SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân - Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân - Thanh Hóa

Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đất nước ta đang cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ Để thực hiện được điều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người và vai trò của giáo dục. Trong đó giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập đang được xã hội quan tâm vì nó đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đánh giá mức độ phát triển của toàn xã hội. Vì giáo dục học sinh khuyết tật không những dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận, đánh giá đúng trẻ khuyết tật mà còn dựa trên quan điểm tích cực về phát triển của trẻ khuyết tật. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật, giáo dục học sinh hòa nhập là sự lựa chọn tối ưu nhất. Mô hình này đã mở ra cho trẻ khuyết tật cơ hội được đi học, được giao lưu, tiếp xúc với mọi người, được phát huy hết khả năng của mình và hòa nhập với xã hội. Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được chăm sóc. Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội; trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Do đó trẻ cần được giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người, được yêu thương quý trọng từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng cao cả và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục nói riêng và toàn thể nhân loại nói chung. Đất nước ta đã trải qua bao đau thương mất mát, bom đạn của Đế quốc Mỹ đã gieo rắc trên quê hương Việt Nam rất nhiều chất độc hại mà hậu quả nặng nề nhất là bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, nhiều em bé sinh ra không còn nhìn thấy ánh sáng. Đau đớn hơn thế có những đứa trẻ sinh ra bị những di chứng suốt đời và mãi mãi không bao giờ khỏi.

doc 19 trang thuychi01 31735
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG
2.1
Cơ sở lí luận
4
2.2
Thực trạng của vấn đề
5
2.3
Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
6
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đất nước ta đang cần những nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ	Để thực hiện được điều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người và vai trò của giáo dục. Trong đó giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập đang được xã hội quan tâm vì nó đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đánh giá mức độ phát triển của toàn xã hội. Vì giáo dục học sinh khuyết tật không những dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận, đánh giá đúng trẻ khuyết tật mà còn dựa trên quan điểm tích cực về phát triển của trẻ khuyết tật. Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật, giáo dục học sinh hòa nhập là sự lựa chọn tối ưu nhất. Mô hình này đã mở ra cho trẻ khuyết tật cơ hội được đi học, được giao lưu, tiếp xúc với mọi người, được phát huy hết khả năng của mình và hòa nhập với xã hội. 	Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, được chăm sóc. Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội; trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Do đó trẻ cần được giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người, được yêu thương quý trọng từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội, đặc biệt là trẻ khuyết tật. Vì vậy giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng cao cả và đầy tính nhân văn của ngành giáo dục nói riêng và toàn thể nhân loại nói chung. Đất nước ta đã trải qua bao đau thương mất mát, bom đạn của Đế quốc Mỹ đã gieo rắc trên quê hương Việt Nam rất nhiều chất độc hại mà hậu quả nặng nề nhất là bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, nhiều em bé sinh ra không còn nhìn thấy ánh sáng. Đau đớn hơn thế có những đứa trẻ sinh ra bị những di chứng suốt đời và mãi mãi không bao giờ khỏi. 	Chỉ riêng năm học 2016 - 2017 trên địa bàn xã Bắc Lương nơi tôi công tác đã có đến ba học sinh khuyết tật. Để giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến việc giúp giáo viên giáo dục giúp đỡ trẻ khuyết tật hòa nhập. Khối lớp 5, sĩ số có 69 học sinh, trong đó có tới ba em học sinh khuyết tật. Đặc biệt có em Lê Hữu Dũng là học sinh khuyết tật nặng (khuyết tật trí tuệ) thuộc học sinh lớp 5A.	Bước vào năm học mới, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp học sinh khuyết tật hoà nhập được với lớp, với trường; làm thế nào để các em đạt được các kĩ năng tối thiểu?. Việc làm đó không thể ngày một ngày hai mà thực hiện được đó là cả một quá trình kiên trì và khổ luyện. Nhưng bằng tất cả lương tâm của một người thầy, của người quản lí nhà trường tôi đã giúp giáo viên dạy lớp 5A vạch ra kế hoạch cụ thể để vừa đảm bảo được công việc giảng dạy, vừa giúp được các em học sinh khuyết tật và nhất là em Dũng hiểu biết về kĩ năng xã hội, sống và học tập hoà nhập với lớp, với trường và cộng đồng. Vì vậy tôi đã đưa ra “Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân - Thanh Hóa".
