SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - Học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Lộc
Với chiều dài Lịch sử oanh liệt hàng nghìn năm, trên dải đất Việt Nam hình chữ S, mỗi ngày chúng ta lại được chứng kiến những lễ hội lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là lòng biết ơn của toàn thể dân tộc đối với các nhân vật lịch sử; sự kiện lịch sử lớn đã trải qua một thời của dân tộc Việt Nam. Chúng ta vô cùng tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc, bởi trên mỗi mảnh đất quê hương Việt Nam đều từng diễn ra những sự kiện lịch sử lớn của đất nước, nơi sản sinh nhiều nhân vật lịch sử, nhiều vị anh hùng dân tộc tiêu biểu.
Có được những trang sử hào hùng và những con người anh hùng ấy, bởi vì: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trỗi dậy, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn nó lướt qua mọi gian khổ khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.” (Hồ Chí Minh)
Đối với việc giáo dục thế hệ trẻ - những “thế hệ cách mạng cho đời sau” Bác luôn quan tâm đến việc giáo dục truyền thống của cách mạng và lịch sử, văn hóa của dân tộc. Bác đã từng nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Thực hiện tư tưởng của Người, nền giáo dục của chúng ta đã rất coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc trong việc xây dựng nhân cách những con người mới xã hội chủ nghĩa “vừa hồng, vừa chuyên”. Chẳng thế mà chúng ta đã có những thế hệ người Việt Nam trong thời đại của Bác Hồ vô cùng yêu nước, sống có hoài bão, có lý tưởng cao đẹp, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân .
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. LỜI MỞ ĐẦU 01 1.1. Lý do chọn đề tài 01 1.2. Mục đích nghiên cứu 02 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 02 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 02 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 03 2.1. Cơ sở lý luận. 03 2.2. Thực trạng của việc dạy học lịch sử ở trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Lộc 03 2.3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử cho học sinh tiểu học. 04 Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của người dạy, người học. 04 Giải pháp 2: Sử dụng kênh hình hiệu quả. 06 Giải pháp 3: Vận dụng các kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử. 07 Giải pháp 4: Chia các bài học thành các dạng bài học cơ bản và đưa ra phương pháp dạy học đặc trưng cho các dạng bài đó. 08 Giải pháp 5: Giáo viên nắm vững và thực hiện linh hoạt quy trình dạy học phân môn Lịch sử. 11 Giải pháp 6: Các giải pháp khác. 13 2.4. Hiệu quả của sáng kiến. 14 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 3.1. Kết luận 15 3.2. Kiến nghị 15 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Với chiều dài Lịch sử oanh liệt hàng nghìn năm, trên dải đất Việt Nam hình chữ S, mỗi ngày chúng ta lại được chứng kiến những lễ hội lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là lòng biết ơn của toàn thể dân tộc đối với các nhân vật lịch sử; sự kiện lịch sử lớn đã trải qua một thời của dân tộc Việt Nam. Chúng ta vô cùng tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc, bởi trên mỗi mảnh đất quê hương Việt Nam đều từng diễn ra những sự kiện lịch sử lớn của đất nước, nơi sản sinh nhiều nhân vật lịch sử, nhiều vị anh hùng dân tộc tiêu biểu. Có được những trang sử hào hùng và những con người anh hùng ấy, bởi vì: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại trỗi dậy, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn nó lướt qua mọi gian khổ khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta...” (Hồ Chí Minh) Đối với việc giáo dục thế hệ trẻ - những “thế hệ cách mạng cho đời sau” Bác luôn quan tâm đến việc giáo dục truyền thống của cách mạng và lịch sử, văn hóa của dân tộc. Bác đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Thực hiện tư tưởng của Người, nền giáo dục của chúng ta đã rất coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc trong việc xây dựng nhân cách những con người mới xã hội chủ nghĩa “vừa hồng, vừa chuyên”. Chẳng thế mà chúng ta đã có những thế hệ người Việt Nam trong thời đại của Bác Hồ vô cùng yêu nước, sống có hoài bão, có lý tưởng cao đẹp, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân. Nhưng trong những năm gần đây, chúng ta thấy rất buồn sau mỗi kì thi đại học lại có