SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non Tuy Lai – Mỹ Đức – Hà Nội

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non Tuy Lai – Mỹ Đức – Hà Nội

- Đứng trước thực trạng tình hình chất lượng của đội ngũ giáo viên, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại giáo viên và lập kế hoạch bồi dưỡng

- Phân công ban giám hiệu, tổ khối chuyên môn cụ thể 

- Khảo sát, thống kê tình hình đội ngũ giáo viên

- Họp thông báo đăng kí các nhu cầu học tập, nâng cao trình độ bằng các hình thức cụ thể như tôi đã xây dựng trong kế hoạch

+ Học trung cấp sư phạm Mầm non tại chức: 1 đ/c

+ Học cao đẳng sư phạm Mầm non tại chức: 15 đ/c

+ Học đại học sư phạm Mầm non tại chức: 7 đ/c

+ Học tin để soạn giảng trên máy vi tính và áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng trên lớp: 22 đ/c

doc 21 trang Mai Loan 30/10/2023 4992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non Tuy Lai – Mỹ Đức – Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 SƠ YẾU LÝ LỊCH
 Họ và tên
: Hoàng Thị Đoan
 Ngày tháng năm sinh
: 01 – 12 – 1961
 Năm vào nghành
: 1981
 Chức vụ
: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác
: Trường mầm non Tuy Lai
 Trình độ chuyên môn
: Đại học sư phạm
 Chuyên ngành
: Giáo dục mầm non
Hệ đào tạo
: Tại chức
 Khen thưởng
: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG MẦM NON ”
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
- Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền văn minh trí tuệ. Do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Đây là nhiệm vụ của xã hội Việt Nam nói chung và trước hết là của ngành giáo dục Mầm non;
- 100% trẻ em trong độ tuổi mầm non đề được chăm sóc giáo dục là mục tiêu đặt ra cho Việt Nam khi bước vào thế kỷ XXI.
- Để thực hiện tốt mục tiêu này đòi hỏi trách nhiệm của trường mầm non phải có đội ngũ giáo viên có phẩm chất, trình độ, năng lực, lương tâm nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái, tận tụy thương yêu trẻ thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng đổi mới nội dung, phương pháp sáng tạo trong giảng dạy phù hợp với độ tuổi để nâng cao chất lượng trong nhà trường. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn trong trường mầm non”.
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG 
- Đề tài được tiến hành trong 2 năm từ tháng 9/2010 tới tháng 4/2012 tại trường Mầm non Tuy Lai – Mỹ Đức – Hà Nội.
- Đề tài này chỉ phù hợp nhiều với những trường cơ sở vật chất còn chưa đồng bộ, có nhiều điểm lẻ.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài
- Trường Mầm non Tuy Lai nằm ở vùng bán sơn địa, dân số đông với khoảng trên 12.600 nhân khẩu. Người dân ở đây sống chủ yếu dựa vào đồng ruộng, không có nghề phụ nên kinh tế gặp nhiều khó khăn.
- Trường có quy mô phân tán, không tập trung với 08 điểm trường đón nhận các cháu từ gia đình lao động của 13 thôn trong xã.
- 1/3 số lớp mầm non ở độ tuổi nhà trẻ phải học nhờ nhà văn hóa của thôn nên việc học hành của các cháu cũng như việc bồi dưỡng chuyên môn và chỉ đạo chuyên môn cho các cô gặp nhiều khó khăn.
- Đứng trược thực trạng như vậy bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở đặt ra nhiều câu hỏi, giả thuyết và ý nghĩ để có biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
2. Khảo sát thực tế
2.1. Thuận lợi
- Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ban ngành của xã thống nhất quan điểm, quan tâm giúp đỡ
 - Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên trong nhà trường đồng lòng với quyết tâm cao.
2.2. Khó khăn
- Nhµ tr­êng cã 8 ®iÓm tr­êng, một sè gi¸o viªn ch­a nhËn thøc ®Çy ®ñ vÒ ph­¬ng ph¸p “ lÊy häc sinh lµm träng t©m”.
 - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu chưa đáp ứng được đầy đủ choviệc dạy chương trình giáo dục mầm non mới.
- Một số phụ huynh ngại đưa con em đi xa và chưa nắm được yêu cầu chăm sóc giáo dục ngày càng cao hiện nay
3. Kết quả khảo sát thực trạng
 Thời gian
Kết quả các mặt
Tháng 9 năm 2010
Ghi chú
Tổng số
Tỷ lệ
- Cơ sở vật chất
 + Tổng số lớp
22
 + Đạt
3
13,6%
 + Chưa đạt
19
86,4%
- Trình độ giáo viên
45
 + Đạt chuẩn
41
91,1%
 + Chưa đạt 
4
 8,9%
- Chất lượng giờ dạy
49
 + Tốt
3
6,7%
 + Khá
18
40%
 + Trung bình
22
48,9%
 + Yếu
2
4,4%
	Qua kết quả trên khiến bản thân tôi phải suy nghĩ làm thế nào để có biện pháp bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao chất lượng đào tạo để phụ huynh tin tưởng vào việc chăm sóc giáo dục, dạy dỗ trẻ của giáo viên trong trường.
	Với những kiến thức đã học và kinh nghiệm tích lũy được trong những năm công tác tôi đề ra một số biện pháp.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
Xây dựng cơ sở vật chất
Xây dựng cơ sở vật chất
Trường lớp, thiết bị day học trong nhà trường rất quan trọng trong hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhiều mặt cho cả cô và trẻ. Trong nhiều năm qua do khó khăn về kinh tế của đất nước nên việc phát triển hệ thống trường lớp của huyện Mỹ Đức còn rất chậm. Trường Mầm non Tuy Lai hoạt động trong điều kiện môi trường chưa thuận lợi, ví dụ: trường lớp chưa đúng quy cách, còn nằm rải rác nhiều điểm lẻ và phải học nhờ nhà văn hóa thôn.
Do đó một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định nâng cao chất lượng dạy và học là trang thiết bị cơ sở vật chất để phục vụ công tác dạy học. Quá trình dạy học luôn gắn liền với việc sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học. Một giáo viên giỏi phải biết tổ chức cho trẻ một môi trường hoạt động để trong đó có sự tương tác giữa các tri thức sẵn có và phương tiện học tập thì mới phát sinh tri thức cho người học.
Từ khi nhận công tác hiệu trưởng năm 2004, bản thân nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được cho việc dạy và học. Tôi đã mạnh dạn tham mưu khép kín với Phòng giáo dục và đào tạo huyện; Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch đào tạo đạt chuẩn theo quy định của ngành, đầu tư trang thiết bị, một số vật dụng cơ bản tối thiểu như: các giá để đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các góc, để phục vụ cho việc trang trí lớp đạt hiệu quả cao, quét vôi lại tăng cường ánh sáng lớp học. Do vậy, tập thể sư phạm đã một phần nào bớt đi mặc cảm và có nhiều nỗ lực trong công tác giảng dạy. Chị em gắn bó với nhau cùng giúp nhau tiến bộ. Phát huy nhiều nguồn lực tập trung phục vụ cho công tác dạy và học. Ngoài ra phải kết hợp “nguồn lực” từ phía phụ huynh học sinh và địa phươngđẻ xây dựng cơ sở vật chất.
Xây dựng cơ sở vật chất từ chính nội lực của tập thể và của cá nhân.
- Như chúng ta đã biết, công cụ lao động quyết định năng suất lao động. Vì vậy muốn tổ chức hoạt động tốt ngoài việc chuẩn bị đồ dùng làm bằng những nguyên vật liệu địa phương thì giáo viên phải biết khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin hợp lí trong tổ chức hoạt động mà điều kiện kinh phí của nhà trường có hạn, chi phí có hơn 80.000.000 đồng để chi hoạt động trong một năm học của nhà trường với hơn 70 cán bộ giáo viên. 
- Tôi đã phân tích cho giáo viên hiểu tiện lợi của việc khai thác dữ liệu, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cháu rất hứng thú và giờ hoạt động đạt hiệu quả tốt.
