SKKN Một số biên pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biên pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5

 Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu học. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

Trong chương trình Tiểu học , Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều thể loại khác nhau.

Dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm. Chương trình thay sách Tiểu học phát huy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn Tiếng Việt. Học sinh Tiểu học ngay từ lớp 1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau, có nội dung gần gũi trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với cộng đồng. Đó là một ưu điểm không ai phủ nhận. Tuy nhiên, chương trình mới chuyển tải sự thay đổi cả về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức, biện pháp và quy trình lên lớp . Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 5 không ai tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm bài Tập làm văn, nhất là văn miêu tả.

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, qua thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Tiểu học Điện Biên 2 những năm trước đây, tôi đã phát hiện được có những phụ huynh chưa quan tâm đúng mực cho con học môn Văn và cũng có một số em ngại học phân môn Tập làm văn vì thế số học sinh học tốt phân môn Tập làm văn còn rất khiêm tốn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết tiếng Việt ? Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi vì học sinh học tốt phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 5? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên là một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của các kỹ sư tâm hồn.

 

doc 18 trang thuychi01 21034
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biên pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
******************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIÊN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN 
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
Người thực hiện: Lương Thị Thoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Điện Biên 2
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài.
 Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Trong nhà trường Tiểu học. Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. 
Trong chương trình Tiểu học , Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở dạng văn bản với nhiều thể loại khác nhau.
Dạy tốt phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài văn miêu tả nói riêng là vấn đề được nhiều giáo viên Tiểu học quan tâm. Chương trình thay sách Tiểu học phát huy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong môn Tiếng Việt. Học sinh Tiểu học ngay từ lớp 1, 2, 3 đã được tiếp xúc với nhiều dạng văn bản khác nhau, có nội dung gần gũi trong cuộc sống và kĩ năng giao tiếp của các em với cộng đồng. Đó là một ưu điểm không ai phủ nhận. Tuy nhiên, chương trình mới chuyển tải sự thay đổi cả về nội dung và kỹ năng rèn luyện lẫn hình thức, biện pháp và quy trình lên lớp . Là giáo viên, nhất là giáo viên dạy lớp 5 không ai tránh khỏi những trăn trở, băn khoăn là làm thế nào giúp học sinh rèn luyện tốt kỹ năng làm bài Tập làm văn, nhất là văn miêu tả.
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 5, qua thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi tại Trường Tiểu học Điện Biên 2 những năm trước đây, tôi đã phát hiện được có những phụ huynh chưa quan tâm đúng mực cho con học môn Văn và cũng có một số em ngại học phân môn Tập làm văn vì thế số học sinh học tốt phân môn Tập làm văn còn rất khiêm tốn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết tiếng Việt ? Chúng ta đã tự hào tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi vì học sinh học tốt phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà tối nghĩa. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy- học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học sinh lớp 5? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên là một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của các kỹ sư tâm hồn.
Để làm tốt vai trò người tổ chức và hướng dẫn, tôi đã tìm tòi, phân tích thực trạng và lựa chọn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả. Bởi vì đối với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là rất cần thiết. Học sinh học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để các em học tốt các môn học khác ở Tiểu học và tạo đà cho các em học tiếp lên các lớp trên. Để góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 5 nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm”.
2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu đề tài này tôi mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Trước hết là góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn cho lớp tôi trực tiếp giảng dạy. Sau đó, mục tiêu quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt của trường Tiểu học Điện Biên 2.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 5. 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra phân loại đối tượng học sinh .
- Phương pháp nghiên cứu xây dưng cơ sở lí thuyết. 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài Tập làm văn. Tập làm văn là phân môn học sáng tạo chứ không phải sao chép,Là phân môn học tổng hợp kiến thức của  các môn học khác và kiến thức của cuộc sống, là phân môn tổng hợp các kĩ năng (kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng trình bày và tạo lập văn bản,...)