nhiều bài thi nhầm lẫn đến rơi nước mắt khi trả lời các kiến thức cơ bản về lịch sử. Điều này một phần có lỗi từ cái gốc lịch sử từ bậc học Tiểu học của các em - Đây là một điểm yếu cần được khắc phục. Làm thế nào để trong cuộc sống thường nhật của chúng ta có những con người yêu nước, đầy tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, với dân tộc? Không còn những học sinh hư hỏng, xem thường truyền thống lịch sử, mơ hồ với lịch sử dân tộc. Đó là một vấn đề lớn đòi hỏi tâm huyết và sự sẻ chia của các nhà khoa học, các nhà giáo, nhất là những người trực tiếp giảng dạy ở bậc Tiểu học. Phải khẳng định ngay rằng với những cố gắng nhất định, việc dạy Lịch sử trong các trường Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo những yêu cầu đặt ra. Chúng ta đã có nhiều giờ dạy Lịch sử ở bậc Tiểu học rất hay, rất xúc động, làm cho cả người dạy, người học và người tham dự không khỏi tự hào rằng mình là người Việt Nam - Một dân tộc với truyền thồng “Nghìn năm văn hiến”. Những tiết dạy học Lịch sử như thế đã thực sự mang lại những giá trị to lớn trong việc hình thành ở học sinh những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam, nó có tác dụng hơn hẳn những lời giáo huấn thông thường. Đặc biệt nó đã ngăn được những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc sống đến sự hình thành và phát triển của nhân cách các em. Là một giáo viên Tiểu học và là người trực tiếp dạy phân môn Lịch sử tôi luôn trăn trở làm thế nào để dạy tốt phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học, làm thế nào để học sinh yêu thích môn học Lịch sử? Để trả lời được câu hỏi đó là cả một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của những nhà kĩ sư tâm hồn. Với những lí do trên, bằng kinh nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy tôi xin nêu ra một số ý kiến với mong muốn góp chút phần nhỏ bé của mình vào việc “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Lộc”. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phân môn Lịch sử trong trường Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng trong việc góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh đồng thời tạo cơ sở để các em tiếp thu có hệ thống và vững chắc chương trình của môn Lịch sử ở các cấp học trên. Việc dạy Lịch sử trong các trường Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách học sinh theo những yêu cầu đặt ra. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Lịch sử lớp 5. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, sách giáo khoa, sách giáo viên Tiểu học và các tư liệu lịch sử liên quan. 1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát, phân tích, tổng hợp. 1.4.3. Phương pháp thống kê phân loại. 1.4.4. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Lịch sử là môn học nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Phân môn Lịch sử ở Tiểu học cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nửa đầu thế kỉ XIX. Việc học lịch sử không phải chỉ là học thuộc, nạp vào trí nhớ các em những lời giảng của thầy hay nội dung sách giáo khoa mà điều cốt lõi là thông qua quá trình làm việc với các nguồn tài liệu, học sinh tự tạo cho mình những hình ảnh lịch sử, sự hiểu biết về quá khứ, rèn luyện cách thức, phương pháp tìm hiểu lịch sử. Phần Lịch sử lớp 4, lớp 5 không trình bày lịch sử theo một hệ thống chặt chẽ. Mỗi bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử không thể hình thành một cách cô lập mà luôn gắn liền với một bối cảnh lịch sử cụ thể. Vì vậy trước khi dạy nội dung của một bài cụ thể, giáo viên cần giới thiệu sơ lược về bối cảnh lịch sử. Để đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải nắm vững toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay. Người giáo viên chính là chiếc cầu nối để đưa các em đến gần hơn với những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, là người định hướng giúp các em có được cách học có hiệu quả. Đây cũng là kiến thức nền móng cho các em tiếp tục học lên các cấp học trên. Để làm được điều đó trước hết người giáo viên phải có kiến thức vững vàng, am hiểu về lịch sử dân tộc và bản thân người giáo viên phải là người yêu mến, tự hào về lịch sử của dân tộc mình thì mới thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó. Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, trong đó người giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo, học sinh tích cực chủ động nắm tri thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm. Người giáo viên đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động và hợp tác. Người học (HS) được người dạy (GV) theo sát giúp đỡ trong quá trình học nên tích cực tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập, kết quả cuối cùng là học sinh đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới - bằng sự khám phá của bản thân với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên. Tự mình khám phá ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học hơn so với những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo viên. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN VĨNH LỘC Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, qua dự giờ đồng nghiệp đặc biệt là giáo viên trực tiếp dạy phân môn Lịch sử, tôi nhận thấy: + Về phía học sinh: Nhiều học sinh sợ khi đến giờ Lịch sử và không thích học Lịch sử. Các em chưa xác định được tầm quan trọng của môn học nên việc đầu tư thời gian còn ít, chỉ chú trọng nhiều vào học Toán và Tiếng Việt. Chính vì thế nên các em không nhớ được các mốc thời gian và các sự kiện lịch sử tiêu biểu ứng với các mốc thời gian đó hoặc các em còn nhầm lẫn các nhân vật với các triều đại lịch sử,... + Về phía giáo viên: Trong nhiều tiết dạy giáo viên vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo ra được được sự hứng thú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học; nhiều giờ Lịch sử diễn ra nặng nề hoặc khô khan, hiệu quả giáo dục thấp. Điều này dẫn đến có những học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử cha ông, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn các nhân vật và triều đại Lịch sử... Sau khi đưa ra vấn đề nghiên cứu tôi đã tiến hành trao đổi đồng nghiệp, khảo sát học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng dạy - học. Cuối năm học 2015 – 2016, nhà trường tổ chức kiểm tra định kỳ. Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số HS Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5 5A 25 SL TL SL TL SL TL SL TL 6 24% 11 44% 7 28% 1 4% Lớp Sĩ số HS Điểm 9, 10 Điểm 7, 8 Điểm 5, 6 Điểm dưới 5 5B 25 SL TL SL TL SL TL SL TL 6 24% 11 44% 8 32% 0 0% Qua bảng trên tôi nhận thấy kết quả lịch sử của học sinh còn rất khiêm tốn. Trước thực trạng đó, trong quá trình giảng dạy phân môn Lịch sử ở lớp 5 tôi đã vận dụng một số kinh nghiệm bản thân có được trong quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm của bản thân để dạy - học xem là có hiệu quả thông qua việc nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Lịch sử lớp 5 ở trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Lộc”. 2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHẦN MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của người dạy, người học. Một số người cho rằng dạy Lịch sử ở Tiểu học là dễ vì kiến thức ít. Điều đó hoàn toàn không đúng và sẽ không thể thực hiện được việc giảng dạy Lịch sử ở Tiểu học đạt chất lượng, vì: - Một là: Cấu trúc một bài Lịch sử ở Tiểu học mang tính sơ giản, chứ không có nội dung đầy đủ và có tính hệ thống chặt chẽ (như các cấp học cao hơn) nên rất khó dạy cho học sinh, nhất là học sinh Tiểu học với vốn sống, vốn kiến thức còn rất hạn chế, sơ sài. - Hai là: Tư duy của học sinh Tiểu học còn mang tính tư duy trực quan mà Lịch sử lại có tính quá khứ. Vì thế không cho phép người học được chứng kiến một cách trực tiếp những con người, những sự kiệnđang diễn ra nên việc “dựng” lại những nhân vật, sự kiện lịch sử nhất là trong điều kiện còn thiếu thốn về phương tiện, đồ dùng dạy học là việc không dễ. - Ba là: Lịch sử vốn là những sự việc đã diễn ra, có thật, nó tồn tại khách quan trong quá khứ, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận thức lịch sử nên việc dạy học theo hướng “tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh” đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các phương pháp với nhiều công phu mà vẫn khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, mục tiêu của dạy học Lịch sử ở Tiểu học chỉ là cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản, ban đầu của lịch sử dân tộc nên chương trình chỉ có thể lựa chọn những sự kiện, những nhân vật lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn lịch sử mà không thể dạy cho các em một hệ thống