- Năm học 2011 – 2012 cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường tiết kiệm chi ở từng hội nghị, họp hội đồng vào ngày nghỉ để giành riêng và mua được một máy tính laptop 13.000.000 đồng và một máy tính để bàn, bộ máy chiếu. Đồng thời động viên cán bộ giáo viên, nhân viên mua laptop để sử dụng trong hoạt động chăm sóc giáo dục ở lớp. Đến nay nhà trường đã có 4 máy tính phục vụ công tác quản lí và 7 máy tính laptop của giáo viên phục vụ cho công tác giảng dạy.
2. Xây dựng kế hoạch
- Đứng trước thực trạng tình hình chất lượng của đội ngũ giáo viên, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại giáo viên và lập kế hoạch bồi dưỡng
- Phân công ban giám hiệu, tổ khối chuyên môn cụ thể 
- Khảo sát, thống kê tình hình đội ngũ giáo viên
- Họp thông báo đăng kí các nhu cầu học tập, nâng cao trình độ bằng các hình thức cụ thể như tôi đã xây dựng trong kế hoạch
+ Học trung cấp sư phạm Mầm non tại chức: 1 đ/c
+ Học cao đẳng sư phạm Mầm non tại chức: 15 đ/c
+ Học đại học sư phạm Mầm non tại chức: 7 đ/c
+ Học tin để soạn giảng trên máy vi tính và áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng trên lớp: 22 đ/c
3. Bồi dưỡng về nhận thức cho đội ngũ giáo viên
- Chất lượng chuyên môn phụ thuộc rất lớn vào tập thể sư phạm, yếu tố con người đóng vai trò quyết định mà các văn kiện của Đảng và nhà nước nêu rõ trong chỉ thị 40/CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục. Người thầy cần giỏi về chuyên môn đồng thời phải làm tốt về nhân cách mới thực hiện hoàn hảo nhiệm vu của mình, thực sự là những “kỹ sư tâm hồn”.
- Nhận thức của đội ngũ cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Mọi suy nghĩ đều dẫn dắt hành động của chúng ta, do đó nếu biết nhận thức đúng và “thông” thì vấn đề vận hành đúng là chuyện tất yếu. Vì vây với đội ngũ hay mặc cảm “trường lớn” về cơ sở vật chất tôi đã dần từng bước xóa bỏ suy nghĩ này để giúp đơn vị đi lên. Tôi thường xuyên an ủi và gợi cho đội ngũ thấy được sự phát triển về quy mô trường lớp, niềm tin về mái trường khang trang sạch đẹp (với 3 điểm trường) là điều sẽ đến trong 2 – 3 năm nữa.
4. Bồi dưỡng về chuyên môn
4.1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên
 Qua thực tế tại trường Mầm Non Tuy Lai Tôi nhận thấy việc xây dựng đơn vị đi lên trước hết cần tập trung dồn nỗ lực vào chuyên môn,tìm ra vấn đề đẻ giải quyết yếu kém về chất lượng giảng dạy để từ đó từng bước lấy uy tín với phụ huynh và uy tín với địa phương.
- Trước hết phải ổn định công tác nhân sự theo nguyên tắc quản lý như : Sắp xếp lớp, bố trí nhận sự phải có già có trẻ và người có kinh nghiệm lẫn thiếu kinh nghiệm xen kẽ , phân công đội ngũ phù hợp với năng lực và sở trường công tác , điều kiện của mỗi người.
- Chúng tôi xác định đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục và giảng dạy trong nhà trường. Vì vậy, chúng tôi luôn đề cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mọi giáo viên trong nhà trường và thường xuyên động viên, giúp đỡ, bồi dưỡng giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non mới hiện nay nhằm giúp giáo viên hiểu rõ mục đích của việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường.
