SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4–5 tuổi trường Mầm non Krông Ana

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4–5 tuổi trường Mầm non Krông Ana

Cơ sở lí luận

Truyền thống của dân tộc ta là “Tiên học lễ, hậu học văn”đó là minh chứng rõ nhất về việc dân tộc Việt Nam là một dân tộc coi trọng vấn đề văn hóa, lễ giáo và lấy đó để đánh giá phẩm chất đạo đức và tài năng của một con người.

Thời đại hiện nay văn hóa cũng được mở cửa, văn hóa được giao thoa giữa các nước, các châu lục vì điều này mà việc giáo dục văn hóa chuẩn gặp rất nhiều khó khăn, trẻ được nghe nhiều được thấy nhiều nhưng trẻ bị hỗn loạn không biết cái nào đúng cái nào sai và không biết nghe theo ai chính lí do đó việc giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ chưa bao giờ lại trở lên cần thiết như bây giờ.

 Giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng của nội dung giáo dục trẻ là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy trong giáo dục mầm non mục tiêu ghi rõ hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách như lễ phép, ngoan ngoãn, hướng thiện, nhẹ nhàng khéo léo, biết cảm ơn, biết xin lỗi hay những kĩ năng tự phục vụ cho bản thân là rất cần thiết.

 Như chúng ta đã biết trẻ 4 – 5 tuổi đang trong giai đoạn học hỏi từ người lớn, học từ cô giáo, học từ bạn bè trẻ được học được sống trong một gia đình có phép tắc biết trên biết dưới, ba mẹ hòa thuận thì trẻ được lớn lên trong môi trường tốt và từ đó nhân cách của trẻ tốt và ngược lại trẻ trở lên hỗn láo ngang ngược nếu trẻ được tiếp xúc với môi trường không tốt từ nhỏ, vì điều này tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi nhận thấy việc giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết phải được thực hiện từ bậc học mầm non.

 

doc 17 trang hoathepmc36 28/02/2022 7341
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ 4–5 tuổi trường Mầm non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC LỄ GIÁO, KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA.
 I. Phần mở đầu	
1. Lý do chọn đề tài
Dân gian ta thường có câu “Dạy con từ thuở còn thơ” để thấy được sự can thiệp giáo dục từ những năm đầu đời tới trẻ có tác động tích cực với trẻ như thế nào qua đó cũng ngầm khẳng định vai trò của giáo dục từ gia đình và nhà trường tới sự phát triển nhân cách của trẻ.
 	Như chúng ta đã biết trẻ mầm non còn hạn chế về mặt nhận thức cũng như các kĩ năng sống bên ngoài xã hội không phải do trẻ nhận thức kém mà vốn sống của trẻ là quá nhỏ bé so với thế giới bên ngoài vậy giáo dục các kĩ năng sống ban đầu là vô cùng quan trọng đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển của trẻ và đây cũng là giai đoạn khó khăn nhất đối với trẻ trong những năm đầu đời.
Vậy giáo dục lễ giáo là gì? Là giáo dục cả về phẩm chất đạo đức và tính cách lối sống của trẻ, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy giáo dục lễ giáo ở đâu? Giáo dục lễ giáo ở trong các hoạt động học tập, lao động, vui chơi đều mang lại một kết quả tích cực ngoài ra giáo dục lễ giáo có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là giao tiếp với cô giáo với bạn bè trong lớp cũng như cách ứng xử của trẻ tại gia đình.
Kĩ năng sống là gì? Là quá trình tác động sư phạm có mục đích hình thành năng lực thái độ tích cực, giúp trẻ làm chủ bản thân ứng xử phù hợp với bạn bè là những tiền đề quan trọng giúp trẻ bước vào bậc tiểu học cũng như hình thành những thói quen nhân cách tốt cho trẻ về sau.
Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi nhận thấy phải giáo dục cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và trong tất cả các hoạt động. Thông qua đó những tính cách của trẻ được bộc lộ rõ, nhiều phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển những lúc này người lớn dễ tác động và trẻ nghi nhớ lâu. Vậy việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của trẻ.
Sau khi khảo sát và thăm dò thì tôi nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi trường Mầm Non Krông Ana ” để nghiên cứu và áp dụng nhằm góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài:
* Mục tiêu: Giúp trẻ có những kĩ năng sống ban đầu khi trẻ bắt đầu bước ra môi trường ngoài xã hội giáo tiếp với mọi người xung quanh và trẻ có những mối quan hệ mới trải nghiệm mới những kiến thức mới mà trẻ cần được học hỏi và tiếp thu.
Phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ giúp trẻ có lối sống lành mạnh cũng như lễ phép ngoan ngoãn với mọi người.Trẻ mạnh dạn giao tiếp biết kính trên nhường dưới thưa gửi lễ phép tất cả điều đó là nhờ sự giáo dục của nhà trường và gia đình.
Trẻ biết yêu thương mọi người xung quanh giàu lòng nhân ái, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, giúp bạn khi bạn ngã, giúp bạn động viên bạn khi bạn gặp chuyện không may thể hiện sự đồng cảm đó là tình yêu lòng nhân ái.
Tuyên truyền tới bậc phụ huynh tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo và các kĩ năng sống đối với trẻ để phụ huynh cùng kết hợp với giáo viên có biện pháp tốt nhất tác động tới trẻ.
*Nhiệm vụ: Quan sát trẻ hằng ngày trong tất cả các hoạt động học tập và vui chơi để nhận thấy được trẻ nào còn những hạn chế nhất định thì có biện pháp can thiệp, chấn chỉnh và giúp đỡ kịp thời tới trẻ để không làm ảnh hưởng tới các bạn khác.
Ngày nay việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ngày càng trở lên quan trọng và bức thiết vì sự tha hóa của một số tầng lớp ngoài xã hội cũng như các tệ nạn ngày càng nhiều mà đối tượng thì được trẻ hóa từ đó nhận thấy được lỗ hổng của giáo dục lễ giáo trong công tác giảng dạy hằng ngày phải chăng chúng ta quá chú trọng đến vẫn đề kiến thức mà quên đi vấn đề về nhân cách, nhân phẩm của một con người, nhiệm vụ của gia đình và nhà trường phải chung tay chung sức để giáo dục nhân cách cho trẻ nhất là trẻ ở bậc học mầm non những thế hệ tương lai của đất nước.
Vậy tại sao chúng ta không học hỏi để đổi mới các tiết học để mỗi tiết học, mỗi buổi dạo chơi là một buổi học đạo đức bổ ích và mang lại những trải nghiệm thú vị cho trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số biện pháp giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ 4 -5 tuổi tại trường Mầm non Krông Ana.
4. Giới hạn của đề tài
 Phạm vi nghiên cứu là một số biện pháp giáo dục trẻ kĩ năng sống, lễ giáo cho trẻ 4 -5 trường mầm non Krông Ana.
Phạm vi đối tượng: Học sinh lớp chồi 1 (4 – 5 tuổi) trường mầm non Krông Ana 
Phạm vi thời gian: Năm học 2017 – 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận thực hiện bài viết này.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Được sử dụng để phân tích nhiệm vụ thực tế của đề tài như những biện pháp nào để giáo dục trẻ các kĩ năng sống cơ bản cũng như lễ giáo hằng ngày.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp điều tra thực tế.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Phương pháp khảo nghiệm thí nghiệm
Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm mục đích dựa vào các hoạt động vui chơi và học tập hằng ngày cô giáo sẽ là người quan sát và đúc kết ra những kinh nghiệm giáo dục phù hợp với cá nhân trẻ ngoài ra cô sẽ là người đưa ra những tình huống để cho trẻ tự giải quyết từ đó có những kết luận về từng cá thể trẻ.
c) Phương pháp thống kê toán học.
Được sử dụng khi cô thực hiện đề tài nghiên cứu của mình sẽ cho ra kết quả trước và sau khi nghiên cứu đạt được những gì và cần bồi dưỡng thêm những gì.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận
Truyền thống của dân tộc ta là “Tiên học lễ, hậu học văn”đó là minh chứng rõ nhất về việc dân tộc Việt Nam là một dân tộc coi trọng vấn đề văn hóa, lễ giáo và lấy đó để đánh giá phẩm chất đạo đức và tài năng của một con người. 
Thời đại hiện nay văn hóa cũng được mở cửa, văn hóa được giao thoa giữa các nước, các châu lục vì điều này mà việc giáo dục văn hóa chuẩn gặp rất nhiều khó khăn, trẻ được nghe nhiều được thấy nhiều nhưng trẻ bị hỗn loạn không biết cái nào đúng cái nào sai và không biết nghe theo ai chính lí do đó việc giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ chưa bao giờ lại trở lên cần thiết như bây giờ.
 Giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ mầm non là một phần quan trọng của nội dung giáo dục trẻ là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy trong giáo dục mầm non mục tiêu ghi rõ hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu của nhân cách như lễ phép, ngoan ngoãn, hướng thiện, nhẹ nhàng khéo léo, biết cảm ơn, biết xin lỗi hay những kĩ năng tự phục vụ cho bản thân là rất cần thiết.
 Như chúng ta đã biết trẻ 4 – 5 tuổi đang trong giai đoạn học hỏi từ người lớn, học từ cô giáo, học từ bạn bè trẻ được học được sống trong một gia đình có phép tắc biết trên biết dưới, ba mẹ hòa thuận thì trẻ được lớn lên trong môi trường tốt và từ đó nhân cách của trẻ tốt và ngược lại trẻ trở lên hỗn láo ngang ngược nếu trẻ được tiếp xúc với môi trường không tốt từ nhỏ, vì điều này tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ tôi nhận thấy việc giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần thiết phải được thực hiện từ bậc học mầm non.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Những năm gần đây phương pháp dạy học có nhiều thay đổi như việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ta không thể phủ nhận được tính năng hiệu quả và lợi ích tiện dụng của nó mang lại nhưng một phần nào đó trong các tiết học ta đã quên đi các trò chơi dân gian mang tính truyền thống giáo dục cao, những buổi trò chuyện thân tình giữa cô và trẻ hay những chia sẻ của trẻ cần được cô giải đáp và lắng nghe vậy chúng ta phải làm gì để mang lại hiệu quả tốt hơn? Chúng ta cần tăng cường lồng ghép các tiết học mang tính giáo dục để phát huy tính sáng tạo tự chủ qua những tiết học trẻ phải được làm quen với thực tế, được giải quyết các tình huống mà trẻ gặp hằng ngày để từ đó các kĩ năng sống được tăng lên, vốn hiểu biết được mở rộng.
Các tiết học của trẻ còn bị gò bó trẻ chưa được thực nghiệm với các tình huống xảy ra ngoài xã hội ngoài phạm vi lớp học trẻ chưa được làm quen với việc giải quyết vấn đề nếu như trẻ gặp các tình huống xấu và không biết xử lí sẽ mang lại hậu quả không tốt cho trẻ.
Một phần hạn chế mang lại là từ phía gia đình, gia đình quá chiều chuộng con cha mẹ không để con phải làm bất cứ một việc gì ngay cả từ việc đơn giản nhất như gấp chăn màn, mặc áo, đi dép từ đó hình thành cho trẻ thói quen ỷ lại dựa dẫm vào cha mẹ các kĩ năng xã hội đơn giản trẻ cũng không biết không được trải nghiệm trẻ mất dần đi tính tự lập, tính tự chịu trách nhiệm về việc mình đã làm hình thành một thói quen xấu từ nhỏ. Nhiều gia đình luôn quan niệm con mình còn nhỏ và việc dạy dỗ theo khuôn phép là chưa cần thiết để cho trẻ chơi tự do dẫn tới trẻ như một cái cây phát triển tự nhiên không được uốn nắn không theo khuôn khổ tác động xấu tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ và lớn lên khó có thể can thiệp được nữa.
Ngoài ra bản thân là một giáo viên đôi lúc tôi cũng chưa biết tạo tình huống cho trẻ giải quyết, ngại đổi mới sáng tạo trong các tiết dạy mà luôn đi theo những lối mòn cũ hạn chế đi sự phát triển của trẻ trong khi đó sự ham học hỏi ham hiểu biết, sự tò mò của trẻ ngày càng tăng cao.
Từ những thực trạng trên tôi nhận thấy phải tìm ra một phương pháp mới để lồng ghép và giáo dục trẻ trong các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ mang lại kết quả tốt hơn linh hoạt hơn, trẻ trải nghiệm thực tế nhiều hơn, trẻ đúc kết được nhiều hơn từ những buổi học cùng cô tại trường.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp.
