SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Tam Thanh

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Tam Thanh

Trong những năm qua Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã khẳng định vai trò “Quyết định chất lượng giáo dục” là của đội ngũ nhà giáo. Điều này thể hiện niềm vui, thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Đảng và nhà nước đối với đội ngũ giáo viên trong công cuộc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sẽ góp phần to lớn đưa lại hiệu quả cao về chất lượng trẻ, giúp cho trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào lớp một. Chính vì vậy, người giáo viên mầm non được xem là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhiệm vụ của người giáo viên mầm non hết sức nặng nề, ngoài việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng đơn giản, ban đầu cho trẻ thì còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, uốn nắn và tập cho trẻ những thói quen, kỹ năng sống.

Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay thì việc dạy học giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động dạy - học nhận thức về trí tuệ và hành vi của trẻ được phát triển. Điều này chứng tỏ việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non là hết sức cần thiết.

 

doc 21 trang thuychi01 94616
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Tam Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
 Số trang
I
PHẦN MỞ ĐẦU
1
Lý do chọn đề tài
2
2
Mục đích nghiên cứu
3
3
Phạm vi, đối tượng 
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3
5
Giả thiết khoa học
3
6
Dự báo đóng góp mới của đề tài
4
II
 PHẦN NỘI DUNG
1
Cơ sở khoa học
5
1.1
Cơ sở lý luận
5
1.2
Cơ sở thực tiễn
5
2
Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài
6,7
3
 Các giải pháp thực hiện
3.1
Bồi dưỡng về ý thức trách nhiệm phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
8
3.2
Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp
9
3.3
Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
10
3.4
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
11
3.5
Tăng cường công tác kiểm tra, thăm lớp dự giờ
11
3.6
Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi theo chủ đề
12
3.7
Tổ chức các cuộc thi cấp trường
13
3.8
Bồi dưỡng chuyên môn qua các hoạt động chuyên môn khác
13,14
3.9
Bồi dưỡng đội ngũ qua việc phát huy nội lực
15
3.10
Nêu cao tính gương mẫu của cán bộ quản lý
16
4
 Kết quả đạt được
16,17,18
III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1
Kết luận	
19
2
Kiến nghị và đề xuất
20
I. PHẦN MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã khẳng định vai trò “Quyết định chất lượng giáo dục” là của đội ngũ nhà giáo. Điều này thể hiện niềm vui, thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Đảng và nhà nước đối với đội ngũ giáo viên trong công cuộc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sẽ góp phần to lớn đưa lại hiệu quả cao về chất lượng trẻ, giúp cho trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào lớp một. Chính vì vậy, người giáo viên mầm non được xem là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhiệm vụ của người giáo viên mầm non hết sức nặng nề, ngoài việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng đơn giản, ban đầu cho trẻ thì còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, uốn nắn và tập cho trẻ những thói quen, kỹ năng sống.
Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay thì việc dạy học giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động dạy - học nhận thức về trí tuệ và hành vi của trẻ được phát triển. Điều này chứng tỏ việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non là hết sức cần thiết.
Chất lượng đội ngũ nâng cao, tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh an tâm gửi con đến trường. 
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 
Trước mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhiệm vụ đặt lên cho đội ngũ nhà giáo những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dụcMỗi nhà giáo theo yêu cầu đổi mới không những phải là người giỏi về chuyên môn mà còn cần phải có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và lối sống, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm.... Đồng thời có trách nhiệm cao trong việc xây dựng môi giáo dục cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục Mầm non nói riêng, là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới, toàn diện giáo dục.
Với vai trò là một cán bộ quản lý, phụ trách chuyên môn, nhận thức được vai trò của đội ngũ giáo viên đối với chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đó là một đòi hỏi thách thức đối với những người làm công tác quản lý như chúng tôi. Đứng trước tình hình đó bản thân tôi thấy được vai trò trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu đổi mới từng ngày của ngành, đáp ứng được sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và sự đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục, đồng thời nhằm đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục cho trẻ Mầm non phát triển một cách toàn diện về các mặt đức - trí - thể - mỹ nhằm đáp ứng yêu cầu của xu thế ngày nay. Chính vì vậy tôi chọn “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Tam Thanh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, hiệu quả trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng say mê và tâm huyết với nghề, trau dồi phẩm chất đạo đức lối sống tốt trong nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên.
