hành khảo sát tôi đã nắm bắt được tình hình cụ thể về chất lượng của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Vấn đề cần cải thiện và đi sâu hơn là hoạt động ở các góc. Tôi chọn ba lớp của 3 độ tuổi: Lớp lớn, lớp nhỡ và nhóm trẻ 25-36 tháng để dạy hoạt động ở các góc, vì hoạt động này giáo viên trường tôi dạy còn lúng túng và cứng nhắc nên tôi chọn hoạt động này.
 Ví dụ: Tôi chọn ra giáo viên có năng lực chuyên môn tác phong sư phạm và đã có kinh nghiệm để dạy điểm; Cô Trương Thị Hà ( Khối Lớn) Và cô Vũ Thị Tâm ( Khối Nhỡ) cô Trần Thị Hà phụ trách ( nhóm 25-36 tháng) để xây dựng lớp điểm tổ chức vui chơi trong giờ hoạt động ở các góc. 
 	 Trước khi dạy tôi cho giáo viên tự xây dựng giáo án đưa ra hội đồng trường duyệt góp ý thảo luận sửa sai giáo án thật kỹ cho hoàn chỉnh, tôi kiểm tra tất cả các đồ dùng học liệu, trang trí các góc, các mảng tường, làm đồ dung, đồ chơi đa dạng từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở tại địa phương để dạy điểm phục vụ chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm đây cũng là một trong những chuyên đề nóng đang được thực hiện trong năm.
 	 Ví dụ: Tôi cùng đồng chí phó hiệu trưởng kết hợp vớí các đồng chí cán bộ tổ chuyên môn, giáo viên phân công phụ trách trao đổi thảo luận xây dựng và tiến hành trang trí làm đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học ở các góc cùng với hội đồng trường kiểm tra từng góc chơi xem đồ dùng đã đầy đủ chưa, góc xây dựng có những đồ dùng gì? Đồ dùng đồ chơi có đảm bảo an toàn, vệ sinh. nội dung chủ đề chơi có đảm bảo tính giáo dục không?
 	 Sau khi kiểm tra đồ dùng phục vụ tiết dạy đầy đủ, tôi tiến hành cùng với hội đồng trường kiểm tra giáo án của từng đồng chí xem đúng với mục đích yêu cầu và kiến thức, kỹ năng, thái độ chưa? xem lại mục đích yêu cầu, hệ thống câu hỏi cô đưa ra có phù hợp với nội dung bài đưa ra không. Nội dung giáo án có phong phú phù hợp với đề tài của bài dạy chưa, câu hỏi có mang tính chất gợi mở hướng lái kích thích cho trẻ trả lời không? Mục đích nhằm giúp giáo viên vận dụng cách dạy không máy móc dập khuôn, không áp đặt trẻ. Sau khi duyệt xong giáo án tôi mời từng thành viên trong hội đồng trường thảo luận góp ý chỉnh sửa cho phù hợp nội dung bài và hoàn chỉnh giáo án. Sau đó từng cô dạy thử và cho ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn dự giờ góp ý.
 Ví dụ: sau khi cho hội đồng góp ý thảo luận chỉnh sửa giáo án và chuẩn bị đồ dung đồ chơi xong tôi bố trí cô giáo Vũ Thị Tâm dạy giờ hoạt động ở các góc với chủ đề Nghề nghiệp: xây dựng doanh trại bộ đội, góc phân vai bán hàng, góc học tập tô viết chữ cái đã học,có nhiều hoạt động phong phú ở các góc chơiđể mọi người trong hội đồng dự và góp ý điều chỉnh và sửa sai. Sau đó tôi mời toàn thể giáo viên trong

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc