SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Nga Thiện
[Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc từ rất sớm, ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng tha thiết của lời hát ru, lớn lên một chút các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, chuyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế giới xung quanh, giúp cho các em hiểu về truyền thống lao động.
Văn học là món ăn tinh thần đối với trẻ thơ, nhất là đối với lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật để từ đó trẻ luôn khao khát được khám phá thế giới hiện thực xung quanh, các bé muốn được hiểu biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lý do tồn tại của cuộc sống vào khối óc nhỏ bé của mình. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ thơ vốn là toàn bộ sự phong phú, phức tạp của nó.]
Đúng như vậy, trẻ ở trường mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, đều đem lại cho trẻ những điều kỳ diệu, thần tiên. “Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh.sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người. Còn văn học đối với trẻ mầm non thì sao? Thông qua các tác phẩm văn học trẻ được tiếp nhận các kiến thức của mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn, nó đem lại cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật.”
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, những từ ngữ trau chuốt trong ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu mến bạn bè, và những người thân, biết được việc làm tốt, trẻ biết yêu cái đẹp, phê phán những việc xấu, từ đó sẽ hình thành cho trẻ có được phẩm chất đạo đức trong sáng.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THIỆN Người thực hiện: Mai Thị Ái Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Thiện SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC Tên đề mục Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng ngiên cứu 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lý luận 3 2.2. Thực trạng dạy trẻ làm quen với văn học cho trẻ 4 - 5 tuổi. 4 2.2.1.Thuận lợi 4 2.2.2. Khó khăn 4 2.2.3. Kết quả khảo sát ban đầu. 5 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi LQVTPVH ở Trường MN Nga Thiện. 5 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi LQVTPVH trong hoạt động học 7 Giải pháp 3: Xây dựng môi trường văn học và chữ viết trong lớp mình phụ trách. 12 Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng LQVTPVH trong hoạt động khác và mọi lúc mọi nơi. 13 Giải pháp 5: Phối hợp với các bậc phụ huynh nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 17 2.4.1. Hiệu quả trên trẻ. 17 2.4.2. Hiệu quả cho bản thân. 18 2.4.3. Hiệu quả của đồng nghiệp. 18 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 18 3.1. Kết luận 18 3.2 .Kiến nghị 19 * Tài liệu tham khảo 20 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. [Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc từ rất sớm, ngay từ tuổi ấu thơ các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng tha thiết của lời hát ru, lớn lên một chút các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ, chuyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế giới xung quanh, giúp cho các em hiểu về truyền thống lao động. Văn học là món ăn tinh thần đối với trẻ thơ, nhất là đối với lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật để từ đó trẻ luôn khao khát được khám phá thế giới hiện thực xung quanh, các bé muốn được hiểu biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lý do tồn tại của cuộc sống vào khối óc nhỏ bé của mình. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ thơ vốn là toàn bộ sự phong phú, phức tạp của nó.] Đúng như vậy, trẻ ở trường mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, đều đem lại cho trẻ những điều kỳ diệu, thần tiên. “Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh...sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người. Còn văn học đối với trẻ mầm non thì sao? Thông qua các tác phẩm văn học trẻ được tiếp nhận các kiến thức của mình một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn, nó đem lại cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật.” Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, những từ ngữ trau chuốt trong ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu mến bạn bè, và những người thân, biết được việc làm tốt, trẻ biết yêu cái đẹp, phê phán những việc xấu, từ đó sẽ hình thành cho trẻ có được phẩm chất đạo đức trong sáng. “Trong mỗi tác phẩm văn học thì những hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học”, Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn bè tình yêu thương giữa con người với con người Văn học có thể cần đề cặp đến những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu còn tồn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần. Vì thế là giáo viên trực tiếp đứng lớp 4 - 5 tuổi tôi nhận thấy cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ nhừng tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng qua đó để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng và cần thiết. Đồng thời tôi đã thực hiện tốt theo cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo của nghành và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”. Vì vậy phải xây dựng sao cho những khái niệm đạo đức ban đầu phải được chính xác và phản ánh được những đạo đức xã hội, đặc biệt là phản ánh được tâm hồn của con người Việt Nam chúng ta. Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn văn học, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Nga Thiện” làm đề tài nghiên cứu cho năm học này. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá thực trạng dạy trẻ làm quen và cảm thụ tác phẩm văn học lớp MG nhỡ 4 - 5 tuổi Thỏ Nâu ở trường Mầm non Nga Thiện. - Nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. [- Giúp trẻ biết rung động và yêu thích văn học, hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động văn học nghệ thuật (thích nghe đọc thơ, kể chuyện, đọc thuộc thơ, kể lại chuyện, đóng kịch cho người khác xem). - Trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học. - Giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiếng mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với đối tượng và hình thành giao tiếp. - Rèn luyện kĩ năng đọc kể diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thức khác nhau.] 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi Thỏ Nâu và các hoạt động giáo dục giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học được tốt hơn ở Trường Mầm non Nga Thiện - Nga Sơn - Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến vai trò của văn học đối với trẻ 4 - 5 tuổi. Phương pháp điều tra: điều tra khảo sát việc vận dụng môn văn học trong dạy học cho trẻ 4 - 5 tuổi. Phương pháp tổng hợp: sau khi có đầy đủ các luận chứng của đề tài đã thu thập được, tôi tiến hành tổng hợp nội dung và đề xuất một số biện pháp có tính khả thi về việc giúp trẻ học tốt môn văn học. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để phục vụ việc nghiên cứu đề tài - Phương pháp dùng lời - Phương pháp đọc kể diễn cảm, - Phương pháp giảng giải, - Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lí luận: Trẻ 4 - 5 tuổi đã có sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ, ngôn ngữ của trẻ được mở rộng, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện nhưng khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ đã bắt đầu phát triển. Trẻ 4 - 5 tuổi rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài thơ, hát ru, chuyện, đồng dao, ca dao dân ca sớm đi vào tâm hồn trẻ thơ, chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ tốt nhất, hiệu quả nhất. “ Văn học là phương tiện hiệu quả mạnh mẽ, không chỉ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ mà nó còn ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhà văn M.Goóc ki định nghĩa: “ Văn học là nghệ thuật ngôn từ” đã chỉ rõ ngôn từ là chất liệu xây dựng nên hình tượng văn học.” Như vậy có thể nói: [Văn học là môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ lảm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ hình tượng, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung các tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêu quí người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Đấy cũng chính là phương tiện quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.] 2.2. Thực trạng: Trường mầm non Nga Thiện có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên trong đó có 93,8% giáo viên đạt trình độ đại học. Giáo viên thực sự đã có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, đầu tư nhiều hơn đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú, hầu hết giáo viên đã ý thức được yêu cầu của ngành giáo dục: Trẻ ở lứa tuổi mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt đông vui chơi: “ Học mà chơi, chơi mà học” thông qua các tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, gần gũi hơn, tuy nhiên khi dạy trẻ đóng kịch vẫn còn nhiều hạn chế. 2.2.1. Thuận lợi Đối với giáo viên Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường về chuyên môn xây dựng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và bồi dưỡng nội dung kế hoạch chuyên đề một cách đầy đủ, sử dụng nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương và thể hiện đồng bộ về chương trình đổi mới cho từng độ tuổi. Đội ngũ giáo viên: 100% cán bộ giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, luôn luôn nâng cao ý thức trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và