Những giải pháp và biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tìm ra một hướng đi mới sáng tạo hơn trong các hoạt động vui chơi và học tập và trong các hoạt động này cô giáo là người chủ động lồng ghép giáo dục lễ giáo và các kĩ năng sống nhằm giúp trẻ được trải nghiệm thực tế, cô đưa ra các tình huống và yêu cầu trẻ giải quyết, trẻ giải quyết tình huống như thế nào cô cũng nên động viên và khuyến khích trẻ để trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Việc vận dụng các giải pháp phải luôn lấy trẻ làm trung tâm trẻ là người thực hiện và tự đưa ra kết luận cô giáo chỉ là người hướng dẫn và nhận xét với mong muốn trẻ sẽ tích cực tìm tòi tìm ra hướng giải quyết trong tất cả các hoạt động.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Là giáo viên đã giảng dạy được 10 năm qua kinh nghiệm thực tế tôi nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống cho trẻ là thật sự cần thiết, năm học này tôi đã mạnh dạn thực hiện nghiên cứu đề tài nói trên. Tôi hi vọng góp phần nhỏ vào sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ những thế hệ tương lai của đất nước.
*Biện pháp 1: Giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động học .
Hoạt động học là một hoạt động chiếm rất nhiều thời gian của trẻ khi ở trường và cũng chính hoạt động học trẻ được trải nghiệm rất nhiều, trong hoạt động học trẻ sẽ học hỏi từ cô giáo, học hỏi từ các bạn và những lúc này trẻ học lẫn nhau từ cái tốt và cái chưa tốt.
Ví dụ: Trong chủ điểm “Luật lệ và phương tiện giao thông” cô và trẻ cùng học luật lệ giao thông.
Cô hỏi trẻ hằng ngày đi học bằng phương tiện gì?
Khi đi phải đội cái gì?
Đi về phía tay nào?
Xe máy tối đa chở được bao nhiêu người? 
Gặp đèn đỏ phải làm sao? Đèn xanh, đèn vàng các con phải làm sao?
Giáo dục trẻ về luật lệ giao thông, đi như thế nào cho đúng trong tiết học này cô là một nhà tuyên truyền viên để tuyên truyền tới trẻ luật lệ giao thông và khi về tại gia đình trẻ gặp tình huống như bố mẹ trẻ đi xe máy và không đội mũ bảo hiểm lúc này trẻ sẽ nhắc nhở bố mẹ mình vậy là tiết học của cô đã có hiệu quả thiết thực.
Ví dụ: Tiết khám phá khoa hoc “Sự kì diệu của nước”qua tiết này chúng ta đã giáo dục trẻ về tầm quan trọng của nước đối với con người những cũng thông qua đây chúng ta phải cung cấp thông tin cho trẻ tránh xa ao hồ nước sâu nguy hiểm, và khi đi qua ao hồ phải luôn có người lớn đi kèm.
Ví dụ: Trong tiết văn học trẻ học kể truyện “Qua đường” 
Thay vì chúng ta cho trẻ học theo cách truyền thống thì chúng ta sẽ cho trẻ tự đóng kịch và giải quyết tình huống, ngoài ra cô có thể thêm tình huống cho trẻ giải quyết như: Các con có được tự ý qua đường không? 
Gặp bà cụ muốn qua đường mà không qua được nếu là con con sẽ làm gì?
Con có dắt bà qua không?
Giáo dục trẻ biết giúp đỡ người khác nhưng vì còn nhỏ không giúp bà được chúng ta sẽ cần sự giúp đỡ từ người khác.
Ví dụ: Trong tiết Khám phá khoa học “Trò chuyện về các thành viên trong gia đình trẻ”. Cô giáo cần hỏi trẻ.
Gia đình con có những ai? Bố, mẹ làm nghề gì?
Con yêu ai nhất? vì sao?
Các thành viên trong gia đình như thế nào với nhau?
Qua tiết này cô giáo dục trẻ yêu quý ông bà bố mẹ, phải biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà vì hằng ngày ba mẹ đi làm rất vất vả.
Ví dụ: Trong môn Giáo dục âm nhac: Dạy hát “Cô giáo em”
Trong tiết học này cô giáo giới thiệu về nghề giáo viên và hỏi trẻ trên lớp được học những gì? Ai là người chăm sóc các con?cô giáo phải làm các công việc gì?
Qua đó giáo dục trẻ về “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, ngoài ra trẻ phải biết kính trọng, lễ phép, yêu thương cô giáo của mình.