kiến thức chặt chẽ như các cấp học trên. Cũng chính vì không có hệ thống chặt chẽ nên những “nhịp dẫn” của “cây cầu lịch sử” bị “đứt đoạn” làm cho người giáo viên gặp khó khăn trong việc “dẫn” các em đi từ thời đại này tới thời đại kia, từ sự kiện này tới sự kiện khác. Giáo viên cần nắm vững nội dung, cấu trúc SGK Lịch sử và Địa lí kết hợp với sự hiểu biết và tìm tòi thông qua các tài liệu để đạt hiệu quả cao trong mỗi bài dạy. Chẳng hạn khi dạy bài 7: “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời”, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh lịch sử của sự kiện lịch sử trọng đại này trước khi bước vào nội dung chính của bài. Nếu ở các cấp học trên thì thao tác này không đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ các tư liệu và phải giảng giải nhiều vì trước đó học sinh đã được học đầy đủ về tình hình lịch sử của đất nước giai đoạn 1925- 1930 nên hiểu được bối cảnh lịch sử với yêu cầu cấp bách phải có một chính đảng thống nhất và đủ mạnh để lãnh đạo cách mạng nước ta. Ngược lại ở Tiểu học trước khi học bài này học sinh mới được học về một số nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu nên không thể hiểu được đầy đủ bối cảnh lịch sử của sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Vì vậy người giáo viên phải có khả năng khái quát vấn đề rất cao, vừa dẫn được cái xa, vừa nêu được cái gần, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh để không mất nhiều thời gian mà vẫn giúp các em nhanh chóng hiểu được vấn đề. Muốn vậy người giáo viên phải thông hiểu lịch sử và có kho tàng ngôn ngữ giàu có với khả năng diễn đạt ngắn gọn, trong sáng và dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. Điều này quả là không dễ nhưng nếu chịu khó trau rồi, rèn luyện với lòng yêu nghề, yêu học trò và yêu lịch sử dân tộc thì người giáo viên Tiểu học hoàn toàn có thể làm được. Cụ thể là khi dạy đến bài này giáo viên cần phải nghiên cứu để dẫn dắt học sinh đi từ các vấn đề lịch sử: Giữa năm 1929 các tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn nối tiếp nhau xuất hiện. Nó đã tạo ra tiền đề trực tiếp cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy đều là các tổ chức cộng sản nhưng cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau nên đã gây ra trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng. Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đứng ra triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam. Hội nghị diễn ra từ ngày 3 đến 7-2-1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Với tài năng và uy tín cao của người Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một chính Đảng duy nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp nhuần nhuyễn của ba nhân tố: Chủ nghĩa Mác-Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết định đến bước phát triển mới và thắng lợi của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn tiếp theo. Từ sự khái quát tiến trình lịch sử để dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Giải pháp 2: Sử dụng kênh hình hiệu quả. Cũng giống như một số môn học khác, trong SGK Lịch sử 5, kênh chữ giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức. Tuy nhiên, kênh hình vẫn có vai trò quan trọng; nó không chỉ minh họa cho kênh chữ, mà còn là nguồn cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Trong giờ dạy Lịch sử, có những giáo viên không hiểu kênh hình nên không khai thác được kênh hình với đúng vai trò của nó mà chỉ đưa ra như một sự minh hoạ đơn thuần. Kênh hình trong sách giáo khoa của phân môn Lịch sử hiện nay nhiều, phong phú, màu sắc và trình bày đẹp, ngoài tính minh hoạ mỗi bức tranh, bức ảnh còn hàm chứa những thông tin lịch sử với mức độ khác nhau phục vụ việc dạy và học đạt hiệu quả. Có thể phân loại kênh hình trong sách giáo khoa phân môn Lịch sử như sau: - Loại thứ nhất: Bản đồ, lược đồ: Bản đồ, lược đồ chủ yếu được bố trí ở loại bài về các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch, các trận đánh nhằm giúp học sinh hiểu được vị trí của cuộc khởi nghĩa, chiến dịch, trận đánh cách bố trí lực lượng hai bên và diễn biến của cuộc khởi nghĩa, chiến dịch, trận đánh Ví dụ ở bài 14: “Thu - Đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp” (Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 5) giáo viên giới thiệu lược đồ: Khi khai thác lược