SKKN Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 - 5 tuổi Trường Mầm Non Nga Yên

SKKN Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 - 5 tuổi Trường Mầm Non Nga Yên

Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ xảy ra ngộ độc thực phẩm ở các địa phương các bếp ăn tập thể trong cả nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.

“Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn yếu ớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”. Vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này.[1]

Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo ngành học mầm non đã đưa nội dung chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là việc làm vô cùng cần thiết, nó tạo được sự liên thông chăm sóc nuôi dưỡng từ độ tuổi mầm non cho đến lứa tuổi học đường. Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch lên tình cảm, lý trí của trẻ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành động để trẻ tự giác chăm lo đến vấn đề ăn uống, vệ sinh sức khỏe, cá nhân, tập thể và cộng đồng.

Như vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non là việc làm cần thiết, đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói riêng. Trẻ lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được ở trường, hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng tạo ra lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựa chọn ăn, uống hợp lý, đúng cách, đảm bảo sức khoẻ tốt, thân thể hài hòa, cân

doc 24 trang thuychi01 61472
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4 - 5 tuổi Trường Mầm Non Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP TÍCH HỢP 
NỘI DUNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ VỆ SINH 
AN TOÀN THỰC PHẨM CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI 
TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN
 Người thực hiện: Phạm Thị Phương
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Nga Yên
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
 THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
Mục lục
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
6
2.3.1. Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh chuẩn bị cơ sỏ vật chất, 
phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
6
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và an toàn thực phẩm phong phú phù hợp vói chủ đề.
6
2.3.3. Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 
thông qua hoạt động trong ngày ở mọi lúc mọi nơi.
9
2.3.3.1. Giờ đón trẻ.
9
2.3.3.2. Lồng ghép nội dung GDDD và VSATTP thông qua các 
hoạt động có chủ định. 
9
2.3.3.3.Hoạt động ngoài trời.
11
2.3.3.4. Với hoạt động góc.
12
2.3.3.5. Thời điểm cho trẻ ăn.
14
2.3.3.6. Hoạt động chiều.
15
2.3.4. Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo dục dinh dưỡng và 
vệ sinh an toàn thực phẩm.
15
2.3.5. Phối hợp với Trạm y tế Xã khám sức khỏe và cân đo theo 
định kỳ, kiểm tra thường xuyên VSATTP.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
17
3. Kết luận, kiến nghị 
19
*Kết luận
19
*Kiến nghị 
19
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sáng kiến đã được xếp loại
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài . 
Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng, là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ xảy ra ngộ độc thực phẩm ở các địa phương các bếp ăn tập thể trong cả nước làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
“Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn yếu ớt, chưa chủ động, ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”. Vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này.[1] 
Thực hiện nhiệm vụ của bộ giáo dục và đào tạo ngành học mầm non đã đưa nội dung chuyên đề giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là việc làm vô cùng cần thiết, nó tạo được sự liên thông chăm sóc nuôi dưỡng từ độ tuổi mầm non cho đến lứa tuổi học đường. Chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch lên tình cảm, lý trí của trẻ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành động để trẻ tự giác chăm lo đến vấn đề ăn uống, vệ sinh sức khỏe, cá nhân, tập thể và cộng đồng.
Như vậy giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non là việc làm cần thiết, đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói riêng. Trẻ lứa tuổi này rất dễ nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được ở trường, hình thành dấu ấn lâu dài, giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng tạo ra lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, biết lựa chọn ăn, uống hợp lý, đúng cách, đảm bảo sức khoẻ tốt, thân thể hài hòa, cân đối....
Với tầm quan trọng của việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp, thủ thuật trong quá trình giáo dục trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động dinh dưỡng, sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm mọi lúc, mọi nơi một cách tích cực, đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy năm học này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 4-5 tuổi Trường Mầm Non Nga Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non Nga Yên, trên thực tế để phân tích tìm hiểu biện pháp khắc phục hạn chế nhằm giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường.