Ví dụ: Năm qua nhà trường cũng đã tổ chức cho trẻ đi thăm quan doanh trại quân đội trong dịp kỉ niệm ngày 22/12. Thông qua chuyến thăm quan này tôi giáo dục trẻ về lòng biết ơn các chú bộ đội sự yêu mến kính trọng các chú người bảo vệ tổ quốc. Từ những những chuyến thăm quan thực tế như vậy trẻ sẽ nghi nhớ rất lâu và có những ấn tượng rất đẹp.
Tóm lại hoạt động học cô giáo cần tận dụng tất cả các tiết học phù hợp để lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Sau một thời gian tôi thấy các cháu có sự thay đổi rõ ràng trẻ lễ phép hơn, ngoan hơn, nói chuyện biết thưa gửi, vốn hiểu biết của trẻ được tăng cao.
*Biện pháp 2 :Giáo dục lễ giáo và kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt vui chơi.
Đối với trẻ mẫu giáo “Học mà chơi, chơi mà học” trong giờ chơi trẻ được trải nghiệm thực tế qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, cũng chính trong giờ chơi trẻ bộc lộ tính cách một cách rõ nhất bằng cách chơi cùng bạn, chơi theo nhóm những lúc trẻ chơi cô cần quan sát để uốn nắn kịp thời.
Ví dụ: Trẻ chơi hoạt động góc tại góc phân vai “Bán hàng” 
Thái độ của người bán như thế nào?
Người mua khi mua hàng như thế nào ?
Chúng ta giáo dục trẻ người mua hàng phải biết cảm ơn khi nhận hàng, người bán hàng phải cảm ơn khi nhận tiền.
Qua hoạt động này trẻ mạnh dạn thành thạo dần trong giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.
Ví dụ: Góc xây dựng trẻ xây “Trang trại chăn nuôi” qua góc chơi này cô cần giáo dục trẻ biết ơn những bác nông dân đã tạo ra các sản phẩm ngon, sạch cho chúng ta, chúng ta phải biết ơn công sức lao động của mọi người.
Trẻ mầm non vui chơi là hoạt động diễn ra hằng ngày là một giáo viên tôi luôn có gắng đan xen các kĩ năng sống cũng như lễ giáo cho học sinh vào các hoạt động vui chơi nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn mà không gây nhàm chán. Trẻ biết nhường nhịn nhau khi chơi, biết xin lỗi bạn khi làm bạn đau, biết đoàn kết trong quá trình chơi nhóm
Khi cho trẻ tham gia chơi hoạt động ngoài trời cô tạo tình huống bất ngờ có người lạ tới rủ bạn Trâm đi chơi. Mời các bạn trong lớp cho cô ý kiến.Cô đưa ra kết luận chúng ta không đi theo người lạ nếu chưa được sự cho phép của người lớn qua đó giáo dục trẻ về kĩ năng sống cần thiết còn được tận dụng lồng ghép qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề chính những lúc trẻ chơi trẻ đang tái tạo lại cuộc sống hằng ngày phản ánh đúng thái độ hành vi của ba mẹ và những gì trẻ được thấy hằng ngày cô giáo nên quan sát và can thiệp kịp thời để cổ vũ động viên trẻ nếu trẻ có hành vi tích cực, mẫu mực và cần chấn chỉnh ngay nếu có hành vi lệch lạc.
Ngoài hoạt động học và hoạt động vui chơi cô có thể lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các hoạt động đón và trả trẻ, trong giờ này cô là cầu nối giữa cha mẹ và con cái, cô nhắc nhở trẻ chào ba mẹ và ngược lại ba mẹ nhắc con mình chào cô, tạo mối liên kết giữa gia đình và nhà trường, khi nói chuyện với phụ huynh cô cũng cần trao đổi với phụ huynh về tính cách của trẻ khi ở trường và ngược lại.
Bên cạnh đó cũng cho trẻ tìm hiểu về các ngày 20/11, 22/12, 8/3, ngày tết nguyên đán, 1/5, 19/5 mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, giáo dục trẻ về ý nghĩa của các ngày này trong năm giáo dục trẻ về nguồn cội, nguồn gốc của dân tộc, tự hào là dân tộc Việt Nam.
Như vậy giáo dục lễ giáo, kĩ năng sống thông qua các hoạt động vui chơi mang lại hiệu quả vô cùng lớn chính những lúc trẻ chơi là trẻ đang học ở bạn, học ở cô tính nhường nhịn, tính đoàn kết, tính làm việc nhóm tạo được mối quan hệ giữa các nhóm cùng chơi tạo tiền đề cho trẻ ở các hoạt động khác nhau.
*Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Cùng với toàn trường thực hiện chủ đề năm học, xây dựng môi trường học thân thiện, tạo cảnh quan môi trường cũng như tạo môi trường cho trẻ hoạt động và khám phá, luôn chú trọng việc tạo môi trường học phù hợp với độ tuổi, môi trường học là môi trường mở để trẻ có thể tham gia tích cực và vận dụng khả năng sáng tạo của mình.
Khi xây dựng môi trường và cảnh quan cho lớp học phải luôn kéo trẻ vào các hoạt động này để trẻ trực tiếp trải nghiệm khi đó trẻ sẽ thấy được lợi ích của những việc đó và những lần sau đó trẻ sẽ yêu thích được tham gia cùng cô và trẻ ghi nhớ những công việc đó một cách tốt hơn.
Cô tạo các góc thiên nhiên và yêu cầu trẻ chăm sóc như tưới cây lau lá, làm đất qua việc làm này trẻ được gần gũi hơn với thiên nhiên, biết yêu thiên nhiên.
Cuối tuần cô cùng trẻ dọn dẹp lớp học sắp xếp lại các góc chơi qua đây cho trẻ làm quen với lao động, giáo dục trẻ người nhỏ làm việc nhỏ góp một phần công sức vào sự phát triển của xã hội. Ngoài ra trẻ còn có thể giúp cô một số công việc nhỏ như sắp xếp lại sách vở, đồ dùng học tập khi trẻ được làm trẻ hiểu được sự gọn gàng ngăn nắp là thật sự cần thiết.
Cuối tuần cô bình cờ, nêu gương từng trẻ khi tham gia hoạt động cô phải nhận xét từng cá nhân trẻ, trẻ này vì sao chưa ngoan, tuần sau con đi học phải như thế nào, khi trẻ được cô và các bạn nhận xét trẻ thấy vì sao mình chưa ngoan, khuyến khích động viên trẻ cho tuần học tới ngoan hơn.
Giáo viên trao đổi với phụ huynh kết hợp cùng nhà trường tổ chức nhiều chương trình hay và mang lại ý nghĩa như chương trình “Áo ấm mùa đông” để động viên trẻ mang quần áo mà mình không dùng tới cho các bạn vùng sâu vùng xa qua những chương trình đó chúng ta đã giáo dục tình yêu thương con người, lòng nhân ái cho trẻ và tự trẻ cảm nhận được rằng ngoài xã hội còn nhiều mảnh đời bất hạnh cần sự quan tâm giúp đỡ từ mọi người xung quanh và việc làm của trẻ là một nghĩa cử cao đẹp đáng được tuyên dương và khen gợi.
*Biện pháp 4: Giáo viên phải rèn luyện bản thân là tấm gương cho trẻ.
Một ngày thời gian trẻ ở trên trường với cô rất nhiều vì vậy trẻ quan sát từng việc làm của cô trẻ coi cô là thần tượng cô phải thật là nhẹ nhàng cư xử đúng mực khi giáo tiếp với trẻ, cô phải tôn trọng trẻ luôn coi trẻ là bạn vì như vậy giao tiếp vơi trẻ chở lên nhẹ nhàng và có hiệu quả.
Cô giáo phải ý thức được việc mình là hình mẫu của trẻ để có những việc làm chuẩn mực khiến trẻ cảm thấy cô thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ yêu thương trẻ bằng cả tấm lòng.
Ví dụ: Trong giờ ăn trẻ ăn chậm hay nói chuyện cô cần nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng cũng như động viên trẻ để trẻ ăn hết khẩu phần ăn của mình, qua việc làm đó của cô giáo trẻ nhận thấy được tình yêu thương của cô dành cho mình, cũng chính từ cách cư xử đó trẻ cũng sẽ cư xử nhẹ nhàng với các bạn của mình.
Trong lớp trẻ đánh nhau cô là người phân xử cô phải thật nhẹ nhàng khuyên bảo tìm ra nguyên nhân hai bạn đánh nhau, nhắc nhở trẻ có hành vi sai nói với trẻ đánh nhau là hành động không tốt và khiến cho bạn đau và yêu cầu trẻ xin lỗi nếu trẻ làm sai từ đó trẻ nhận thấy rằ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_le_giao_ki_nang_son.doc