- Để đạt được mục đích trên giáo viên cần phải tìm hiểu đổi mới phương pháp, hình thức dạy sáng tạo, sinh động và hấp dẫn trẻ trong các hoạt động tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi, sưu tầm các bài hát, thơ, câu chuyện và áp dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động 1 cách hợp lí để trong tổ chức hoạt động để trẻ thích thú, không nhàm chán.
 Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đặc điểm tâm lý trẻ Mầm non là tư duy trực quan cụ thể do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã thực sự góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy,giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô. Đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức hoạt phù hợp với nội dung bài dạy. Ví dụ : Gờ học nào cần dùng bàn, giờ học nào không cần dùng bàn hoặc do điều kiện có ít máy tính xách tay, tôi đã vận động, hướng dẫn chị em sử dụng USB để copy những hình ảnh phù hợp với từng chủ đề, từng bài dạy được sưu tầm hoặc khai thác từ trên mạng, giúp cá cháu hừng thú học và hoạt động đạt hiệu quả cao.
- Công tác bồi dưỡng chuyên môn là một nhiệm vụ rất cần thiết ở trường mầm non. Yêu cầu 100% giáo viên đứng lớp phải nắm vững được yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức các hoạt động từ đó áp dụng vào những hoạt động của lớp mình, tự thiết kế ra hoạt động phù hợp đạt được mục đích, yêu cầu dưới nhiều hình thức để trẻ thoải mái khám phá hoạt động.
- Mặt khác, người quản lí nắm chắc năng lực của từng giáo viên để tìm hiểu những mặt mạnh, mặt yếu từ đó mà phân công cho giáo viên giảng dạy sao cho phù hợp với trình độ năng lực, bồi dưỡng chuyên môn dễ dàng hơn.
- Hơn nữa việc cử giáo viên trực tiếp giảng dạy có năng lực đi tiếp thu chuyên đề về làm nòng cốt thì kết quả cao hơn là cử giáo viên hạn chế năng lực. Nếu cử giáo viên hạn chế năng lực đi tiếp thu chuyên đề thì chỉ được cho một giáo viên đó mà không được nhân ra.
- Khi tổ chức chuyên đề chúng tôi bồi dưỡng cho 100% cán bộ giáo viên, nhân viên được học tập nắm vững mục đích, yêu cầu của chuyên đề, tổ chức cho chị em trao đổi tọa đàm một cách tích cực về nội dung và cả về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó chúng tôi tham mưu với phòng giáo dục mở lớp vi tính để cử giáo viên trường mình đi học kết hợp với giảng viên có thâm niên về công nghệ thông tin để hoạt động bổ túc thêm về làm giáo án điện tử, giáo án E-lening.
4.2. Bồi dưỡng thông qua tổ chức kiến tập.
- Thực tế dự giờ chúng tôi thấy một số giáo viên còn hạn chế về khả năng tổ chức hoạt động một ngày (Quy chế chuyên môn), lúng túng khi tổ chức hoạt động góc, sử dụng đồ dùng. Sau khi đi dự kiến tập cụm về chúng tôi đã xây dựng kế hoạch kiến tập ở cả 4 độ tuổi: mầm non 5 tuổi, 4 tuổi, 3 tuổi và nhà trẻ trong bốn ngày thứ 7 và phân công giáo viên có năng lực giảng dạy (trước khi dạy có sự góp ý bổ xung của ban giám hiệu) và yêu cầu toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tham dự.
- Khi đưa ra kế hoạch kiến tập quy chế này tôi không những gặp phản ứng của giáo viên mà cả ban giám hiệu yêu cầu tôi chỉ tổ chức kiến tập ở một độ tuổi vì mất quá nhiều thời gian( 4 ngày thứ 7) . Tôi đã phân tích, giải thích về tình hình, năng lực của giáo viên trước ban giám hiệu – hội đồng với phương án mưa dầm thấm lâu và ra một điều kiện: sẽ tổ chức ở một độ tuổi còn những độ tuổi khác nếu đồng chí nào cảm thấy còn hạn chế thì đến dự. Nếu thấy mình làm tốt thì không đến dự nhưng sau một tuần ban giám hiệu sẽ đến dự đồng chí đó cho đến khi làm tốt mới thôi.Từ đó các đồng chí cán bộ giáo viên đã thấm nhuần và đều nhất trí cao với cách thức chỉ đạo trên . Ngoài ra những buổi sinh hoạt tổ chuyên môn tôi còn tổ chức dạy kiến tập trên cô ( lấy cô làm cháu ) trong những buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ. Đến nay đã có 2/3 giáo viên tổ chức thực hiện quy chế chuyên môn khá tốt.