1.2. Mục đích nghiên cứu	Nghiên cứu thực trạng học sinh khuyết tật lớp 5 học hòa nhập tại trường Tiểu học Bắc Lương huyện Thọ xuân tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó rút ra các kinh nghiệm giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập.	
1.3. Đối tượng nghiên cứu	Một số biện pháp giúp giáo viên giáo dục học sinh khuyết tật hoà nhập lớp 5 ở trường Tiểu học Bắc Lương - Thọ Xuân - Thanh Hóa.	
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
	Nghiên cứu những quan điểm chỉ đạo, các văn bản của Đảng và nhà nước về giáo dục Người khuyết tật.	Nghiên cứu các Quyết định, các Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về giáo dục và đánh giá học sinh khuyết tật hòa nhập.	Nghiên cứu cách giúp đỡ giáo viên trực tiếp giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập và cách giúp đỡ học sinh khuyết tật để các em hòa nhập, phát triển.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện
Nhằm thu thập thêm các thông tin về học sinh, phương pháp hình thành và rèn luyện hành vi thích ứng cho học sinh, hoàn cảnh của học sinh, ... 
Nội dung: Chuẩn bị các nội dung cần trao đổi về: khả năng nhu cầu học sinh khuyết tật, mức độ kĩ năng thích ứng của học sinh ... 
Đối tượng: Giáo viên, phụ huynh học sinh ...
+ Phương pháp quan sát
Thu thập thêm các thông tin nhằm chính xác hoá về mức độ hòa nhập của học sinh khuyết tật. 
Nội dung: ghi chép tiến trình lên lớp, quan sát cách giáo viên hỗ trợ giúp đỡ học sinh khuyết tật, theo dõi sự tham gia các hoạt động của học sinh khuyết tật trong lớp 5A trường Tiểu học Bắc Lương hoà nhập. 
Đối tượng: Giáo viên dạy lớp 5A, học sinh khuyết tật.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thông qua các hoạt động giáo dục, giúp đỡ của bản thân cùng với giáo viên dạy lớp 5A đối với học sinh khuyết tật hòa nhập; bằng những việc làm cụ thể thông qua nghiệp vụ sư phạm để kiểm chứng kết quả, hiệu quả các biện pháp đã giúp đỡ học sinh khuyết tật hòa nhập ở lớp 5A trường Tiểu học Bắc Lương.
2. NỘI DUNG	 	2.1. Cơ sở lý luận 
Thực hiện Luật người khuyết tật; Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật người khuyết tật. Quyết định 23/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/5/2006 Ban hành Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật, tàn tật. Thực hiện Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT- BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, ngày 31/12/2013 Quy định chính sách đối với người khuyết tật; Công văn số 3386/BGDĐT-KHTC, ngày 08/7/2016 về việc triển khai thực hiện khoản 1, điều 7 Nghị định só 28/2012/ NĐ-CP. Với mục đích hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội. Để thực hiện được điều đó chỉ có giáo dục hòa nhập mới là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. Giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập có cơ sở lí luận vững chắc về đánh giá con người, về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Giáo dục trẻ khuyết tật được áp dụng những lý luận dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm. Chương trình luôn được điều chỉnh, phương pháp luôn được đổi mới thích hợp với mọi học sinh. Có thể nói giáo dục trẻ khuyết tật ở tiểu học hòa nhập là mô hình giáo dục tốt nhất, mang tính nhân văn làm cho mọi học sinh cắp sách tới trường đều vui, đều thấy rõ trách nhiệm của mình. Nó cũng làm cho giáo viên gần gũi nhau hơn, có cơ hội hợp tác với nhau vì sự nghiệp giáo dục nói chung trẻ khuyết tật nói riêng.
Như chúng ta đã biết trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Thọ Xuân nói chung và tại trường Tiểu học Bắc Lương nói riêng đã có những thành quả quan trọng về nhiều mặt. Được sự quan tâm giúp đỡ của Ngành giáo dục huyện Thọ Xuân số trẻ khuyết tật đi học ngày một tăng. Tuy nhiên thực trạng giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập ở trường tiểu học vẫn còn không ít những hạn chế. Điều này có cả trong suy nghĩ của giáo viên và chính cha mẹ học sinh chưa thực sự tin tưởng vào khả năng phát triển của trẻ khuyết tật. Thực tế đã cho thấy rất nhiều học sinh khuyết tật của chúng ta đã và đang có những đóng góp thành công vang dội cho nước nhà. Hãy thắp sáng vì một tương lai của trẻ em khuyết tật. Đây là chính sách hợp ý Đảng lòng dân và người bắt tay vào thực hiện thực tế không ai khác đó là những kỹ sư tầm hồn, những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, người reo mầm cho những tương lai của đất nước.
