SKKN Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ trong trường mầm non

Như chúng ta đã biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non, vui chơi là hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày và trong thế giới xung quanh. Vui chơi giúp trẻ diễn tả mô phỏng lại một cách thật nhất những gì diễn ra trong cuộc sống hay còn gọi là "Xã hội thu nhỏ" trong mắt của trẻ. Hoạt động vui chơi mà hoạt động chủ đạo là hoạt với đồ vật là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.

Chơi là một trong những loại hoạt động có mặt trong đời sống nhân loại ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi, đồ chơi được thay đổi theo độ tuổi. Khi chơi cả người lớn và trẻ em đều say mê và thỏa mãn. Chơi được xem như là công việc của trẻ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lí và hình thành nhân cách ở trẻ, giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

 Đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi của trẻ mầm non. Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ và là khởi nguồn của những cảm xúc, tình cảm tích cực ở trẻ.

 Ngày nay trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế phát triển đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú hiện đại. Trong số đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít những loại đồ chơi mang tính chất bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của các bậc phụ huynh và chúng không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non, vì vậy đồ dùng dạy học đồ chơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo viên tổ chức các hoạt động học và chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ. Muốn làm được điều này giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên liệu cần thiết phù hợp, gọn nhẹ vệ sinh và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ.

 

doc 26 trang thuychi01 9641
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THUỶ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO GIẢNG DẠY TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường MNTT Cẩm Thuỷ.
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn	
THANH HÓA, NĂM 2017
* MỤC LỤC 
TT
Tên nội dung
Số trang
I
1
2
3
4
MỞ ĐẦU
 - Lí do chọn đề tài
 - Mục đích nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu
Trang 1
Trang 1-2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
II
1
2
3
4
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
- Cơ sở lí luận
- Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
- Những giải pháp thực hiện
- Kết quả đạt được
Trang 3
Trang 3
Trang 3-5
Trang 5-19
Trang 19
III
1
2
Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị
Trang 19
Trang 19-20
Trang 20-21
1. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Như chúng ta đã biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mầm non, vui chơi là hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong cuộc sống hàng ngày và trong thế giới xung quanh. Vui chơi giúp trẻ diễn tả mô phỏng lại một cách thật nhất những gì diễn ra trong cuộc sống hay còn gọi là "Xã hội thu nhỏ" trong mắt của trẻ. Hoạt động vui chơi mà hoạt động chủ đạo là hoạt với đồ vật là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất kĩ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết tích cực, sáng tạo.
Chơi là một trong những loại hoạt động có mặt trong đời sống nhân loại ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi, đồ chơi được thay đổi theo độ tuổi. Khi chơi cả người lớn và trẻ em đều say mê và thỏa mãn. Chơi được xem như là công việc của trẻ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lí và hình thành nhân cách ở trẻ, giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Sự sáng tạo thông qua chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
 Đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi của trẻ mầm non. Đồ chơi là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ, đem lại niềm vui cho trẻ và là khởi nguồn của những cảm xúc, tình cảm tích cực ở trẻ.
 Ngày nay trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, kinh tế phát triển đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú hiện đại. Trong số đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít những loại đồ chơi mang tính chất bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng nhiều đến kinh tế của các bậc phụ huynh và chúng không thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non, vì vậy đồ dùng dạy học đồ chơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo viên tổ chức các hoạt động học và chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ. Muốn làm được điều này giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên liệu cần thiết phù hợp, gọn nhẹ vệ sinh và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho trẻ. 
Bên cạnh đó trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình các phụ phế phẩm lại vô cùng phong phú như: Lõi giấy vệ sinh, các hộp bánh kẹo, các túi, lon nhựa, giấy báo cũ, vỏ hộp xôi, vỏ hộp sữ chua.....là một kho nguyên liệu vô cùng phong phú để cho cô và trẻ có thể làm đồ chơi tự tạo cho mình, vừa tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia làm đồ chơi mình thích, vừa khuyến khích trẻ sáng tạo, kiên trì tạo ra sản phẩm như mình mong muốn.......
Việc làm đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo có ý nghĩa rất lớn vì nó làm phong phú hơn số lượng đồ dùng dạy học, đồ chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, chủ động trong việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học, đồ chơi trong các giờ hoạt động, phát huy được tính tự lập, khả năng sáng tạo, ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường và biết chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau, hơn nữa còn có thể phối hợp với phụ huynh trong việc đóng góp các nguyên vật liệu để cô và trẻ cùng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo.
Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường trong năm học 2016 – 2017 và nhiệm vụ trọng tâm của năm học là: Tiếp tục tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi của trẻ; áp dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ, đặc biệt là việc thu hút trẻ tích cực, chủ động sáng tạo hơn trong các hoạt động trong ngày. Để làm được điều đó thì đồ dùng dạy học, đồ chơi phong phú đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định hiệu quả các giờ hoạt động trong ngày như thế nào thì việc: "Tổ chức làm và sử dụng đồ dùng dạy học đồ chơi tự tạo" vào giảng dạy là rất cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Là một giáo viên mầm non việc làm đồ dùng dạy học đồ chơi cho trẻ là một việc làm thiết thực nhằm phục vụ cho các hoạt động trong ngày của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú tích cực hơn trong các hoạt động, hơn nữa việc cô hướng dẫn và cùng trẻ tự tay làm ra các đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần làm cho trẻ thích thú hơn và say mê hoạt động hơn với các đồ dùng đồ chơi do chính tay mình làm ra.
Đồ dùng đồ chơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lí, trí tuệ, thể lực, tình cảm, thẩm mĩ và góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Vì trong quá trình chơi trẻ được tiếp xúc với nhiều nguyên liệu khác nhau như (lá cây, gỗ, đồ nhựa, giấy bìa,....) qua đó trẻ biết được cách sử dụng từng đồ chơi sao cho phù hợp. Điều này góp phần không nhỏ vào việc phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định và làm giàu vốn sống kinh nghiệm cho trẻ. 
Nhận thấy được tầm quan trọng đó bản thân tôi là một giáo viên trẻ đứng lớp nhiều năm, bằng kĩ năng nghề nghiệp, sự yêu nghề mến trẻ là động lực lớn để tôi quan sát, học hỏi, thay đổi thường xuyên các phương pháp dạy học mới lạ nhằm thu hút trẻ hoạt động một cách tích cực nhất để nâng hiệu quả của các giờ hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm  mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội Mặt khác hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Vì thế tôi suy nghĩ và mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ trong trường mầm non", với mong muốn đưa tới cho trẻ nhiều loại đồ chơi tự tạo phong phú mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ tiếp thu một cách dễ dàng và đạt hiệu quả tốt nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu tổng hợp một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ trong trường Mầm Non.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin tại lớp tôi chủ nhiệm; phương pháp thống kê, xử lý số liệu; phương pháp xây dựng kế hoạch; phương pháp thực hiện.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chơi là thiên hướng tự nhiên là nhu cầu của trẻ để tham gia và khám phá những điều trẻ quan tâm, làm cho trẻ được hưởng thụ và hài lòng. Chơi là tự nguyện, trẻ có thể tự quyết định tham gia chơi hay không chơi. Trẻ có thể kiểm soát và thay đổi hướng chơi....Chơi cung cấp những con đường học khác nhau cho trẻ: Trải nghiệm, khám phá, bắt chước, thử nghiệm, thực hành, sáng tạo. Nếu như một đứa trẻ được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá ra những đồ dùng đồ chơi ở lứa tuổi của trẻ thì trẻ đó sẽ biết cách sử dụng các đồ chơi đó một cách phù hợp và sáng tạo vào các hoạt động.
Đối với trẻ mầm non "sách giáo khoa" của trẻ chính là đồ dùng đồ chơi một nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với các hoạt động của trẻ, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng cho trẻ chơi với những đồ chơi mua sẵn, điều đó làm cho trẻ cảm thấy nhàm chán khi chơi đi chơi lại những đồ chơi đó. Đặc điểm của trẻ là luôn có nhu cầu chơi với những đồ chơi mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để đáp ứng được những nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng sáng tạo, thay đổi phương pháp giảng dạy, chú ý nhiều hơn đến đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ khi tổ chức các hoạt động trong ngày. Dành nhiều thời gian nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi, học hỏi sưu tầm đồ dùng đồ chơi qua các cuộc thi đồ dùng đồ chơi tự tạo do trường, huyện, và tỉnh nhà tổ chức, để có thể tạo ra được nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo cho tiết dạy của mình thêm sinh động hiệu quả nhưng phù hợp với từng bài học hay từng hoạt động. 
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thuận lợi: 
Luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt như cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
Hàng tháng nhà trường chỉ đạo chuyên môn thường xuyên phát động các phong trào thi đua “Làm đồ dùng đồ chơi” tạo điều kiện cho các giáo viên được tìm tòi, sáng tạo và tạo ra những sản phẩm độc đáo để phục vụ cho quá trình giảng dạy hằng ngày.
Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc tâm huyết với nghề.
Vật liệu, phế liệu đồ dùng để chuẩn bị cho việc làm đồ dùng đồ chơi dễ tìm dễ kiếm.
Bản thân được trực tiếp đi tham gia nhiều các chuyên đề về hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi do Phòng Giáo Dục tổ chức. 
Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, hay hoạt động chung ở lớp, điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Việc tổ chức “Hội thi làm đồ dùng đồ chơi” bằng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu cho toàn thể giáo viên trong trường, là cơ hội để tôi tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm đồ dùng đồ chơi, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm đồ dùng đồ chơi.
Ban giám hiệu thăm lớp dự giờ thường xuyên. 
Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, nắm vững nội dung, phương pháp, yêu cầu dạy trẻ.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn.
Bản thân là một giáo viên trẻ vốn kinh nghiệm khi lập kế hoạch hoạt động, nội dung bài giảng còn nhiều hạn chế, đồ dùng đồ chơi nhiều nhưng chưa có sự sáng tạo.
Học sinh trong lớp đa phần là học sinh nằm trên địa bàn thị trấn, con nhà buôn bán, cán bộ công chức.....đa số trẻ được cưng chiều, được tiếp xúc nhiều với các loại đồ chơi hiện đại và ít được giáo dục những công việc nhỏ tự phục vụ, hay những việc đòi hỏi phải có sự kiên trì. Nên đôi khi hoạt động với những đồ dùng đồ chơi mua sẵn trên lớp trẻ tỏ ra không hứng thú khi hoạt động. Vì vậy việc tổ chức các hoạt động gặp nhiều khó khăn.
Tài liệu phục vụ cho việc hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn ít. Do điều kiện của giáo viên Mầm Non phải chú ý chăm sóc trẻ cả ngày ít thời gian để nghiên cứu làm đồ dùng đồ chơi theo ý tưởng và mới lạ.
Đồ dùng tự tạo ra phục vụ cho các hoạt động còn bị hư hỏng nhiều do trẻ chưa biết cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng đồ chơi.
Vẫn còn một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng về vai trò của đồ dùng đồ chơi, phần lớn các phụ huynh đều chiều theo sở thích của con cái mình để đi mua đồ chơi bán trên thị trường mà trẻ đòi như: súng, dao kiếm,Mặc dù đó chỉ là những đồ chơi để phục vụ cho trẻ chơi nhưng lại rất nguy hiểm và không an toàn cho trẻ và nhất là những đồ chơi ấy lại mang tính bạo lực như vậy sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của trẻ sau này. 
Từ những thuận lợi và khó khăn thực tế trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng việc sử dụng đồ dùng đồ chơi ngay tại lớp Mẫu Giáo 4-5 tuổi do tôi phụ trách như sau: 
2.2.3. Kết quả khảo sát đầu năm học.
Chỉ tiêu
TS trẻ
Đạt
%
CĐ
%
1. Trẻ biết thao tác và làm đồ dùng cùng cô.
32
15/32
46,8
17/32
53,2
2. Trẻ tích cực hoạt động, khám phá trải nghiệm với đồ chơi.
20/32
62,5
12/32
37,8
3. Trẻ chú ý vào nội dung hoạt động
20/32
62,5
12/32
37,8
Kết quả khảo sát từ thực tiễn cho ta thấy khi chưa sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ được hoạt động ở các hoạt động kết quả sử dụng của các hoạt động đạt ở mức độ tốt còn ít chủ yếu là ở mức độ khá, trung bình và yếu.
Từ những kết quả khảo sát trên, tôi đã đưa ra: “Một số biện pháp làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo vào giảng dạy trẻ trong trường mầm non” nhằm mục đích nâng cao chất lượng các hoạt động trong ngày của trẻ đồng thời giúp trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú, tạo cho trẻ có cảm giác thoải mái, tích cực và có nhiều sáng tạo trong quá trình chơi và hoạt động với những đồ dùng đồ chơi tự tạo.