Giờ kiến tập lớp 5 tuổi
5. Bồi dưỡng thông qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi
	Hàng năm, không năm nào nhà trường bỏ qua việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên lên lớp hai tiết và một hoạt động vui chơi, đồng thời tổ chức phong trào thi lí thuyết cho giáo viên. Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên giỏi có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp lên lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, áp dụng CNTT tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú hơn trong giờ học. Bên cạnh đó giáo viên đâu tư nhiều hơn về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham dự thi đạt kết quả cao. Và một điều quan trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi thì số giáo viên tham gia nhanh chóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các bậc cha mẹ các cháu.
6. Bồi dưỡng qua hướng dẫn kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi
	Đồ dùng đồ chơi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục mầm non, nó là phương pháp hữu hiệu nhất để truyền thụ kiến thức cho trẻ.
	Vì đặc điểm của lứa tuổi này là thông qua con đường chơi mà học, học mà chơi. Qua vui chơi trẻ có thể tiếp thu kiến thức của bài học nhanh nhất, tốt nhất. Thực tế qua vui chơi giúp trẻ phát huy được tính tò mò, ham hiểu biết, giúp trẻ nảy sinh nhiều ý sáng tạo, trẻ rất thích chơi với đồ chơi và đồ chơi luôn luôn thay đổi sẽ thu hút trẻ vào cuộc chơi lâu hơn, hứng thú hơn khi chơi. Trong điều kiện địa phương còn nghèo nàn, cha mẹ các cháu không có tiền để mua thêm đồ chơi cho các chấu học. Nhà trường đã hướng dẫn cho giáo viên tận dụng một số phế liệu, vật sẵn có tại địa phương để làm đồ dùng đồ chơi đẹp mắt cho các cháu và phục vụ dạy học.
 Qua giờ dạy có chuẩn bị đầy đủ đò dùng đồ chơi nên việc truyền thụ kiến thức cho các cháu dễ dàng hơn, vì lứa tuổi này phương pháp quan trọng nhất là trực quan, hình ảnh sinh động. Cho nên việc bồi dưỡng một số kỹ năng làm đồ dùng dạy học một trong những yêu cầu quan trọng giúp giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy, tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.
7.Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để giáo dục trẻ.
- Việc Ban DDCMHS hoạt động tích cực trong nhà trường cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhà trường luôn xây dựng mối quan hệ gần gũi với mỗi gia đình trẻ ( tổ chức họp PHHS bài bản, trân trọng họ). Do đó công tác tuyên truyền thông tin và thu thập thông tin đạt hiệu quả tốt, giúp nhà trường liên kết với mỗi gia đình trẻ tốt hơn. Đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ của ban đại diện cha mẹ học sinh, hội phụ huynh học sinh trong toàn trường.
- Tập thể CB-GV-CNV phải luôn tâm niệm: “ Làm sao cho mỗi phụ huynh luôn có tinh thần hợp tác giáo dục trẻ hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”. Chính vì vậy sau mỗi lần họp PHHS số lượng dự họp ngày càng đông hơn và chiếm tỉ lệ 85% trẻ và Phụ huynh từng bước có quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn. Cụ thể trong buổi họp phụ huynh tôi bố trí cho giáo viêndayj một hoạt động có sử dụng công nghệ thông tin (màn hình, U.S.B) để phụ huynh nắm bắt được nhiệm vụ của giáo viên, cũng như yêu cầu đồ dùng cho một hoạt động mà giáo viên cần phải có. Chính vì vậy năm học này nhà trường đã tạo được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh về cả tinh thần lẫn vật chất với số tiền trên 25 triệu đồng để mua màn hình, đầu đĩa bổ sung cho 100% số lớp mẫu giáo và chi vào các hoạt động của nhà trường. 