	2.2. Thực trạng của vấn đề 
Thuận lợi
Trường Tiểu học Bắc Lương đóng trên Làng Mỹ Hạ thuộc xã Bắc Lương Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và các Ban ngành Đoàn thể nhất là chính quyền địa phương nhà trường đã và đang có những bước chuyển biến tích cực về chất lượng dạy và học. Địa phương đạt xã chuẩn Nông thôn mới, trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I nên được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình dạy và học. Các em học sinh ở đây chăm ngoan, chịu khó học tập. Cha, mẹ học sinh quan tâm đến công tác phối kết hợp giáo dục học sinh. Đây là điều kiện thuận lợi cho nhà trường và các thây cô giáo làm tốt công tác giảng dạy.
Khó khăn
Ngoài những thuận lợi, trường Tiểu học Bắc Lương vẫn còn gặp những khó khăn. Là địa phương thuần nông, kinh tế của nhân dân còn khó khăn, một số học sinh đi học chưa được sự quan tâm của gia đình, vẫn còn phó mặc cho nhà trường và các thầy, cô giáo. Các em đi học còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập 
Hằng năm, nhà trường có ba đến bốn học sinh là khuyết tật khác nhau. Qua điều tra thực tế và giúp giáo viên giảng dạy và giáo dục học sinh khuyết tật nhiều năm ở trường, tôi thấy có nhiều vấn đề bất cập trong phương pháp, hình thức dẫn đến kết quả học tập của các học sinh này chưa đạt. Cuộc sống, sự am hiểu xã hội cũng như kỹ năng sống của các em còn hạn chế mà ngoài những nguyên nhân do bệnh tật ra còn bởi một phần do giáo viên chưa thực sự quan tâm và dành tình thương giáo dục thật sự cho các em.
Bảng thống kê học sinh khuyết tật khối lớp 5 trường Tiểu học Bắc Lương
 năm học 2016 - 2017
TT
Họ và tên
Lớp
Dạng khuyết tật
Kết quả GD
Toán
Tiếng Việt
1
Lê Hữu Dũng
5A
Khuyết tật trí tuệ
Chưa đạt
Chưa đạt
2
Lê Thị Hà Ngân
5B
Khuyết tật nặng
Chưa đạt
Chưa đạt
3
Lê Thị Vân Anh
5C
Khuyết tật vận động
Đạt
Chưa đạt
Nhìn bảng khảo sát học sinh khối lớp 5 có ba em học sinh khuyết tật thì em Lê Hữu Dũng là nặng nhất, em bị khuyết tật trí tuệ nên kết quả học tập hạn chế hơn so với các bạn.
	Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch cùng với giáo viên dạy lớp 5 kiểm tra thực trạng của ba em học sinh khuyết tật. Nhìn chung các em đều có khả năng (tương đối) về học tập cũng như kỹ năng sống. Tuy nhiên trường hợp em Dũng là đặc biệt làm tôi suy nghĩ, tư duy và quan tâm rất nhiều. Vì thế tôi đã dành nhiều thời gian và cùng với giáo viên dạy lớp 5A, đi sâu tìm 
hiểu riêng em Dũng và thu được kết quả như sau:
	* Về kiến thức
	- Môn Toán: Em chỉ biết viết các số từ 1 đến 100, biết tính toán nhưng làm tính chưa thành thạo.
	- Môn Tiếng Việt: Em chỉ các chữ cái, biết ghép vần và đọc được một số tiếng đơn giản; về chính tả em biết nhìn sách chép mà chép vẫn còn sai, chữ viết chưa đúng, tẩy xóa nhiều, trình bày rất xấu. 
	- Các môn học khác: Em không tập trung học tập.