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn trong môn Tiếng Việt được tập hợp lại xoay quanh trục chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy- học có hiệu quả phân môn Tập làm văn dạng bài miêu tả (tả cảnh, tả người) nhất thiết người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài tập luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người,...
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn của các tác giả nhỏ tuổi.
Chất lượng phân môn Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy phải lập được kế hoach bài học cụ thể và trò học tập chủ động,tích cực, nghiêm túc, hiệu quả, mới mong nâng cao một cách bền vững chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung ở lớp cuối cấp Tiểu học.
Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số 16 của Bộ GD-ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà “Hướng dẫn 896” của Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Tôi tin rằng đề tài này nếu được áp dụng và vận dụng hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao cho phân môn Tập làm văn, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học :2016 – 2017, tôi được phân công giảng dạy Tiếng Việt ở lớp 5A3 & 5A4 với 42 & 46 học sinh. Hầu hết học sinh của lớp 5A3 & 5A4 tôi trực tiếp giảng dạy còn rất hạn chế khi làm bài Tập làm văn.Qua khảo sát chất lương đầu năm học của môn Tiếng Việt bài viết Tập làm văn được thống kê với kết quả như sau:
Lớp 5A3: 42 học sinh
Lớp 5A4: 46 học sinh
Hoàn thành
Tốt
Hoàn thành
 Chưa
 hoàn thành
Hoàn thành
Tốt
Hoàn thành
Chưa 
hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
Khảosát chất lươngđầu năm
6
14,3
28
66,7
8
19
5
10,8
29
63
12
26,2
Từ thực trạng trên, tôi đã tìm hiểu kĩ thực tế bài khảo sát chất lượng của học sinh. Đa số bài viết của các em còn bị điểm thấp là do các nguyên nhân sau:
- Do các em còn nghèo vốn từ, không biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa.
- Các em chưa biết vận dụng kết quả quan sát thực tế vào bài làm,
- Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật.
- Bài viết của học sinh còn mắc nhiều lỗi chính tả.
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên Tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5.
Nguyên nhân của thực trạng
 Theo tôi có sáu nguyên nhân như sau:
a. Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
b. Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
c. Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả.
d. Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát.
e. Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó.
g. Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người giáo viên (nhất là giáo viên lớp 4, lớp 5) chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông, viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
3. Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Năm
 Để hướng dẫn học sinh lớp Năm viết văn miêu tả có hiệu quả tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau:
3.1. Điều tra phân loại học sinh
 	 Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra, phân loại, nắm chắc từng đối tượng học sinh: năng khiếu, tiếp thu được, tiếp thu chậm. Nắm chắc được đối tượng học sinh, tôi đã đề ra được những biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất góp phần giúp học sinh chưa biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh.
3.2. Hướng dẫn học sinh đọc sách, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, tích luỹ tư liệu văn học.
- Tôi đã hướng dẫn học sinh đọc sách không phải chỉ để biết cốt truyện mà phải ngẫm nghĩ nội dung, bố cục, ý nghĩa của tác phẩm, cách viết của tác giả để giúp các em cảm thụ sâu tác phẩm, học được cái gì trong cách viết của tac giả.
- Hướng dẫn học sinh biết cách tích luỹ dần các tư liệu văn học bằng cách có cuốn sỗ tay văn học khi đọc những bài thơ, bài văn có đoạn miêu tả hay hoặc những từ ngữ gợi tả hay, hình ảnh sinh động thì ghi lại. Tích luỹ vốn văn học, ghi chép các câu văn, câu thơ, câu ca dao hay không phải là để học vẹt, để bê nguyên xi vào bài văn mà là để tham khảo, làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, vận dụng sáng tạo trong bài viết của mình.Việc hướng dẫn học sinh đọc sách, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, tích luỹ dần các tư liệu văn học đã đóng góp một phần vào việc viết văn hay của học sinh.
3.3. Hướng dẫn các em làm giàu vốn từ ngữ.
- Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ- câu cùng chủ điểm. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về dùng từ, viết câu, làm văn...
Làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn Tiếng Việt. Phân môn Tập đọc giúp các em hiểu được hiểu được nội dung của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩa miêu tả (cảnh vật, con người,...). Mỗi tiết dạy Tập đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học sinh thấm dần về Tập làm văn miêu tả.
Môn Luyện từ- câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ nhiều nhất khi dạy các tiết Mở rộng vốn từ. Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết thực như tìm từ, ghép từ, phát hiện từ miêu tả, dùng từ đặt câu, sắp xếp các từ thành nhóm miêu tả như nhóm từ ngữ miêu tả ngoại hình, nhóm từ ngữ miêu tả đặc điểm cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động,... 
 Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các đề tài nhỏ:
Ví dụ 1: 
Tìm từ láy gợi tả âm thanh trên dòng sông (bì bõm, ì oạp, ì ầm, xôn xao, ào ào...) 