- Đảm bảo được chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mầm non theo yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện” giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
- Tăng cường đầu tư CSVC trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài “Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Tam Thanh” tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 26 giáo viên và học sinh các độ tuổi. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát, phân tích đánh giá chất lượng của giáo viên.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thảo luận
- Phương pháp trải nghiệm
5. Giả thiết khoa học
Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, đội ngũ mạnh hay không là do sự quản lý, chỉ đạo, sự bồi dưỡng của cán bộ quản lý trong nhà trường. Nếu cán bộ quản lý có tinh thần trách nhiệm cao luôn quan tâm theo dõi các hoạt động của giáo viên, biết lo lắng, trăn trở trước những tồn tại của đội ngũ và chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, thì chất lượng nhà trường nói chung sẽ được thay đổi rõ nét, đặc biệt sẽ tạo được lòng tin của phụ huynh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Nhưng ngược lại nếu một quản lý không có tinh thần trách nhiệm, không quan tâm trăn trở với những tồn tại của đội ngũ giáo viên, chất lượng của nhà trường, không chịu khó học tập và tìm tòi nghiên cứu các giải pháp tốt để năng cao chất lượng trong nhà trường, chắc chắn chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh và sự phát triển của nhà trường sẽ ngày càng xuống dốc đồng thời sẽ không có lòng tin tự phụ huynh và của các cấp... làm mất đi sự tin tưởng và hy vọng của Ngành, của Đảng và Nhà nước.
6. Dự báo đóng góp mới của đề tài:
Các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non mà bản thân tôi đã áp dụng thực nghiệm trong thời gian vừa qua thực sự có hiệu quả. Muốn có đội ngũ giáo viên mầm non mạnh về mọi mặt thì điều không thể thiếu đó là công tác bồi dưỡng, việc vận dụng các biện pháp một cách sáng tạo, khoa học và phù hợp từng thời điểm sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị Quyết 29 của BCHTW Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện...
 II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học
1.1 Cơ sở lý luận 
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của giáo dục và đào tạo, giáo dục mầm non ngày càng đổi mới. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về đức - trí - thể - mỹ, hình thành các yếu tố ban đầu về nhân cách con người, chuẩn bị tâm thế làm hành trang cho trẻ vào lớp 1. Chúng ta khẳng định rằng bậc học Mầm non tạo nền tảng ban đầu cho quá trình đào tạo phát triển con người toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. 
Bồi dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ sung thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên môn, mang tính ứng dụng. 
Còn đội ngũ ở đây là toàn thể các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Như vậy, đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu không thể thiếu trong giáo dục đặc biệt trong trường mầm non.
Thời gian vừa qua bậc học mầm non cũng đã có nhiều đóng góp và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác “Thay Đảng rèn người”, trẻ mầm non được sống và học tập trong môi trường chăm sóc giáo dục tốt sẽ tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo và thời gian qua bậc học Mầm non đã làm được điều đó. Tuy nhiên nhằm đáp ứng đổi mới căn bản và phù hợp với yêu cầu xã hội phát triển, không chỉ dừng lại và bằng lòng với những kết quả đã đạt được, để thực hiện mục tiêu đổi mới, ngay từ bây giờ chúng ta cần tập trung cao việc nâng cao chất lượng trong các nhà trường mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên. 
Để thực hiện được nhiệm vụ trên người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, sự tâm huyết và tính kiên nhẫn, chịu khó học tập, lối sống đạo đức, trình độ, kỹ năng sư phạm và các lĩnh vực khác. Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành ở trẻ tính năng động, tự tin tự lập, lĩnh hội nhanh những kiến thức, yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên trước hết phải xác định được vai trò trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, phải tạo cho trẻ “học bằng chơi - chơi mà học” với phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm.
 Đứng trước những yêu cầu và sự cần thiết của nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non nhằm đạt được mục tiêu của ngành nói chung của trường nói riêng. Vì vậy bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết và cấp bách, mang tính thường xuyên và lâu dài. 