* Về kĩ năng xã hội
- Đi học chưa thường xuyên và hay đi học muộn
- Giờ ra chơi chỉ ngồi trong lớp, không cùng chơi với các bạn
- Nói tự do trong giờ học 
- Cách xưng hô với bạn bè và thầy cô, giáo không chính xác
- Rụt rè trước đám đông
- Chưa ý thức được lời nói và hành động của mình
* Về chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng 
	- Gia đình em thuộc hộ nghèo kinh tế rất khó khăn, không có bố nên gia đình không có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ của em. Vì điều kiện hoàn cảnh rất khó khăn nên chưa đưa em đi khám sức khoẻ định kì (Nhìn em gầy gò ốm yếu, sắc mặt không khoẻ, suy dinh dưỡng).
	- Việc ăn uống của em không được đảm bảo, em ăn uống thất thường. (Ăn, uống không đủ chất).
	- Vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ (Em đi học quần áo không sạch, đầu tóc chưa gọn gàng).
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
	Ngay sau khi gặp em Dũng, với trách nhiệm, lương tâm của một người thầy, người quản lí. Tôi trằn trọc, băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi học hỏi những đồng nghiệp đã từng làm công tác quản lí và giảng dạy học sinh khuyết tật, nghiên cứu tài liệu ở thư viện nhà trường, trên mạng Internet và cùng với giáo viên dạy lớp 5A mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, biện pháp thực hiện như sau
	Biện pháp 1: Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh
 	Ngay sau khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách lớp, tôi cùng với giáo viên dạy lớp 5A và lớp trưởng tìm đến nhà em Dũng. Khi đến gia đình em trước mắt tôi là một căn nhà tranh nhỏ, lụp xụp, đồ dùng trong nhà thì tuềnh toàng không có giá trị. Tiếp tôi là chị Lê Thị Gái - mẹ của em Dũng. Trông chị già nua, khắc khổ. Bố của em bỏ mẹ con em từ lúc em còn nhỏ, gánh nặng gia đình chất hết lên đôi vai của chị. Suốt ngày phải làm lụng vất vả mà không đủ ăn. Nhà chỉ có hai mẹ con, nhìn người mẹ già trước tuổi vì phải hi sinh cho con và công việc lòng tôi ngậm ngùi, thương xót. Chị không nói gì hai hàng nước mắt chảy dài trên đôi má già nua. Tôi lặng đi vì thương cho một số phận gia đình không được may mắn. Tôi và giáo viên dạy lớp 5A hứa sẽ dành nhiều thời gian quan tâm giúp đỡ gia đình chị và dạy dỗ em Dũng. Tôi mong gia đình phải luôn luôn kết hợp cùng với nhà trường và cô giáo chủ nhiệm cộng tác chia sẻ và giúp đỡ trong quá trình chăm sóc em Dũng. Đồng thời để dành khoản tiền chi phí học tập do nhà nước hỗ trợ và chịu khó lao động, chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình và nâng cao đời sống vật chất.
* Việc tìm hiểu gia đình em Dũng đối với tôi và giáo viên dạy lớp 5A rất quan trọng. Nó giúp cho người cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên nắm được hoàn cảnh, mức độ khuyết tật, tâm tư nguyện vọng của gia đình. Chính vì vậy, rời nhà em Dũng về lòng tôi ngỗn ngang đầy băn khoăn, trăn trở, làm sao để giúp được em Dũng đây. Hôm ấy tôi đã trằn trọc không ngủ, hình ảnh em học sinh khuyết tật cứ hiện lên trong tôi khiến tôi rất buồn lòng. Ngay hôm sau tôi và giáo viên dạy lớp 5A đã lập ngay một kế hoạch cụ thể chi tiết để giúp đỡ riêng em Dũng.
Biện pháp 2. Lập kế hoạch giáo dục 
	Chuẩn bị cho học sinh khuyết tật hoà nhập với lớp, với trường
	- Để em tạo điều kiện học tập thuận lợi, tôi đã chủ động tặng em một bộ sách giáo khoa lớp 5 và tặng em áo, vở, bút, cặp và các đồ dùng học tập khác.
	- Tôi cùng với giáo viên dạy lớp 5A dành một số buổi sinh hoạt để nói chuyện với các em học sinh trong lớp để các em cảm thông, chia sẻ và tận tình giúp đỡ bạn.