3. Những biện pháp thực hiện đề tài.
3.1. Biện pháp 1: Lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sử dụng trong các chủ đề trong năm.
Đây là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục. Đặc biệt đối với trường mầm non, nơi mà quá trình sư phạm không chỉ đơn thuần là quá trình dạy học mà còn là quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì việc lập kế hoạch cho cả năm học lại càng quan trọng. Lập kế hoạch là một biện pháp chủ yếu, nó giúp giáo viên hình dung rõ ràng và chủ động hơn trong công việc. Vì vậy ngay từ đầu năm học ngoài việc dọn vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, vệ sinh đồ dùng dạy học, đồ dùng đồ chơi, đồ dùng vệ sinh cá nhân trẻ bản thân tôi đã tìm hiểu sưu tầm những hình ảnh ngộ nghĩnh trang trí môi trường nhóm lớp, tạo môi trường lớp học đẹp mắt phong phú thu hút trẻ ngay từ những ngày đầu tiên bước vào lớp học. Đồng thời dựa vào kế hoạch năm của chuyên môn nhà trường lên kế hoạch hoạt động các chủ đề chính trong năm học cho lớp mình phụ trách từ đó có kế hoạch làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo phù hợp với nội dung từng chủ đề, từng bài học phục vụ cho các hoạt động trong ngày.
Từ nhu cầu hoạt động học và chơi của trẻ nên tôi đã khảo sát, kiểm tra, phân loại toàn bộ đồ dùng phục vụ tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ như: đồ dùng phục vụ cho hoạt động học tập, đồ dùng phục vụ cho hoạt động vui chơi và các hoạt động khác theo từng chủ đề tôi đã kiểm tra những gì còn thiếu trong chủ đề đó? và cần làm bổ sung thêm những đồ dùng gì để phục vụ cho chủ điểm đang học, từ thực tế kiểm tra và khảo sát thực trạng của lớp sau đó tôi mới bắt tay vào xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho từng hoạt động trong ngày của trẻ ở các chủ điểm mà trẻ đang học và đang bắt đầu học một cách có hiệu quả nhất. Để làm được những đồ dùng đồ chơi đẹp và hấp dẫn trẻ hứng thú trẻ tham gia sử dụng khám phá có hiệu quả cao trong việc học và chơi của trẻ, tôi đã tận dụng và sử dụng các loại phế thải, bìa, chai, lọ, hộp, lon bia, lon nước ngọt, cây khô, lá khô, vải vụn, giấy vụn, vỏ thạch rau câu, nắp chai, hộp linh kiện, ống nhựa, ống hút, que kem, rơm khô, sốp hạt, bông y tế, bẹ ngô, lõi ngô khô, các loại màu....để tạo ra các sản phẩm hấp dẫn trẻ.
Ví dụ: Chủ đề: “Trường mần non” các loại đồ chơi cần làm là: Cây xanh, ghế đá. Xích đu, đu quay, cầu trượt...
Chủ đề: “Bản thân” Dép, tất, quần áo, mũ nón, cơ thể bạn trai, bạn gái...
Chủ đề “ Gia đình ” đồ chơi cần làm là: bàn ghế, giường, tủ, bát, ca cốc...
Chủ đề: “Thế giới động vật” đồ chơi cần làm là con gà, vịt, mèo, cá, tôm,..
Chủ đề: “Thế giới thực vật- tết và mùa xuân” Các loại đồ chơi cần làm là: Cây xanh, hoa, quả, bánh trưng, giò, rau các loại....
Chủ đề: “Bé với phương tiện giao thông” có các loại đồ chơi thuyền buồn, máy bay, xe đạp, xe máy, xích lô, xe điện...
Chủ đề: “Các hiện tượng tự nhiên” các loại đồ dùng đồ chơi cần làm là: Cây xanh, các loại tranh ảnh về sông nước và các hiện tượng khác...
Chủ đề: “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ” các loại đồ chơi cần làm là: nhà sàn, nhà ngói, nhà rông, nhà tầng.
Chủ đề: “Trường tiểu học” các loại đồ chơi cần làm là: Quyển sách, quyển vở, cặp sách, bút chì, thước kẻ, hộp bút,
Ví dụ: Với những hộp sữa chua, vỏ thạch rau câu, vỏ chai sữa...Tôi sẽ tạo ra những đồ chơi chiếc ô tô, những con trâu, con lợn ngộ nghĩnh để phục vụ cho hoạt động có chủ định. Còn những mẳng giấy màu, chai lọ nhựa, giấy bọc hoa, bìa thùng cát tông.... tôi sẽ cắt tỉa tạo thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh để trang trí môi trường nhóm lớp cho trẻ hoạt động. Nên khi bắt đầu làm đồ dùng đồ chơi cô phải tạo ra những loại đồ chơi theo đúng chủ đề hoặc theo mục đích để sử dụng đồ chơi đó như thế nào cho phù hợp.