1.2 Cơ sở thực tiễn
Thời gian gần đây việc đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên nói chung và đặc biệt cho giáo viên mầm non nói riêng của giáo dục ta khá rõ nét, việc quan tâm đến trình độ năng lực, chất lượng chuyên môn của các cấp các ngành đối với giáo viên mầm non được coi trọng và chú ý. Tuy nhiên về thực tế mà nói giáo viên mầm non nói chung và giáo viên trường tôi nói riêng, đang tồn tại tại ở một số lĩnh vực cơ bản trong hoạt động chuyên môn. Điều hạn chế tồn tại nhiều nhất của giáo viên là năng lực chuyên môn như việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đang còn có nhiều hạn chế, giáo viên còn cứng nhắc trong phương pháp lên lớp, chưa sáng tạo trong các hình thức tổ chức, đang còn rập khuôn áp đặt trẻ. Kỹ năng sư phạm chưa thật sự đạt kết quả cao, giáo viên còn rụt rè, thiếu tự tin, khả năng thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động chưa hiệu quả. Kỹ năng tiếp cận với công nghệ thông tin đang còn yếu. Những giáo viên trẻ tuổi năng động, tiếp cận với cái mới tương đối nhưng họ lại chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn và kỹ năng sư phạm. Đứng trước những hạn chế, tồn tại của giáo viên là một người cán bộ quản lý cần có trách nhiệm cao trong việc tìm ra các nguyên nhân và giải pháp phù hợp để bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất của nhà trường.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp quản lý mang tính chiến lược và các biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra được một đội ngũ giáo viên Mầm non phát triển đủ về số lượng, chuẩn hoá và đồng bộ về trình độ chuyên môn, có sự kế thừa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục. Và chúng ta khẳng định rằng công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà những người cán bộ quản lý cần phải quan tâm. 
2. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài:
2.1 Thuận lợi 
 - Nhà trường có Ban giám hiệu đều trẻ tuổi, có sức khỏe và nghiệp vụ chuyên môn khá vững vàng, luôn nhiệt tình, năng động và có kế hoạch chỉ đạo các hoạt động của trường một cách khoa học.
- Bản thân tôi là một cán bộ quản lý luôn xác định tinh thần trách nhiệm cao với nghề, luôn quan tâm theo dõi hoạt động của nhà trường. 
- Tập thể giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, một số giáo viên trẻ tiếp cận cái mới nhanh, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động trên lớp. 
- Được sự quan tâm của các cấp các ngành và đặc biệt luôn nhận được sư quan tâm, đồng thuận của hội cha mẹ học sinh trong các hoạt động của nhà trường.
2.2 Khó khăn
 	- Cơ sở vật chất các phòng học chật chội, các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học còn thiếu thốn, đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học còn thiếu cả về số lượng và chủng loại dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong việc dạy và học.
- Một số giáo viên trẻ nhận thức và ý thức trách nhiệm trong nghề nghiệp chưa cao, chưa tự giác trong vấn đề tự học, tự bồi dưỡng.
- Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Kỹ năng lên lớp của số đông giáo viên cứng nhắc, thiếu tự tin, chưa biết khai thác những
mặt mạnh của bản thân mà họ có sẵn, chưa linh hoạt sáng tạo trong cách tổ chức
- Chất lượng của trẻ chưa đạt kết quả cao về các lĩnh vực theo mục tiêu của từng độ tuổi.
- Đời sống của nhân dân còn thấp, nhận thức của phụ huynh về bậc học chưa cao.
2.3 Kết quả khảo sát đánh giá
Là một quản lý được phân công phụ trách chuyên môn khối mẫu, tôi luôn theo dõi và tìm hiểu về chất lượng đội ngũ của giáo viên trường mình, nhằm để tìm ra được các biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ ngày càng đi lên. Để làm được điều đó trước tiên tôi đã xây dựng kế hoạch và nội dung khảo sát nhằm có được con số chính xác để tìm ra biện pháp, giải pháp phù hợp nhất cho đội ngũ của giáo viên trong trường.
 Khảo sát về chất lượng đội ngũ giáo viên trước khi thực hiện đề tài:
Số lượng 26 người
TT
Nội dung khảo sát
 Số lượng
Tỷ lệ
1
Nắm vững nội dung, kiến thức, kỹ năng, nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo độ tuổi
14/26
54%
2
Vận dụng các phương pháp lên lớp sáng tạo, tổ chức lớp học phù hợp với nội dung yêu cầu
15/26
57%
3
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học
11/26
42%
4
Sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương.
14/26
54%
5
Mạnh dạn, tự tin khi lên lớp
12/26
46%
Khảo sát chất lượng trẻ trước khi thực hiện đề tài số lượng 380 trẻ
TT
Nội dung khảo sát
 Số lượng
Tỷ lệ
1
Số trẻ nắm được các yêu cầu kiến thức các lĩnh vực phát triển theo độ tuổi
 170/380
45%
2
Trẻ có một số kỹ năng thực hiện các bài tập, động tác theo nội dung bài học.