8.Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, nghành và địa phương chăm lo cho sự nghiệp giáo dục:
-Tận dụng nguồn kinh hí từ các tổ chức để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
- Nhà trường phối hợp với Ban ĐDCMHS, BCH Công đoàn, chăm lo tạo điều kiện cho đội ngũ có hoàn cảnh khó khăn.
-Ủng hộ các hoạt động hội thi của các cháu trên 7 triệu đồng. Ban chấp hành Công đoàn vận động đoàn viên Công đoàn thực hiện tốt dân chủ hóa trường học. Tích cực chăm lo quà ngày Nhà giáo Việt Nam, Tết cổ truyền, tham quan cuối năm.
9. Nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho giáo viên.
- Tổ chức thật tốt hoạt động Công đoàn trong nhà trường và chăm lo đời sống cho cán bộ giáo viên.
- Tham mưu với các đoàn thể chăm lo xây dựng hơn giáo dục Mần non như phối hợp, ủng hộ trong công tác chăm sóc GDMN.
- Hằng năm, Nhà trường phối hợp với ban chấp hành công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức tốt chuyến du lịch, tham quan mô hình GDMN điển hình của các tỉnh bạn như trường Mầm non Tân Hòa A-TP.Hòa Bình, trường Mầm non Tuổi Thơ- TP.Hà Nội... để mở rộng tầm nhìn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm tăng thêm lòng yêu nghề mến trẻ...
- Nhà trường luôn giải quyết chế độ lương, các phụ cấp khác kịp thời đầy đủ. công khai dân chủ, không để đội ngũ giáo viên gây nghi ngờ, thắc mắc; đây là nguyên nhân gây mất đoàn kết, đơn thư khiếu nại....
 Nhờ có sự quan tâm đúng mức, kịp thời nên đội ngũ giáo viên an tâm công tác, nhiệt tình bám trường, bám lớp, hoàn thành tốt công tác do cấp trên giao và nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường.
10. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí và bầu không khí tập thể tích cực.
 10.1 Xây dựng khối đoàn kết nhất trí. 
Trong sự nghiệp giáo dục, Lênin đã nói: “Sự nhất trí trong một tập thể sư phạm là yếu tố quyết định mọi sự thành công trong nhà trường”. Do đó, muốn xây dựng được tập thể đoàn kết thì mỗi Hiệu trưởng phải là trung tâm xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường.
 Xác định được yêu cầu trên, hiệu trưởng phải thực sự là con chim đầu đàn, gương mẫu trong công tác, trong sinh hoạt, đầu tư nghiên cứu để tạo niềm tin thực sự của tập thể, luôn gần gũi để hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng giáo viên để có biện pháp giúp đỡ, giải quyết phù hợp, chân tình, giải tỏa những mâu thuẫn để tránh “bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, địa phương để làm tốt công tác giáo dục tư tươmgr trong nhà trường, xây dựng đơn vị thực sự là tổ ấm, trao đổi giúp đỡ nhau trong công tác, trong chuyên môn, trong đời sống để từ đó tình cảm gắn bó và yên tâm công tác. Để làm được việc trên bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, lập trường tư tưởng vững vàng, sẵn sàng giúp đỡ những khó khăn vướng mắc kể cả vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong công tác, đời sống, biết lắng tai nghe tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng giáo viên qua đồng nghiệp, qua bạn bè, qua các đợt kiểm tra, bồi dưỡng hay gặp mặt để có biện pháp giải quyết , giúp đỡ phù hợp.
 Thường xuyên thăm hỏi động viên nhau cùng công tác tốt và điều quan trọng là phải tạo được uy tín, niềm tin đối với từng cán bộ giáo viên về mọi mặt nhất là những hiểu biết về chuyên môn, quản lý, tham gia học tập...Đồng thời tạo điều kiện để cùng thăm hỏi, quan tâm g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chuyen_mon_trong_t.doc