Ví dụ: Với chủ đề thế giới thực vật - Tết mùa xuân có 5 nhánh; Nhánh 1: Cây xanh. Nhánh 2: Một số loại rau. Nhánh 3: Một số loại quả. Nhánh 4: Tết nguyên đán. Nhánh 5: Hoa mùa xuân. Tôi lên kế hoạch cụ thể từng bài học cho từng nhánh, xem những bài học đó cần những đồ dùng dạy học đồ chơi gì cho cả cô và trẻ hoạt động, sau đó tìm nguyên liệu phù hợp để làm phục vụ cho bài học và các hoạt động trong ngày. Như môn khám phá khoa học "trò chuyện về các loại hoa mùa xuân" tôi hướng dẫn trẻ tự tạo một số loại hoa cùng cô. Tương tự với những bài học và chủ đề khác. 
Hình ảnh một số loại hoa mùa xuân
Để cho các giờ hoạt động có hiệu quả thì ngoài việc chuẩn bị bài giảng tôi còn chú trọng đến việc làm đồ dùng dạy học và tạo ra một môi trường dạy học phong phú với đồ dùng dạy học, đồ chơi đẹp mắt mới lạ phong phú, thu hút trẻ chú ý hăng say vào các hoạt động một cách chủ động tích cực hơn.
3.2. Biện pháp 2: Tuyên truyền với phụ huynh huy động nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
Đồ dùng đồ chơi tự tạo phải đảm bảo những yêu cầu sư phạm: Có hình dáng, màu sắc, âm thanh hấp dẫn trẻ, là phương tiện giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm và kĩ năng xã hội, và đặc biệt an toàn đối với trẻ. Muốn làm được điều này, giáo viên cần phải định hướng trước một số nguyên vật liệu cần thiết sẵn có và có thể huy động được từ gia đình trẻ, trên cơ sở đó giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho từng trẻ và hướng dẫn cách sưu tầm, thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu tùy vào từng điều kiện cụ thể của mỗi trẻ mà quy định thời gian ngắn hay dài để trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ví dụ như khuyến khích trẻ khi ăn xong những hộp sữa chua, váng sữa, chai và nắp chai nước ngọt,....., sau đó mang rửa sạch sẽ và phơi khô ráo vừa góp sức bảo vệ môi trường, vừa có nguyên vật liệu để có thể tạo ra những đồ dùng đồ chơi sáng tạo do chính tay mình làm ra. 
Hình ảnh sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải đã qua khử trùng
Đồ dùng đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng không nhỏ trong giáo dục trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện, qua quá trinh thực nghiệm trên lớp và qua việc hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản giúp cho trẻ phát triển cả về thể chất, trí tuệ và khả năng sáng tạo.
Công tác làm đồ dùng đồ chơi mất khá nhiều thời gian, thời gian giáo viên đứng lớp chăm sóc trẻ chiếm đa phần. Vì vậy để đạt được sự đánh giá cao và kết quả như mong muốn các cô giáo luôn cần sự quan tâm giúp đỡ của các đoàn thể, đặc biệt là các bậc phụ huynh học sinh. Nắm bắt được điều đó bản thân tôi luôn coi trọng công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh để họ hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ để họ cùng tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô giáo và trẻ trong tất cả các chủ đề, và trong các cuộc thi...Sự thành công hơn cả chính là sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong lớp học. Theo từng chủ đề tôi vận động phụ huynh góp nhặt những nguyên liệu phế thải ở gia đình mang đến cho lớp để cô, trẻ và cả phụ huynh tham gia làm đồ chơi tự tạo. Đó là những nguyên liệu thích hợp, không độc hại với trẻ.
3.3. Biện pháp 3: Khuyến khích trẻ tham gia cùng cô làm một số đồ dùng đồ chơi tự tạo đơn giản.
Để xây dựng được kế hoạch tổ chức giáo dục thẩm mỹ có hiệu quả theo từng chủ đề, căn cứ dự kiến kế hoạch chương trình của nhà trường, từ đó tự lên kế hoạch hoạt động, kế hoạch giảng dạy cho từng chủ đề phù hợp với lứa tuổi và điều kiện nhóm lớp. 
Trước khi tổ chức dạy trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô tôi chuẩn bị trước các nguyên liệu phế thải sẵn có đã huy động được, sau đó rửa sạch sẽ, phơi khô để đảm bảo vệ sinh, chọn các nguyê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_va_su_dung_do_dung_do_choi_tu_tao.doc