	- Về sắp xếp chỗ ngồi: Tôi chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5A xếp em ngồi dãy bàn thứ hai của lớp để em được thân thiện với bạn bàn dưới và học hỏi bạn bàn trên. Tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xếp em ngồi cạnh bạn lớp phó học tập Lê Thị Khánh Huyền để bạn kèm cặp và giúp đỡ em thêm.	
Biện pháp 3. Giáo dục, giúp đỡ trẻ khuyết tật
 	+ Về kiến thức: 
*Giúp em học Tiếng Việt
- Giúp em luyện đọc: Vì khả năng đọc của em rất hạn chế, em chỉ mới thuộc hết mặt các con chữ, biết ghép vần đơn giản nên tôi đã mua tặng em một bộ chữ học Tiếng Việt lớp 1. Hầu hết các giờ ra chơi và những lúc rãnh rỗi là tôi chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5A ngồi bên em, ghép vần và hướng dẫn em đọc. Tôi đã trực tiếp vừa động viên, vừa tâm tình với em và nhắc giáo viên dạy lớp 5A khen ngợi mỗi khi em đọc đúng rồi cả lớp vỗ tay hoan hô, em rất thích, càng say sưa học.
 	Nhưng khả năng ghép vần của em còn rất hạn chế, tôi hướng dẫn giáo viên dạy lớp 5A mượn cuốn Tiếng Việt lớp 1- Tập 1 để dạy em ghép vần và luyện đọc.
	Biết em thích kênh hình hơn kênh chữ, tôi và giáo viên dạy lớp 5A đã giúp em thông qua bộ tranh mẫu để em tập ghép chữ.
	Ví dụ:
	- Tôi đưa tranh vẽ quả bưởi (hỏi: đây là quả gì - em trả lời: quả bưởi), sau đó hướng dẫn em ghép vần (âm b với vần ươi) được tiếng bưởi và hướng dẫn em luyện đọc (đánh vần, đọc trơn).
	- Với tranh vẽ con gà, giúp em tìm âm g ghép với âm a và thanh huyền đặt ở trên âm a, sau đó em sẽ đánh vần tiếng gà và đọc trơn tiếng gà.
	Cứ lần lượt như vậy, các giờ ra chơi, tôi chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5A phân công 3 - 4 em học sinh ở lại trong lớp giúp em Dũng ghép vần và đọc trơn (chỉ sử dụng một nửa thời gian ra chơi để giúp em luyện đọc, nửa thời gian còn lại để em chơi với các bạn).
	- Để thay đổi hình thức dạy học, thỉnh thoảng tôi và giáo viên dạy lớp 5A mang vật mẫu thật: Khi thì quả táo, quả ổi; khi thì vài cái kẹo. Tôi yêu cầu em đánh vần và đọc trơn tiếng đúng theo vật mẫu, khi em ghép và đọc đúng, giáo viên thưởng luôn cho em quả táo hay cái kẹo đó. Em rất thích. 
	- Trong các giờ ra chơi tôi hướng dẫn giáo viên dạy lớp 5A cùng em Dũng và các bạn học sinh khuyết tật vào thư viện thân thiện của nhà trường đọc báo, đọc truyện, xem tranh, nghe nhạc, tìm hiểu về cuộc sống xã hội các nước trên thế giới. Mới đầu em Dũng còn rụt dè nhưng sau em đã thay đổi hẳn thích cùng cô và các bạn đến thư viện nhiều hơn và say sưa đọc. Tôi thường nói với giáo viên và học sinh lớp 5A: Chỉ có sách và người thầy cùng các em mới làm nên trường học, "Không có sách thì không có tri thức". Muốn viết được một bài văn, bài thơ hay về quê hương đất nước về con người Việt Nam thì phải có ba vạn cuốn sách, trong mắt phải có núi sông kì lạ.
	Có lẽ những việc làm, những cử chỉ tràn đầy yêu thương của tôi và giáo viên dạy lớp 5A đã dần dần giúp em Dũng hiểu ra điều mà người thầy mong muốn nên mỗi ngày em càng thích học hơn. Lòng tôi rất vui vì em đã đọc được mặc dù còn rất chậm.