- Thu hút sự quan tâm của các cấp các nghành, các bậc phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ tại trường mầm non, để từng bước chuẩn hóa, đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ, nhằm tạo cho trẻ môi trường tốt phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ. Từ đó giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động một cách tốt hơn.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP trong trường để phân tích thực trạng một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng và VSATTP ở đơn vị.
- Rút ra các bài học về giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Học sinh 4-5 tuổi tại Trường Mầm Non Nga Yên - Nga Sơn – Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp đàm thoại: Phương pháp này được sử dụng để phụ huynh và giáo viên trong trường thảo luận về các ý tưởng để phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP.
- Phương pháp nghiên cứu: Bản thân tôi đã tiến hành đọc tham khảo tài liệu liên quan để tìm ra một số biện pháp lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục và VSATTP cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Phân tích tổng hợp hệ thống hóa để xây dựng cơ sở khoa học của đề tài. 
- Phương pháp thực hành:Từ những kiến thức, những kinh nghiệm đã nghiên cứu ,thu thập được, thực hành làm ra được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ giáo dục dinh dưỡng và VSATTP, phục vụ giáo dục phát triển cho trẻ.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp này để sử lý số liệu đã khảo sát giúp ứng dụng trên trẻ, giúp cho việc đánh giá kết quả thực trạng được chính xác.
- Phương pháp tuyên truyền: Sử dụng tuyên truyền để phụ huynh tham gia phối kết hợp chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và VSATTP cho trẻ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống quốc dân, sự phát triển của trẻ thời kỳ này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, có vai trò quyết định, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển về sau, xuyên suốt cả một đời người. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Bên cạnh đó sức khỏe của trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh, di truyền, môi trường... Trong đó dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em.
 Trong thời đại của nền văn minh trí tuệ giáo dục mầm non đang có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới chung của ngành giáo dục. Dưới ánh sáng của nghị quyết về công tác cải cách giáo dục điều lệ trường mầm non cũng đã nêu lên nhiệm vụ hàng đầu trong 4 nhiệm vụ của trường mầm non, vì vậy việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhằm phát triển cân đối hài hòa, nhằm chống đỡ bệnh tật. Vì thế nếu chúng ta chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh không tốt về cá nhân trẻ, môi trường trong và ngoài lớp đều gây cho trẻ ốm đau, bệnh tật, dẫn đến sự phát triển về thể chất bị kìm hãm, các quá trình tâm sinh lý đang trên đà hình thành và phát triển cũng không thể nào phát triển trên một cơ thể gầy còm, ốm yếu.
 Mặt khác, năm học 2016 – 2017 là năm thứ tư thực hiện chuyên đề phát triển vận động nên việc lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong các hoạt động hàng ngày là việc làm vô cùng quan trọng vì sức khỏe vốn là quý, qua đây tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt cả về thể lực và trí tuệ sau này. Vì vậy nếu trẻ được chăm sóc, ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, được tham gia các hoạt động học tập, vui chơi phù hợp thì trẻ sẽ phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
2.2. Thực trạng.
* Trường mầm non Nga Yên là trường chuẩn quốc gia, tổ chức nuôi bán trú 100% tại trường nên có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đạt hiệu quả.
- Được sự quan tâm của Đảng Ủy, UBND Xã Nga Yên, trường mầm non Nga Yên được xây dựng bếp ăn một chiều đảm bảo theo đúng yêu cầu của ngành giáo dục. Với sự quản lý tham mưu, chỉ đạo chặt chẽ của BGH nhà trường đã vận động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, trong thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ tương đối đầy đủ.
- Trường có khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ có hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh, có nguồn nước sạch phục cho quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công đứng lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi. Với 3 năm kinh nghiệm chủ nhiệm cùng một độ tuổi và trực tiếp chăm sóc nuôi dạy trẻ, đây là điều kiện tốt để tôi tìm tòi ra những giải pháp hay dạy trẻ một cách phù hợp và hiệu quả hơn. Đặc biệt là những kinh nghiệm để lồng ghép nội dung dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. 