Ví dụ 2: 
Tìm những hình ảnh so sánh để so sánh với dòng sông: dòng sông như dải lụa, dòng sông như con trăn khổng lồ, dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp đồng lúa chín vàng...
 Sau khi học sinh đã có một vốn từ nhất định, giáo viên giúp học sinh các cách sử dụng vốn từ trong miêu tả như: sử dụng từ láy, sử dụng tính từ tuyệt đối (đỏ mọng, đặc sệt, trong suốt...), sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...).
Ví dụ 1: Cho các từ “ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ...”
 Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim... báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời... nhô lên sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai... bay trong gió. Đàn gà con... gọi nhau,...theo chân mẹ. Đường làng đã... người qua lại.”
Ví dụ 2: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (tiếng chuông, chùm sao, thuỷ tinh, dải lụa, giọng bà tiên).
- Hoa xoan nở từng chùm trông giống như... ( những chùm sao )
- Nắng cứ như...xối xuống mặt đất. ( thuỷ tinh )
- Giọng bà trầm ấm ngân nga như... ( tiếng chuông )
Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền, buộc HS phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ.
3.4. Bồi dưỡng tình cảm, mĩ cảm.
 Việc bồi dưỡng tình cảm, mĩ cảm rất cần thiết để học sinh viết được bài văn hay, nếu không có tình cảm đúng thì khó có thể viết được bài văn hay. Tả một hàng cây bên đường nếu học sinh không yêu hàng cây ấy, chưa thấy đó là kết quả của bao nhiêu công sức thì bài văn tả hàng cây không có hồn. Nếu các em yêu hàng cây ấy thì khi quan sát các em sẽ thấy nhiều nét đẹp. Các em sẽ vui mừng khi thấy hàng cây nảy nhiều chồi non, cành lá xum xuêĐối với giáo viên khi dạy các bài văn, bài thơ miêu tả về cảnh đẹp quê hương, đất nước và con người cần phải hướng dẫn, phân tích tỉ mỉ cách tả, cách sử dụng tà ngữ, hình ảnh để tăng vốn hiểu biết cho các em; để các em biết nhìn cái đẹp, các em sẽ thêm yêu quê hương, đất nước, yêu những danh lam thắng cảnh.
3.5. Cá thể hoá hoạt động dạy học
- Tôi luôn quan tâm đến đối tượng học sinh tiếp thu chậm đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh có năng khiếu.
 	Ví dụ : Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, giáo viên phải quan tâm đến từng em. Đối với học sinh tiếp thu chậm, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho các em bằng những gợi ý như:
	+ Em hãy nói tình cảm của mình đối với ngôi trường (yêu, ghét)? (Em rất yêu ngôi trường).
	+ Em thể hiện tình yêu đó bằng những việc làm như thế nào ? (Em trồng cây, chăm sóc bồn hoa để trường em ngày càng đẹp hơn hay Em không bao giờ bẻ cành hay hái hoa trong bồn của nhà trường)
- Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn nghĩa chung chung như: “Cô giáo em có mái tóc đen huyền, mượt như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da của cô trắng mịn màng” hay “ Trường em mái tôn đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ”
	Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn với cảnh vật khác. 
 	Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh tả ngôi trường thân yêu, tôi cho học sinh quan sát, tìm ý và chọn những chi tiết mà chỉ trường tôi mới có: “ Ngôi trường của em không giống bất cứ một ngôi trường Tiểu học nào. Đó là một ngôi trường cao tầng kiên cố cách quảng trường Lam Sơn không xa. Mùa nào ngôi trường cũng đẹp nhưng ngôi trường đẹp nhất vào mỗi độ thu về. Đây là ngôi trường được xây dựng với sự giúp đỡ của hội hữu nghị Việt - Nhật từ rất lâu rồi”.
3.6. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài
Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5
Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy. 
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết:
Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên.).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
 Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
3.7. Hướng dẫn học sinh biết cách quan sát, tìm ý, sắp xếp, diễn đạt ý.
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy (Tiếng Việt 4 tập 1, trang 140), tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
a. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này được vận dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,...
Ví dụ 1: 
Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
Ví dụ 2: 
Tả từ dưới lên trên “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).
b. Tả theo trình tự thời gian
Cái gì xảy ra trước (có trước) thì miêu tả trước. Cái gì xảy ra sau (có sau) thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt của người .
Ví dụ 1: 
“...Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt” (Đường đi Sa Pa- Tiếng Việt 4).
Ví dụ 2: 
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.” ( Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5 tập I)
c. Tả theo trình tự tâm lí
Khi quan sát cần thấy những đặc điểm riêng, nổi bật nhất, thu hút và gây cảm xúc mạnh nhất đến bản thân thì quan sát trước, tả trước, các bộ phận khác tả sau. Khi miêu tả đồ vật, loài vật, tả người nên vận dụng trình tự này nhưng chỉ nên tả những điểm đặc trưng nhất, không cần phải tả đầy đủ chi tiết như nhau của đối tượng.
Ví dụ 1: 
“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. 
Giọng bà trầm bỗng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả,...” (Bà Tôi - Tiếng Việt 5 tập 1).
Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến án

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta_cho_hoc_si.doc