 160/380
42%
3
Trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với người lớn.
 190/380
50%
4
Sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiễn sẵn có tại địa phương do cô giáo hướng dẫn
 150/380
39%
Đứng trước thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh như vậy, xác định vai trò của người cán bộ quản lý tôi đặt câu hỏi mình phải làm gì? làm như thế nào? Để khắc phục những khó khăn tồn tại để giúp đỡ giáo viên áp dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên biết tận dụng điều kiện thuận lợi nhất để trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, tích cực hứng thú trong hoạt động với công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường Mầm non.
Với những băn khoăn trăn trở, tôi dã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non.
 3. Các giải pháp thực hiện.
3.1. Bồi dưỡng về ý thức trách nhiệm phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Giáo viên mầm non được ví như người mẹ hiền thứ hai của trẻ, thời gian trẻ ở trường bên cô giáo là khoảng thời gian nhiều hơn ở nhà, các hoạt động đối với trẻ hầu hết phải được sự hướng dẫn, quan tâm chăm sóc của giáo viên. Người giáo viên phải thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu mến, tôn trọng trẻ là tấm gương hàng ngày đối với trẻ. Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm là động lực giúp cho người giáo viên gắn bó với trẻ, điều đó biểu hiện ở lòng nhân hậu, vị tha, công bằng, tế nhị và chu đáo, quan tâm để ý từng thay đổi nhỏ của trẻ. Đây là yếu tố quyết định về chất lượng đối với giáo viên mầm non. Giáo viên phải biết làm cho trẻ lúc nào cũng cảm thấy mình được yêu quý, được an toàn, cảm nhận được cô là mẹ, phải tỉ mỉ để phát hiện ra những nhu cầu của cá nhân trẻ ở mọi lúc mọi nơi, điều đó thể hiện sự gần gủi mà ở bậc học khác không thể có được. 
Trên thực tế tôi quan sát và nhận thấy một số giáo viên chưa thật sự xác định được vai trò nhiệm vụ của mình mà trước hết là tinh thần trách nhiệm, là tinh thần tự giác, đạo đức nghề ngiệp, đặc biệt tình thương của giáo viên đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống, sự tâm huyết cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết, nó được xem là biện pháp đầu tiên để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm làm thay đổi chất lượng chăm sóc giáo của nhà trường.
Để làm tốt được vấn đề đó tôi đã chủ động tham mưu với chi ủy chi bộ xây dựng chuyên đề “Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm” và tổ chức thực hiện chuyên đề này một cách nghiêm túc đến tận đảng viên, giáo viên, đồng thời đưa tiêu chí về ý thức tinh thần, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo vào tiêu chí xếp loại hàng tháng. Để hiệu quả hơn tôi đề xuất với hiệu trưởng sắp xếp bố trí giáo viên có ý thức trách nhiệm đứng cùng lớp với giáo viên còn hạn chế về những yếu tố đó. Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn Ban giám hiệu cần phải đưa nội dung vào cuộc họp nhằm động viên và nhắc nhở bồi dưỡng thêm cho giáo viên. Phối hợp với công đoàn trong công tác bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống trong các buổi sinh hoạt công đoàn. Ngoài ra để có kết quả cao hơn tôi đã phối hợp các đoàn thể trong nhà trường, các buổi sinh hoạt cần phải có nội dung bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm đạo đức lối sống vào cuộc họp bằng các hình thức khác nhau, quá trình triển khai cần có nghệ thuật tránh sự nhàm chán và điểm qua những gương điển hình.. 
Ngoài những hình thức bồi dưỡng đó Ban giám hiệu phải thường xuyên quan sát, kiểm tra theo dõi các hành vi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên, để kịp thời động viên nhắc nhở tránh tình trạng, giáo viên gây ra rồi mới kiểm tra khiển trách. Đặc biệt những tấm gương có ý thức cao về tinh thần trách nhiệm, có tình thương mẫu mực giữa giáo viên dành cho trẻ, Ban giám hiệu, các đoàn thể trong trường cần tuyên dương và động viên khuyến khích, nhằm tiếp tục phát huy ở họ những ưu điểm và để họ lan tỏa đến những giáo viên khác.
 Đối với trẻ mầm non an toàn là vấn đề hàng đầu, vậy làm thế nào để đảm bảo được điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, đạo đức của giáo viên. Với biện pháp bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống nghề nghiệp cho giáo viên với các giải pháp đưa ra trên tôi tin rằng đội n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien.doc