- Trẻ cùng độ tuổi, đa số các cháu đều nhận biết và gọi tên các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Các cháu có một số kỹ năng tự phục vụ trong ăn uống và vệ sinh cá nhân.
- Luôn sát cánh cùng nhà trường cho nên công tác phối kết hợp giữa gia đình trẻ và cô giáo đạt hiệu quả cao.
* Tuy nhiên, trong thực tế trường vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn: 
- Còn thiếu một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ như xe đẩy thức ăn lên các nhóm lớp, tủ kính kín đựng bát
- Giá cả thị trường không ổn định, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tăng. Do đó nguồn thực phẩm tươi ngon phục vụ cho trẻ trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn, gây nhiều khó khăn cho công tác nuôi dưỡng trẻ.
- Bản thân chưa chú trọng đến khả năng gây hứng thú cho trẻ vào các hoạt động, nhất là hoạt động giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế.
- Trẻ lớp tôi đa số là con em nông thôn nên sự hiểu biết về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế. Những món ăn trẻ được tiếp xúc còn ít, nhiều trẻ còn chưa biết mình thích ăn món gì nhất.
- Sự hiểu biết về ăn uống đúng cách để có lợi cho sức khoẻ và phòng tránh bệnh tật còn nhiều hạn chế.
- Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến sức khoẻ của trẻ để trẻ ăn, ngủ, vệ sinh tuỳ thích, mất vệ sinh. Từ đó dẫn đến số trẻ suy dinh dưỡng còn nhiều và mắc một số bệnh tật như: Sâu răng, còi xương, đau mắt, tiêu chảy,....
* Xuất phát từ thực tế đó tôi nhận thấy và đã tiến hành tổng hợp kết quả cân đo, khám sức khỏe trẻ lần 1 và khảo sát về nhận biết dinh dưỡng giúp con người khỏe mạnh, chống đỡ được các loại bệnh tật cũng như hiểu biết về vệ sinh của trẻ trong lớp. Kết quả cho thấy: Tổng số có 35 cháu trong đó 16 trẻ gái và 19 trẻ trai. Trong đó:
* Kết quả cân đo, chấm biểu đồ:
T. Số 
Trẻ
Kết quả cân nặng
Kết quả chiều cao
Kênh
BT
TL %
Kênh SDD Dưới -2 Và -3
TL %
K cao hơn tuổi trên +2 và +3
TL %
Kênh BT
TL %
Kênh TC
TL %
35
31
88,6
4
11,4
0
0
30
86
5
14
* Kết quả khám sức khỏe:
T.
Số Trẻ
Kết quả Khám bệnh
Hô hấp
TL %
Ỉa chảy
TL %
Đau mắt
TL %
Sâu răng
TL %
N/ giun
TL %
Ngoài
Da
TL%
Còi
xương
TL%
Bệnh 
khác
TL%
35
0
0
2
5,7
2
5,7
3
8,6
4
11,4
0
0
3
8,6
0
0
* Kết quả khảo sát trên trẻ về nhận thức,thói quen dinh dưỡng và vệ sinh ATTP.
TT
ND khảo sát
Tổng số
Kết quả trên trẻ
Đạt 
Chưa đạt
Số trẻ
TL %
Số trẻ
TL
%
1
Trẻ biết gọi tên các loại thực phẩm đơn giản
35
28
80
7
20
2
Phân loại nhận biết phân biệt được 4 nhóm thực phẩm thông thường
35
26
74
9
26
3
Trẻ biết ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau
35
27
77
8
23
4
Biết hoạt động chế biến các món ăn đơn giản
35
25
71
10
29
5
Trẻ biết sử dụng dụng cụ ăn uống đơn giản, có thói quen vệ sinh
35
29
83
6
17
6
Có thói quen vệ sinh văn minh trong ăn uống, có thói quen vệ sinh cá nhân
35
28
80
7
20
 (Kết quả khảo sát từng trẻ: Xem phụ lục 1)
Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấp:
- Tỷ lệ trẻ đạt chưa caovà tỷ lệ trẻ chưa đạt còn nhiều. 
Từ thực trạng trên để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các hình thức giáo dục phù hợp giúp trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện hơn.