kỷ luật lao động cao. Đối với học sinh Năm học 2016-2017 tổng số học sinh lớp tôi là 30 cháu, đa số các cháu ngoan ngoãn, lễ phép, là học sinh vùng nông thôn nên các cháu thuần tuý, biết vâng lời cô giáo và cha mẹ. 2.2.2. Khó khăn Đối với giáo viên Chưa có nhiều sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, chưa tạo ra được tính kịch, lời thoại còn dài dòng khó hiểu rời rạc, giáo viên còn nặng nề trong việc sử dụng lời dẫn làm cho vở kịch kém hấp dẫn và ít gây hứng thú cho trẻ. Ngoài ra vẫn còn một số giáo viên khả năng cảm thụ tác phẩm văn học còn hạn chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ hành động, điệu bộ minh họa còn chưa bộc lộ được cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ. Phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê hào hứng, giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học chưa khoa học nên giờ học trẻ ít tập trung chú ý, hiệu quả hoạt động chưa cao. Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu như: Phòng chức năng, máy chiếu và công nghệ thông tin nên cũng làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của trẻ. Khó khăn đối với học sinh Đa số trẻ con nhà nông nên khả năng nhận thức chậm, nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp với người lạ, chưa mạnh dạn khi tham gia vào các hoạt động. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ, chưa thực sự quan tâm việc đưa đón trẻ đến trường đúng giờ quy định . Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học còn nhiều thiếu thốn, Phòng học còn thiếu , cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục trẻ. 2.2.3. Kết quả của thực trạng Năm học 2016-2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) tôi nhận thấy hoạt động làm quen với tác phẩm văn học của trẻ còn hạn chế, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, trẻ tham gia vào hoạt động mang tính kịch bản sân khấu chưa hứng thú. Chính vì vậy, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ để nắm được kết quả cụ thể, từ đó để xác định cách làm phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở lớp mình phụ trách. - Từ thực trạng trên để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy kết quả còn thấp cụ thể là: STT Nội dung Số trẻ Đạt Chưa đạt Sl % SL % 1 Khả năng hứng thú nghe các tác phẩm văn học 30 10 33.3 20 66,7 2 Khả năng trả lời câu hỏi đàm thoại 30 11 36,7 19 63,3 3 Khả năng đọc, kể diễn cảm các tác phẩm văn học. 30 10 33,3 20 66,7 4 Khả năng phát âm chính xác và phát triển ngôn ngữ mạch lạc 30 10 33,3 20 66,7 5 Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở 30 11 36,7 19 63,3 6 Biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem, đọc sách theo tranh minh họa. 30 10 33,3 20 66,7 Qua khảo sát ban đầu tôi thấy thực trạng của việc giáo dục trẻ làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi còn rất thấp, tỉ lệ trẻ đạt cao mà chủ yếu là chưa đạt. Để công việc giáo dục cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học đạt hiệu quả tốt hơn, nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học làm đề tài nghiên cứu trong năm học này. 2.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Nga Thiện. Giải pháp 1: Nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có hiệu quả trước tiên bản thân phải xác định cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của bản thân. Vì vậy, tôi đã không ngừng học tập, nghiên cứu tài liệu, sách báo, trên phương tiện thông tin đại chúng về kỹ năng tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có hiệu quả ở trẻ lứa tuổi mầm non và học hỏi qua đồng nghiệp của mình. Đặc biệt là qua việc thực hiện chuyên đề: Làm quen với văn học và chữ viết, đây là một chuyên đề lớn, không kém phần quan trọng, khi thực hiện chuyên đề giáo viên cần nắm vững và nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên, tham gia dự giờ các tiết thơ, chuyện của đồng nghiệp, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, hơn nữa bản thân tôi còn tự học, tự nghiên cứu qua các tạp san, tạp chí giáo dục mầm non, qua chương trình BDTX dành cho giáo viên, để áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học của mình, tham gia các lớp học chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Từ đó bản thân đã rút được kinh nghiệm và vận dụng một cách phù hợp và sáng tạo ở lứa tuổi mình đang chủ nhiệm. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi thường đưa ra các hình thức làm phong phú cách thể hiện nội dung bài dạy để thu hút trẻ tham gia hoạt một cách tích cực hơn. Tôi nhận thấy rằng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ, kể chuyện sẽ làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ, chuyện của trẻ chỉ có thể phát huy được tác dụng của nó khi giáo viên biết chuyển tải tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung của tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực của cá nhân, tự tin, độc lập, hình thành ở trẻ khả năng tư duy- ghi nhớ có chủ định, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật sáng tạo. Bản thân thường xuyên nghiên cứu kỹ bài soạn, soạn bài trước khi dạy Ví dụ: Với mong muốn họat động làm quen với tác phẩm văn học đạt kết quả cao hơn, trước tiên tôi phải nghiên cứu kỹ về nội dung bài dạy, đối tượng trẻ có khả năng như thế nào, loại đề tài gì, từ đó đưa ra hình thức tổ chức sao cho phù hợp, và có thể thu hút cao nhất sự tập trung chú ý của trẻ tham gia hoạt động. Ngoài ra tôi phải xác định được mục đích của bài dạy về: Kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp đề tài và đối tượng trẻ lớp mình. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng, đồ chơi phong phú, hấp dẫn với trẻ và đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, địa điểm, không gian phù hợp hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đạt hiệu quả. Với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt, hơn nữa với mỗi bài dạy phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi có tnh lôgic để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi luôn lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động để phát huy trí tưởng tượng, ngững cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn phù hợp với từng nội dung bài dạy mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. Kết luận: Khi vận dụng giải pháp này vào thực tiễn quá trình giảng dạy chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tại lớp tôi tăng lên rõ rệt. Giải pháp 2. Nâng cao chất lượng cho trẻ 4- 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học trong hoạt động học. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là đưa đến cho trẻ một chân trời mới của nghệ thuật văn chương. “Với trẻ mầm non văn học nói về thế giới cỏ cây hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên vũ trụ...Thông qua đó giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình huống và nhân vật. Thông qua giao tiếp hàng ngày, qua các bài thơ câu chuyện, các bài ca dao, đồng dao, các trò chơi dân gian, làm quen với việc đọc viết...sẽ làm vốn từ của trẻ phát triển, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh ...” Vậy làm thế nào để giúp trẻ làm quen văn học một cách tốt nhất? Thực hiện vấn đề này tôi đã tổ chức thực hiện như sau: * Làm quen với văn học thông qua thể loại truyện kể. + Sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ. Việc sử dụng rối trong tiết học được sự chú ý, tò mò của trẻ tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Tôi sử dụng các nguyên liệu mở như: thanh tre, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất ...để làm thành những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để kể chuyện theo ý thích. Ví dụ: Từ bìa cứng, xốp làm những con vật ngộ ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ. Ví dụ: Kể chuyện “Chú thỏ thông minh” để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị mô hình sân khấu là một khu đầm lầy nhỏ, cỏ, hoa, cây, lá, nhân vật trong truyện được cách điệu hóa, thỏ mặc quần áo, đi bằng 2 chân. Khi tôi dạy, tôi dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện. + Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ - Trẻ biết chia nhóm kể chuyện, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh hoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch. Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn của mình. Trước khi kể chuyện cho trẻ nghe, tôi phải xác định rõ thể loại truyện, phải thuộc tác phẩm, xác định được giọng đọc, giọng kể rõ ràng, phù hợp với giọng điệu tính cách của từng nhân vật. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác chuẩn bị khi tiến hành kể chuyện cho trẻ nghe: Chuẩn bị tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực quan, hình thức và môi trường kể chuyện, cách gây hứng thú...Và đặc biệt là hệ thống câu hỏi đàm thoại. Vì thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại của giáo viên sẽ giúp trẻ, tái tạo lại một cách có hệ thống các sự việc diễn ra. Tùy vào đối tượng trẻ để giáo viên có thể lựa chọn câu hỏi theo mức độ từ thấp đến cao, từ dễ đến phức tạp và nâng cao dần theo độ tuổi. + Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt: Thông qua câu chuyện, cô giáo nhằm truyền tải cho trẻ nội dung của câu chuyện, giáo dục trẻ những bài học mà nội dung câu chuyện đã phản ánh. Giúp trẻ hiểu được những từ khó hiểu có trong câu chuyện. Dạy trẻ tập trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu giúp trẻ phát triển ngôn ngữ làm phong phú vốn từ và mở rộng tầm hiểu biết của trẻ. Dạy trẻ biết cả
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_4_5_tuoi_l.doc