Giúp em luyện viết:
Khi em đã đọc được thì việc luyện viết có phần dễ dàng hơn. Tôi chỉ đạo và cùng với giáo viên dạy lớp 5A dùng mẫu chữ (chữ viết thường) cho em quan sát và hướng dẫn em cách viết các con chữ. Ban đầu viết mẫu để em viết theo, đầu tiên là các con chữ cao 1 li, rồi đến 2 li rưỡi, 2li và 1 li rưỡi, tiếp sau đó tôi giao cho giáo viên hướng dẫn. Việc luyện viết của em nhanh và dễ hơn việc luyện đọc. Chỉ sau một tháng em đã viết được thứ, ngày, họ tên và lớp của mình.
	Về phân môn chính tả: Đọc dạy đã khó rồi, viết chính tả còn khó hơn. Biết em hay sai lỗi chính tả khi viết nhất là phân biệt r/d/gi; b/v. Ngoài những kiến thức cơ bản ở chương trình, trong quá trình đọc tôi hướng dẫn giáo viên luôn phải gắn những từ dễ nhớ nhất cho em khắc sâu vào trí nhớ.
	Ví dụ: r là r: rau; b là b: bóng; v là v: vườn. 	 Tôi rất vui khi nhận được món quà.
	Tôi thường xuyên nhắc giáo viên đến gần và nói nhỏ với em là r rau, em sẽ biết viết đúng chính tả. Đơn giản vậy mà rất hiệu quả.
	Sau đó tôi lại hướng dẫn giáo viên giúp em cách trình bày một bài văn, một bài thơ sao cho đúng, cho khoa học.
	Và tôi đã giúp giáo viên thành công trong việc luyện viết cho em Dũng. Em đã viết được các bài chính tả, viết được các chữ số nhưng chỉ ở mức độ nhìn chép, còn nếu nghe viết thì em viết rất chậm.
* Giúp em học Toán :
	- Để giúp em học Toán, tôi tặng em một bộ đồ dùng học Toán lớp 1. Tôi và giáo viên dạy lớp 5A vạch ra kế hoạch: Đầu tiên là dạy em thực hiện phép cộng trong phạm vi 10. Lúc đầu em đếm bằng các ngón tay, sau đó tôi hướng dẫn giáo viên giúp em đếm bằng que tính rồi ghép thành phép tính.
	Ví dụ : Lúc đầu em có 2 que tính, sau đó em có thêm 2 que tính nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu que tính ?
	Em tìm được có tất cả 4 que tính. Tôi hướng dẫn giáo viên giúp em cách ghép thành phép tính : 2 + 2 = 4
	- Dần dần, tôi hướng dẫn và cùng với giáo viên đưa ra các bài toán có thuật ngữ khác nhau
	Ví dụ 1 : Em có 5 quả táo, mẹ cho em thêm 4 quả táo nữa. Hỏi em có tất cả bao nhiêu quả táo ?
	Em dùng que tính ghép lại và ghi được phép tính :
 5 + 4 = 9
	Ví dụ 2 : Trên cành cây có 4 con chim đang đậu, có thêm 4 con chim từ nơi khác bay đến. Hỏi lúc này trên cành cây có tất cả mấy con chim ? 
	Và em cũng ghi được phép tính :
 4 + 4 = 8
	- Thấy việc thực hiện phép cộng trong phạm vi 10 của em đã thành thạo, tôi hướng dẫn giáo viên chuyển sang dạy em thực hiện phép trừ trong phạm vi 10.
	Bước đầu tôi chỉ đạo giáo viên cho em làm quen với các thuật ngữ : “trừ đi”, “bớt đi”, “cho đi”, “ăn đi”, “bay đi”... bằng các ví dụ cụ thể
	Ví dụ 1 : 
 	Em có 9 cái kẹo, em cho bạn Hoa 4 cái kẹo. Hỏi em còn mấy cái kẹo ?
 Em viết được : 9 – 4 = 5 ( cái kẹo)
	 Đáp số: 5 cái kẹo
Ví dụ 2 :
	Trên cành cây ổi có 5 quả ổi, em hái đi 2 quả ổi. Hỏi trên cành cây còn lại mấy quả ổi?
 Em viết : 5 – 2 = 3 (quả ổi)
 Đáp số: 3 quả ổi
	Sau khi em đã cộng trừ thành thạo, tôi tiếp tục chỉ đạo giáo viên bắt đầu chuyển sang dạy phép tính nhân và phép tính chia.
	Trước tiên tôi cùng giáo viên dạy lớp 5

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_giao_duc_hoc_sinh_khuye.doc