2.3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Thông qua thực trạng trên tôi đã đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất phù hợp với thực tế của trường, của lớp và của địa phương.
2.3.1. Tuyên truyền, phối hợp phụ huynh chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh ao toàn thực phẩm.
Hàng năm vào dịp đầu năm học trường tôi tổ chức buổi họp phụ huynh riêng của mỗi lớp tận dụng cơ hội này tôi đã tuyên truyền tầm quan trọng của dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ để phụ huynh cùng nghe và hiểu được như: Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Trẻ em ở lứa tuổi này cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh về dinh dưỡng  Dinh dưỡng là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ em mạnh khỏe học giỏi thông minh phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực: Đức, Trí, Lao, Thể, Mỹ.
Từ việc hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với con em mình tôi đã cho phụ huynh biết được thực trạng thiếu thốn cơ sở vật chất phục vụ cho chăm sóc giáo dục dinh dưỡng của trường để phụ huynh biết và phối hợp cùng nhà trường đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ý kiến đóng góp của tôi đã được Ban giám hiệu và toàn trường thống nhất cao và đưa vào nội dung hội nghị phụ huynh toàn trường đầu năm học. Được phụ huynh nhất trí 100% và tham gia hưởng ứng rất cao.
* Kết quả: Phụ huynh đã đồng tình hưởng ứng chăm lo cho sức khỏe cũng như sự an toàn cho con em khi ở trường. Đã đóng góp mua 3 nồi cơm điện, lắp toàn bộ hệ thống bếp ga công nghiệp, đóng tủ kính đựng bát thìa chống bụi cho mỗi lớp 1 ngăn, mua mới toàn bộ xoong, nồi, ấm nhôm, xô chậu, bát , thìa, cốc inox, khăn mặt. Mua các loại đồ dùng tranh ảnh lô tô về 4 nhóm thực phẩm, đồ chơi hoa quả, con vật nuôi trong gia đình, dưới nước, trong rừng, rau củ,.xây dựng tạo góc chơi cho trẻ được trải nghiệm với các đồ chơi gia đình bán hàng bằng nhựa.
2.3.2. Xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm phong phú phù hợp với chủ đề.
 * Xây dựng môi trường trong lớp:
Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, nó thúc đẩy và có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển đến tất cả các mặt của trẻ. Với đặc điểm của trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” chính vì vậy môi trường trong lớp là nơi để trẻ trải nghiệm, khám phá thế giới xung quanh thông qua các góc chơi của môi trường giáo dục. 
 Ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi trang trí lớp, nhằm giúp trẻ tích cực khám phá tìm tòi phục vụ trong quá trình học tập của trẻ thông qua 6 góc chơi trong lớp.
 Trong lớp tôi đã trang trí làm nổi bật góc “Bé tập làm nội trợ” đây là góc hoạt động xuyên suốt cả năm và hoạt động mọi lúc mọi nơi cho trẻ. Với nhiều nội dung phong phú gắn liền với từng chủ đề thực hiện. Ở góc này, tôi đã cùng phụ huynh mua sắm những đồ chơi bằng nhựa và đồ chơi tự làm như bộ nấu ăn: Xoong, nồi, bát thìa, bộ đồ chơi những loại rau, quả, các nhóm thực phẩm phục vụ cho việc chơi cũng như việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó trẻ còn được thực hiện các quy trình thông qua các góc mở.
Ở góc xây dựng: Tôi đã chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi cho trẻ xây dựng những trang trại, những vườn rau sạch phù hợp với từng chủ đề trong năm học.
Ở góc thiên nhiên: Tôi cho trẻ quan sát sự nảy mầm của hạt. Đồng thời giáo dục trẻ biết gieo hạt, hạt nảy mầm thành cây và cây được lớn lên như thế nào? Từ đó trẻ được quan sát, khám phá trải nghiệm và hiểu được lợi ích của cây.
Tại góc bác sĩ: Tôi đã chuẩn bị cho trẻ bộ đồ khám sức khỏe để trẻ hoạt động, qua đó tuyên truyền giáo dục cho trẻ cách phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như mọi người xung quanh.