đồ, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được ý nghĩa sâu xa của cách chọn vị trí trận địa, việc phòng thủ và hướng tấn công của hai bên qua đó làm nổi bật âm mưu của địch, sự thông minh và nghệ thuật quân sự tài tình cũng như tinh thần chiến đấu dũng cảm của ta từ đó giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cho các em. Khi hướng dẫn trên lược đồ người giáo viên không dừng lại ở mức độ chỉ cho học sinh thấy các hướng tấn công của địch và cách chọn vị trí tiêu diệt địch của ta một cách đơn thuần mà còn phải giúp các em phân tích để thấy âm mưu thâm độc của Thực dân Pháp trong việc bao vây nhằm tiêu diệt gọn, chặt đứt mọi đường rút và đường liên hệ của ta với bên ngoài nhưng với việc “nắm địch”, “hiểu địch” tốt và bằng nghệ thuật quân sự tài tình ta đã hóa giải và đập tan âm mưu của chúng. - Loại thứ hai: Tranh, ảnh tư liệu. Tranh ảnh, tư liệu có nhiều ở loại bài về các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch, loại bài về chính trị xã hội và thành tựu. Đó là tranh ảnh về các cuộc khởi nghĩa, các cuộc biểu tình, về một loại vũ khí nào đó, về tình hình chính trị, kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân, về các thành tựu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuậtcủa mỗi triều đại ứng với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Đối với loại bài này người giáo viên phải am hiểu đầy đủ về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật của mỗi thời kỳ mới có thể hiểu và khai thác tốt kênh hình phục vụ việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 5) Cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm Việc khai thác tranh ảnh thể hiện các thành tựu văn hoá như điêu khắc, kiến trúc, các giá trị văn hoá phi vật thể là khó khăn hơn cả với người giáo viên vì đây là những lĩnh vực không dễ hiểu và càng không dễ chuyển tải đến học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Vì vậy giáo viên cần có sự đầu tư sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, chuẩn bị chu đáo các tư liệu về các giá trị văn hóa của các nhà nghiên cứu Lịch sử có ở trên sách báo và trên các trang mạng. Tất nhiên khi diễn đạt ý này cho học sinh tiểu học phải bằng thứ ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp với nhận thức của các em, đặc biệt phải bằng các hình ảnh tư liệu trực quan. - Loại thứ ba: Ảnh chân dung nhân vật lịch sử: Đây là ảnh của các nhân vật lịch sử trong loại bài dạy về nhân vật lịch sử. Số bài dạy về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong chương trình Lịch sử lớp 5 không nhiều. Cái mới của loại bài này so với chương trình cũ là dạy nhân vật lịch sử thông qua và gắn liền với sự kiện lịch sử chứ không thuần tuý kể về nhân vật lịch sử như trong chương trình cũ. Vì vậy, việc khai thác ảnh chân dung của nhân vật phục vụ bài dạy phải đảm bảo nguyên tắc: Làm nổi bật tư chất, nhân cách nhân vật nhưng không quá xa đà, không tách rời nhân vật lịch sử ra khỏi mối quan hệ với thời đại của nhân vật và sự kiện lịch sử mà nhân vật có vai trò quyết định. Ví dụ một số bài như: “Bình Tây đại nguyên soái Trương Định”; Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước; Cuộc phản công ở kinh thành Huế; Phan Bội Châu và phong trào Đông du; Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước; Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập gắn với sự kiện và giai đoạn lịch sử với sự xuất hiện của các nhân vật Lịch sử tiêu biểu, vì vậy giáo viên cần sử dụng triệt để các hình ảnh, chân dung các nhân vật lịch sử và có sự so sánh vai trò của họ ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau (Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh) Chẳng hạn khi dạy bài 5: “Phan Bội Châu và phong trào Đông du” giáo viên tiến hành như sau: + Cho học sinh quan sát chân dung Phan Bội Châu. + Hỏi: Em có biết nhân vật lịch sử này tên là gì, có đóng góp gì cho lịch sử nước nhà không? + Giáo viên giới thiệu bài học và cho học sinh làm việc theo nhóm tìm hiểu thông tin tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du,... Giải pháp 3: Vận dụng các kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử. Việc vận dụng một cách hợp lý kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử sẽ làm cho giờ Lịch sử hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, cuốn hút học s
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mon_l.doc