Ở góc sách: Cùng với phụ huynh tôi đã sưu tầm được những tranh ảnh, họa báo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ xem, quan sát, để từ đó giúp trẻ tiếp thu kiến thức về dinh dưỡng được tốt hơn.
Trong góc bán hàng: Tôi cũng đã chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi như: Các loại thực phẩm, các loại rau quả, để trẻ được thực hành vai chơi của mình.
Tất cả những đồ dùng, đồ chơi chế biến dinh dưỡng tôi đều sắp xếp ở các góc chơi một cách khoa học để giúp trẻ dễ thấy, dễ lấy, và dễ cất. 
* Xây dựng môi trường ngoài lớp:
- Góc tuyên truyền với phụ huynh: Ở góc này tôi đã xây dựng góc trao đổi phụ huynh để phụ huynh biết về sức khỏe phát triển của trẻ theo giai đoạn có kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp: Với các nội dung sau:
+ Biết nội dung chương trình hoạt động trong ngày của trẻ, biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 4 tuổi. Biết khẩu phần ăn như thế nào là đầy đủ và hợp lý
+ Biết được những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
+ Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm thông thường có ở địa phương. Biết được 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới của Bộ Y tế vừa ban hành. 
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật” và chủ đề “Thế giới động vật” tôi tuyên truyền với các bậc phụ huynh cho trẻ được làm quen với các loại rau củ quả tại gia đình. Hay còn phô tô sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện có nội dung về dinh dưỡng và sức khỏe để các bậc phụ huynh cho trẻ học tại nhà như: Câu chuyện hai anh em, cây khế, sự tích quả dưa hấu, sự tích bánh chưng, bánh giày.Thơ: Bắp cải, đồng giao bác bầu, bác bí...; Bài thơ nàng tiên ốc, tìm ổ, rong và cá...; Bài hát tôm, cá, cua thi tài, năm ngón tay ngoan, tập đếm, tập rửa mặt, mời bạn ăn...Cứ như vậy sẽ giúp trẻ khắc sâu kiến thức nhanh nhất.
Hình ảnh: Góc tuyên truyền của lớp. 
Kết quả: Qua việc tuyên truyền đến các bậc phụ huynh giúp phụ huynh hiểu rõ về vai trò quan trọng của giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, đồng thời phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
- Môi trường bên ngoài giáo dục trẻ: Ở đây nếu tháng nào thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm thì tôi chuyển lô tô, tranh ảnh sách báo những hình ảnh về nội dung chuyên đề này. Bên cạnh đó tôi đã lên kế hoạch 1 tháng/1 lần tổ chức các hoạt động học có lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm dưới nhiều hình thức câu đố, trò chơi, thơ truyện, giúp trẻ hứng thú tham gia học tập tốt. Mời phụ huynh đến tham gia, từ đó phụ huynh nắm được kiến thức cũng như kỹ năng cùng phối hợp với cô giáo để giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn phẩm cho trẻ đạt kết quả tốt.
Trong năm học với khu vực vườn rau của bé: Được nhà trường đã phân công mỗi nhóm lớp một luống. Tôi đã cùng với các bác phụ huynh của lớp trồng mùa nào rau đấy, gồm các loại rau: Muống, đay, mồng tơi, cải bắp, cải thìa, cà rốt.. Để trẻ cùng cô hàng ngày tưới, chăm sóc. Đặc biệt là trẻ biết được đây là nguồn rau sạch, an toàn, biết được phải lao động vất vả mới có rau ăn, được tìm hiểu về tác dụng của các loại rau đối với cơ thể con người. 
Việc xây dựng môi trường trong lớp và ngoài lớp theo các chủ đề, xuyên suốt cả năm học trong đó có kế thừa đồ dùng đồ chơi của chủ đề trước sang chủ đề sau. Đặc biệt là xây dựng môi trường giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cho 100% phụ huynh hiểu để cùng với cô giáo dạy trẻ nhận biết giá t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_tich_hop_noi_dung_giao_duc_d.doc